1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai viet ve truong mam non Binh doan 16,

2 221 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 36 KB

Nội dung

Chăm lo cho nhân dân các dân tộc Nam Tây Nguyên nói chung và các cháu thiếu nhi nói riêng là một trọng tâm thường xuyên của Binh đoàn 16 khi thực hiện dự án kinh tế-quốc phòng. Khi Tây Nguyên có thêm bà con di cư từ phía bắc, lại có thêm những lớp học, và tiếng hát của các em người Thái, người Mông… cất lên. Tây Nguyên mưa. Những cơn mưa bạt rừng, nổi đất, ầm ầm như bão lũ, cũng không át được tiếng hát của các cháu thiếu nhi trong các bản làng thuộc dự án Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) của Binh đoàn 16. Nghe cô giáo Tăng Thị Lan, Hiệu trưởng trường Mầm non Tuổi Ngọc giới thiệu về chương trình Lễ hội của thiếu nhi đơn vị B.19 trong ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, mà tôi cảm thấy như người ở trong cuộc. Ngoài chương trình văn nghệ đặc sắc, các cháu thiếu nhi còn được nhận quà khen thưởng học sinh giỏi, “Bé khỏe, bé ngoan” và cùng tham gia vào Hội thi “Gia đình và người công dân tí hon”. Ở các vùng Ea Súp (Đắc Lắc), Quảng Trực, Đắc Ngo (Tuy Đức-Đắc Nông) và Bù Đốp, Lộc Ninh (Bình Phước) lại sôi nổi với các trò chơi dân gian, múa xòe Thái, múa Mông và thi kể chuyện. Binh đoàn 16 đóng quân trên 3 tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Khi đời sống của nhân dân trong các vùng dự án còn gian nan, vất vả, thì công tác giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Đại tá Phạm Trọng Lập, Chủ nhiệm chính trị Binh đoàn 16 cho chúng tôi biết: “Số lượng cháu trong độ tuổi mẫu giáo, nhà trẻ tại các dự án của Binh đoàn là 2.412, nhưng chúng tôi chỉ có 2 lớp trường mầm non ở đơn vị B.19 và B.35 được cấp huyện ra quyết định. Còn các lớp nhà trẻ, mẫu giáo khác thì tổ chức tại các đội sản xuất”. Số các cháu đông, nhưng toàn Binh đoàn chỉ có 230 cô giáo, trong đó chỉ có 168 cô đã và đang được đào tạo. Điều rất vui là trong Hội thi giáo viên Mầm non giỏi năm 2008 do Tổng cục Chính trị tổ chức vừa qua, Binh đoàn có 3 giáo viên tham gia thi là Nguyễn Thị Huyền, Lê Thị Xuân, Nguyễn Thị Chanh, thì cả 3 cô đều đạt loại giỏi, trong đó cô Nguyễn Thị Huyền còn được mọi người yêu mến bởi khả năng sư phạm tốt, diễn tả thuyết phục và là người… đang có thai sắp đến ngày sinh. Ho H Hầu hết các đơn vị của Binh đoàn 16 đều đóng quân ở biên giới, vì thế công tác giáo dục được lãnh đạo, chỉ huy Binh đoàn quan tâm đặc biệt. Đơn vị B.26 nằm sát biên giới của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông với nước bạn Cam-pu-chia. Các lớp mẫu giáo, nhà trẻ ở đây luôn đông đúc và đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ. Các cháu được các cô dạy múa, dạy hát và dạy chữ và chăm sóc chu đáo từng miếng ăn, giấc ngủ. Xa xôi hơn cả là các cháu ở dự án KT-QP Ea Súp (Đắc Lắc). Cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 100km, song các cháu vẫn được chăm sóc, dạy dỗ tốt. Chị Phan Thị Phượng, quê gốc ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, nói: “Các cô giáo ở đây rất nhiệt