Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo 1 Trọng lượng tươi của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ (Trang 29 - 30)

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Thời gian và địa điểm thực hiện

6. Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo 1 Trọng lượng tươi của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo

6.1. Trọng lượng tươi của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo

Trọng lượng thân lá thể hiện khả năng tích lũy chất khô của cây, chỉ tiêu này phụ thuộc vào lượng đạm và lân cung cấp cho cây trong quá trình sinh trưởng. Trọng lượng tươi của thân lá đậu nành ở giai đoạn 45 NSKG ở các nghiệm thức có chủng

Sinorhizobium fredii, Azospirillum brasilense hoặc thêm Pseudomonas spp. có trọng lượng tươi cao hơn khi chỉ chủng 1 loại Sinorhizobium fredii. Trọng lượng tươi thân lá đậu nành ở 45 NSKG dao động từ 27,48 g/cây – 36,69 g/cây, cao nhất lại là nghiệm thức đối chứng T1 (36,69 g/cây) và thấp nhất lại là nghiệm thức T2 (27,48 g/cây). Tuy nhiên khác biệt này vẫn không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này cho thấy khi chủng chế phẩm vi sinh cho đậu nành thì trọng lượng thân lá không khác biệt với mức bón đạm cao (Bảng 6). Như vậy vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân đã góp phần đáp ứng được nhu cầu vềđạm và lân cho cây phát triển (Trương Thị Minh Giang, 2006).

6.2. Vật chất khô của thân lá đậu nành ở 45 ngày sau khi gieo

Vật chất khô của thân lá đậu nành giai đoạn 45 ngày sau khi gieo ở các nghiệm thức có chủng kết hợp vi khuẩn cốđịnh đạm và vi khuẩn hòa tan lân cho thấy hàm lượng vật chất khô/cây cao hơn so với nghiệm thức chỉ chủng vi khuẩn cố định đạm và nghiệm thức đối chứng. Kết quả nghiệm thức T4 vật chất khô/cây chiếm 42,59% cao nhất và khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức T8: 41,41% ; thấp nhất nghiệm thức đối chứng T1 vật chất khô/cây chiếm 27,42%. Điều này chứng tỏ khi có chủng vi khuẩn cho đậu nành đã làm gia tăng hàm lượng vật chất khô trong thân lá đậu nành. Kết quả này cũng được Trần Yên Thảo và ctv (1997), cho thấy khi nhiễm Rhizobium làm cho vật chất khô tích lũy tăng lên và có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón phân đạm cao.

Hiệu quả của việc chủng các loại vi khuẩn cho đậu nành được đánh giá bằng sự tăng tích lũy đạm và tăng tích lũy của vật chất khô trên thân lá đậu nành nhằm mục đích đánh giá khả năng để áp dụng việc chủng các loại vi khuẩn này cho đậu nành trong việc giảm lượng phân đạm bón vào.

Bảng 6: Trọng lượng tươi và vật chất khô của thân lá đậu nành ở giai đoạn 45 NSKG

Nghiệm thức Trọng lượng tươi (g/cây) Vật chất khô (%)

T1: 80 N + 60 P2O5 (đối chứng) 36,69 27,42 d T2: 20 N + 60 P2O5 + S 27,48 38,57 c T3: 20 N + 60 P2O5 + SA 27,85 39,29 c T4: 20 N + SAP (dd) 28,84 42,59 a T5: 20 N + SAP (dạng viên) 27,49 41,18 b T6: 20 N + 20 P2O5 + SAP (dd) 31,12 41,02 b T7: 20 N + 30 P2O5 + SAP (dd) 27,97 40,93 b T8: 20 N + SAP (dd) + tưới VKHTL 28,10 41,41 ab CV (%) 24,65 2,14 Mức ý nghĩa (F) ns **

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan.

S: Sinorhizobium fredii; A: Azospirillum brasilense; P: Pseudomonas spp.

Một phần của tài liệu hiệu quả của việc chủng vi khuẩn cố định Nitơ (Trang 29 - 30)