Trung Quốc từ lâu đã được biết đến là một trong những nước có nền văn hóa đồ sộ và lâu đời nhất thế giới
Trang 1Lời mở đầu
Trung Quốc từ lâu đã được biết đến là một trong những nước có nền văn hóa
đồ sộ và lâu đời nhất thế giới Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc là một nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.Song trong gần 30 năm qua, cùng với công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn Nền kinh
tế Trung Quốc đã dần chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá cứng nhắc trước đây sang một thể chế kinh tế thị trường có điều tiết Thực lực kinh tế nhà nước vẫn được tăng cường, bản chất và định hướng XHCN được giữ vững Sự phát triển kinh
tế ở quốc gia đông dân nhất thế giới này còn là điều bí ẩn đối với không ít trường phái kinh tế học phương Tây Dựa trên cơ sở tổng hợp tài liệu liên quan, chúng em
xin viết về ”Chiến lược mở cửa nền kinh tế Trung Quốc”, và đôi nét thành tựu
đạt được cũng như những khó khăn thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc
Trang 2I.Những lợi thế và bất lợi của đất nước Trung Quốc
1.Lợi thế:
Trung Quốc với diện tích 9.596.960 km2 là nước rộng thứ tư thế giới Ngày nay, với số dân là 1,3 tỉ người, trong đó lực lượng lao động là 803,3 triệu người, Trung Quốc trở thành ”Đại công xưởng” của thế giới và cũng là một thị trường tiêu thụ khổng lồ Nhờ có lượng cung và cầu lớn trong nước, Trung Quốc có thể dễ dàng đạt được việc “tiết kiệm chi phí sản xuất” đối với sản xuất kinh tế Những ưu điểm của việc “tiết kiệm chi phí sản xuất” sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ và gia tăng hiệu quả quản lý nguyên liệu, do đó sẽ làm hạ thấp chi phí sản xuất tại Trung Quốc cũng như tăng thêm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước này
Với tầng lớp trung lưu (thu nhập từ 11.000USD/năm trở lên) ước khoảng 100
-150 triệu người, Trung Quốc đang là thị trường đầy sức hút của các hãng thời trang, may mặc và mỹ phẩm thế giới
Một lợi thế phát triển nữa của Trung Quốc là sự ổn định vững chắc của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong một thế giới toàn cầu hoá có độ bất định cao
và khó dự đoán Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc được Ngân hàng ABN AMRO coi là "thiên đường an toàn" của các nhà đầu tư hiện nay Trong khi thế giới nói chung trở nên rất dễ bị tổn thương, còn các nền kinh tế trong khu vực tỏ ra không đủ sức đương đầu với sóng gió suy thoái kinh tế từ nước Mỹ, thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn đứng vững và gia tăng sức hấp dẫn của mình
2.Bất lợi:
Do Trung Quốc có đường biên giới dài, tiếp giáp với nhiều quốc gia nên tình hình biên giới rất phức tạp, khó quản lý Ví dụ như tình trạng buôn lậu với số lượng lớn cùng với chất lượng và giá cả đã làm cho nền kinh tế Trung quốc đang phải đối mặt với vấn đề thương hiệu
Trung Quốc còn bị giới hạn bởi một số yếu tố khác như dân số đang già đi, tài nguyên nước và năng lượng ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ Tình hình ô nhiễm ở Trung Quốc đang xấu đi một cách trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nước và không khí Hai phần ba số thành phố của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí Bên cạnh đó là những vụ thiên tai rất lớn thường xuyên xảy ra như động đất, mưa bão gây thiệt hại cực kỳ to lớn về kinh tế Gần đây nhất có thể
Trang 3kể đến vụ động đất hồi tháng 5 /2008 ở Tứ Xuyên với thiệt hại đơn thuần về mặt kinh tế là trên 20 tỷ USD
II Mục tiêu của mở cửa nền kinh tế Trung Quốc
Phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh công cuộc
mở cửa đối ngoại
Trung Quốc mở cửa nền kinh tế nhằm khai thác lợi thế bên ngoài về vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước Nâng cao hiệu quả sử dụng một cách tối đa nguồn tài nguyên, hạ mức tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị giá trị, tổng giá trị sản lượng khoảng 20% Giảm số người nghèo khó, nâng cao mức sống của nhân dân, cải thiện đáng kể các điều kiện
về nhà ở, giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế và môi trường Đặc biệt coi trọng việc xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa và tăng thu nhập cho nông dân
III.Biểu hiện của xu thế mở cửa kinh tế Trung Quốc
Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12/1978) quyết định cải cách và mở cửa nền kinh tế Đây là cuộc cải cách lớn và toàn diện, từ tư duy lý luận đến hoạt động thực tiễn, từ điều hành nền sản xuất tới phân phối thu nhập
Năm 1979, Trung Quốc quyết định xây dựng 3 đặc khu kinh tế là Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu kinh tế Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến Việc quyết định xây dựng các đặc khu này nhằm mở rộng hợp tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với nước ngoài, tận dụng vốn FDI, đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào Trung Quốc Từ năm 1978-2007, FDI tích lũy vượt 760 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thu hút FDI tại các nước đang phát triển và đứng thứ hai thế giới
Năm 1982, Trung Quốc thực hiện khoán sản lượng hoặc khoán toàn bộ đến hộ nông dân Việc giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã mang lại bước nhảy vọt trong kinh tế nông thôn Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 11,5%/năm trong giai đoạn 1980 - 1985, gấp 3,5 lần giai đoạn 1953
- 1980
Năm 1986, Trung Quốc khởi động cải cách doanh nghiệp nhà nước.Và đến năm 1993, khu vực kinh tế nhà nước đã được hiện đại hóa gồm tổ chức các tập đoàn
Trang 4lớn, đổi mới kỹ thuật, áp dụng phương pháp quản lý khoa học tiên tiến Các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ có quyền lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt động như
cổ phần hóa, cho thuê, chuyển thành sở hữu tập thể hoặc bán cho tư nhân Đến cuối năm 2007, 1.550 doanh nghiệp lên sàn chứng khoán
Năm 1993, Trung Quốc tiến hành cải cách chính sách thuế theo hướng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và áp dụng chính sách giá theo giá thị trường Những doanh nghiệp xuất khẩu được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hàng Các công ty này sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua những thiết bị được sản xuất trong nước Các công ty nước ngoài được miễn thuế hoàn toàn nếu họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc
Năm 1994, Trung Quốc thông qua luật ngoại thương, bãi bỏ việc lập kế hoạch theo chỉ thị hoạt động xuất nhập khẩu; trao cho doanh nghiệp quyền hoạt động kinh
tế đối ngoại, bãi bỏ việc cấp quota đối với một loạt hàng hóa Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu tiên và ưu đãi về thuế Các khu vực kinh tế tự do như khu Phố Đông ở Thượng Hải, Thâm Quyến trở thành trung tâm thu hút tư bản nước ngoài và
là “trung tâm phát triển” Từ năm 1978–2007, kim ngạch ngoại thương tăng từ 20,64
tỉ USD lên 2.170 tỉ USD
Năm 1996, Trung Quốc áp dụng tỷ giá ngoại tệ thống nhất dựa theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Năm 1999, kinh tế ngoài quốc doanh được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Tính đến cuối năm 1997, Trung Quốc có quan hệ buôn bán với 227 nước và khu vực trên thế giới, tăng 177 nước và khu vực so với trước khi thực hiện cải cách mở cửa.Công cuộc mở cửa đối ngoại phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với một số nước vẫn duy trì tốt Trong 4 tháng năm
2007, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản đạt 40,28 tỷ USD, tăng 36,4% so với năm 2006; tổng kim ngạch Trung Quốc - Mỹ đạt 36,26 tỷ USD, tăng 35,5%; tốc độ tăng trưởng mậu dịch song phương giữa Trung Quốc
-EU, Trung Quốc - ASEAN; Trung Quốc - Hàn Quốc đều đạt trên 40%
Trang 5 Năm 2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO.Dòng vốn FDI
đổ vào Trung Quốc tăng mạnh
Inward FDI in China (US$ billion),1979–2004, Source: NSBC(1990–2005)
Tuy nhiên dòng vốn này đổ vào Trung Quốc là quá lớn trong vòng một thời gian ngắn ( theo dõi biểu đồ) dù rằng đã khiến nước này luôn tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng bên cạnh đó là những hiểm họa khó có thể kể hết Ví dụ như khi hiện tượng tháo rút vốn từ phía nước ngoài xảy ra sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính trên diện rộng Chính vì vậy mà chính phủ Trung quốc hiện nay đã đưa ra các biện pháp nhằm giảm lượng vốn này cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý hơn Có thể lấy
ví dụ như : Luật lao động mới tại Trung Quốc gây không ít khó khăn cho nhà đầu
tư.Thêm vào đó, Trung Quốc mới sửa đổi lại luật thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2007, những công ty nước ngoài sẽ phải nộp thuế với mức thuế mới là 25% thay vì mức hết sức ưu đãi là 15% trước đây Như vậy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Trung Quốc được giảm bớt
Bên cạnh việc giảm sức nóng của nguồn vốn FDI, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra thị trường nước ngoài Mục đích của hành động này là làm
đa dạng hóa việc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ mà nước này tích lũy được sau ba thập niên tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao Đầu tư ra nước ngoài còn giúp các doanh nghiệp Trung Quốc có điều kiện tiếp cận các thị trường mới và các công nghệ hiện đại Việc mua lại hay sáp nhập ( M&A) các công ty nước ngoài còn
là một cách để các nhà sản xuất Trung Quốc xây dựng những thương hiệu quốc tế
Trang 6uy tín Cuối cùng, đầu tư ra nước ngoài còn là con đường ngắn nhất để Trung Quốc thực hiện chính sách “ngoại giao tiền bạc”, xây dựng ảnh hưởng không chỉ kinh tế
mà cả chính trị, quân sự, nhằm nâng cao vị trí của Trung Quốc như một siêu cường mới trên vũ đài quốc tế
Hiện nay, Trung Quốc đầu tư nhiều nhất ở châu Á, sau đó là Nam Mỹ, châu Phi, Úc, Bắc Mỹ và cuối cùng là châu Âu Phần lớn các dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài thuộc lĩnh vực khai thác mỏ, chiếm 55% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của nước này Đầu tư vào các dịch vụ thương mại đứng thứ hai, chiếm
tỷ trọng 19% tổng số vốn đầu tư Kế đó là đầu tư vào sản xuất công nghiệp (15%), ngành bán lẻ và bán buôn (5%)
Năm 2002, các ngân hàng nước ngoài đã mở 175 công ty với tổng số vốn 31,7
tỉ USD, chín công ty bảo hiểm nước ngoài thuộc tám nước đã mở 12 công ty tại Trung Quốc Các tổ chức tài chính thu hút vốn FDI tập trung tại các thành phố và đặc khu như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hạ Môn, Chu Hải, Thiên Tân…
Năm 2004, Trung Quốc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh; đưa điều khoản bảo hộ tài sản tư hữu vào Hiến pháp
Trang 7III Đôi nét về Thành tựu đạt được và những khó khăn thách thức đối với Trung Quốc
Về thành tựu :
Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách mở cửa năm 1978, diện mạo Trung Quốc có nhiều đổi thay, đạt được tiến bộ toàn diện về phát triển kinh tế-xã hội.Trong
30 năm, GDP bình quân tăng 9,7%, lần lượt vượt qua Ý, Pháp và Anh vào các năm
2004, 2005, 2006 và đang dần tiếp cận với Đức Năm 2007, GDP của Trung Quốc đứng thứ tư thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu xếp thứ ba thế giới
Một trong những thành tựu lớn của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
là cải thiện đời sống nhân dân.Trong 30 năm qua, đời sống người dân Trung Quốc
từ mức "chưa đủ ấm no" đã được nâng lên thành "tổng thể khá giả"; số người nghèo
ở nông thôn giảm từ hơn 250 triệu người xuống còn hơn 10 triệu người.Thu nhập trung bình một người là 650 USD/tháng
Hiệu quả kinh tế được nâng cao rõ rệt Lợi nhuận xí nghiệp công nghiệp từ mức 439,3 tỷ NDT tăng lên mức 1.134,2 tỷ NDT Về mặt công nghệ, tiến trình công nghiệp hoá, tin học hoá được đẩy nhanh Sản lượng các sản phẩm quan trọng tăng mạnh, như thép phôi tăng 144 triệu tấn, thép thành phẩm tăng 165,77 triệu tấn, xe hơi tăng 3 triệu chiếc, đều gấp hơn hai lần; xi măng tăng 373 triệu tấn, tăng 62% Xuất nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc liên tục đạt mức tăng trưởng cao Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện thêm một bước Sản phẩm cơ điện và sản phẩm công nghệ cao chiếm lần lượt 54,5% và 27,9% trong cơ cấu hàng xuất khẩu Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may
Các công trình khoa học công nghệ cơ sở quan trọng được xây dựng nhiều Thành tựu lớn tiêu biểu cho sự tiến bộ về khoa hoc công nghệ của Trung Quốc là việc phóng thành công tầu vũ trụ Thần Châu 6
Những khó khăn thách thức
Nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến tình trạng phát triển thiếu vững chắc, vấn đề cung ứng năng lượng trở nên rất cấp bách, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và tài nguyên môi trường cũng trở nên gay gắt hơn Về tài nguyên, tính theo đầu người, Trung Quốc là nước nghèo Do đó việc
Trang 8tiết kiệm tài nguyên như đất, năng lượng cùng các loại tài nguyên khác là vấn đề rất lớn.Thời gian gần đây, do nền kinh tế phát triển quá nóng với một số ngành như sắt thép, xi măng,.đã khiến Trung Quốc càng thiếu năng lượng trầm trọng hơn,nhất là thiếu điện và dầu mỏ
Thách thức sau khi gia nhập WTO: Mặt trái của toàn cầu hóa kinh tế là mất an ninh và mất cân bằng về kinh tế Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, cần phải giải quyết 2 vấn đề quan trọng là nông nghiệp và dịch vụ tiền tệ Khi các nước mở cửa lĩnh vực dịch vụ tiền tệ, ngân hàng quốc tế thường nhanh chóng chiếm lĩnh độc quyền và đóng vai chủ đạo, nhưng không chịu cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế không bình đẳng
Thách thức trong quản lý tỷ giá hối đoái đồng NDT: Hiện nay, trước sức ép của
Mỹ và phương Tây, việc lựa chọn tỷ giá hối đoái đồng NDT một cách hợp lý là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc Theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, việc tăng giá đồng NDT sẽ ảnh hưởng lớn đến số đông nông dân và sản xuất của nông thôn
Thách thức trong quản lý nguồn dự trữ ngoại tệ: Đó là làm thế nào để quản lý nguồn dự trữ ngoại tệ, nhất là trong tình hình hiện tại việc dự trữ đồng Dollar Mỹ không còn an toàn như trước đây
Thách thức trong quản lý tăng trưởng kinh tế: Hiện Trung Quốc phải đối mặt với hạn chế xuất khẩu tài nguyên của toàn cầu, ảnh hưởng đến phát triển cân bằng của Trung Quốc như gia tăng nội nhu, tiết kiệm và nâng cao hiệu suất năng lượng, khống chế cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ đang làm thay đổi những ngành nghề truyền thống và phương thức sản xuất truyền thống Trung Quốc có thể nhờ đó mà phát huy thế mạnh của nước đi sau, tận dụng thành quả khoa học tiên tiến của thế giới, song cũng có thể tụt hậu so với trình độ quốc tế nếu như không vượt qua được sức ép cạnh tranh
Trang 9Kết Luận
Trong những năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lo lớn về kinh tế Thực lực kinh tế, sức mạnh tổng hợp và địa vị quốc tế được nâng cao rõ rệt
Trung Quốc đã được đánh giá là "kỳ tích phát triển kinh tế thế giới Trung Quốc đã
phát triển đất nước theo cách của riêng mình, mang dậm bản sắc và phù hợp với hoàn cảnh thực tại của đất nước Xây dựng đất nước tiến lên XHCN nhưng theo cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước Sau hơn 30 năm cải cách, từ một nước khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội hỗn loạn Nay nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này đã có những khởi sắc kì diệu.Trung Quốc là một tấm gương và bài học lớn cho các nước phải học tập.Trong bài viết này, do sự hạn chế
về kiến thức và do đây là lần đầu làm bài luận nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của cô giáo để bài luận này được hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn cô
Trang 10Giải thích viết tắt
FDI : foreign direct investment
WTO : world trade organization
GDP : Gross domestic product
GNP : Gross national product
M&A : Merger and Acquisitions
USD : United states of America
Danh mục bảng biểu
Biểu đồ 1 : Lượng vốn FDI vào Trung quốc 1979-2004
Biểu đồ 2 : lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung quốc 1979-2006
Tài liệu tham khảo :
Giáo trình Kinh tế quốc tế-Nhà xuất bản tài chính 2008
http://vnmedia.vn/print.asp?newsid=129789
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2006/10/3B9EFA16/
p://www.langsonqt.info/
Diễn đàn của Doanh nghiệp Việt Nam.vnn.vn
Trung Quốc phát triển mạnh sau 30 năm cải cách, mở cửa - 7-6-2008 - Nhân Dân