1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ

52 765 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

báo cáo về hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITƠ (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense), VI KHUẨN HÒA TAN LÂN (Pseudomonas spp.) LÊN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU NÀNH TẠI CHỢ MỚI – AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2006 – 2007 Chủ nhiệm đề tài: VÕ THỊ XUÂN TUYỀN Long Xuyên, tháng 08 năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITƠ (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense), VI KHUẨN HÒA TAN LÂN (Pseudomonas spp.) LÊN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU NÀNH TẠI CHỢ MỚI – AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2006 – 2007 BAN GIÁM HIỆU KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Long Xuyên, tháng 08 năm 2010 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp & TNTN cùng các anh, chị em đồng nghiệp Bộ môn Cây Trồng - Đại Học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thiện đề tài trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Cao Ngọc Điệp, thầy đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn đến: Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Ngọc Giang, các Anh/Chị và các bạn đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Các em Huỳnh Thành Đặng, Nguyễn Thanh Sơn, Võ Văn Hải, Phan Văn Út, Nguyễn Hoàng Nam, Lâm Văn Xiêm, Nguyễn Văn Phụng, Chu Văn Tuân,… sinh viên lớp DH4PN đã cộng tác và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Gia đình ông Nguyễn Văn Phước, ấp Mỹ Hòa thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã giúp đỡ tôi thực hiện thí nghiệm ngoài đồng. Võ Thị Xuân Tuyền i TÓM LƯỢC Đề tài: “Hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định nitơ (Sinorhizobium fredii, Azopirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) lên năng suất và phẩm chất đậu nành tại Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang vụ đông xuân 2006 – 2007” đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc chủng chế phẩm vi sinh cho đậu nành lên năng suất, phẩm chất hạt đậu nành, thành phần dinh dưỡng trong đất (chất hữu cơ, đạm, lân dễ tiêu) và hiệu quả kinh tế trong canh tác của đậu nành. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại và 8 nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khi chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) cho đậu nành đã làm gia tăng được số lượng nốt sần hữu hiệu (9,9 - 13 nốt/cây), trọng lượng tươi của nốt sần dao động từ 2,10 – 2,47 g/cây) và trọng lượng khô 1,70 – 2,13 g/cây ghi nhận ở 45 NSKG (ngoại trừ nghiệm thức chủng ở dạng viên). Nghiệm thức chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) cho thấy hàm lượng protein trong hạt đậu nành đều tăng so với nghiệm thức chủng vi khuẩn ở dạng viên, chỉ chủng Sinohizobium và nghiệm thức (80 N – 60 P 2 O 5 – 30 K 2 O). Nghiệm thức chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) ở dạng dung dịch và dạng viên hàm lượng lân dễ tiêu trong đất sau khi thu hoạch (2,22 và 2,46 mg/kg) thấp hơn ban đầu (2,64 mg/kg). Các nghiệm thức chủng chế phẩm vi sinh còn lại cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất sau khi thu hoạch đều tăng hơn so với trước khi trồng đậu. Bón 20 kg N/ha kết hợp với chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) + 20 P 2 O 5 + 30 K 2 O cho năng suất 2,90 tấn/ha tăng 11,4% so với nghiệm thức bón phân khoáng (80 N – 60 P 2 O 5 – 30 K 2 O) và lợi nhuận tăng thêm 2.885.000 đồng/ha, đồng thời thu nhập biên cao là 311,5. ii MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cảm tạ i Tóm lược ii Mục lục iii Danh sách bảng v Danh sách hình v Chương 1: Mở đầu 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 1 3. Nội dung nghiên cứu 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Chương 2: sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 I. sở lý luận 3 1. Nguồn gốc cây đậu nành 3 2. Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và Việt Nam 3 2.1. Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới 3 2.2. Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam 3 3. Tầm quan trọng của cây đậu nành 3 3.1. Dinh dưỡng 3 3.2. Kinh tế 4 3.3. Cải tạo đất 4 4. Yêu cầu sinh thái cây đậu nành 4 4.1. Đất trồng 4 4.2. Ánh sáng và nhiệt độ 4 4.3. Nước 5 5. Kỹ thuật trồng đậu nành 5 5.1. Giống 5 5.2. Mùa vụ trồng 5 5.3. Chọn đất và chuẩn bị đất 5 5.4. Cách gieo hạt 6 5.5. Bón phân 6 5.6. Tưới nước 7 5.7. Làm cỏ và vun gốc 7 5.8. Một số sâu bệnh gây hại chính trên cây đậu nành 7 5.9. Thu hoạch 8 6. Ảnh hưởng của đạm và lân lên sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất đậu nành 8 6.1. Ảnh hưởng của đạm 8 6.2. Ảnh hưởng của lân 9 7. Vi khuẩn nốt sần và hoạt động cung cấp đạm cho cây đậu nành 10 7.1. chế sự xâm nhiễm vi khuẩn nốt sần vào rễ cây họ đậu 10 7.2. Sự hình thành nốt sần 11 7.3. Quá trình hoạt động và cố định đạm của nốt sần 12 7.4. Một số loại vi khuẩn cố định đạm trên đậu nành 12 7.5. Vai trò cung cấp đạm của vi khuẩn cố định đạm 13 iii iv 7.6. Một số nghiên cứu ứng dụng phân vi sinh cố định đạm trên đậu nành 13 8. Lân trong đất và biện pháp sinh học làm tăng lượng lân dễ tiêu cho cây trồng 14 9. Hiệu quả kết hợp của việc chủng vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân lên năng suất và phẩm chất hạt đậu nành 15 II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 1. Thời gian và địa điểm thực hiện 15 2. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm 15 3. Các chỉ tiêu theo dõi 17 4. Phân tích thống kê 19 Chương III: Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả 20 1. Ghi nhận tổng quát về tình hình thời tiết 20 2. Tỷ lệ nẩy mầm 20 3. Chiều cao cây đậu nành ở 15, 30, 45 và 60 ngày sau khi gieo 20 4. Số lá kép ở các giai đoạn 15, 30, 45 ngày sau khi gieo 21 5. Ngày trổ hoa và ngày dứt trổ 22 6. Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo 22 6.1. Trọng lượng tươi của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo 22 6.2. Vật chất khô của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo 22 7. Quan sát nốt sần ở giai đoạn 45 ngày sau khi gieo 23 7.1. Số lượng nốt sần 23 7.2. Trọng lượng tươi của nốt sần 25 7.3. Trọng lượng khô của nốt sần 25 8. Các loại sâu bệnh chính trong quá trình thí nghiệm 26 8.1. Sâu gây gây hại chính trong quá trình thí nghiệm 26 8.2. Bệnh gây hại chính trong quá trình thí nghiệm 26 9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu nành 27 9.1. Số nhánh hữu hiệu 27 9.2. Số lóng của cây 27 9.3. Tổng số trái/cây, số hạt/trái và trọng lượng 100 hạt của đậu nành 28 9.4. Tỷ lệ trái lép, trái 1 hạt, trái 2 hạt và trái 3 hạt của đậu nành 28 9.5. Năng suất đậu nành 29 9.6. Sự tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu nành 29 10. Hàm lượng protein, lipid và phospho trong hạt đậu nành 30 11. Hàm lượng đạm, lân, kali trong đất trước khi trồng và sau khi thu hoạch 32 12. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân vi sinh cho đậu nành 33 Chương 4: Kết luận và đề nghị 35 1. Kết luận 35 2. Đề nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ CHƯƠNG 39 DANH SÁCH BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1: Lượng phân bón cho đậu nành 6 Bảng 2: Các nghiệm thức của thí nghiệm 16 Bảng 3: Tỷ lệ nẩy mầm giữa nghiệm thức chủng chế phẩm vi sinh so với đối chứng 20 Bảng 4: Chiều cao của cây đậu nành ở 15, 30, 45 và 60 ngày sau khi gieo 21 Bảng 5: Số lá kép của đậu nành ở các giai đoạn 15, 30, 45 NSKG 21 Bảng 6: Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở giai đoạn 45 NSKG 23 Bảng 7: Diện tích lá bị hại do sâu ăn tạp ở các giai đoạn tiến hành thí nghiệm 26 Bảng 8: Diện tích lá bị bệnh khảm ở giai đoạn 60 NSKG 27 Bảng 9: Số nhánh hữu hiệu và số lóng của cây đậu nành 27 Bảng 10: Tổng số trái/cây, số hạt/trái và trọng lượng 100 hạt của đậu nành 28 Bảng 11: Tỷ lệ trái lép, trái 1 hạt, trái 2 hạt và trái 3 hạt/cây của đậu nành 29 Bảng 12: Hàm lượng protein, lipid, phospho trong hạt đậu nành 31 Bảng 13: Các chỉ tiêu phân tích đất trước khi trồng 32 Bảng 14: Hàm lượng OM, N tổng số, lân dễ tiêu trong đất sau thu hoạch 33 Bảng 15: Hiệu quả kinh tế trồng đậu nành với các công thức bón phân khác nhau 34 DANH SÁCH HÌNH Tên hình Trang Hình 1: Sự xâm nhiễm vi khuẩn nốt sần vào rễ cây họ đậu 11 Hình 2: Số lượng nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo 24 Hình 3: Nốt sần trên rễ đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo 24 Hình 4: Trọng lượng tươi của nốt sần (g/cây) ở 45 ngày sau khi gieo 25 Hình 5: Trọng lượng khô của nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo 26 Hình 6: Sự tương quan giữa trái 3 hạt /cây và tổng số trái trên cây với năng suất đậu nành 30 Hình 7: Năng suất đậu nành 30 v Chương 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong sản xuất nông nghiệp vấn đề thâm canh tăng vụ đòi hỏi phải sử dụng một lượng rất lớn phân hóa học cho cây trồng, vấn đề này đã làm cho đất đai ngày càng bị suy thoái và môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Do đó để giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hóa học, đồng thời làm tăng độ phì cho đất thì việc sử dụng phân vi sinh thay thế cho phân hóa học là rất cần thiết. Đặc biệt trên cây đậu nành, hiện nay nhiều nghiên cứu ứng dụng các loại phân vi sinh khả năng cố định đạm vào trong sản xuất đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và ứng dụng thành công. Trong đó một số chế phẩm phân vi sinh trong nước như Nitragin, Rizota, Vidana… nhiễm khuẩn tại vùng mới trồng đậu nành lần đầu hiệu lực rõ rệt làm tăng năng suất 15 – 20% so với không nhiễm. Ngoài ra một số kết quả nghiên cứu gần đây khi sử dụng hỗn hợp phân vi sinh cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân khó tan trên cây đậu cho thấy tác dụng làm tăng khả năng hình thành nốt sần, trọng lượng nốt sần, sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành, làm tăng năng suất và phẩm chất hạt của đậu nành. Nghiên cứu của Trương Thị Minh Giang (2006), tại nông trại khu thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ, cho thấy khi sự kết hợp giữa vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân (20N + vi khuẩn cố định đạm + vi khuẩn hòa tan lân + 30K 2 O), năng suất đậu nành tăng 13% so với công thức bón phân của nông dân (80N – 60P 2 O 5 – 30K 2 O). Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài “Hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense), vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) lên năng suất và phẩm chất đậu nành tại Mỹ Luông – Chợ Mới – An Giang vụ đông xuân 2006 – 2007” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thích nghi của những dòng vi khuẩn này trong đất để thể giảm được lượng phân hóa học sử dụng và ảnh hưởng của chúng lên năng suất, phẩm chất của hạt đậu nành. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định hiệu quả của việc chủng hai loại vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii, Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) lên khả năng tạo nốt sần, thành phần năng suất và phẩm chất hạt đậu nành. - Xác định hàm lượng đạm, lân dễ tiêu và hàm lượng chất hữu trong đất trước khi trồng và sau khi thu hoạch. - Xác định hiệu quả kinh tế giữa các biện pháp chủng phân vi sinh so với biện pháp bón phân hóa học. 3. Nội dung nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm ngoài đồng để xác định hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense), vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) lên khả năng cố định đạm, sự sinh trưởng và năng suất của đậu nành tại Mỹ Luông – Chợ Mới – An Giang. - Phân tích trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu ảnh hưởng lên phẩm chất hạt đậu nành (protein, lipid, phospho), phân tích hàm lượng đạm, lân dễ tiêu và chất hữu (OM) trong đất trước khi trồng và sau khi thu hoạch đậu nành. Hàm lượng kali trong đất chỉ phân tích ở đầu vụ (trước khi trồng). 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense), vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) trên giống đậu nành MTĐ517 được thực hiện trên đất trồng màu, với diện tích 600 m 2 , tại nông hộ của chú Nguyễn Văn Phước, ấp Mỹ Hòa, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vào vụ đông xuân 2006 – 2007. 2 Chương 2 SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. SỞ LÝ LUẬN 1. Nguồn gốc cây đậu nành Theo Nguyễn Thị Văn (2000), cây đậu nành (GLycine max (L.) Merrill) nguồn gốc ở Trung Quốc. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu nành phát triển sang Triều Tiên, Nhật Bản, vào thế kỉ 17 du nhập sang Châu Âu. Từ miền Đông và Nam Trung Quốc, đậu nành được truyền sang các nước Đông Nam Châu Á. Ngày nay nông dân các nước Châu Á coi đậu nành là một trong các loại cây trồng chính. Ở Việt Nam, đậu nành đã được trồng từ rất lâu đời. Vào thế kỷ 13, Lê Quý Đôn ghi chép lại trong sách “Vân đài loại ngữ”, đậu nành được trồng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc miền Bắc nước ta. Do nước ta quan hệ giao lưu lâu đời với Trung Quốc về văn hóa và xã hội nên khả năng quen thuộc với cây đậu nành từ thời rất xa xưa. Theo Võ-Tòng Xuân (1984), đậu nành nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc là một trong số những cây trồng lịch sử lâu đời nhất của nhân loại. Nó giữ vai trò quan trọng và ngày càng tăng trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói chung, Việt Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. 2. Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và Việt Nam 2.1. Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới Diện tích trồng đậu nành hàng năm trên thế giới là trên 50 triệu ha. Sản lượng khoảng 100 triệu tấn. Trong đó tập trung chủ yếu vào các nước như: Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Argentina, Ấn Độ, Indonexia. Mỹ là nước diện tích trồng và sản lượng đậu nành cao nhất thế giới. Năm 1996, sản lượng đậu nành thương phẩm trên thị trường quốc tế nguồn cung cấp từ Mỹ chiếm 49%. Ở Châu Á, Trung Quốc là nước đứng đầu, tiếp đến là Ấn Độ và Thái Lan (Nguyễn Thị Văn, 2000). 2.2. Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam Cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu nành. Năm 1993, vùng Đông Nam Bộ diện tích lớn nhất (26,2% diện tích đậu nành cả nước), miền núi Bắc Bộ 24,7%, Đồng Bằng Sông Hồng 17,5%, ĐBSCL 12,4%. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 66,6%. Còn lại vùng Đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Về sản lượng, 3 vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và ĐBSCL chiếm 63,8% sản lượng đậu nành cả nước. Đặc biệt ĐBSCL chỉ chiếm 12,7% diện tích nhưng lại chiếm 20,9% sản lượng đậu nành cả nước, năng suất bình quân cao nhất nước 1,6 tấn/ha (Ngô Thế Dân và ctv, 1999). 3. Tầm quan trọng của cây đậu nành 3.1. Dinh dưỡng Đậu nành là một trong những loại cây trồng tiềm năng kinh tế to lớn trong công nghiệp thực phẩm, hạt đậu nành là nguồn cung cấp đạm thực vật chủ yếu cho người và gia súc do hột chứa nhiều protein (40%). Đậu nành là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp cả hai loại protein và dầu thực vật. Đậu nành giá trị dinh dưỡng cao, hạt chứa 38 – 42% protein, 18 – 22% lipid, 3 [...]