ôn tập học kỳ 2 lý 8

5 198 0
ôn tập học kỳ 2 lý 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP HỌC LỲ II LỚP 8 A. PHẦN LÝ THUYẾT BÀI 15: CÔNG SUẤT 1. Công suất là gì? Công thức tính công suất? Đơn vị? - Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất - Công thức tính công suất P=A/t Trong đó: A là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian (J) t là thời gian thực hiện công(s) P là công suất (W= J/s) 2. Trên một máy kéo có ghi công suất là 736W có nghĩa là gì? - nghĩa là máy kéo có thể thực hiên công 736J trong một giây BÀI 16: CƠ NĂNG 1. Khi nào vật có cơ năng? Nêu 2 dạng cơ năng? - Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật đó có cơ năng - Cơ năng gồm có 2 dạng là thế năng và động năng 2. Thế nào là thế năng hấp dẫn? thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những đại lượng nào? - Cơ năng của vật phụ thuộc và độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn - Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật so với mốc tính độ cao 3. Thế nào là thế năng đàn hồi? thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những đại lượng nào? - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi - Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. Tức là độ biến dạng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi càng lớn. BÀI 17: SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG 1. Nêu sự chuyển hóa của cơ năng? - Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng. 2. Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng? - Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. 3. Nêu ví dụ về sự chuyển hóa cơ năng? - Mũi tên được bắn từ chiếc cung: thế năng của cánh cung được chuyển hóa thành động năng của mũi tên. - Nước từ trên đập cao chảy xuống: thế năng chuyển hóa thành động năng - Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng: khi vật đi lên thì động năng chuyển hóa thành thế năng, khi vật đi xuống thế năng chuyển hóa thành động năng BÀI 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử - Giữa chúng có khoảng cách 2. Hãy giải thich tại sao thả một cục đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Quả bong cao su hoặc quả bong bay bơm căng dù buộc chặt thì lâu ngày vẫn bị xẹp. Cá muốn sống được phải có không khí nhưng ta thấy cá vẫn sống được dưới nước? BÀI 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? - Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh 2. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? - Trong nước nóng các nguyên tử, phân tử chuyển động nhanh hơn so với trong nước lạnh 3. Tại sao khi mở một lọ nước hoa trong lớp, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa? - Các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng nhưng chúng chuyển động theo đường zic zắc từng đoạn ngắn và va chạm với các phân tử không khí nên phải sao vài giây cả lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa 4. Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn? Tại sao? - Nhỏ một giọt mực vào côc nước sau một thời gian ngắn thì toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực là do các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng và va chạm với các phân tử mực gây ra hiện tượng khuyếch tán làm cho giọt mực lan ra toàn bộ cốc nước. Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên sẽ xảy ra nhanh hơn vì nhiệt độ tăng thì các phân tử nước chuyển động nhanh hơn BÀI 21: NHIỆT NĂNG 1. Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Nêu ví dụ minh họa? - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật - Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công và truyền nhiệt - ví dụ thực hiện công: cọ sát miếng đồng lên nền nhà thì thấy miếng đồng nóng lên. - ví dụ truyền nhiệt: đốt miếng trên một ngọn đèn cồn thì thấy miếng đồng nóng lên 2. Nhiệt lượng là gi? Đơn vị của nhiệt lượng? - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun(J) BÀI 22,23: DẪN NHIỆT – ĐỐI LƯU, BỨC XẠ NHIỆT 1. Tính chất dẫn nhiệt của các chất? - Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất 2. Các hình thức truyền nhiệt? Có 3 hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt - Dẫn nhiệt: là sự truyền nhiệt mà trong đó nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. BÀI 24: CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG 1. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phụ thuộc vào 3 yếu tố là:khối lượng của vật,độ tăng nhiệt độ của vật,chất cấu tạo nên vật 2. Viết công thức tính nhiệt lượng? Q = m.c.∆t Trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg) C là nhiệt dung riêng(J/Kg.K), ∆t là độ thay đổi nhiệt độ của vật ( o C) 3, Nhiệt dung riêng của một chất là gì? Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg chất đó tăng thêm 1 o C 4. Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là nhiệt lượng cần cung cấp để cho 1kg đồng tăng nhiệt độ thêm 1 o C là 380J BÀI 25: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT 1. Trình bày nguyên lý truyền nhiệt. Viết phương trình cân bằng nhiệt? - Nguyên lý truyền nhiệt: + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn +Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào - Phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu BÀI 26: NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU 1. Nhiên liệu là gì? Cho ví dụ? Nhiên liệu là những vật liệu khi đốt cháy cung cấp nhiệt lượng nhằm phục vụ đời sống, kỹ thuật. Ví dụ: củi, dầu, xăng… 2. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn sinh ra? - Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng vật lý cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn. - Công thức tính: Q = q.m trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra(J), q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg), m là khối lượng của nhiên liệu (kg) 3. Nói năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 10.10 6 điều đó có ý nghĩa gì? Điều đó có nghĩa là 1kg củi khô bị đốt cháy hoàn toàn thì tỏa ra nhiệt lượng là 10.10 6 J BÀI 27:SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT 1. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? Nêu ví dụ? - Định luật: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác - Ví dụ: một hòn đá lăn từ trên dốc xuống lăn được một đoạn nữa thì dừng lại và hòn đá nóng lên. Vì động năng của hòn đá đã chuyển hóa thành nội năng của nó hay cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng. . ÔN TẬP HỌC LỲ II LỚP 8 A. PHẦN LÝ THUYẾT BÀI 15: CÔNG SUẤT 1. Công suất là gì? Công thức tính công suất? Đơn vị? - Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất - Công. Công thức tính công suất P=A/t Trong đó: A là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian (J) t là thời gian thực hiện công(s) P là công suất (W= J/s) 2. Trên một máy kéo có ghi công suất là 736W. thực hiên công 736J trong một giây BÀI 16: CƠ NĂNG 1. Khi nào vật có cơ năng? Nêu 2 dạng cơ năng? - Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật đó có cơ năng - Cơ năng gồm có 2 dạng là thế

Ngày đăng: 30/06/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan