UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011 MÔN THI: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 1
Trang 1UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN THI: NGỮ VĂN THỜI GIAN LÀM BÀI: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 01 trang)
Câu 1(4 điểm): Xác định các câu đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn
trích sau và phân tích tác dụng của các hình thức đó trong việc thể hiện không khí câu chuyện, thái độ của những người tản cư và thể hiện diễn biến tâm lý của ông Hai
“ Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng sang chỗ khác, rồi đi thẳng Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn còn dõi theo Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cuối gẩm mặt xuống mà đi Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau
Nhìn tũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bây ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thề này.”
(Làng – Kim Lân)
Câu 2 (4 điểm): Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật được sử dụng
trong bài ca dao sau:
“ Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Câu 3 (12 điểm): Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trong lần gặp cha
cuối cùng, khi ông Sáu được về phép (trong phần trích văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng – ngữ văn 9, tập 1) Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật
bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả
* Ghi chú: - Học sinh không được sử dụng tài liệu
- Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm
-
Trang 2Hết-UBND HUYỆN THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỲ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010-2011
MÔN THI: NGỮ VĂN Đáp án chính thức
(Đáp án có 03 trang)
Các câu đối thoại có trong đoạn trích:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta
còn thương Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
1 điểm
Các câu độc thoại có trong đoạn trích:
- Hà, nắng gớm, về nào…
- Chúng bây ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt
gian bán nước để nhục nhã thề này.”
1 điểm
Các câu độc thoại nội tâm có trong đoạn trích:
Chúng nó cũng là trẽ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ
rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
1 điểm
Phân tích tác dụng của các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
có trong các câu trên:
- Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyên có không khí như cuộc sống
thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu,
tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật ông Hai
- Các hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa được
sâu tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi ông nghe tin làng Chợ Dầu – cái
làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện - theo giặc
* Lưu ý: Học sinh có thể dễn đạt sáng tạo phần này nhưng phải đảm bảo 2 nội
dung trên.
1 điểm
Câu 2:
Hai câu đầu: “Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”
Tác giả dân gian rất khéo léo trong việc thể hiện nỗi vất vả, cơ cực của người
nông dân trên đồng ruộng bằng cách lựa chọn các cách diễn đạt gần gũi, sinh
động qua các yếu tố nghệ thuật sau:
- Lựa chọn công việc “cày đồng” để diễn tả Đây là công việc được xem là vất
vả, nặng nhọc nhất của người nông dân trên đồng ruộng
2 điểm
Trang 3- Chọn thời điểm miêu tả “ban trưa”, một thời điểm nắng gay gắt, oi bứt nhất
trong ngày
- Dùng từ tượng thanh “thánh thót” để miêu tả giọt mồ hôi tuôn đổ
- Dùng cách nói quá và so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Hai câu sau: “Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Tác giả dân gian muốn khuyên mọi người khi hưởng thụ sản phẩm phải biết
nhớ ơn đến người lao động, phải biết tiết kiệm vì mỗi chén cơm hạt gạo là muôn
phần “đắng cay” khó nhọc của người lao động làm ra Để diễn đạt lời khuyên ấy,
tác giả sử dụng rất khéo léo cặp từ trái nghĩa “Dẻo thơm – đắng cay”, cách so
sánh “một hạt – muôn phần” Đồng thời, tác giả dân gian còn dùng cách gọi “Ai
ơi” làm lời khuyên nhẹ nhàn, thiết tha và chân thành tình cảm, làm tăng thêm giá
trị của lời khuyên
* Lưu ý: Học sinh phải diễn đạt bằng các đoạn văn, trình bày lưu lót, chặt chẽ
2 điểm
Câu 3:
1 Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm “Chiếc lược
ngà” và nhân vật bé Thu
1 điểm
2 Thân bài:
- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu
không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu
lại phải ra đi
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu
không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con Nhưng thật trớ
trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tráng và ông
Sáu càng muốn gần con thì đứa con càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách
- Tâm lý và thái độ của bé Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà
người kể chuyện và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đ, rồi vụt chạy và
kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu, chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không
chịu gọi ba; nhất định không nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái
trứng cá mà ông gắp cho ; bỏ về nhà bà ngoại khi bị ông Sáu tức giận đánh một
cái, cố ý khua dây cột xuồngkêu rổn rảng thật to
- Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách Vì trong hoàn cảnh
xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé thu còn quá nhỏ để hiểu những tình thế
khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó
đón nhận những khả năng bất thường nên nó không tin ông Sáu là ba nó do vết
sẹo trên mặt ba nó, khác với ba nó trong tấm ảnh
- Phản ứng tâm lý của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá
tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật Trong cái “cứng đấu” của em
có ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác” –
người trong tấm hình chụp chung với má nó
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
1 điểm
1 điểm
Trang 4- Trong buổi sáng cuối cùng, trước lúc ông Sáu phải lên đường, thái độ và
hành động của bé Thu đột ngột thay đổi hẳn: lần đầu tiên Thu gọi tiếng “ba” và
tiếng kêu như tiếng xé, nó vừa kêu vừa chạy xô tới ôm siết chặt lấy ba nó, hôn ba
nó và không cho ba nó đi
- Bé Thu có những hành động và tình cảm thay đổi như vậy là vì Thu đã được
bà ngoại giải thích về vết sẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó Sự nghi ngờ bấy lâu
đã được giải tỏ và Thu nảy sinh một trạng thái như là ân hận, hối tiếc Vì thế,
trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách
đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn
cả sự hối hận Cảnh chia tay giữa bé Thu và ông Sáu thật cảm động
- Bé Thu có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi
Ở Thu có tính cách cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng thật ra Thu
vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con
- Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu
mến, trân trọng những tình cảm trẻ thở
2 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
3 Kết bài:
Khắc sâu diễn biến tâm lý bé Thu qua đạo trích Đồng thời nhấn mạnh đây
cũng là diễn biến tâm lý chung của mọi trẻ thơ
0,5 điểm
* Lưu ý:
- Khuyến khích những bái viết mang tính sáng tạo, chặt chẽ
- Các nội dung trên phải có dẫn chứng hợp lý, chặt chẽ Giữa các đoạn phải liên kết mạch lạc
- Phần trình bày đủ bố cục, sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn được: 0,5 điểm
-