1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp

63 450 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

báo cáo hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp

TRƯỜNG ðẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC ðẤT - TNTN ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆN TRẠNG CANH TÁC ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM Trichoderma spp 3 LOẠI VẬT LIỆU CHỨA ðẤT TRỒNG LÊN SINH TRƯỞNG, SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN GỪNG TẠI XÃ MỸ AN, HUYỆN CHỢ MỚI NĂM 2006-2007 Chủ nhiệm ñề tài: NGUYỄN PHÚ DŨNG Long Xuyên, tháng 03 năm 2008 Chương I MỞ ĐẦU Chợ Mới là huyện cù lao có diện tích đất phù sa màu mỡ của tỉnh An Giang nằm trong vùng đê bao khép kín rất thích hợp cho việc canh tác các loại hoa màu các cây trồng khác, cây ngắn ngày cũng được đưa vào canh tác xem là các loại cây thế mạnh phát triển của huyện. Trong đó, cây gừng là một trong những cây được người dân quan tâm đưa vào sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân hiện nay. Mô hình này hiện nay được bà con nông dân ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành áp dụng rộng rãi đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, cây gừng là loại cây gia vị dược liệu có nhiều đặc tính quí. Nó góp phần làm tăng thêm hương vị cho một số loại thực phẩm cũng như dùng làm thuốc điều trị một số bệnh cho người. Đồng thời, với những đặc tính dễ trồng, ít sử dụng phân bón, có thể trồng ở dưới tán cây nên dễ dàng thực hiện mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái để góp phần tăng thêm thu nhập cho người nông dân, bình quân 1 ha đạt từ 45-80 tấn gừng với giá thương lái mua tại nhà vườn là 10.000-12.000 đồng/kg thì tổng thu từ 45-96 triệu đồng/ha/năm (Khoa học đời sống, 2005). Tuy nhiên, cây gừng dễ bị sâu bệnh tấn công (sâu đục thân, sâu ăn tạp, bệnh cháy lá, bệnh thối củ…), trong đó bệnh thối củ (héo vàng) do vi khuẩn Erwinia spp gây nên là nghiêm trọng nhất, đây là loại bệnh rất khó phòng trị. Do vậy, nông dân thường rất ngán ngại khi trồng loại cây trồng này. Hiệu quả sử dụng nấm Trichoderma spp trên thế giới được ứng dụng rộng rãi ở các loại cây trồng như: Cà chua, khoai tây, …riêng về cây ăn trái rau dưa cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma spp. Các đối tượng dịch hại xãy ra trên gừng ngoài yếu tố khách quan (nhiệt độ, ẩm độ, gió, mưa, đất .) còn do vấn đề kỹ thuật canh tác của nông dân như: lượng giống gieo trên hom trồng, khoảng cách trồng gừng trên sọt hay bọc nilong sẽ ảnh hưởng đến lượng giống được dùng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch bảo quản chưa được thống nhất qui trình làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, dịch hại năng suất cũng như về hiệu quả kinh tế trong sản xuất đại trà. Để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân trồng gừng đạt hiệu quả hơn trong sản xuất, vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Hiện trạng canh tác ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp 3 loại vật liệu chứa đất trồng lên sinh trưởng, sâu bệnh hại chính trên gừng tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới năm 2006-2007”, làm cơ sở cho nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất, kỳ vọng khắc phục được những khó khăn mà người trồng gừng đang gặp phải, đồng thời góp phần nâng cao đời sống nông dân. A. MỤC TIÊU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU Điều tra, ghi nhận kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại chính các loại nông dược được sử dụng trên cây gừng của nông dân tại một số xã thuộc Huyện Chợ Mới, An Giang. Xác định hiệu quả của nấm đối kháng Trichoderma spp đối với bệnh thối củ, bệnh cháy lá… Xác định hiệu quả của từng vật liệu chứa đất trồng lên sinh trưởng sâu bệnh hại chính trên gừng so với trồng gừng trực tiếp trên đồng ruộng. 1 II. NỘI DUNG Điều tra hiện trạng canh tác sử dụng nông dược trên cây gừng tại huyện Chợ Mới (47 mẫu được phân bổ theo một số xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ Bình Phước Xuân) theo phiếu điều tra được soạn trước các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến các vấn đề kỹ thuật canh tác như thời vụ, giống, phân bón, tưới nước, sâu bệnh, các loại nông dược thường được sử dụng, năng suất, hiệu quả kinh tế…. Bố trí thí nghiệm hiệu quả của nấm Trichoderma spp 3 loại vật liệu chứa lên tốc độ sinh trưởng dịch hại chính trên cây gừng (sâu đục thân, sâu ăn tạp, bệnh cháy lá, thối củ .) ở huyện Chợ Mới. B. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG Đề tài được thực hiện trên đối tượng là các hộ nông dân canh tác gừng có diện tích trồng gừng trên 1000m 2 , kinh nghiệm trồng gừng trên 3 vụ các dịch hại chính trên cây gừng. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chọn ngẫu nhiên 47 nông dân trồng gừng trên địa bàn các xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ Bình Phước Xuân thuộc huyện Chợ Mới - An Giang để tiến hành điều tra. Bố trí thí nghiệm hiệu quả của nấm Trichoderma spp một số vật liệu chứa lên tốc độ sinh trưởng dịch hại chính trên cây gừng tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, từ tháng 02/2006-10/2006. C. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nguồn gốc phân bố Gừng xuất xứ từ trung tâm Á châu, ngày nay gừng được trồng tại các vùng nhiệt đới (50% mùa màng thu hoạch xuất xứ từ Ấn Độ), một phần từ Châu Phi, Brazil, Jamaica… Ở Việt Nam gừng được trồng khá phổ biến từ Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau). Nhưng gừng chỉ được trồng rải rác trong các vườn hộ gia đình (Nguyễn Ngọc Bình Phạm Đức Tuấn, 2001). 2. Đặc tính sinh học của cây gừng Cây gừng được trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-27 O C, lượng mưa từ 1500-2500mm/năm, từ độ cao vài mét trên mặt biển đến 1500m. Ở các vùng núi cao, khí hậu lạnh, nhiều sương giá không thích hợp đối với cây gừng (Nguyễn Ngọc Bình Phạm Đức Tuấn, 2001). Gừng là loại cây thân thảo, sống được lâu năm, có thể cao từ 50-100 cm tuỳ theo đất, có nơi cao hơn 150 cm. Cây gừng cũng sinh trưởng bình thường dưới tán che của các vườn cây ăn quả một số loại rừng trồng. Tuy nhiên dưới độ tán che 0,7-0,8 (tán 2 lá che khoảng 70-80% diện tích tán) của rừng gỗ tự nhiên, cây gừng trồng chỉ cho năng suất củ bằng ½ năng suất trồng ở nơi ánh sáng hoàn toàn, trên cùng một loại đất (Nguyễn Ngọc Bình Phạm Đức Tuấn, 2001). Gừng phát triển thân ngầm ở dưới đất, có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm ngủ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ đâm chồi thành cây gừng mới. Bẹ lá ôm sát vào nhau phát triển thành thân giả trên mặt đất. Lá đơn mọc cách (so le), lá trơn, không có cuống, hình mũi mác, mặt bóng nhẵn, mép lá không có răng cưa, gân giữa hơi trắng nhạt. Trục hoa mọc từ góc (củ gừng), dài khoảng trên dưới 20 cm, hoa tự tạo thành bông, mọc sát nhau, hoa dài khoảng 5 cm, rộng khoảng 2-3 cm, lá bắc hình trứng, mép lưng màu vàng. Đài hoa dài chừng 1 cm, có 3 răng ngắn, có 3 cánh hoa, màu vàng hơi nhạt, mép cánh hoa màu tím, nhị hoa cũng màu tím. Tuy nhiên ở nước ta gừng trồng ít ra hoa, hoặc chưa ra hoa đã thu hoạch củ để bán (Mai Văn Quyền ctv, 2001). Gừng có nhu cầu N, P, K tương đối cao, trong đó, nhu cầu về N là nhiều nhất, sau đó P K. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao phải trồng gừng trên đất tốt, nếu trồng gừng trên đất xấu phải bón phân (Nguyễn Ngọc Bình Phạm Đức Tuấn, 2001). 3. Giống 3.1. Chọn giống Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu ý không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt, không có hại cho cây gừng (Khoa Học & Đời Sống, 2005). Gừng giống: Chọn gừng già, không mang mầm bệnh. Gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale) trong sản xuất có hai giống khác nhau: • Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu. • Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước (Châu Đăng Sơn, 2005). Có ý kiến cho rằng: “Khi trồng gừng người ta bẻ củ gừng ra từng nhánh nhỏ, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm, phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại chứng tỏ gừng đã già phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động lên cây gừng (Bùi Thanh Hà ctv, 2004). Sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng. Trong giai đoạn này, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khô héo. Thu hoạch gừng tươi sau khi trồng 5-6 tháng, gừng giống sau khi trồng 8-9 tháng (Châu Đăng Sơn, 2005). 3.2. Cách xử lý gừng giống Gừng giống cần được xử lý thuốc trừ nấm bệnh, sau khi bẻ hom (mẫu, mảnh, miếng hoặc ánh) để gừng khô mặt rồi mới đem giâm cho ra mầm (thời gian từ 15-20 ngày), thông thường 1kg gừng giống bẻ được từ 15-20 hom (Châu Đăng Sơn, 2005). Gừng được nhân giống chủ yếu bằng các hom nhỏ được tách từ thân rễ, mỗi hom dài từ 3-5 cm, nặng 30-50 g có ít nhất một đỉnh chồi hoặc một đỉnh sinh trưởng. Độ lớn của các hom gừng giống có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng năng suất các diện tích sản xuất (Lê Đình Mỗi ctv, 2002). 3 4. Thời vụ Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 12) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng từ 8-10 tháng tùy từng giống. Theo Mai Văn Quyền ctv (2001) ở miền Nam, thời vụ trồng gừng vào đầu mùa mưa, ở ngoài Bắc là mùa xuân, có mưa phùn, độ ẩm không khí không cao. 5. Làm đất Theo Mai Văn Quyền ctv (2001), bộ phận chính ta thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm dưới lòng đất muốn củ gừng phát triển tốt đất cần tơi xốp, nhiều mùn thoát nước tốt vì vậy đất để trồng rừng thường là đất vườn cày bừa kỹ, làm sạch cỏ. Trước khi xuống giống nên gom thiêu hủy những cây bị bệnh của vụ trước đó, đất trồng nên được cày xới, phơi khô, lên liếp bón lót vôi bột (70-120 kg/công). Có thể rải chất kích kháng, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng tro trấu. Chú ý: khi đặt gừng giống, nên đặt trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh (để nhẹ tưới) vì vi khuẩn gây bệnh thối củ luôn có khuynh hướng di chuyển xuống phần dưới của liếp trồng, nhất là tập trung nơi các rãnh (Khoa Học & Đời Sống, 2005). Theo Lê Đình Mỗi ctv (2002), cây gừng sinh trưởng tốt trên các thân đất tơi xốp, tầng đất dầy còn tương đối tốt, ít lẫn đá, có khả năng giữ nước thấm nước tương đối cao, đất đủ ấm, thoát nước tốt, không gây úng, cây gừng thích hợp nhất trên những thân đất thịt, có hàm lượng mùn cao, đất trồng tốt nhất là có độ pH 5,5-7. Cây gừng đã được 90 ngày tuổi, có thể chia ra làm 5 đợt bón phân mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày (90 ngày, 110 ngày, 130 ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày). Bón phân NPK 20-20-15, liều lượng 10 kg/công, đồng thời có thể bón thêm các loại phân hữu cơ (Khoa Học Đời Sống, 2005). 6. Chăm Sóc Tưới nước: Giai đoạn đầu, 3 ngày/ lần, tưới vừa đủ ẩm bằng thùng tưới có gắn vòi sen. Giai đoạn sau, 7 ngày/ lần, tưới đẫm nước. Làm cỏ: Khi thấy cỏ xuất hiện ta tiến hành nhổ sạch cỏ dại, kết hợp vun gốc. 7. Bón Phân Theo Châu Đăng Sơn (2005), bón phân được chia ra các giai đoạn sau: - Đợt 1: Sau khi trồng 25-30 ngày, bón 3kg phân trùn /sọt. - Đợt 2: Sau khi trồng 55-60 ngày, bón 3kg phân trùn / sọt. Các đợt sau, bón phân khi thấy củ lòi ra khỏi lớp phân trùn. Liều lượng phân bón tùy củ lòi nhiều hay ít. Khoảng 1- 3kg/vỏ. Theo Khoa học đời sống (2005), cây gừng là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng khá dài (từ 6 đến 8 tháng). Do vậy, khi trồng gừng, nông dân thường trồng xen với các loại cây trồng khác có thời gian sinh trưởng ngắn hơn như đậu xanh hoặc bắp. Ở giai đoạn đầu nông dân chỉ bón phân cho các loại cây trồng xen này (chứ không bón phân cho cây rừng). Cách bón phân, thành phần liều lượng phân bón có ảnh hưởng lớn đến tình hình bệnh hại sau này. Khi thu hoạch các cây trồng xen xong thì nông dân mới tiến hành bón phân cho cây gừng (ở giai đoạn cây gừng đã được 90 ngày tuổi). Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu 4 ý không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt, không có hại cho cây gừng. 8. Sâu, bệnh hại gừng biện pháp phòng trị Bệnh cháy lá do nấm Fusarium spp gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá cháy từ chóp vào. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Bệnh chủ yếu phát sinh gây hại trên lá già. Để phòng trị bệnh này sử dụng Carbenzim, Bavistin… (Trần Ngọc Chủng, 2005). Theo Trần Văn Hòa ctv (2000) bệnh thối củ của gừng do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra, thường gây hại ở những ruộng thoát nước kém trong những ngày mưa liên tục. Bệnh cháy lá gừng do nấm Pyricularia grisea gây ra, thường gây thiệt hại nặng trong những ngày có ẩm độ cao, ít nắng có sương mù kéo dài. Bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia spp gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm gây thiệt hại lớn đối với gừng trong những ngày mưa dầm (kéo dài) đất thoát nước kém (đất sét nhiều) lên liếp thấp. Cây gừng đang xanh tốt bổng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài bữa sau toàn bộ cây bị vàng, khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng có nhựa đục. Phòng trị bằng cách phun thuốc Benomyl, Score, Kasai, Kasumin, Derosal… Bệnh thối củ gừng do nấm Rhizoctonia solani gây ra, thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ ẩm độ cao. Bệnh thường gây hại ở phần củ dưới đất nên khó phát hiện, trên thân gừng không có biểu hiện gì khi củ bị thối, chỉ khi củ bị thối nhũn hoàn toàn cây bị gãy gục hoặc chỉ bị héo nhẹ khi trời nắng (Trần Văn Hòa ctv, 2000). Bệnh thường ít hoặc không gây hại trên thân gừng chỉ khi nào bụi gừng dày đặc thì bệnh mới gây hại đến phần thân. Theo Trần Ngọc Chủng (2005), sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong ăn phần non, nếu bộc phát nhanh sẽ làm giảm năng suất gừng sử dụng Basudin, Regent…khi thấy bướm xuất hiện thì phun xịt. 9. Nấm Trichoderma spp Nấm Trichoderma spp hiện diện ở khấp nơi trong đất đã được các nhà khoa học tìm thấy có khả năng phân huỷ các dư thừa thực vật hay rơm rạ thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây đồng thời còn tạo thêm độ phì cho đất. Bên cạnh khả năng phân huỷ rơm thì một số loài trong chi này còn là nhân tố hứa hẹn trong phòng trừ sinh học, do trong quá trình sống chúng sản sinh ra các chất kháng sinh, độc tố…ức chế sự phát triển của một số nấm gây bệnh trong đất (theo Cook Baker, 1989, được trích dẫn bởi Ngô Thị Mỹ Hiền, 2003). Trong quá trình tác động lên nấm gây bệnh, nấm Trichoderma spp ký sinh lên nấm bệnh, cạnh tranh thức ăn, sản sinh các chất kháng sinh, enzyme để ngăn cản sự xâm nhập gây bệnh của các nấm gây bệnh hại cây. Bên cạnh tác động đối kháng với nấm gây bệnh hại cây, nấm Trichoderma spp còn biểu hiện tác động kích thích đối với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng (Seiketop, 1982 được trích dẫn bởi Trần Thị Thuần ctv, 1996-2000). 10. Thu hoạch Theo Trần Ngọc Chủng (2005), khi gừng có lá vàng khô trên 2/3 số lá là ta có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy gừng. Kỹ thuật thu nhánh tránh gãy 5 giữ nguyên cả khóm củ, ta cuốc xa gốc 20 – 25 cm, sau nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm. Theo Châu Đăng Sơn (2005), sau khi trồng 9 tháng, tiến hành thu hoạch củ gừng. Trong giai đoạn này, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cong lại, một số lá bắt đầu khô héo. Đào nhẹ không để gẫy củ. Sau đó, nhổ cây, rũ sạch đất. 11. Công dụng Theo Lê Đình Mỗi ctv (2002), gừng được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Thông thường gừng được sử dụng ở dạng củ tươi hay được chế biến sơ bộ ở dạng củ khô thái lát, bột gừng khô, mức gừng, tinh dầu gừng nhựa dầu gừng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất thịt hộp, cá hộp, bánh kẹo, nước giải khát, rượu bia trong hoá mỹ phẩm. Gừng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, dùng chữa ăn không tiêu, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy, cảm lạnh, ho, chân tay lạnh. Theo Hoàng Xuân Ba (2003), gừng lành tính, không độc rất hiệu quả trong chữa trị chứng nôn nao sau phẫu thuật hoặc gây mê, điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, say sóng, tàu xe . Gần đây, người ta còn phát hiện ra gừng có tác dụng chống viêm chống đông máu rất hiệu quả. Về công dụng thì cây gừng còn được dân gian dùng để chữa cho gia súc như trâu, bò, voi, ngựa bị dịch mắt đỏ, ăn không nuốt được (Giáp Kiều Hưng, 2004). Trên thực nghiệm, gừng có các tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loài vi khuẩn gây bệnh (Đoàn Thị Nhu, 2005). 12. Hiệu quả kinh tế Vụ Đông Xuân 2003-2004, bà con nông dân hai huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đã thu hoạch trồng mới hơn 400 ha gừng củ xen canh trên cùng một diện tích cây ăn quả (trồng mới). Bình quân 1 ha đạt từ 45-50 tấn gừng với giá thương lái mua tại nhà vườn là 12.000 đồng/kg. Hiệu quả thu nhập từ 1 ha gừng 54-60 triệu đồng/ha/năm, cao gấp mười lần so với trồng cây màu xen canh khác. Theo Trần Ngọc Chủng (2005), vụ trồng màu 2005, nhiều hộ dân ở các huyện như Thạnh Trị, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên . (Sóc Trăng) đã trồng xen canh cây gừng, hành dưới những liếp dưa leo thu nhập thêm 7-8 triệu đồng/vụ, tính ra với hơn 1 công đất cho thu nhập trên 20 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 15 triệu đồng/vụ. Theo Trần Ngọc Chủng (2005), đánh giá về hiệu quả của cây gừng: “Năng suất 1 ha đạt khoảng 10 tấn, sản lượng này có thể nâng lên nếu gừng được chăm sóc tốt hơn. Giá bán mà Công ty thu mua là 200.000 đồng/tạ. Như vậy mỗi ha gừng trâu mang lại khoảng hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí đi người dân vẫn còn thu về một nửa”. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Điều tra nông dân 1.1. Phương tiện: Phiếu điều tra được soạn trước các câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến các vấn đề kỹ thuật canh tác gừng như thời vụ, giống, phân bón, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, các loại nông dược thường được sử dụng, năng suất, hiệu quả kinh tế, . (Phụ chương 50). Thời gian điều tra tháng 2/2007 – 4/2007. 6 1.2 Phương pháp: Chọn ngẫu nhiên hộ nông dân trồng gừng trên địa bàn các xã Kiến An, Mỹ An, Tấn Mỹ Bình Phước Xuân thuộc huyện Chợ Mới - An Giang để tiến hành điều tra. Số phiếu điều tra là 47 phiếu. 1.3. Xử lý số liệu: Các số liệu được nhập vào bằng phần mềm Microsoft Excel. Sau đó thống kê bằng chương trình SPSS for Window V.12 để tính trung bình, Max Min. 2. Thí nghiệm 2.1. Phương tiện * Địa điểm: thực hiện tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, từ tháng 02/2006-10/2006. * Khí hậu: tình hình khí hậu trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm được thu thập dựa vào số liệu của đài khí tượng thủy văn An Giang, thể hiện qua các chỉ tiêu về nhiệt độ, lượng mưa, tổng giờ nắng ẩm độ không khí. * Giống: Địa phương (Gừng dé). 2.2. Phương pháp 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng của Chú 5 Bưu Chú 5 Hoàng, xã Mỹ An, Huyện Chợ Mới, An Giang theo thể thức lô phụ, hai nhân tố (xử lý nấm Trichoderma spp vật liệu chứa) với 8 nghiệm thức ba lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổ hợp các nghiệm thức được trình bày ở Hình 1 Bảng 1. Tổng diện tích ruộng thí nghiệm: 300 m 2 , diện tích mỗi lô (nghiệm thức) là 7,8 m 2 . Mỗi lô thí nghiệm có một lô cách ly với diện tích tương đương nhau để hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu bệnh. Bảng 1: Tổ hợp các nghiệm thức giữa vật liệu chứa kết hợp xử lý nấm Trichoderma spp của thí nghiệm gừng tại Chợ Mới Xử lý nấm Trichoderma spp Vật liệu chứa Trồng trên liếp theo nông dân (ND) Sọt tre (ST) Bọc nilong trắng (NiT) Bọc nilong đen (NiĐ) Không xử lý (O) ND-O (2) ST-O (4) NiT-O (6) NiĐ-O (8) Có xử lý (Tri) ND-Tri (1) ST-Tri (3) NiT-Tri (5) NiĐ-Tri (7) 7 Rep I NiĐ-O (8) ST-O (4) ND-O (2) NiT-O (6) Rãnh(0,5m) NiT-Tri (5) ND-Tri (1) NiĐ-Tri (7) ST-Tri (3) Rãnh (1m) Rep II NiĐ-Tri (7) ST-Tri (3) NiT-Tri (5) ND-Tri (1) Rãnh(0,5m) ST-O (4) ND-O (2) NiT-O (6) NiĐ-O (8) Rãnh (1m) Rep III NiT-O (6) NiĐ-O (8) ST-O (4) ND-O (2) Rãnh(0,5m) ND-Tri (1) NiT-Tri (5) ST-Tri (3) NiĐ-Tri (7) Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gừng tại Chợ Mới, An Giang Ghi chú: - ND-Tri (1): Trồng gừng trên liếp theo cách nông dân thực hiện có xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m 2 đất). - ND-O (2): Trồng gừng trên liếp theo cách nông dân thực hiện không có sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. - ST-Tri (3): Trồng gừng trong Sọt tre (2 mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,4m) có xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri- ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m 2 đất). - ST-O (4): Trồng gừng trong Sọt tre (2 mẫu giống/Sọt tre với đường kính 0,4m) không có sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. - NiT-Tri (5): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) trắng (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) có xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m 2 đất). - NiT-O (6): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) trắng (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) không có sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. - NiĐ-Tri (7): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) đen (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) có xử lý nấm Trichoderma spp bằng cách sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m 2 đất). - NiĐ-O (8): Trồng gừng trong bọc nilong (xốp) đen (2 mẫu giống/bọc với đường kính 0,4m) không có sử dụng chế phẩm Tri-ĐHCT. 8 2.2.2. Kỹ thuật canh tác * Chuẩn bị đất: đất trồng nên cày xới, phơi khô, lên liếp rải thuốc hoá học để tiêu diệt mầm bệnh trong đất, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng tro trấu. * Chuẩn bị cây con: Sau khi thu hoạch gừng giống được phơi nơi thoáng mát (khoảng 5 ngày). Gừng được nhân giống chủ yếu bằng các mẩu, mảnh (hom) nhỏ được tách từ thân rễ (trung bình 1 kg gừng phân ra 15 hom), mỗi mẫu dài từ 3-5 cm, nặng 30- 50g có ít nhất một đỉnh chồi hoặc một đỉnh sinh trưởng. Sau đó phơi nơi thoáng mát cho ráo vết cắt (khoảng 10 ngày). Mẫu gừng được xử lý thuốc Carban (ngâm khoảng 1- 2 giờ) trước khi đem ủ trong tro trấu tưới nước vừa đủ ẩm để giúp gừng nẩy mầm tốt (khoảng 7 ngày) trước khi đem ra trồng. * Trồng cây: - Trồng trong sọt tre (đường kính 0,4m), bọc nilong trắng (đường kính 0,4m) bọc nilong đen (đường kính 0,4m): Sau khi lót bọc nilong mỏng hay cước, cho hỗn hợp đất phân (đất + phân + tro được xử lý vôi) vào, nén vừa. Trồng với khoảng cách 0,4 x 0,5 cm chỉ trồng 2 mẫu/sọt hay bọc. Có thể xử lý thuốc trừ nấm bệnh hoặc trừ sâu sau khi trồng 3-5 ngày. Khi trồng, cần loại bỏ những mẫu gừng bị hư thối hoặc nhiễm nấm bệnh (tránh trường hợp nấm bệnh lây lan về sau) - Đối với liếp đất thì đặt gừng giống trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh (để nhẹ tưới). - Xử lý Trichoderma spp lần 1 lúc gieo bằng cách sử dụng chế phẩm tưới hoặc phun trên cây con theo nồng độ sử dụng (1g/m 2 đất), cách 30 ngày sau khi gieo xử lý lần 2 60 ngày sau khi gieo xử lý lần 3. * Chăm sóc: - Tưới nước: Giai đoạn đầu, 3 ngày/ lần, tưới vừa đủ ẩm bằng thùng tưới có gắn vòi sen. Giai đoạn sau, 7 ngày/ lần, tưới đẫm nước. - Làm cỏ: Khi thấy cỏ xuất hiện ta tiến hành nhổ sạch cỏ dại, kết hợp vun gốc. - Bón phân: Theo Bảng 2 thì tổng lượng phân tính cho 1.000 m 2 gồm: vôi bột 40 kg (đem rãi trước khi lên liếp 1/3 lượng vôi sau khi lên liếp 2/3 lượng còn lại), tro trấu 40 bao; NPK (20-20-15) 20 kg, phân hữu cơ tổng hợp (phân chuồng) 150 kg, phân Ure 15 kg, Kali 6 kg (tương ứng lượng phân bón 3,72 - 4,43 kg/sọt hay bọc nilong). Bảng 2: Lịch bón phân cho ruộng gừng tại Mỹ An - Chợ Mới – An Giang Đơn vị tính: kg/1.000m 2 Ngày sau khi trồng (NSKT) Vôi (kg) NPK (20-20-15) (kg) Phân chuồng (kg/sọt, bọc nilong) Ure (kg) Kali (kg) 9 [...]... nhất thấp nhất là 0,07% Giai đoạn 84 NSKT: chỉ số thiệt hại cao nhất ở nghiệm thức 5 (0,16%) thấp nhất ở nghiệm thức 1, 3 7 (0,03%) Sự chênh lệch giữa nghiệm thức có chỉ số thiệt hại cao nhất thấp nhất là 0,13% Điều này cho thấy việc xử lý nấm Trichoderma spp vật liệu chứa đất trồng gừng không ảnh hưởng đến bệnh thối củ trên gừng Tóm lại, từ kết quả trên cho thấy hiệu quả của nấm Trichoderma. .. từ Bảng 19 Phụ chương 38-46, đến giai đoạn 56 NSKT trở về sau cào cào bất đầu tấn công lên hầu hết các nghiệm thức, nhưng sự thiệt hại giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, ở giai đoạn 56-98 phụ chương 38-44, khi xét ảnh hưởng của từng nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp vật liệu chứa đất trồng gừng lên sự gây hại của cào cào, thì chỉ có ảnh hưởng của vật liệu... (14,18%) thấp nhất ở nghiệm thức 5 (7,39%) sự chênh lệch giữa nghiệm thức có chỉ số thiệt hại cao nhất thấp nhất là 6,79% Tóm lại, sự phá hại của cào cào trên cây gừng qua các thời điểm quan sát không chịu tác động của xử lý nấm Trichoderma spp vật liệu chứa đất trồng gừng Tuy nhiên, ở giai đoạn 56 NSKT đến giai đoạn 98 NSKT thì nhân tố vật liệu chứa đất trồng gừng có ảnh hưởng đến sự phá hại của. .. xuất hiện bệnh cháy lá nhưng ở cấp độ nhẹ Sự gây hại của bệnh cháy lá ở giai đoạn này kéo dài đến khi thu hoạch vẫn còn xuất hiện với mức gây hại nặng hơn Khi xét ảnh hưởng của sự tổ hợp hai nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp vật liệu chứa đất trồng gừng hay từng nhân tố ở các nghiệm thức lên bệnh cháy lá trên gừng ở các tất cả các giai đoạn thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được thể hiện. .. 31,17 cm, cao nhất là 40 cm thấp nhất là 10 cm Trong đó, chiều cao của liếp trồng gừng từ 10 - . của bà con nông dân trồng gừng đạt hiệu quả hơn trong sản xuất, vì thế chúng tôi chọn đề tài: Hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. Bên cạnh tác động đối kháng với nấm gây bệnh hại cây, nấm Trichoderma spp còn biểu hiện tác động kích thích đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây

Ngày đăng: 10/04/2013, 20:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Khí hậu: tình hình khí hậu trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm được thu thập dựa vào số liệu của đài khí tượng thủy văn An Giang, thể hiện qua các chỉ tiêu về  nhiệt độ, lượng mưa, tổng giờ nắng và ẩm độ không khí - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
h í hậu: tình hình khí hậu trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm được thu thập dựa vào số liệu của đài khí tượng thủy văn An Giang, thể hiện qua các chỉ tiêu về nhiệt độ, lượng mưa, tổng giờ nắng và ẩm độ không khí (Trang 8)
Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gừng tại Chợ Mới, AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm gừng tại Chợ Mới, AnGiang (Trang 9)
Bảng 3: Phân bố số hộ điều tra trồng gừng trong các xã ở Chợ Mới, tỉnh AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 3 Phân bố số hộ điều tra trồng gừng trong các xã ở Chợ Mới, tỉnh AnGiang (Trang 13)
Bảng 4: Tuổi trung bình, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và giới tính của các nông hộ trồng gừng ở Chợ Mới, tỉnh An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 4 Tuổi trung bình, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và giới tính của các nông hộ trồng gừng ở Chợ Mới, tỉnh An Giang (Trang 14)
Bảng 6: Thời gian xuống giống và thời gian thu hoạch gừng của các nông hộ ở Chợ Mới, tỉnh An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 6 Thời gian xuống giống và thời gian thu hoạch gừng của các nông hộ ở Chợ Mới, tỉnh An Giang (Trang 15)
Kết quả điều tra được trình bày ở Bảng 6, cho thấy gừng có thể trồng được quanh năm, do Chợ Mới nằm trong vùng đê bao khép kín - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
t quả điều tra được trình bày ở Bảng 6, cho thấy gừng có thể trồng được quanh năm, do Chợ Mới nằm trong vùng đê bao khép kín (Trang 15)
Bảng 7: Nguồn giống và cách xử lý giống gừng của các nông hộ ở Chợ Mới, tỉnh An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 7 Nguồn giống và cách xử lý giống gừng của các nông hộ ở Chợ Mới, tỉnh An Giang (Trang 16)
Bảng 8: Kích thước liếp và khoảng cách trồng gừng của các nông hộ ở Chợ Mới, tỉnh AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 8 Kích thước liếp và khoảng cách trồng gừng của các nông hộ ở Chợ Mới, tỉnh AnGiang (Trang 18)
Hình 2: Phần trăm các loại phân bón được sử dụng trong canh tác gừng ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 2 Phần trăm các loại phân bón được sử dụng trong canh tác gừng ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (Trang 19)
Bảng 9: Tổng lượng bón phân N, P, K nguyên chất được sử dụng ở các nông hộ trồng gừng tại Chợ Mới, tỉnh An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 9 Tổng lượng bón phân N, P, K nguyên chất được sử dụng ở các nông hộ trồng gừng tại Chợ Mới, tỉnh An Giang (Trang 20)
Bảng 10: Quản lý cỏ dại ở ruộng gừng của nông hộ tại Chợ Mới, tỉnh AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 10 Quản lý cỏ dại ở ruộng gừng của nông hộ tại Chợ Mới, tỉnh AnGiang (Trang 20)
Bảng 11: Các loại nông dược được sử dụng ở các hộ trồng gừng tại Chợ Mới, AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 11 Các loại nông dược được sử dụng ở các hộ trồng gừng tại Chợ Mới, AnGiang (Trang 22)
4. Năng suất và hiệu quả kinh tế trồng gừng - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
4. Năng suất và hiệu quả kinh tế trồng gừng (Trang 23)
Bảng 13: Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng gừng tại Chợ Mới, AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 13 Hiệu quả kinh tế của các hộ trồng gừng tại Chợ Mới, AnGiang (Trang 24)
Hình 3: Lấy chỉ tiêu chiều cao cây gừng nơi thí nghiệm tại Mỹ An, Chợ Mới, An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 3 Lấy chỉ tiêu chiều cao cây gừng nơi thí nghiệm tại Mỹ An, Chợ Mới, An Giang (Trang 27)
Bảng 14: Chiều cao trung bình của gừng ở từng nghiệm thức qua các thời điểm (Ngày sau khi trồng: NSKT) quan sát tại Mỹ An, Chợ Mới, AG - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 14 Chiều cao trung bình của gừng ở từng nghiệm thức qua các thời điểm (Ngày sau khi trồng: NSKT) quan sát tại Mỹ An, Chợ Mới, AG (Trang 27)
Theo các dẫn liệu ở Bảng 16 và Phụ chương 16 – 23, khi xét ảnh hưởng của sự tổ hợp hai nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp  và vật liệu chứa đất trồng gừng hay từng  nhân tố ở các nghiệm thức lên đường kính cây gừng, thì không có sự khác biệt có ý nghĩa  th - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
heo các dẫn liệu ở Bảng 16 và Phụ chương 16 – 23, khi xét ảnh hưởng của sự tổ hợp hai nhân tố xử lý nấm Trichoderma spp và vật liệu chứa đất trồng gừng hay từng nhân tố ở các nghiệm thức lên đường kính cây gừng, thì không có sự khác biệt có ý nghĩa th (Trang 29)
Hình 4: Lấy chỉ tiêu đường kính cây gừng nơi thí nghiệm tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 4 Lấy chỉ tiêu đường kính cây gừng nơi thí nghiệm tại xã Mỹ An, Chợ Mới, An Giang (Trang 30)
Ghi nhận tình hình dịch hại trong thời gian thí nghiệm thì chỉ thấy có 3 loại dịch hại chính: Cào cào, bệnh cháy lá và bệnh thối củ - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
hi nhận tình hình dịch hại trong thời gian thí nghiệm thì chỉ thấy có 3 loại dịch hại chính: Cào cào, bệnh cháy lá và bệnh thối củ (Trang 30)
Hình 5: Bệnh cháy lá trên gừng tại nơi thí nghiệ mở Mỹ An, Chợ Mới, AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 5 Bệnh cháy lá trên gừng tại nơi thí nghiệ mở Mỹ An, Chợ Mới, AnGiang (Trang 31)
Theo các dẫn liệu từ Bảng 18 và phụ chương 32-37, cho thấy đến giai đoạn 42 NSKT thì bệnh thối củ mới bắt đầu xuất hiện đầu tiên trên nghiệm thức 8 (0,03%) - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
heo các dẫn liệu từ Bảng 18 và phụ chương 32-37, cho thấy đến giai đoạn 42 NSKT thì bệnh thối củ mới bắt đầu xuất hiện đầu tiên trên nghiệm thức 8 (0,03%) (Trang 32)
Hình 6: Bệnh thối củ tại nơi thí nghiệ mở Mỹ An, Chợ Mới, AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 6 Bệnh thối củ tại nơi thí nghiệ mở Mỹ An, Chợ Mới, AnGiang (Trang 33)
Bảng 18: Tình hình bệnh thối củ trong quá trình thí nghiệm tại Mỹ An, Chợ Mới, AG - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 18 Tình hình bệnh thối củ trong quá trình thí nghiệm tại Mỹ An, Chợ Mới, AG (Trang 33)
Bảng 19: Tình hình gây hại của cào cào trong quá trình thí nghiệm tại Mỹ An, Chợ Mới, An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Bảng 19 Tình hình gây hại của cào cào trong quá trình thí nghiệm tại Mỹ An, Chợ Mới, An Giang (Trang 35)
Hình 8: Cào cào và dấu cắn phá tại nơi thí nghiệ mở Mỹ An, Chợ Mới, AnGiang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 8 Cào cào và dấu cắn phá tại nơi thí nghiệ mở Mỹ An, Chợ Mới, AnGiang (Trang 36)
Hình 10: Biểu đồ biểu diễn năng suất trung bình củ gừng (kg) ở từng nghiệm thức     khi thu hoạch nơi thí nghiệm tại Mỹ An-Chợ Mới-An Giang - hiện trạng canh tác và ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp
Hình 10 Biểu đồ biểu diễn năng suất trung bình củ gừng (kg) ở từng nghiệm thức khi thu hoạch nơi thí nghiệm tại Mỹ An-Chợ Mới-An Giang (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w