1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BAO CAO TO CHUYEN MON- LUC

4 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI TRƯỜNG TH MỸ HÒA 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mỹ Hòa, ngày 14 tháng 03 năm 2011 BÁO CÁO SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN 4&5 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HÒA 2. Kính thưa: - Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tháp Mười. - Quý thầy cô là Hiệu trưởng-Phó hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện. - Cùng quý đồng nghiệp là tổ trưởng chuyên môn ở các trường. Trước hết thay mặt cho anh chị em giáo viên Trường tiểu học Mỹ Hòa 2, gởi lời chào thân ái đến tất cả các đồng chí về dự buổi hội thảo “Sinh hoạt tổ chuyên môn” hôm nay. Kính thưa: - Các đồng chí. Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của giáo dục trong nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cầu nối, nơi thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân. Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh. Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường luôn đi đúng hướng, đạt được mục tiêu, thì trước hết sự cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất, phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường. Sau đây để tiến hành đi vào hội thảo “Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn” chúng tôi xin tóm lược qua đội ngũ giáo viên . Và việc sinh hoạt chuyên môn ở trường tôi đang công tác năm học 2010- 2011. I./ SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHUYÊN MÔN 4&5- TRƯỜNG TH MỸ HÒA 2: 1./ Về Giáo viên: -Tổ 4, 5: Có 7 người. +Trong đó: .Khối 4: có 3 đ/c. Trình độ Đại học là : 3/3 đ/c – đạt 100% .Khối 5: có 4 đ/c. Trình độ Đại học là : 4/4 đ/c – đạt 100% - Nhìn chung, đội ngũ giáo viên trong tổ ổn định, đáp ứng đúng yêu cầu công tác dạy và học. 2./ Về học sinh: -Khối 4 : 72/… nữ -Khối 5: 73/… nữ. 3./ Chất lượng 2 mặt GD của học sinh ( sau kiểm tra định kì giữa HKII) Khối TSHS Hạnh kiểm Học lực Đạt Chưa đạt Giỏi Khá T.Bình Yếu 4 72/43 72 100 47/32 65.3 19/10 26. 4 6/1 8.3 5 73/36 73 100 48/29 65.8 20/6 27. 4 5/1 6.8 Cộng 145/79 145 100 95/61 65.5 39/16 26. 9 11/2 7.6 II./ THỜI GIAN, HÌNH THỨC SINH HOẠT. 1./ Thời gian sinh hoạt: - Thời gian sinh hoạt trong tháng: 02 lần/tháng - Tuần thứ 2 và tuần thứ 4 trong tháng. ( mỗi buổi sinh hoạt tg 1 tiếng rưỡi -> 2 tiếng đồng hồ) 2./ Hình thức sinh hoạt: -Tập trung các đồng chí là giáo viên trong tổ. III./ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRƯỚC KHI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN. - Lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn. - Xác định mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên môn. - Phân công chủ trì, thư ký buổi sinh hoạt. - Kiểm duyệt của Hiệu trưởng trong kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn trước đó. IV. TIẾN TRÌNH BUỔI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN. +Điểm danh giáo viên về dự buổi họp chuyên môn. +Tuyên bố lí do. +Giới thiệu thành phần tham dự (Hiệu trưởng; P. hiệu trưởng; chủ trì, thư kí, giáo viên trong tổ chuyên môn) 1./ Đánh giá công tác tổ chuyên môn trong 2 tuần qua: (Chủ trì) a./ Đánh giá lại công tác chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên trong tổ. -Tinh thần thực hiện quy chế của nhà trường ( đảm bảo ngày giờ công lao động) -Tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác. -Quan hệ với PPHS-đồng nghiệp-với học sinh. -Ý thức việc chấp hành “Hai không” với 4 nội dung. -Đánh giá về mặt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trong tổ. b./ Nhận định hoạt động dạy và học của giáo viên. - Đánh giá về việc