MUÔNCHUYỆNVỀMẦMNON Chị Hiền Hoa ở ngõ 178 Tam Trinh, Hoàng Mai - Hà Nội quan niệm rằng, gửi con ở nhà trẻ vì điều kiện kinh tế của mình chỉ có vậy. Còn con được chăm sóc như thế nào thì “khuất mắt trông coi, miễn chiều chiều đón về cháu nó vẫn khoẻ mạnh là được”. Phụ huynh phó mặc Cứ sáng sáng, cùng lúc với đi chợ, chị Lành (phường Vĩnh Hưng, Mai Động, Hà Nội) tiện thể đưa đứa con nhỏ của mình vào nhà trẻ. Vì mẹ đi chợ sớm nên đứa nhỏ lẫm chẫm chừng hơn 13 tháng là đứa bé có mặt ở nhà trẻ sớm nhất. Nó thường ngồi thui thủi một mình trong góc nhà với đôi mắt còn ngấn nước. Cô giáo thì vẫn còn ngái ngủ nên bắc ghế ngồi ngoài cửa . hóng cho tỉnh. Đối với chị Lành, cho đi nhà trẻ không phải là để cho cháu được hoà đồng hay học múa, học hát cùng các bạn mà chỉ là để có người trông hộ. “Gửi con tại đây mỗi tháng chỉ hết khoảng 300 nghìn, trong khi nếu thuê một người giúp việc thì ít nhất cũng phải 500, 600 nghìn lại còn phải nuôi họ ăn, mặc nữa thì lấy tiền đâu ra”. Cũng như chị Lành, chị Hiền Hoa quan niệm rằng gửi con ở nhà trẻ vì điều kiện kinh tế của mình chỉ có như vậy, còn con mình đã được chăm sóc như thế nào ở nhà trẻ “thì khuất mắt trông coi, miễn là chiều chiều mình đón con về cháu nó vẫn khoẻ mạnh” - chị nói. Còn tại một trường mầmnon của xã Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng, Nam Định) thì nhiều phụ huynh nhất định không chịu đóng tiền ăn cho con mà chỉ đóng vài chục nghìn tiền “trông trẻ”. Cứ đến trưa, họ lại tạt qua vạch vú cho con bú và thế là xong bữa, mặc dù có cháu bé đã gần 20 tháng và ở tuổi này thì bú mẹ không thể đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các cháu. Cô giáo ở đây kể: Cháu được ăn, cháu không được ăn, nhìn ánh mắt của các cháu đến tội. Nhưng không thể lấy khẩu phần của cháu này để bớt cho cháu khác được. Những tính toán chi li Chị Thái Anh, chủ một hiệu may ở ngã tư Thanh Nhàn đã cho con học mẫu giáo tại một trường mầmnon chật hẹp và cũ kỹ nằm sâu hoắm trong hẻm trên đường Thanh Nhàn, mặc dù ngay cạnh nhà chị có một trường mầmnon tư thục mở rất khang trang và đẹp đẽ. Chị bảo: “Gửi ở trường đó, tôi chỉ phải đóng 320 tháng còn tại trường tư thục kia tôi phải đóng tới 1,2 triệu một tháng. Về điều kiện kinh tế thì tôi cũng không phải băn khoăn gì nhiều khi đi đóng tiền học cho cháu. Nhưng tôi nghĩ thế này: Trường mầmnon tư thục kia thuê mặt bằng đã hết 10 triệu/ tháng. Họ lấy tiền đâu ra để trả cho chỗ ấy, thì chỉ là lấy từ mình chứ ai. Thế nên dù đóng 1,2 triệu thì Ảnh minh họa. chắc gì con mình đã được ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn như ở nơi chỉ đóng có 320 nghìn?” Cũng theo chị Thái Anh thì chị không cần biết đội ngũ giáo viên ở trường tư thục đó có chuyên nghiệp hơn hay không, vì “con tôi mới chỉ có gần 3 tuổi ấy mà. Đi cho có người trông rồi cho ăn cho uống hộ. Mà trông hộ thì ai chẳng trông được, cần gì phải chuyên nghiệp hay không”. Còn chị Hồng Nhung, nhà ở Khâm Thiên, thì cố sống cố chết chạy cho con vào bằng được một trường mẫu giáo điểm chứ nhất định không cho con vào trường tư thục. Chị tính toán: Cũng cùng là số tiền hơn 1 triệu đóng ở dân lập, ngoài học phí thì tôi “xé” nhỏ ra để phong bì cho cô mỗi tháng. Mình đã chăm sóc cô thế thì cô không thể không thương con mình?! Chính vì thế, tại không ít các trường mầm non, hiện tượng cháu yêu cháu ghét đã diễn khá lộ liễu và phổ biến. Thời gian qua, các sự vụ tiêu cực trong các trường mầmnon bị các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui và lên án một cách khá gay gắt. Một chuyên viên của Bộ GD-ĐT đã thở dài nhận xét: "Quả thật, đạo đức và cách ứng xử của những cô bảo mẫu như vậy là không thể tha thứ. Nhưng lỗi cũng một phần do phụ huynh khi họ luôn suy nghĩ rất đơn giản về việc dạy dỗ đối với lứa tuổi này và chỉ muốn phó mặc tất cả cho nhà trường và chính điều này đã làm "hư" các cô giáo". . MUÔN CHUYỆN VỀ MẦM NON Chị Hiền Hoa ở ngõ 178 Tam Trinh, Hoàng Mai - Hà Nội quan niệm. giáo tại một trường mầm non chật hẹp và cũ kỹ nằm sâu hoắm trong hẻm trên đường Thanh Nhàn, mặc dù ngay cạnh nhà chị có một trường mầm non tư thục mở rất