ĐT đổi mới: Giáo dục đạo đức hs-GV:Quế Châu

2 134 0
ĐT đổi mới: Giáo dục đạo đức hs-GV:Quế Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài đổi mới GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THỰC TRẠNG Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, bên cạnh đa số học sinh có đạo đức tốt, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp, vẫn còn không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài. Tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một bộ phận thanh thiếu niên có nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội và nhà trường để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. BIỆN PHÁP Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, bản thân là GVCN tôi có một số biện pháp sau: - Phải chọn ra được ban cán sự có năng lực, uy tín, có sức thuyết phục, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể. - Vận động học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự phê bình để giúp bạn cùng tiến bộ. Phát động học sinh trong lớp tự giác bỏ phiếu kín phát giác những học sinh có hành vi vi phạm đạo đức nhưng chưa được phát hiện. - Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo, có phẩm chất, năng lực, tư duy sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống; điều chỉnh các hành vi đạo đức học sinh bằng cách đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục như: thông qua giờ chào cờ đầu tuần, tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. - Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt. TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚC TỔ SINH-CÔNG NGHỆ Giáo viên: Trương Thị Quế Châu - Kết hợp với tổ chức đoàn thanh niên tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý chí, hành vi, lối sống cho học sinh. Tổ chức các hoạt động phong trào: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, hiến máu nhân đạo ; các hội thi: cắm trại, thanh lịch, cắm hoa. - Hàng tháng, chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả. - Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả. - GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. - Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường giúp cho học sinh có môi trường thuận lợi để rèn luyện đạo đức. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen xấu từ bên ngoài thâm nhập vào học sinh. - Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học. - Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để các em tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức. KẾT QUẢ Sau khi thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh nêu trên, kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ I có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt và hạnh kiểm khá rất cao, không còn học sinh hạnh kiểm trung bình hay yếu kém. Bến Tre, ngày 30 tháng 03 năm 2011 Người thực hiện Trương Thị Quế Châu . biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục để các em tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức. KẾT QUẢ Sau khi thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh nêu. trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. - Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho. Đề tài đổi mới GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THỰC TRẠNG Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, bên cạnh đa số học sinh có đạo đức tốt, biết vâng lời cha

Ngày đăng: 29/06/2015, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan