Giám khảo 1 Giám khảo 2 Điểm bằng số Điểm bằng chữ Mã phách (Học sinh làm bài trực tiếp vào đề thi) Câu 1: (1 điểm) Tìm 2 từ gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ dũng cảm Câu 2: (1 điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.” Câu 3: (1 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: Trên nền cát trắng, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Câu 4: (2 điểm) Trong bài “Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, có đoạn: “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh…” Theo em, phép nhân hóa và phép so sánh được thể hiện trong những từ ngữ nào ở đoạn thơ trên? Thử phân tích cái hay của phép nhân hóa và phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 5: (5 điểm) Em đã được bạn bè hoặc người thân tặng (cho) một đồ vật hay con vật. Hãy viết bài văn tả lại đồ vật hay con vật đó và nêu cảm nghĩ của em. PHÒNG GD&ĐT HOÀI ÂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG TRƯỜNG TH ÂN PHONG NĂM HỌC 2008-2009 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 Câu 1: (1 điểm) HS tìm đúng mỗi từ được 0,25 điểm - Hai từ gần nghĩa với từ dũng cảm: gan dạ, can đảm (Ngoài ra HS có thể chọn các từ: anh dũng, gan góc, bạo gan, ) - Hai từ trái nghĩa với từ dũng cảm: nhát gan, hèn nhát Câu 2: (1 điểm) HS xác định đúng mỗi từ được 0,25 điểm; đúng 9 từ được 1 điểm. Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày (6 từ). Động từ: hót, kêu (2 từ). Tính từ: hay (1 từ). Câu 3: (1 điểm) HS xác định đúng hai trạng ngữ (Trên nền cát trắng, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc), chủ ngữ (những bông hoa tím) và vị ngữ (mọc lên) được 1 điểm; đúng mỗi bộ phận 0,25 điểm. Câu 4: (2 điểm) HS nêu đúng và phân tích được cái hay của mỗi biện pháp được 1 điểm. Tuỳ theo mức bài làm của HS, có thể cho điểm từ 0,25 đến 2 điểm. - Phép nhân hóa được thể hiện trong những từ ngữ: dang tay đón gió; gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng làm cho vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hóa, cảnh vật trở nên sống động, có hồn và có sức gợi tả, gợi cảm cao. - Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ: quả dừa (giống như) đàn lợn con; tàu dừa (giống như) chiếc lược. Cách so sánh ở đây khá bất ngờ, thú vị thể hiện sự liên tưởng phong phú của tác giả. Cách so sánh này cũng có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên sống động, có đường nét, hình khối, có sức gợi tả, gợi cảm cao. Câu 5: (5 điểm) - HS viết được bài văn miêu tả (kiểu bài tả đồ vật hoặc tả loài vật tùy nội dung do HS lựa chọn) có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 20 câu trở lên. Bài làm có ý sáng tạo, thể hiện được tình cảm của người tả, diễn đạt trôi chảy; viết câu đúng ngữ pháp, câu văn giàu hình ảnh gợi tả, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ được 5 điểm + Tả đồ vật HS nêu được những đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, công dụng…; bộc lộ được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về đồ vật, về tấm lòng của người đã tặng (cho) mình. + Tả loài vật ngoài việc làm rõ những nét tiêu biểu về hình dáng, HS phải nêu được những đặc điểm nổi bật về hoạt động…; nêu được cảm nghĩ chân thành của bản thân về món quà của người khác đã đem tặng (cho) mình. - Tuỳ theo mức bài làm của HS, giám khảo có thể cho điểm ở các mức: 0,5 đến 5 điểm. - Nếu HS làm sai yêu cầu của đề hoặc bỏ giấy trắng thì không tính điểm. Giám khảo 1 Giám khảo 2 Điểm bằng số Điểm bằng chữ Mã phách (Học sinh làm bài trực tiếp vào đề thi) Bài 1: (3 điểm) a. Tổng của 3 số chẵn liên tiếp là 156. Tìm 3 số đó. b. Tính giá trị biểu thức bằng cách nhanh nhất: 14 1 19 17 7 4 6 9 13 9 13 6 + + + + + c. Em hãy thay dấu * bằng dấu phép tính thích hợp để được một biểu thức có giá trị bằng 59. 9 * 3 * 8 * 4 Bài 2: (1,5 điểm) Tìm phân số, biết rằng lấy 12 5 trừ đi phân số đó rồi chia cho 5 7 thì được phân số 12 5 . Bài 3: (1,5 điểm) Hình thoi ABCD có diện tích 4 cm 2 , đường chéo BD = 5 3 cm. Tính độ dài đường chéo BD. Bài 4: (1,5 điểm) An và Bình chia nhau một số bi. An lấy 7 12 số bi, Bình lấy số bi còn lại. Như vậy, An được nhiều hơn Bình 30 viên bi. Hỏi: a. Số viên bi đem chia. b. Số viên bi của mỗi bạn. Bài 5: (2,5 điểm) Tuổi của người thứ nhất là bao nhiêu năm thì người thứ ba là bấy nhiêu tháng. Tuổi người thứ hai là bao nhiêu tuần thì người thứ ba là bấy nhiêu ngày. Biết rằng tổng số tuổi của ba người là 120 năm, tính tuổi của mỗi người. PHÒNG GD&ĐT HOÀI ÂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG TRƯỜNG TH ÂN PHONG NĂM HỌC 2008-2009 Môn: Toán – Lớp 4 Bài 1: (3 điểm) a. Số chẵn ở giữa : 156 : 3 = 52 (0,5đ) Số chẵn đầu là: 52 - 2 = 50 (0,25đ) Số chẵn cuối: 52 + 2 = 54 (0,25đ) Đáp số: 50; 52; 54 b. 14 1 19 17 7 4 6 9 13 9 13 6 + + + + + 14 4 1 17 19 7 18 18 26 ( ) ( ) ( ) 3 2 2 7 6 6 9 9 13 13 6 9 13 = + + + + + = + + = + + = HS làm đúng mỗi bước tính được 0,25 điểm. c. Để biểu thức: 9 * 3 * 8 * 4 có giá trị bằng 59, ta có thể thay dấu * bằng các dấu phép tính như sau: 9 x 3 + 8 x 4 (HS thay đúng dấu phép tính vào biểu thức được 1 điểm.) Bài 2: (1,5 điểm) HS làm đúng mỗi bước được 0,25 điểm ; đúng cả bài được 1,5 điểm Gọi phân số cần tìm là a b . Theo đề bài ta có : 12 5 12 ( ) : 5 7 5 12 12 5 5 5 7 12 12 5 7 12 12 24 5 7 35 a b a b a b a b − = − = × − = = − = Bài 3: (1,5 điểm) Độ dài đường chéo BD của hình thoi ABCD: (4 x 2) : 5 3 = 3 40 (cm) (1,5đ) Đáp số: 3 40 cm Bài 4: (1,5 điểm) Số viên bi của Bình: 12 7 5 12 12 12 − = (số bi) (0,5đ) An nhiều hơn Bình: 7 5 2 12 12 12 − = (số bi) = 1 6 (số bi) (0,25đ) 1 6 số bi ứng với 30 viên bi. Vậy số bi đem chia là: 30 6 180 1 × = (viên bi) (0,25đ) Số bi của An: 180 x 7 12 = 105 (viên bi) (0,25đ) Số bi của Bình: 105 - 30 = 75 (viên bi) (0,25đ) Đáp số: a. 180 viên bi b. An 105 viên bi; Bình 75 viên bi Bài 5: (2,5 điểm) Theo đầu bài thì: - Tuổi người thứ nhất gấp 12 lần tuổi của người thứ ba. (0,5đ) - Tuổi của người thứ hai gấp 7 lần tuổi của người thứ ba. (0,5đ) Ta có sơ đồ: Người thứ ba: Người thứ hai: 120 tuổi (0,5đ) Người thứ ba: Tổng số phần bằng nhau : 1 + 7 + 12 = 20 (phần) (0,25đ) Tuổi của người thứ ba : 120 : 20 = 6 (tuổi) (0,25đ) Tuổi của người thứ hai: 6 x 7 = 42 (tuổi) (0,25đ) Tuổi của người thứ nhất : 6 x 12 = 72 (tuổi) (0,25đ) Đáp số : 72 tuổi, 42 tuổi, 6 tuổi *Lưu ý : HS có cách giải khác nếu đúng ghi điểm tối đa. . bài trực tiếp vào đề thi) Câu 1: (1 điểm) T m 2 t gần nghĩa và 2 t trái nghĩa với t dũng cảm Câu 2: (1 điểm) T m danh t , động t , t nh t trong hai câu thơ của Bác Hồ: “Cảnh rừng Vi t. PHÒNG GD& T HOÀI ÂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG TRƯỜNG TH ÂN PHONG NĂM HỌC 200 8-2 009 Môn: Tiếng Vi t – Lớp 4 Câu 1: (1 điểm) HS t m đúng mỗi t được 0,25 điểm - Hai t gần nghĩa với t dũng cảm:. cảnh, rừng, Vi t Bắc, vượn, chim, ngày (6 t ). Động t : h t, kêu (2 t ). T nh t : hay (1 t ). Câu 3: (1 điểm) HS xác định đúng hai trạng ngữ (Trên nền c t trắng, nơi ngực cô Mai t xuống đón