Đãi ngộ tối huệ quốc MFN 1.1 Nguyên tắc chung Nếu một quốc gia phải dành cho một quốc gia khác 1 một sự ưu đãi hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu, trí tuệ
Trang 1CÁC NGUYÊN TẮC CỦA WTO
3 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc không phân biệt đối xử:
+ Tối huệ quốc (MFN)
+ Đãi ngộ quốc gia (NT)
Nguyên tắc minh bạch
Nguyên tắc cân bằng lợi ích
I NGUYÊN TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
1 Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)
1.1 Nguyên tắc chung
Nếu một quốc gia phải dành cho một quốc gia khác 1 một sự ưu đãi hay miễn trừ về các lĩnh vực
thương mại (hàng hóa, dịch vụ, sở hữu, trí tuệ) thì cũng phải dành cho các quốc gia đối tác thương mại của mình (VD: thành viên của cùng hệ thống thương mại) sự ưu đãi và miễn trừ tương tự 1.2 Cơ sở pháp lý
- Điều I, Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT 1947 sau này là GATT 1994)
- Điều II Hiệp định chung về TM dịch vụ (GATS)
- Điều 4 Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
1.3 Điều kiện đãi ngộ tối huệ quốc
- Biện pháp: Các miễn trừ, ưu đãi, miễn trừ trong XNK
- Các hàng hóa tương tự
- Ngay lập tức và vô điệu kiện
1.3.1 Biện pháp
MFN chi phối tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ
Điều 1 của GATT:
Có thể là những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa :
- Mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới xuất nhập khẩu;
- Mọi khoản thuế quan và khoản thu đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu;
- Phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu;
1Không nhất thiết phải là thành viên của WTO
Trang 2- Mọi luật lệ hay thủ tục trong XNK
Các biện pháp ảnh hưởng tới phân phối hàng trên thị trường nhập khẩu:
- Các khoản thuế hay các khoản thu nội địa
- Các quy tắc và quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường quốc gia NK
Điều II GATS và Điều 4 Hiệp định TRIPS:
“Bất kỳ bp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định” (GATS) và các biện pháp “đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ” (HĐ TRIPS) đều bị chi phối bởi nguyên tắc đối xử MFN
1.3.2 Hàng hóa tương tự
Trong khuôn khổ WTO:
- Giống hệt ( tương tự từ mọi khía cạnh về mặt vật lý)
- Có những cấu thành, đặc điểm gần giống với sản phẩm được so sánh)
Trong thực tiến thương mại quốc tế:
- Khả năng thay thế về vật lý và công năng
- Tương tự trên cơ sở kênh phân phối
- Tương tự về chất lượng
- Tương tự trên cơ sở sự chấp nhận của người tiêu dùng (thị trường)
=> Căn cứ vào:
- Đặc tính, tính chất, tính năng, công dụng, mùi vị, hương liệu
- Mục đích sử dụng
- Thói quen của người tiêu dung (có chiếm thị trường như nhau hay không, tức là có sự thay thế cho nhau không)
- Vị trí trong biểu thuế
1.3.3 Ngay lập tức và vô điều kiện
- Ngay lập tức được hiểu là khi gia nhập WTO thì QG đó sẽ được hưởng ưu đãi từ các QG mem
khác và các QG mem khác buộc phải cho QG mới gia nhập hưởng ưu đãi
- Vô điều kiện: Tức là khi QG A đánh thuế QG B (thành viên WTO) là 5% thì QG A cũng có thể
đánh thuế đối với QG C (không phải là thành viên WTO) là 5% mà ko đòi hỏi có bất kỳ điều kiện nào
- Có đi có lại: Muốn được hưởng MFN thì A phải nhượng bộ cho B một mặt hàng nào đó để B cũng
ưu đãi cho A tương tự như vậy đối với mặt hàng nào đó
Nhận xét:
- Ưu: hiệu quả và minh bạch
Trang 3- Nhược:
+ Vì ưu đãi được hưởng vô ĐK (bởi nước sở tại), các QG thường cố gắng chỉ nhượng bộ thương mại ở mức độ tối thiểu khi đàm phán nhưng vẫn sẽ được hưởng đầy đủ các ưu đãi tốt nhất từ các thành viên khác
+ Các bên đàm phán chỉ thỏa thuận để cho nhau hưởng các ưu đãi có đi có lại ở một mức độ hạn chế
+ Hưởng lợi từ cam kết mở cửa thị trường nhưng thực sự ko mở cửa thị trường (hiện tượng “mua hàng miễn phí”)
2 QUY CHẾ ĐÃI NGỘ QUỐC GIA (NT)
2.1 Nguyên tắc chung
Quốc gia phải đảm bảo các chế độ, miễn trừ cho sản phẩm nhập khẩu như các chế độ được áp dụng cho sản phẩm trong nước
2.2 Cơ sở pháp lý
- Điều III Hiệp đinh chung về Thuế quan và TM (GATT)
- Điều XVII Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
- Điều 3 Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
2.3 Phạm vi áp dụng của NT
- Đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa (GATT) và thương mại liên quan tới SHTT (TRIPS) –
Nghĩa vụ chung bắt buộc cho mọi thành viên WTO
- Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ: Nghĩa vụ riêng cho từng lĩnh vực ngành nghề trên cơ sở biểu cam kết WTO
Nội dung 1:
Các khoản thuế và các khoản thu nội địa khác áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không được phép cao hơn các khoản thuế và các khoản thu nội địa khác áp dụng cho sản phẩm tương tự trong nước
Nội dung 2: Hàng NK không phải chịu sự đối xử kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các sản phẩm nội địa tương tự liên quan đến luật lệ, điều kiện vận chuyển, phân phối và sử dụng
Nội dung 3: Không đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa
Nội dung 4: Các thành viên không thể áp dụng thuế hay các khoản thu nội địa khác theo cách nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa trong nước
3 CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ CỦA NG.TẮC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Có 4 trường hợp:
- Ngoại lệ chung – bảo vệ an ninh quốc phòng
- Các biện pháp phòng vệ thương mại (tự vệ thương mại, chống bán phá giá, thuế đối kháng)
Trang 4- Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển
- Ngoại lệ đối với các thỏa thuận tự do thương mại khu vực
3.1 Ngoại lệ chung – bảo vệ an ninh quốc phòng (Điều 20 HĐ GATT)
3 điều kiện để áp dụng :
- Điều kiện đưa ra phải phù hợp với mục tiêu mà họ đặt ra VD: mục tiêu BVMT,…
- Các biện pháp đưa ra không được trở thành hàng rào trá hình
- Không tạo ra sự phân biệt đối xử
=> Nếu không chứng minh được 1 trong 3 yếu tố thì việc áp dụng ngoại lệ được coi là vi phạm theo
HĐ GATT
Những TH các QG hay áp dụng nhất:
+ Cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng: là giá trị mà XH luôn đề cao Việc CM vấn đề này rất phức tạp
+ Cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật hay thực vật Đây là cơ sở các
QG hay sd nhất để hạn chế hàng NK Gọi bp này là: Rào cản TM kỹ thuật
+ Liên quan tới các SP sử dụng LĐ của tù nhân: ảnh hưởng đến quyền con người của tù nhân; luật quốc tế về bảo vệ con người; cộng đồng quốc tế phải chống lại chính sách đó
=> Bị hạn chế NK vào các QG của WTO mà ko bị xử lý, ko vi phạm
+ Bảo vệ di sản
3.2 Đối xử khác biệt và thuận lợi hơn cho các qg đang phát triển (S &D)
Các mem WTO chưa xây dựng một tiêu chí nào để phân biệt giữa quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển Việc xác định QG đang phát triển được thực hiện theo cơ chế “tự tuyên bố”: các QG
tự tuyên bố mình có là QG đang phát triển hay không Có ¾ thành viên của WTO tự tuyên bố là quốc gia đang phát triển
- Dành ưu đãi cho QG yếu thế trong một khoảng thời gian nhất định chứ ko phải mãi mãi
- Ưu đãi dành cho các QG đang và kém phát triển:
+ Giảm thấp mức độ nghĩa vụ VD: giảm mức thuế từ 10% - 5%, duy trì chế độ trợ cấp cao hơn + Tạo một thời gian biểu mềm dẻo hơn để thực hiện các cam kết thương mại
+ Cân nhắc đến lợi ích của các QG đang phát triển
+ Thiết lập những điều kiện và chế độ thương mại thuận lợi
+ Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các QG ĐPT
- Chế độ GSP:
+ Ngoại lệ trong việc áp dụng MFN được hình thành từ quá trình đàm phán tại Hội nghị LHQ về Thương mại và phát triển
+ Cho phép áp dụng mức thuế thấp hơn cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhất
Trang 5+ GDP phải không mang tính chất “có đi có lại” # MFN
3.3 Ngoại lệ đối với các thỏa thuận tự do thương mại khu vực (RTA)
Các nước thành viên WTO có thể áp dụng chế độ ưu đãi đặc biệt hơn cho TM trong khu vực tự do mậu dịch mà ko cần áp dụng cho các nước mem còn lại trong WTO
Tự do mậu dịch (FTA):
- Chính sách TM riêng Các QG mem của FTA có chính sách riêng đối với các nước ngoài KV
- Hàng hóa, dịch vụ của các nước mem trong khu vực được luân chuyển một cách tự do
- Cấp độ hội nhập: thấp hơn
Liên minh thuế quan (CU)
- Chính sách TM chung: Hàng hóa NK vào các nước đều chịu 1 chính sách TM như nhau Các QG mem CU có chính sách TM chung đối với các QG ngoài khu vực
- Tự do thỏa thuận, không áp dụng thuế đối với hàng hóa của nhau Nhưng mỗi quốc gia có quyền
áp mức thuế khác nhau đối với QG ngoài khu vực mậu dịch
- Cấp độ hội nhập cao hơn vì có sự thống nhất dung chung một chính sách thuế quan giữa các nước liên minh (Liên minh Châu Âu, Liên minh giữa Úc – Newzeland)
=> Điểm giống của FTA và CU:
- Đều là thiết chế thương mại khu vực
- Giữa các mem trong khối xóa bỏ/ triệt tiêu rào cản TM (như: thuế quan, phi thuế quan, yêu cầu về giấy phép XK, nồng độ hoocmon, vệ sinh dịch tể,…)
Tại sao WTO lại cho phép ngoại lệ: Cho các nước thành viên trong liên minh hưởng ưu đãi thuế hơn các QG còn lại trong WTO?
Vì:
+ Các QG liên minh đã có từ trước khi WTO ra đời Để đảm bảo quyền lợi của các nước đó thì WTO đã thừa nhận thiết chế TM khu vực như 1 ngoại lệ
+ Các QG đang và kém phát triển có quyền dành cho nhau những ưu đãi -> cạnh tranh với các QG lớn
+ Mục tiêu: Tự do hóa TM Thành lập các thiết chế nhằm xúc tiến TM, xóa bỏ rào cản TM
Điều kiện thiết chế TM khu vực (RTA)
- Mục tiêu của RTA là xúc tiến thương mại giữa các nước trong khối
- Hình thức: Phải thông báo lên Ban thư ký WTO
- Nội dung:
+ Nội viên: Phải triệt tiêu thuế quan (mức 5% hoặc 0%)
Trang 6+ Ngoại viên (dành cho QG không phải là mem): phải đàm phán giữa các mem để áp dụng 1 mức thuế chung, quá trình tự do hóa TM trong nội bộ khối không được phép tạo nên hàng rào đối với bên thứ 3 ở mức cao hơn mức trước khi TL RTA
- RTA phải thiết lập những nhượng bộ TM trên cơ sở có đi có lại
II NGUYÊN TẮC MINH BẠCH
1 CSPL: Điều X GATT; Điều III GATS
2 ND
- Các chính sách và quy định PL phải rõ ràng, dễ tiếp cận và ổn định
- WTO sẽ tiến hành rà soát chính sách thương mại (RPR) định kỳ
3 KL
Ng.tắc minh bạch là chất xúc tác cho sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác kinh tế và hạn chế những tranh chấp TM trong khuôn khổ WTO
III NGUYÊN TẮC CÂN BẰNG LỢI ÍCH
Các lợi ích kinh tế phải được xem xét trong tương quan với những lợi ích phát triển lâu dài và bền vững
+ Cơ chế ưu đãi hơn cho các nước ĐPT
+ Điều XX GATT – bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích quốc gia
+ Điều 30, 31 TRIPS (Tuyên bố Doha về vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng)