II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Thời gian và địa điểm thực hiện
12. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân vi sinh cho đậu nành
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Các nghiệm thức có chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) cho đậu nành đã làm gia tăng được số lượng nốt sần hữu hiệu (9,9 - 13 nốt/cây), trọng lượng tươi của nốt sần dao động từ 2,10 – 2,47 g/cây) và trọng lượng khô 1,70 – 2,13 g/cây ghi nhận ở 45 NSKG (ngoại trừ nghiệm thức chủng ở dạng viên).
Bón 20 kg N/ha kết hợp với chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) cho thấy hàm lượng protein trong hạt đậu nành đều tăng so với nghiệm thức chủng vi khuẩn ở dạng viên, chỉ chủng Sinorhizobium và nghiệm thức (80 N – 60 P2O5 – 30 K2O).
Hàm lượng OM và N tổng số trong đất sau thu hoạch đậu đều tăng hơn so với trước khi trồng đậu. Trong đó nghiệm thức có chủng (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense)vàvi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) kết hợp với bón 20, 30 kg P2O5
hoặc nghiệm thức tưới dung dịch vi khuẩn hòa tan lân ở 40 NSKG, cho thấy hàm lượng OM trong đất không khác biệt so với nghiệm thức bón (80 N – 60 P2O5 – 30 K2O).
Nghiệm thức chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense)vàvi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) ở dạng dung dịch và dạng viên có hàm lượng lân dễ tiêu trong đất sau khi thu hoạch (2,22 và 2,46 mg/kg) thấp hơn ban đầu (2,64 mg/kg). Các nghiệm thức có chủng chế phẩm vi sinh còn lại cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu trong đất sau khi thu hoạch đều tăng hơn so với trước khi trồng đậu.
Bón 20 kg N/ha kết hợp với chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) + 20 P2O5 + 30 K2O cho năng suất 2,90 tấn/ha tăng 11,4% so với nghiệm thức bón phân khoáng (80 N – 60 P2O5 – 30 K2O) và lợi nhuận tăng thêm 2.885.000 đồng/ha, đồng thời thu nhập biên cao là 311,5.
2. Đề nghị
Bón 20 kg N kết với chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense)vàvi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas spp.) + 20 kg P2O5 + 30 kg K2O cho cây đậu nành, trên đất trồng màu tại Mỹ Luông – Chợ Mới – An Giang cho thấy có tác dụng làm tăng năng suất, giảm lượng phân hóa học sử dụng đồng thời góp phần cải tạo đất.
Tiếp tục thử nghiệm chủng vi khuẩn cố định đạm (Sinorhizobium fredii và Azospirillum brasilense) và vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas spp trên đậu nành trên chân đất ruộng đểđánh giá khả năng thích nghi của chúng.