Hàm lượng đạm, lân, kali trong đất trước khi trồng và sau khi thu hoạch

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ (Trang 39 - 40)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Thời gian và địa điểm thực hiện

11. Hàm lượng đạm, lân, kali trong đất trước khi trồng và sau khi thu hoạch

Độ chua hiện tại pHnước là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng. Phản ứng của đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, như sinh vật đất, sinh hóa trong đất. Bảng 13 cho thấy pHnước trung bình là 5,5, đất chua theo thang đánh giá của USDA (1983). Theo Ngô Thế Dân và ctv (1999), thì pH đất thích hợp cho cây đậu nành sinh trưởng và phát triển là 5,5 – 6,5; như vậy đất thí nghiệm thích hợp cho cây đậu nành sinh trưởng và phát triển.

Chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất, sự có mặt của chất hữu cơ làm cho đất có kết cấu vì vi sinh vật đất hoạt động tốt và ảnh hưởng đến độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất cũng như khả năng hấp phụ của đất. Tất cả các lần lặp lại đều có hàm lượng chất hữu cơở mức nghèo (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).

Đạm là yếu tố giới hạn năng suất chủ yếu trên đa sốđất và cây trồng, ởĐBSCL, đất phèn là đất có hàm lượng nitơ tổng số cao nhất, đất phù sa có hàm lượng đạm tổng số trung bình đến khá. Theo thang đánh giá Trương Thị Nga (1994) đất ở các lần lặp lại của thí nghiệm được đánh giá ở mức rất nghèo (Bảng 13).

Đất nghèo lân dễ tiêu nhất là các loại đất phèn, đất xám và đất cát. Đất giàu lân dễ tiêu là đất phù sa được bồi hằng năm. Nhìn chung đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu ở mức thấp (Bảng 13) theo đánh giá của Bray và Olsen (2004), trích dẫn bởi Ngô Ngọc Hưng (2005).

Do trước khi tiến hành thí nghiệm đất nơi này canh tác liên tục các loại cây màu như: bắp, bí đao… làm cho đất không có thời gian để phục hồi lại các chất dinh dưỡng đã mất và các loại cây trồng này khi canh tác đã lấy đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng của đất mà không có sự hoàn trả chất hữu cơ cho đất nên tình hình chung vềđất canh tác nơi đây là có độ phì và hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối thấp.

Bảng 13: Các chỉ tiêu phân tích đất trước khi trồng

Lặp lại pHnước OM (%) N tổng số (%) Lân dễ tiêu (mg/kg)

1 5,3 1,26 0,06 2,64

2 5,7 1,28 0,06 2,66

3 5,5 1,04 0,05 2,65

Trung bình 5,5 1,16 0,06 2,64

Qua Bảng 14 kết quả phân tích đất cho ta thấy hàm lượng OM trong đất sau khi thu hoạch ở nghiệm thức T1, T6, T7 và T8 đều cao hơn nghiệm thức T5 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Cao nhất là nghiệm thức T1 (2,11%) và thấp nhất là nghiệm thức T5 (1,81%). Nhìn chung tất cả các nghiệm thức đều có hàm lượng chất hữu cơ sau thu hoạch cao hơn so với hàm lượng chất hữu cơ của đất trước khi trồng. Do trong giai đoạn chín, lá cây đậu nành đã rụng nhiều và lượng rơm tủ khi gieo hạt bị phân hủy nên làm giàu thêm chất dinh dưỡng cho đất.

Hàm lượng N tổng số trong đất giữa các nghiệm thức T5 và T8 (0,07%) thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại (0,08%) và không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 14). Điều này chứng tỏ các loại vi khuẩn nốt sần và vi khuẩn hòa tan lân đã hoạt động cung cấp đạm lại cho đất. Đạm tổng số ở giai đoạn này cao hơn giai đoạn trước khi trồng do cây đậu nành có khả năng tạo nốt sần cung cấp đạm cho cây và sau khi nốt sần thoái hóa thì cung cấp đạm lại cho đất. Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thị Minh Giang (2006), thì bón phân đạm với liều lượng cao (80 kg/ha) hoặc có chủng vi khuẩn cốđịnh đạm đều có hàm lượng đạm tổng số trong đất cao.

Bảng 14: Hàm lượng OM, N tổng số, lân dễ tiêu trong đất sau thu hoạch

Nghiệm thức OM (%) N t(%) ổng số Lân d(mg/kg) ễ tiêu

T1: 80 N + 60 P2O5 (đối chứng) 2,11 a 0,08 3,23 a T2: 20 N + 60 P2O5 + S 1,85 bc 0,08 3,27 a T3: 20 N + 60 P2O5 + SA 1,92 bc 0,08 2,79 ab T4: 20 N + SAP (dd) 1,91 bc 0,08 2,22 b T5: 20 N + SAP (dạng viên) 1,81 c 0,07 2,46 b T6: 20 N + 20 P2O5 + SAP (dd) 2,00 ab 0,08 2,78 ab T7: 20 N + 30 P2O5 + SAP (dd) 1,94 abc 0,08 2,91 ab

T8: 20 N + SAP (dd) + tưới VKHTL 2,00 abc 0,07 3,27 a

CV (%) 4,95 8,24 13,01

Mức ý nghĩa (F) * ns *

ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *:khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan

S: Sinorhizobium fredii; A: Azospirillum brasilense; P: Pseudomonas spp.

Sau khi thu hoạch thì hàm lượng lân dễ tiêu của các nghiệm thức T1, T2, T8 đều có hàm lượng lân dễ tiêu cao hơn so với nghiệm thức T4, T5 và cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Cao nhất là nghiệm thức T2 (3,27 mg/kg) và thấp nhất là nghiệm thức T4 (2,22 mg/kg). Hàm lượng lân dễ tiêu sau khi thu hoạch cũng cao hơn so với trước khi trồng, điều này có thể là do vi khuẩn hòa tan lân đã hòa tan các loại lân khó tan thành lân dễ tiêu trong đất.

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)