Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 1 - Đề 15: 1/Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau: a. Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới. b. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình là đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu chảy máu. c. Cuốn tạp chí này tôi đã xem rồi. 2/Tìm những câu có hàm ý mời mọc hay từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người trên mây và sóng trong bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go . Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn. 3/Viễn Phương đã khai triển tứ thơ như thế nào trong bài “ Viếng lăng Bác”? 4 / Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu 1: Thành phần khởi ngữ : a. Về công nghiệp b. Năm thầy. c. Cuốn tạp chí này Câu 2: -Các câu có hàm ý mời mọc: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà” , “Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” -Các câu có hàm ý từ chối: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” , “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” -Viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, không biết ai có thích chơi với bọn tớ không?” “Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc, chơi với bọn tớ thích lắm đấy!” Câu3: (Tứ thơ trong bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được triển khai theo trình tự nào?, Tư thế của chủ thể trữ tình? -Thời gian , không gian, hình tượng , cảm xúc trong từng khỏ thơ ( theo bố cục) -Nhận xét chung ) *Tứ thơ trong bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được triển khai theo trình tự thời gian và không gian, trong tư thế của người con miền Nam vào lăng viếng Bác Hồ: +Khổ 1: sáng sớm, đến trước lăng, tả bao quát cảnh bên ngoài lăng nổi bật : hàng tre trong sương bát ngát gợi hình ảnh của quê hương đất nước. +Khổ 2:Mặt trời lên,cảnh đoàn người kết tràng hoa ngày ngày vào lăng viếng Bác. +Khổ 3:Cảm xúc khi viếng Bác trong lăng +Khổ 4: Ra ngoài lăng, niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam,muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. Tứ thơ triển khai hợp lý mạch lạc tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên , tạo nên một trong những nét đặc sắc của bài thơ. Câu 4 : Hướng dẫn phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Gợi ý: I – Mở bài: - Có thể dựa vào chú thích giới thiệu ngắn gọn về Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (1980); hoặc từ thi đề mùa xuân để giới thiệu bài thơ, hướng vào mùa xuân nho nhỏ với “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử), “Mùa xuân xanh” (Nguyễn Bính), “Mùa xuân mới” (Tố Hữu) - Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ: *Nếu phân tích một số đoạn , ta cần nêu nội dung và chép những đoạn thơ cần phân tích (Ví dụ phân tích khổ1,4,5: -Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và tâm niệm của nhà thơ được thể hiện trong các khổ thơ: (chép các khổ thơ). II – Thân bài: 1- Mạch cảm xúc của bài thơ? (cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời.). 2- Phân tích: a/ Khổ 1:- (4câu đầu)Tác giả đã phác họa hình ảnh thiên nhiên mùa xuân như thế nào? +Cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có gì đặc biệt ? (đảo vị ngữ) Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 2 - +Ý nghĩa biểu hiện của từ mọc và hòa sắc xanh – tím biếc trong việc miêu tả mùa xuân? -Vậy qua đôi nét phác họa cảnh vật em thấy nhà thơ đã cảm nhận được gì ở mùa xuân của trời đất (đẹp -hoa tím trên dòng sông xanh),một sức sống (hoa mọc), một nièm vui rạo rực(chim chiền chiện hót vang trời). -Nhà thơ đã cảm xúc như thế nào trước cảnh vật mùa xuân? Giải nghĩa hai câu thơ “Từng giọt long lanh tôi hứng” để tìm hiểu xúc cảm ấy? ( chuyển đổi cảm giác : say sưa , ngây ngất ) b/ Khổ 2-3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước: (chuyển ý giới thiệu khổ thơ) -Phân tích ý nghĩa 2 hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng” -Nghĩa của tư “lộc”? -Không khí đất nước vào xuân? (hối hả, xôn xao) -Khổ3:Những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân: +Khái quát về lịch sử của đất nước (bốn ngàn năm vất vả và gian lao) +Phân tích hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” khẳng định sự trường tồn và phát triển của đất nước , đầy tự hào. c/ khổ 4:-Nhận xét sự chuyển đổi cách xưng hô “tôi” > “ta” -Nhà thơ chọn nhiều hình ảnh để thể hiện lẽ sống tâm niệm của đời mình là phục vụ đất nước, cống hiến cho đất nước. Đó là những hình ảnh nào? (tiếng chim , cành hoa , nốt trầm ) +Cách chọn hình ảnh như thế hay ở chỗ nào? (tự nhiên, hợp lí, lấy cái đẹp của thiên nhiên để thể hiện cái đẹp của lòng người). +Điệp ngữ “ ta làm, ta nhập” có tác dụng gì? ( thiết tha , ngân lên như lời ca ) d/ Khổ 5:-Làm mùa xuân nghĩa là gì? (sống đẹp, giữ cho tâm hồn tràn đầy sức sống)“Mùa xuân nho nhỏ “ có ý nghĩa gì? ( khiêm tốn ) > ý nghĩ của nhan đề , chủ đề bài thơ? -Nhận xét cách sử dụng ngôn từ? (nho nhỏ, lặng lẽ) -Khái quát giá trị 2 khổ thơ? (giọng thơ nhỏ nhẹ, có sức khái quát lớn) e/ Khổ cuối: -Giọng thơ ở đoạn cuối? (vui – chậm ,ngẫm nghĩ, lắng nghe) – Giải thích. -Nhắc đến những câu dân ca “Nam ai, Nam bình,nhịp phách tiền ” là có dụng ý gì? ( Hiểu, yêu tha thiết quê hương đất nước) III- Kết luận: -Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” -Khái quát lại chủ đề - Nêu cảm nghĩ, bài học Bài làm Câu 4: Hướng dẫn phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Gợi ý: I – Mở bài: - Có thể dựa vào chú thích giới thiệu ngắn gọn về Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (1980); hoặc từ thi đề mùa xuân để giới thiệu bài thơ, hướng vào mùa xuân nho nhỏ với “mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử), “Mùa xuân xanh” (Nguyễn Bính), “Mùa xuân mới” (Tố Hữu) - Nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ: *Nếu phân tích một số đoạn , ta cần nêu nội dung và chép những đoạn thơ cần phân tích (Ví dụ phân tích khổ1,4,5: _Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và tâm niệm của nhà thơ được thẻ hiện trong các khổ thơ: (chép các khổ thơ). II – Thân bài: 1- Mạch cảm xúc của bài thơ? ((cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn I-MB: Mùa xuân là đề tài truyền thống của thơ ca dân tộc, Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp , đậm đà tình nghĩa.Đó là bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ được viết năm 1980, khi tác giả nằm trên giường bệnh, được xem như một lời tâm niệm đáng trân trọng của nhà thơ để lại cho đời trước lúc ra đi. Bài thơ nói đến lẽ sống, ý nghĩa của đời sống con người bằng cảm xúc thật, bằng những điều tâm niệm chân thành, thiết tha với giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình. II-TB: 1-Mạch cảm xúc: Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể với người cầm Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 3 - làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hién cho cuộc đời.). 2- Phân tích: a/ Khổ 1: - (4câu đầu)Tác giả đã phác họa hình ảnh thiên nhiên mùa xuân như thé nào? +Cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có gì đặc biệt ? (đảo vị ngữ) +Ý nghĩa biểu hiện của từ mọc và hòa sắc xanh – tím biếc trong việc miêu tả mùa xuân? -Vậy qua đôi nét phác họa cảnh vật em thấy nhà thơ đã cảm nhận được gì ở mùa xuân của trời đất (đẹp (hoa tím trrên dòng sông xanh),một sức sống (hoa mọc), một nièm vui rạo rực (chim chiền chiện hót vang trời). -Nhà thơ đã cảm xúc như thế nào trước cảnh vật mùa xuân? Giải nghĩa hai câu thơ “Từng giọt long lanh tôi hứng” để tìm hiểu xúc cảm ấy? ( chuyển đổi cảm giác : say sưa , ngây ngất ) b/ Khổ 2-3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước: (chuyển ý giới thiệu khổ thơ) -Phân tích ý nghĩa 2 hình ảnh “người súng, người ra đồng, vừa khái quát: “Đất nước như vì sao-Cứ đi lên phía trước”; từ cảm xúc, mạch thơ chuyền sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được nhập vào bản hòa ca của cuộc đì “một nốt trầm xao xuyến” của riêng