... thấy được hiệu quả ban đầu của vi c chủng cả 3 loại vi khuẩn này giúp tăng trọng lượng nốt sần Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Trương Thị Minh Giang (2006), về vi c chủng vi khuẩn cố định đạm (Bradyrhizobium japonicum) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) đến năng suất và phẩm chất đậu nành trồng trên đất phù sa Cần Thơ thì các nghiệm thức chủng vi khuẩn cũng cho trọng lượng tươi của nốt... N + Vi khuẩn cố định đạm Sinorhizobium fredii + 60 P2O5 + 30 K2O 20 N + Vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) + 60 P2O5 + 30 K2O 20 N + Vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) + Vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) sử dụng ở dạng dung dịch + 30 K2O 20 N + Vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) + Vi khuẩn. .. trưởng của chúng chỉ phát triển mạnh khi nào các nốt sần được dòng vi khuẩn nốt sần đặc biệt tạo ra Như vậy, điều cực kỳ quan trọng là phải chọn đúng cây và vi khuẩn tương hợp để cố định đạm đạt mức tối đa (FAO, 1984) Do đó, để quá trình cố định đạm thể tiến hành được, ta phải chủng vi khuẩn nốt sần cho cây 13 Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Sanh và ctv (1996), về hiệu quả của phân vi sinh Vidana... spp.) sử dụng ở dạng vi n + 30 K2O 20 N + Vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) + Vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) sử dụng ở dạng dung dịch + 20 P2O5 + 30 K2O 20 N + {Vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) + Vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas spp.} sử dụng ở dạng dung dịch + 30 P2O5 + 30 K2O 20 N + Vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium... sau khi trồng) 7.4 Một số loại vi khuẩn cố định đạm trên đậu nành Võ-Tòng Xuân (1984), cây đậu nành chỉ cộng sinh cố định đạm với loài vi khuẩn chuyên biệt là Rhizobium japonicum Trong sự cộng sinh, cây đậu nành cung cấp các sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn, còn vi khuẩn thì cung cấp lại cho cây một lượng lớn chất đạm 12 Một số loại vi khuẩn cố định đạm trên cây đậu nành: Azospirillum... chủng kết hợp vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân cho thấy hàm lượng vật chất khô/cây cao hơn so với nghiệm thức chỉ chủng vi khuẩn cố định đạm và nghiệm thức đối chứng Kết quả nghiệm thức T4 vật chất khô/cây chiếm 42,59% cao nhất và khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức T8: 41,41% ; thấp nhất nghiệm thức đối chứng T1 vật chất khô/cây chiếm 27,42% Điều này chứng tỏ khi chủng vi khuẩn. .. và lân vô với liều lượng ở nghiệm thức T1 Điều này cho thấy chủng vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân cho cây đậu nành làm gia tăng sự hình thành hạt và làm giảm tỷ lệ trái lép/cây Kết quả nghiên cứu của Trương Thị Minh Giang (2006), trên đất phù sa Cần Thơ cũng cho thấy bón 20 N kết hợp với chủng vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân cho tỷ lệ trái lép/cây thấp hơn là bón 80 N –... nành Kết quả này cũng được Trần Yên Thảo và ctv (1997), cho thấy khi nhiễm Rhizobium làm cho vật chất khô tích lũy tăng lên và ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón phân đạm cao Hiệu quả của vi c chủng các loại vi khuẩn cho đậu nành được đánh giá bằng sự tăng tích lũy đạm và tăng tích lũy của vật chất khô trên thân lá đậu nành nhằm mục đích đánh giá khả năng để áp dụng vi c chủng các loại vi khuẩn. .. trò cung cấp đạm của vi khuẩn cố định đạm Vi khuẩn nốt sần là vi khuẩn đất khả năng nhiễm vào các lông hút của rễ cây họ đậu và kích tác tạo các nốt sần trên rễ cây đậu Ở cây thuộc họ đậu, người ta còn nhận thấy hàng năm vi khuẩn nốt sần cộng sinh trong rễ thể làm giàu thêm cho đất trung bình 75 – 200 kg N/ha (Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2000) Nốt sần phát triển quanh cổ rễ nhờ vi khuẩn sẵn trong... nốt sần thể cố định đạm, khả năng cố định kéo dài đến khi nốt sần bị hư thối (Bergerson, 1957, trích dẫn bởi Lê Vi t Dũng, 2005) Theo FAO (1984), vi khuẩn cộng sinh trên rễ cây đậu nành khả năng cố định từ 60 – 168 kg N/ha/năm 7.6 Một số nghiên cứu ứng dụng phân vi sinh cố định đạm trên đậu nành Nhiều cây họ đậu tính rất chuyên biệt, chúng thể tạo nốt sần với nhiều dòng vi khuẩn nốt sần . Mục tiêu của đề tài - Xác định hiệu quả của vi c chủng hai loại vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii, Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa. KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA VI C CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITƠ (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense), VI KHUẨN HÒA TAN LÂN (Pseudomonas

Ngày đăng: 10/04/2013, 21:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5.4. Cách gieo hạt - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
5.4. Cách gieo hạt (Trang 13)
Hình 1: Sự xâm nhiễm vi khuẩn nốt sần vào rễ cây họ đậu - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 1 Sự xâm nhiễm vi khuẩn nốt sần vào rễ cây họ đậu (Trang 18)
Hình 1: Sự xâm nhiễm vi khuẩn nốt sần vào rễ cây họ đậu - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 1 Sự xâm nhiễm vi khuẩn nốt sần vào rễ cây họ đậu (Trang 18)
Bảng 2: Các nghiệm thức của thí nghiệm - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 2 Các nghiệm thức của thí nghiệm (Trang 23)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm: - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Sơ đồ b ố trí thí nghiệm: (Trang 23)
1. Ghi nhận tổng quát về tình hình thời tiết - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
1. Ghi nhận tổng quát về tình hình thời tiết (Trang 27)
Bảng 3: Tỷ lệ nẩy mầm giữa nghiệm thức có chủng chế phẩm vi sinh so với đối chứng  Nghiệm thức Tỷ lệ nẩy mầm (%) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 3 Tỷ lệ nẩy mầm giữa nghiệm thức có chủng chế phẩm vi sinh so với đối chứng Nghiệm thức Tỷ lệ nẩy mầm (%) (Trang 27)
Qua kết quả của Bảng 5, ta thấy số lượng lá kép ở các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
ua kết quả của Bảng 5, ta thấy số lượng lá kép ở các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Trang 28)
Bảng 4: Chiều cao của cây đậu nành ở 15, 30, 45 và 60 ngày sau khi gieo (cm) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 4 Chiều cao của cây đậu nành ở 15, 30, 45 và 60 ngày sau khi gieo (cm) (Trang 28)
Bảng 5: Số lá kép của đậu nành ở các giai đoạn 15, 30, 45 NSKG (lá kép/cây) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 5 Số lá kép của đậu nành ở các giai đoạn 15, 30, 45 NSKG (lá kép/cây) (Trang 28)
Bảng 4: Chiều cao của cây đậu nành ở 15, 30, 45 và 60 ngày sau khi gieo (cm) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 4 Chiều cao của cây đậu nành ở 15, 30, 45 và 60 ngày sau khi gieo (cm) (Trang 28)
Bảng 6: Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở giai đoạn 45 NSKG - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 6 Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở giai đoạn 45 NSKG (Trang 30)
Bảng 6: Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở giai đoạn 45 NSKG  Nghiệm thức Trọng lượng tươi (g/cây)  Vật chất khô (%) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 6 Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở giai đoạn 45 NSKG Nghiệm thức Trọng lượng tươi (g/cây) Vật chất khô (%) (Trang 30)
Hình 3: Nốt sần trên rễ đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 3 Nốt sần trên rễ đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo (Trang 31)
Hình 2: Số lượng nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 2 Số lượng nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo (Trang 31)
Hình 2: Số lượng nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 2 Số lượng nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo (Trang 31)
Hình 3: Nốt sần trên rễ đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 3 Nốt sần trên rễ đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo (Trang 31)
Hình 4 cho thấy trọng lượng tươi của nốt sần giữa các nghiệm thức có chủng phân vi sinh và nghiệm thức không chủng có sự khác biệt thống kê ở  mức nghĩ a 1%, dao  động từ 0,02 – 2,47 (g/cây) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 4 cho thấy trọng lượng tươi của nốt sần giữa các nghiệm thức có chủng phân vi sinh và nghiệm thức không chủng có sự khác biệt thống kê ở mức nghĩ a 1%, dao động từ 0,02 – 2,47 (g/cây) (Trang 32)
Hình 4 cho thấy trọng lượng tươi của nốt sần giữa các nghiệm thức có chủng phân  vi sinh và nghiệm thức không chủng có sự khác biệt thống kê ở  mức nghĩa 1%, dao  động từ 0,02 – 2,47 (g/cây) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 4 cho thấy trọng lượng tươi của nốt sần giữa các nghiệm thức có chủng phân vi sinh và nghiệm thức không chủng có sự khác biệt thống kê ở mức nghĩa 1%, dao động từ 0,02 – 2,47 (g/cây) (Trang 32)
Bảng 7: Diện tích lá bị hại do sâu ăn tạp ở các giai đoạn tiến hành thí nghiệm - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 7 Diện tích lá bị hại do sâu ăn tạp ở các giai đoạn tiến hành thí nghiệm (Trang 33)
Hình 5: Trọng lượng khô của nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 5 Trọng lượng khô của nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo (Trang 33)
Hình 5: Trọng lượng khô của nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 5 Trọng lượng khô của nốt sần ở 45 ngày sau khi gieo (Trang 33)
Bảng 7: Diện tích lá bị hại do sâu ăn tạp ở các giai đoạn tiến hành thí nghiệm - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 7 Diện tích lá bị hại do sâu ăn tạp ở các giai đoạn tiến hành thí nghiệm (Trang 33)
Bảng 8: Diện tích lá bị bệnh khảm ở giai đoạn 60 NSKG (%) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 8 Diện tích lá bị bệnh khảm ở giai đoạn 60 NSKG (%) (Trang 34)
Bảng 8: Diện tích lá bị bệnh khảm ở giai đoạn 60 NSKG (%) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 8 Diện tích lá bị bệnh khảm ở giai đoạn 60 NSKG (%) (Trang 34)
Tổng số trái/cây dao động từ 19,8 đến 26,02 trái/cây (Bảng 10), cao nhất ở nghiệm thức T6 và thấp nhất là nghiệm thức T2 - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
ng số trái/cây dao động từ 19,8 đến 26,02 trái/cây (Bảng 10), cao nhất ở nghiệm thức T6 và thấp nhất là nghiệm thức T2 (Trang 35)
Bảng 10: Tổng số trái/cây, số hạt/trái và trọng lượng 100 hạt của đậu nành - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 10 Tổng số trái/cây, số hạt/trái và trọng lượng 100 hạt của đậu nành (Trang 35)
Bảng 11: Tỷ lệ trái lép, trái 1 hạt, trái 2 hạt và trái 3 hạt/cây của đậu nành (đvt: %) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 11 Tỷ lệ trái lép, trái 1 hạt, trái 2 hạt và trái 3 hạt/cây của đậu nành (đvt: %) (Trang 36)
Bảng 11: Tỷ lệ trái lép, trái 1 hạt, trái 2 hạt và trái 3 hạt/cây của đậu nành (đvt : %) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 11 Tỷ lệ trái lép, trái 1 hạt, trái 2 hạt và trái 3 hạt/cây của đậu nành (đvt : %) (Trang 36)
Kết quả Bảng 12 ghi nhận kết quả phân tích hàm lượng protein trong hạt đậu nành lúc thu hoạch - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
t quả Bảng 12 ghi nhận kết quả phân tích hàm lượng protein trong hạt đậu nành lúc thu hoạch (Trang 37)
Hình 7: Năng suất đậu nành - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 7 Năng suất đậu nành (Trang 37)