dự giờ, thăm lớp trong tuần qua. -Thực hiện nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp, sử dụng thiết bị ĐDDH sẳn có và tự làm để phục vụ trong việc giảng dạy. -Đánh giá kết quả học tập của học sinh, có tác động bồi dưỡng đến HSYK- HS khuyết tật hòa nhập. c./ Nhận xét về CSVC, trang thiết bị phục vụ trong việc dạy học của giáo viên. - Đánh giá về lao động vệ sinh học đường. d./ Đánh giá các phong trào thi đua theo chủ đề, chủ điểm lớn trong tuần, trong tháng. đ./ Đánh giá thực thi sự phản ánh công tác chủ nhiệm đối với học sinh; Nêu được những thuận lợi khó khăn của học sinh trong quá trình học tập. -Đánh giá việc giáo viên trong tổ có nhiệt tình tham gia xây dựng các chuyên đề hoặc trao đổi rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH, tiến trình soạn giảng có đúng với yêu cầu chuẩn KTKN- KNS,GDMT, TTHCM…. e./ Các công tác khác, có liên quan đến công tác giảng dạy trong tuần (nếu có) … 2./ Phương hướng 2 tuần tới : ( Tuần 31-32) a./ Thực hiện tốt và duy trì tốt công tác chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên trong tổ. -Triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành, các quy chế của nhà trường. -Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác giáo dục . -Thái độ phục vụ con em nhân dân. -Xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong tổ. b./ Hoạt động dạy và học của giáo viên trong tổ. -Xây dựng kế hoạch BDHSYK – HSG – CLB năng khiếu ( cờ vua, mĩ thuật, kĩ thuật…) trong khối, lớp là then chốt. -Luôn thực hiện đúng chương trình học, đảm bảo KTKN. -Soạn giảng, nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Dạy học lồng ghép GD KNS, GDMT, GDĐĐ. -Kiểm tra cho điểm, đánh giá nhận xét kết quả học tập của học sinh đúng thực chất. -Lên lịch tổ chức dự giờ, thao giảng, đóng góp, trao đổi PPDH rút kinh nghiệm có hiệu quả. -Tổ chức làm ĐDDH để phục vụ cho tiết dạy. -Thực hiện chủ đề, chủ điểm lớn trong tuần, trong tháng. -Tổ chức hoạt động tham gia ngoài giờ lên lớp, vệ sinh lao động trường lớp đảm bảo Trường học thân thiên- học sinh tích cực. -Tổ chức phong trào xanh hóa lớp học, trang trí tu bổ lớp học theo chủ điểm của tháng. c./ Các công tác khác, có liên quan đến công tác giảng dạy trong tuần (nếu có) … 3./ Các giáo viên trong tổ trao đổi, góp ý những nội dung trên. * Giáo viên trong tổ trao đổi về chuyên môn: Các nội dung bài học, môn học, các PPDH, ĐDDH, hoặc những sáng kiến, kinh nghiệm hay để áp dụng cho lớp, khối, trường. Hoặc các ý kiến có liên quan trong kế hoạch. 4./ Tổ trưởng giải trình những vướng mắc, khó khăn cần giải quyết của các thành viên trong tổ. Tùy tình hình thực tế ý kiến của giáo viên diễn ra trong buổi họp mà tổ trưởng sẽ giải trình những khó khăn, và giải quyết những thắc mắc trong tổ . 5./ Ý kiến đề xuất với lãnh đạo cấp trên ( nếu có) 6./Kiểm duyệt giáo án (bài soạn, kế hoạch bài học). Phần này đều có kiểm duyệt hàng tuần. Thường xuyên nhắc nhở giáo viên trong soạn giảng. Nếu bài soạn chưa đầy đủ yêu cầu của bài, thì đề nghị GV bổ sung để có hiệu quả thiết thực. Trên đây là báo cáo “sinh hoạt tổ chuyên môn” của khối 4&5 Trường tiểu học Mỹ Hòa 2. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô, để đơn vị sẽ đúc kết thêm kinh nghiệm quý giá. HIỆU TRƯỞNG Người báo cáo T.Trưởng 4&5 NGUYỄN TẤN LỰC . rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh. Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà. chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành, các quy chế của nhà trường. -Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác giáo dục . -Thái độ phục vụ con em nhân dân. -Xây dựng các

Ngày đăng: 28/06/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w