mình, một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn; bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương ,đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 1- Phân tích: a/ Khổ1:Mùa xuân thiên nhiên: -Khổ thơ đầu tả cảnh thiên nhiên mùa xuâm với một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc,một tiếng chim chiền chiện: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời. +Trước hết là cấu tạo ngữ pháp đảo vị ngữ trong hai câu đầu.Trật tự ngữ pháp bình thương sẽ là: Một bông hoa tím biếc/mọc giữa dòng sông xanh C V Động từ mọc làm vị ngữ đặt trước bộ phận chủ ngữ, đặt ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó không chỉ tạo cho người đọc ấn tượng đột ngột, bất ngờ, mới lạ mà còn làm cho hình ảnh, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, xòe nở trên mặt nước xanh sông xuân đầy sức sống.Hoa tím biếc mọc, nở trên dòng sông xanh. Đó là vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát say người của thiên nhiên ban tặng con người với một không gian rộng thoáng. Trong không gian ấy, tiếng chim chiền chiện hót ríu ran trong bầu trời xuân làm cho cảnh trở nên vui tươi, rộn ràng, ấm áp và náo nức: Ôi tiếng hót mê say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm xuân, chao mình bay liệng. (Tố Hữu) - Không kể những từ cảm thàn “ôi” , “chi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc, hai câu cuối của khổ thơ biểu hiện cao độ xúc cảm của nhà thơ: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. ở đây có hiện tượng chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ, biến cái có tính thính giác ( nghe tiếng chim hót), thành cái có tính thị giác ( thấy tiếng chim đọng thành giọt long lanh như có ánh sáng) và cái có tính xúc giác (đưa tay hứng tiếng chim). Hình ảnh thơ có cái phi lí nhưng có thể chấp nhận trong thơ, một sự sáng tạo hợp lí để biểu hiện cái cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân. Đoạn thơ không chỉ lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn diễn tả được sự say đắm, ngỡ ngàng và thái độ đón nhận trân trọng nâng niu của tác giả. b/ K2-3: K2: -Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời , nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Bốn câu cấu trúc đối xứng đã chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược: mùa xuân sản xuất và chién đấu của nhân dân ta. Thực ra ý này không mới, nhưng tác giả tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ bằng hình ảnh Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 4 - cầm súng”, “người ra đồng” -Nghĩa của tư “lộc”? -Không khí đất nước vào xuân? (hối hả, xôn xao) c/Khổ3:Những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân: +Khái quát về lịch sử của đất nước (bốn ngàn năm vất vả và gian lao) +Phân tích hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” khẳng định sự trường tồn và phát triển của đất nước , đầy tự hào. d/ khổ 4: -Nhận xét sự chuyển đổi cách xưng hô “tôi” > “ta” -Nhà thơ chọn nhiều hình ảnh để thể hiện lẽ sống tâm niệm của đời mình là phục vụ đất nước, cống hiến cho đất nước. Đó là những hình ảnh nào? “lộc” non của mùa xuân gắn với người cầm súng người ra đồng “lộc giắt đầy trên lưng”, “lộc trải dài nương mạ”. “Lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn.Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nẩy lộc. “Lôc” trong văn cảnh này tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân, sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng cành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho đồng ruộng “trải dài nương mạ” bát ngát quê hương. Mùa xuân của đất trời đọng lại trên hình ảnh “lộc” non đã theo người cầm súng, người ra đồng hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đấ nước. Ý thơ vô cùng sâu sắc: máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và giữ lấy mùa xuân mãi mãi. Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt: Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao “hối hả” là vội vã, gấp gáp, khẩn trương, “xôn xao” là có nhiêu âm thanh xen lẫn vào nhau làm cho náo động.Ở trong câu thơ “xôn xao” chỉ niềm vui đang dâng lên. Cặp từ láy “hối hả”, “xôn xao” với điệp ngữ “Mùa xuân” , “lộc”, “tất cả” đứng đầu các câu thơ,vừa cách nhau vừa nối liền nhau tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động chiến đấu.“Tất cả như ” làm cho câu thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. Đó là hành khúc vào xuân của thời đại mới. K3:Tiếp theo là những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân: Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách “vất vả và gian lao”. Thời gian đằng đẵng ấy, nhân dân ta từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm dể bảo vệ và xây dựng đất nước . “Đất nước như vì sao” là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp, khẳng định lòng tin ở sự phát triển của đất nước dù khó khăn vẫn không gì ngăn cản nổi “cứ đi lên phía trước”. Ba tiếng “cứ đi lên” thể hiện chí khí, quyết tâm và niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”. Khổ 4 -5 K4: Sau những suy tư về đất nước là tâm niẹm của nhà thơ. Trước hết là lời nguyện cầu được hóa thân: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến -Nếu trong khổ đầu nhà thơ xưng “tôi” (tôi đưa tay tôi hứng) thì ở đây nhà thơ chuyển sang xưng “ta”, không phải là sự ngẫu nhiên. Với “ta” vừa chỉ số ít vừa là số nhiều , tác giả có thể nói được cái riêng biệt, cụ thể, đồng thời lại nói được cái khái quát , cái chung. Đây là quan niệm, phương châm sống và cống hiến của tác giả mà Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 5 - (tiếng chim , cành hoa , nốt trầm ) +Cách chọn hình ảnh như thế hay ở chỗ nào? (tự nhiên, hợp lí, lấy cái đẹp của thiên nhiên để thể hiện cái đẹp của lòng người). +Điệp ngữ “ ta làm, ta nhập” có tác dụng gì? ( thiết tha , ngân lên như lời ca ) đ/ Khổ5: -Làm mùa xuân nghĩa là gì? (sống đẹp, giữ cho tâm hồn tràn đầy sức sống) “Mùa xuân nho nhỏ “ có ý nghĩa gì? ( khiêm tốn ) > ý nghĩ của nhan đề , chủ đề bài thơ? -Nhận xét cách sử dụng ngôn từ? (nho nhỏ, lặng lẽ) -Khái quát giá trị 2 khổ thơ? (giọng thơ nhỏ nhẹ, có sức khái quát lớn) e/ Khổ cuối: -Giọng thơ ở đoạn cuối? (vui – chậm ,ngẫm nghĩ, lắng nghe) – Giải thích. -Nhắc đến những câu dân ca “Nam ai, Nam bình,nhịp phách tiền ” là có dụng ý gì? ( Hiểu, yêu tha thiết quê hương đất nước) cũng là của chúng ta. -Khát vọng của nhà thơ được làm một “con chim hót” làm “một cành hoa” và thêm hình ảnh “một nốt trầm ” Từ hình ảnh đẹp của mùa xuân thiên nhiên được miêu tả ở phần đầu bài thơ , nhà thơ đã chọn nhiều hình ảnh để thể hiện lẽ sống tâm niệm đời mình là phục vụ đất nước, cống hién cho đất nước. Cách chọn hình ảnh như thế hay ở chỗ nó tự nhiên, hợp lí, theo sự chuyển nghĩa của hình ảnh mùa xuân từ thiên nhiên đến xuân tư tưởng, làm cho các tầng lớp trước sau của bài thơ gắn bó với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Lấy cái đẹp của thiên nhiên để thể hiện cái đẹp của lòng người. Con chim cành hoa vốn nhỏ bé trong đời nhưng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, hoa vô tư cống hiến hương thơm sắc đẹp, làm nên mùa xuân đất trời. Mượn hình ảnh chim trời, bông hoa nhà thơ muốn nói lên tha thiết, khiêm tốn ước vọng sống có ích, góp phần bé nhỏ phục vụ đất nước, làm nên mùa xuân đất nước. Một nốt nhạc nhỏ chưa đủ làm nên bản nhạc nhưng góp phần làm nên bản nhạc. Nhà thơ ước vọng làm một nốt nhạc “trầm” không véo von, ồn ào, ầm ĩ, nghĩa là mong sống có ích, khiêm tốn và âm thầm góp phần mình vào sự phát triển chung của đất nước. Điệp ngữ “ta làm” được láy đi láy lại thật thiết tha, lời thơ như đang ngân lên thành lời ca. Sống phải làm cái gì đó cho đời dù rất nhỏ. K5: Khổ thơ tiếp theo làm ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa nhan đề của bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”; Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Nhà thơ còn tâm niệm cố gắng làm “một mùa xuân nho nhỏ” lặng lẽ dâng cho mùa xuân rộng lớn của đất nước. Làm một mùa xuân nghĩa là gì? Nghĩa là sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, giữ cho tâm hồn tràn đầy sức sống như mùa xuân. Nhưng tại sao lại là mùa xuân nho nhỏ? Một ý thơ hay, một khát vọng khiêm tốn, một ý thức đúng về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Hình ảnh mùa xuân thường gợi cảnh đất trời rộng lớn, trăm hoa đua nở, muôn màu ngàn sắc. Nhà thơ chỉ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ vì mùa xuân rộng lớn thuộc về trời đất, đất nước , xã hôi, không một cá nhân nào làm nổi. Nhưng mỗi cá nhân có thể đóng góp mùa xuân của cuộc đời riêng vào mùa xuân của của cuộc đời chung làm cho nó phong phú, rực rỡ thêm. Và lặng lẽ dâng cho đời với tất cả sự khiêm tốn đáng yêu của một con người tha thiết muốn cống hiến suốt đời cho đất nước, dù tuổi hai mươi hay khi tóc bạc nhưng cũng là con người ý thức được cái giới hạn của cá nhân so với cái vô hạn của đất nước, chỉ muốn đem mùa xuân nhỏ của đời mình góp được thêm vào mùa xuân cách mạng lớn lao của đất nước của dân tộc . Đó là ý nghĩa của nhan đề bài thơ mà cũng là chủ đề của bài thơ. Cách sử dụng ngôn từ của Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm: “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, “dâng cho” “dù là”. Cặp từ láy “nho nhỏ” và “lặng lẽ” diễn tả thái độ chân thành, một đức tính khiêm tốn; đó là đạo lí sống đẹp. Sống để hiến dâng, để phục vụ đất nước và nhân dân không ồn ào, khoe khoang mà chỉ “lặng lẽ dâng cho đời” là biết sống “mình vì mọi người” là biết cách ứng xử đầy tính nhân văn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” Hai khổ thơ vẫn diễn tả bằng giọng thơ nhỏ nhẹ nhưng lại mang sức khái quát lớn, có ý nghĩa triết lí. Có thể xem đoạn thơ này là những lời trăng trối của ông. Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 6 - III- Kết luận: Nhận xét về sự sáng tạo của Thanh Hải trong hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” Khổ cuối:Đoạn kết của bài thơ thật là vui. Ta nghe như nhà thơ vừa làm thơ vừa hát những câu thơ của mình, hát theo làn điệu dân ca trầm trầm, buồn buồn nhưng lạc quan của đất quê hương xứ Huế. Nhịp thơ năm chữ gieo vần hai câu một nhưng ở khổ thơ này dôi ra một câu vần bằng. Bài thơ như ngừng chậm lại, ngẫm nghĩ , lắng nghe: Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình “Nước non ngàn dặm ”,mấy câu mở đầu bài ca Nam ai xứ Huế đi vào bài thơ một cách tự nhiên. Nhưng “ nước non ngàn dặm mình” rồi lại “nước non ngàn dặm tình” , thật là nhà thơ hiểu và yêu đất nước mình lắm, yêu quê hương mình lắm. Nước non ngàn dặm mênh mông, nước non ngàn dặm của mình, cũng là nước non ngàn dặm trong tình yêu tha thiết của mình. III KL:“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của Thánh Hải, góp vào các hình ảnh mùa xuân trong thơ ca. Các nhà thơ từ xưa tới nay đã viết nhiều về mùa xuân với nhiều cảm hứng và những phát hiện riêng khác nhau nhưng tựu trung thường khai thác hai phương diện: mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của con người. Thanh Hải cũng không đi ra ngoài hai phương diện ấy của thi đề mùa xuân. Cái đặc sắc ở đây chính là hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Đó là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người. “Mùa xuân nho nhỏ” ấy góp vào để làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung giữa cá nhân và cộng đồng. . Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 1 - Đề 15: 1/Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau: a. Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng. nào? +Cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có gì đặc biệt ? (đảo vị ngữ) Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 2 - +Ý nghĩa biểu hiện của từ mọc và hòa sắc xanh – tím biếc trong việc miêu tả mùa xuân? -Vậy qua. xuân của đất nước vừa cụ thể với người cầm Kiểm tra ngữ văn 9 Nguyễn Ảnh - 3 - làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hién cho cuộc đời.). 2- Phân tích: a/ Khổ 1: - (4câu đầu)Tác giả đã phác họa hình ảnh