Hình 7: Năng suất đậu nành - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 7 Năng suất đậu nành (Trang 37)
Hình 6: Sự tương quan giữa trái 3 hạt /cây và tổng số trái trên cây với năng suất đậu nành - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Hình 6 Sự tương quan giữa trái 3 hạt /cây và tổng số trái trên cây với năng suất đậu nành (Trang 37)
Bảng 12: Hàm lượng protein, lipid, phospho trong hạt đậu nành (đvt: %) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 12 Hàm lượng protein, lipid, phospho trong hạt đậu nành (đvt: %) (Trang 38)
Bảng 12: Hàm lượng protein, lipid, phospho trong hạt đậu nành (đvt: %)  Nghiệm thức  Hàm lượng - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 12 Hàm lượng protein, lipid, phospho trong hạt đậu nành (đvt: %) Nghiệm thức Hàm lượng (Trang 38)
Bảng 13 cho thấy pH nước  trung bình là 5,5, đất chua theo thang đánh giá của USDA  (1983) - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 13 cho thấy pH nước trung bình là 5,5, đất chua theo thang đánh giá của USDA (1983) (Trang 39)
Bảng 14: Hàm lượng OM, Nt ổng số, lân dễ tiêu trong đất sau thu hoạch - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 14 Hàm lượng OM, Nt ổng số, lân dễ tiêu trong đất sau thu hoạch (Trang 40)
Bảng 14: Hàm lượng OM, N tổng số, lân dễ tiêu trong đất sau thu hoạch - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 14 Hàm lượng OM, N tổng số, lân dễ tiêu trong đất sau thu hoạch (Trang 40)
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế trồng đậu nành với các công thức bón phân khác nhau - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 15 Hiệu quả kinh tế trồng đậu nành với các công thức bón phân khác nhau (Trang 41)
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế trồng đậu nành với các công thức bón phân khác nhau - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
Bảng 15 Hiệu quả kinh tế trồng đậu nành với các công thức bón phân khác nhau (Trang 41)
Phụ bảng 2: Chiều cao cây đậu nành ở 15 ngày sau khi gieo Nguồn biến  - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ bảng 2: Chiều cao cây đậu nành ở 15 ngày sau khi gieo Nguồn biến (Trang 46)
Phụ bảng 1: Tỷ lệ nẩy mầm Nguồn biến  - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ bảng 1: Tỷ lệ nẩy mầm Nguồn biến (Trang 46)
Phụ bảng 8: Lá kép của cây đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo Nguồn biến  - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ bảng 8: Lá kép của cây đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo Nguồn biến (Trang 47)
Phụ bảng 20: Tỷ lệ trái 1 hạt/cây Nguồn biến  - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ bảng 20: Tỷ lệ trái 1 hạt/cây Nguồn biến (Trang 49)
Phụ bảng 19: Tỷ lệ trái lép/cây Nguồn biến  - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ bảng 19: Tỷ lệ trái lép/cây Nguồn biến (Trang 49)
Phụ bảng 26: Hàm lượng phospho Nguồn biến  - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ bảng 26: Hàm lượng phospho Nguồn biến (Trang 50)
Phụ bảng 31: Thang đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray và Olsen (Ngô Ngọc Hưng, 2005 )  - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ bảng 31: Thang đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray và Olsen (Ngô Ngọc Hưng, 2005 ) (Trang 51)
Phụ hình 2: Sự tương quan giữa trái 1 hạt/cây với năng suất đậu nành - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ hình 2: Sự tương quan giữa trái 1 hạt/cây với năng suất đậu nành (Trang 52)
Phụ hình 3: Sự tương quan giữa trái 2 hạt/cây với năng suất đậu nành - hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ
h ụ hình 3: Sự tương quan giữa trái 2 hạt/cây với năng suất đậu nành (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w