tình dạy dỗ trẻ nhỏ. Các cháu học qua chương trình mẫu giáo đều biết viết, biết đọc. Nhiều cháu còn hát hay, múa giỏi và vẽ đẹp nữa”. Tại dự án KT-QP Đắc Ngo, chúng tôi có ấn tượng sâu sắc khi thấy trong các lớp mẫu giáo cô giáo người Kinh thì say sưa dạy chuyên môn, còn cô giáo người dân tộc Mông lại hào hứng phiên dịch lại cho các cháu. Cô giáo Nguyễn Thị Chanh, người vừa đạt giải cao tại cuộc thi giáo viên mầm non dạy giỏi toàn quân kể: “Chúng em dạy các em tiếng và chữ viết phổ thông, còn các cô giáo Mông giúp các em hiểu những kiến thức mà cô giáo người Kinh truyền đạt”. Để các em học sinh người Mông viết được chữ, các cô giáo phải cầm tay học sinh hướng dẫn từng nét một, khi các em đọc và viết khá, sẽ chuyển lên lớp Một. Khó khăn, thiếu thốn, nhưng đội ngũ giáo viên của Binh đoàn 16 đã tích cực sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi học tập cho các cháu. Theo thiếu úy Nguyễn Thị Oanh, trợ lý công tác phụ nữ của binh đoàn, 100% các lớp mẫu giáo, nhà trẻ đều tự làm được nhiều đồ chơi, mô hình học tập cho học sinh. Các cô giáo đã tận dụng đồ dùng cũ, các sản phẩm sẵn có để làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Đơn vị B.17 khá ấn tượng với mô hình học tập về cây cao su, vườn cây trái. Đơn vị B.19 lại làm mô hình vườn cà phê, vườn điều và các phương tiện phục vụ cho sản xuất như ô tô, máy kéo. Đơn vị B.20 ngoài các mô hình về hoạt động sản xuất cà phê, hồ tiêu, điều, xây dựng mô hình về vườn cây, các cháu còn được tiếp xúc với những bộ váy áo Mông truyền thống và nhiều đồ chơi mang đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Với cố gắng như vậy, các cô giáo mầm non đã giúp học sinh của mình làm quen với môi trường xung quanh, với không khí lao động-sản xuất trong các dự án, để các cháu yêu mến, cùng gia đình gắn bó với những vùng đất mới. Qua tổng kết năm học 2007-2008, hơn 93% học sinh mầm non trong các dự án của Binh đoàn 16 đã đạt danh hiệu “Bé khỏe, bé ngoan”. Điều vui mừng nhất là các cháu đã biết yêu quê hương mới, nơi cha mẹ đang cùng các chú bộ đội mở đất phát triển sản xuất và bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Với nỗ lực ươm mầm giữa đại ngàn Tây Nguyên của Binh đoàn 16, hy vọng 10, 15 năm sau, các vùng dự án KT-QP sẽ có một lớp người lao động mới, có trình độ, tri thức giỏi và lòng nhiệt tình để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia cho đất nước. . nhiệm chính trị Binh đoàn 16 cho chúng tôi biết: “Số lượng cháu trong độ tuổi mẫu giáo, nhà trẻ tại các dự án của Binh đoàn là 2.412, nhưng chúng tôi chỉ có 2 lớp trường mầm non ở đơn vị B.19. toàn Binh đoàn chỉ có 230 cô giáo, trong đó chỉ có 168 cô đã và đang được đào tạo. Điều rất vui là trong Hội thi giáo viên Mầm non giỏi năm 2008 do Tổng cục Chính trị tổ chức vừa qua, Binh đoàn. nhi trong các bản làng thuộc dự án Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) của Binh đoàn 16. Nghe cô giáo Tăng Thị Lan, Hiệu trưởng trường Mầm non Tuổi Ngọc giới thiệu về chương trình Lễ hội của thiếu nhi

Ngày đăng: 28/06/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w