Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
166 KB
Nội dung
ÔN TẬP LÝ THUYẾT *Câu1/ Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đọan từ 1945 đến 1975? a. Một nền VH vận động theo hướng CM hoá, gắn bó với vận mệnh của đất nước. - Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. - Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là TQ và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Văn học giai đoạn này. b. Một nền văn học hướng về đại chúng. - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. - Nội dung, hình thức hướng về đối tượng quần chúng nhân dân cách mạng. c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn * Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau: - Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. - Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân - Con người do vậy chủ yếu được khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn. - Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng. * Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng k.đ cái Tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tới lí tưởng: tập trung miêu tả và k.định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc. => Hai khuynh hướng này kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. * Câu 2/ Nêu quá trình p.t và những thành tựu chủ yếu của v.h giai đọan 1945-1975: a. Chặng đường văn học từ năm 1945-1954 : Phát triển trong hoàn cảnh 9 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ nhưng thắng lơị vẻ vang - VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. - Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí,từ 1950 trở đi x.h một số tp khá dày dặn. b. Chặng đường từ 1955-1964:Phát triển trong hoàn cảnh Miền Bắc được hoà bình, miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Văn xuôi mở rộng đề tài. - Thơ ca phát triển mạnh mẽ. - Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể. c. Chặng đường từ 1965-1975:Kháng chiến chống Mỹ ở vaò thơì điểm quyết liệt ở cả hai miền Nam Bắc. - Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Vn anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam). - Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại - Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. d. Văn học vùng địch tạm chiếm: - Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động ( Chống cộng, đồi truỵ bạo lực ) - Xu hướng VH yêu nước và cách mạng : + Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc + Hình thức thể loại : Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí. - Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động * Câu 3/ Nêu vài nét về hoàn cảnh lịch sử -xã hội và văn hoá của giai đọan văn học từ 1975 đến hết thế kỷ XX?: - Chiến thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc lại mở ra một thời kỳ mới- thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước.Tuy nhiên , từ 1975 đến 1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới. - Từ 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới… thúc đâỷ nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với quy luật phát triển khách quan của văn học. * Câu 4 /Nêu những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học của văn học sau 1975? : - Về thơ: Không tạo được sự lôi cuốn và hấp dẫn như ở giai đoạn trước. + Sự nở rộ trường ca sau 1975 là 1 trong những thành tựu nổi bật của thơ ca g.đoạn này. + Những nhà thơ thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện nhiều và đang từng bước tự khẳng định. - Văn xuôi :Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. + Nhiều cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về c.t, cách tiếp cận h.t đời sống. + Từ 1986, văn xuôi thực sự khởi sắc với nhiều tập truyện ngắn có giá trị ra đời ( gắn bó, cập nhật và đề cập- phản ánh tới nhiều vấn đề bức xúc của đời sống ). - Kịch: phát triển mạnh mẽ và khẳng định được chỗ đứng trong văn học . * Câu 5 / Đặc điểm của văn học sau 1975? - V.h vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. - Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú , mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy. - Cái mới của văn học ở giai đoạn này là tính chất hướng nội (đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, q.t nhiều hơn tới s.phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp…). Câu 6/Trình bày hoàn cảnh ra đời và những đăc sắc n.thuật của bài thơ VB : 1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc - Là tác phẩm xuất sắc của Tố Hữu nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung. - Sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan TW của Đảng và Chính phủ rời chiến khu VB trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc k.c chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng ĐBP và hoà bình được độc lập lại ở miền Bắc. - Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hung, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương Cách mạng. 2. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc Bài thơ Việt Bắc (đoạn trích được học) có nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. - Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được sử dụng thành công. - Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống được sử dung một cách sáng tạo để diễn tả n.dung t.c phong phú về q.hương, con người, TQ và CM - Cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến hoá linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa - biểu cảm phong phú vốn có của nó được khai thác rất hiệu quả. - Những biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng…) quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng được dùng nhuần nhuyễn. Câu 7/ Những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: a. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thật sự. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong những sáng tác từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp trở về sau. b. Thơ TH tràn đầy cảm hứng l.m, luôn hướng người đọc đến chân trời tươi sáng. c. Thơ TH có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. Nhiều vấn đề chính trị, CM đã được ông thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời d. Thơ TH đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện: các thể thơ và thi liệu truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn từ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào… Câu 8 / ”. Vì sao nói rằng “ Vợ nhặt” đã được xây dựng trên cơ sở của một tình huống lạ? Đây là một tình huống lạ. Là vì một người như Tràng mà cũng lấy được vợ: nghèo (lấy vợ phải có tiền cheo cưới) ngụ cư, xấu trai… Lạ vì quá dễ dàng đúng là “nhặt ”được về. Lạ nên mới đầu không ai tin. Cả xóm ngụ cư đều ngạc nhiên, coi như một điều vô lý. Bà cụ Tứ là mẹ Tràng cũng không tin… Ngay đến bản thân Tràng cũng không tin(nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ, như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?) … Câu 9/ Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và nhận xét về cách sử dụng hai từ “minh” và “ta” trong bài thơ này. 1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Viết Bắc” của Tố Hữu: a. Sau chiến thắng lịch sử ĐBP (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình được lập lại, 1 trang sử mới của đất nước và 1 giai đoạn mới của CM được mở ra. Tháng 10 – 1954, các cơ quan của TW Đảng và Chính phủ rời chiến khu VB, nơi đã che chở, nuôi dưỡng CM trong suốt những năm chống thực dân Pháp trở về Hà Nội. b. Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: Từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi rừng về thành thị: Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những người đã từng “chia ngọt sẻ bùi”. Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi,… Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu - một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng đã sang tác bài thơ Việt Bắc vào tháng 10 – 1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ Việt Bắc, một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Nhận xét về cách sử dụng hai từ “minh” và “ta” trong bài thơ: a. “Mình” và “ta” là cách xưng hô thường thấy trong ca dao của dân tộc (“Mình về có nhớ ta chăng – Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”; hoặc “Mình bảo với ta minh hãy còn son – Ta đi qua ngõ thấy con mình bò”…). Thông thường :ta” và “mình” không phải là một. Nhưng trong quan hệ thân thiết, việc xưng hô “mình”, “ta” sẽ tạo nên sự gần gũi, tình cảm và thân thương. Đó còn là cách xưng hô có tính chất lấp lửng và phải có quan hệ gắn bó, mặn mà lắm mới có cách xưng hô như vậy. b. Vận dụng lối xưng hô đằm thắm ấy của ca dao, Tố Hữu đã có những sáng tạo mới khi sử dụng hai từ “minh” và “ta” trong bài thơ Việt Bắc. Cụ thể, trong ca dao “mình” và “ta” thường để chỉ hai cá nhân cụ thể: một nam, một nữ. Trong bài thơ Việt Bắc, “mình” và “ta” mang tính phiếm chỉ, biểu thị cho kẻ ở, người đi. Đó cụ thể là chỉ đồng bào các dân tộc VB, những người ở lại và những cán bộ CM về nơi thị thành “Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng cuối rừng”. Mặt khác, nhiều câu thơ, Tố Hữu còn vận dụng nét nghĩa lấp lửng, làm cho “mình” và “ta” thêm ý nhị, hàm nghĩa phong phú. Ví dụ: “Mình đi mình lại nhớ mình”… Câu 10/ Anh (chị) hãy nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Tố Hữu. 1. Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Tố Hữu Giới thiệu chung: Tố Hữu (1920 – 2002) là người đại diện xuất sắc thơ ca cách mạng và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sang tác. Ông có nhiều đóng góp với nền thơ ca hiện đại bởi số lượng tác phẩm và những cách tân trong nghệ thuật thơ ca. 2. Các tác phẩm của Tố Hữu Với Tố Hữu, sự nghiệp thơ ca được bắt đầu cùng với sự nghiệp cách mạng. Tập Từ ấy (1937 – 1946) đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên tiểu tư sản được giác ngộ cách mạng. Tập Việt Bắc (1947 – 1954) phản ánh cuộc kháng chiến trường kì anh hung của dân tộc, trong đó nổi bật là sức mạnh của nhân dân. Tập Gió lộng (1955 – 1961) khai thác hai đề tài: xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Tập ra trận (1962 – 1972) khẳng định chủ nghĩa anh hung cách mạng trong không khí cả nước cùng ra trận. Tập Máu và hoa (1973 – 1977) khai thoát chặng đường gian khổ, hi sinh và thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Tập Một tiếng đờn (1979 – 1992) bộc lộ suy ngẫm của nhà thơ sau khi đã trải qua một quá trình hoạt động cách mạng nhiệt tình, sôi nổi. Ta với ta (1993 – 1998) thể hiện triết lí của nhà thơ về con người và thời đại trong những năm cuối thế kỉ XX. 3. Đánh giá khái quát giá trị nội dung nghệ thuật Nét nổi bật về nội dung của thơ Tố Hữu là niềm say mê lí tưởng cộng sản, nhiệt tình cống hiến cho đất nước, nhân dân, triết lí sống cao đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của thơ Tố Hữu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa của thơ ca truyền thống và những tìm tòi sang tạo theo hướng hiện đại hoá, tính dân tộc và tính đại chúng. Câu 11/ Những yếu tố hình thành nên hồn thơ Tố Hữu: + Gia đình có cha và mẹ đều là những con người yêu thích thơ ca. Từ nhỏ Tố Hữu được cha dạy làm thơ theo lối thơ ca cổ. Bà mẹ là con một nhà nho thuộc người thơ ca (ca dao, dân ca Huế) và rất giàu tình thương con. + Cảnh Huế thơ mộng trữ tình + văn hoá cung đình và văn hoá dân gian đậm bản sắc dân tộc nổi tiếng và độc đáo. + Mặt trận dân chủ do ĐCS lãnh đạo dấy lên sôi nổi trong cả nước, Huế là một trong những nơi sôi động nhất -> tác động đến bản thân -> gia nhập cách mạng. Tố Hữu trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ Huế. => Tố Hữu: Con người thi sĩ và con người chiến sĩ hoà làm một. - Câu 12: Trình bày những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. 1. Về nội dung Thơ TH phản ánh đậm nét hình ảnh con người VN, Tổ quốc VN trong thời đại cách mạng, đã đưa ra những tư tưởng và tình cảm cách mạng hoà nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. 2. Về nghệ thuật Thơ Tố Hữu thiên về tính truyền thống hơn là tìm tòi theo hướng hiện đại hoá. - Thể thơ: Sử dụng đa dạng các thể thơ, đặc biệt thành công với thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thơ bảy chữ. - Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc với dân tộc, những so sánh ví von truyền thống. - Nhạc điệu: Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt, sử dụng các từ láy,sử dụng vần phối hợp các thanh điệu kết hợp với nhịp thơ, tạo thành nhạc điệu phong phú của các câu thơ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn. Câu 13 / Trình bày một cách ngắn gọn những chặng đường thơ của Tố Hữu để làm nổi bật con đường thơ của ông trong quan hệ với cách mạng Việt Nam. - Nêu ý tổng quát: Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thực chặng đường cách mạng vừa gian khổ vừa đầy vinh quang của dân tộc. - Nêu những chặng đường thơ của TH gắn với chặng đường CM của dân tộc: +Từ ấy (1937 -1946) là chặng đường đầu tiên của đời thơ TH. Tập thơ gồm ba phần (Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng). Cảm hứng chủ đạo là ca ngợi lí tưởng CM, cảm thông sâu sắc đối với quần chúng lao khổ, ca ngợi tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ cộng sản, khẳng định thắng lợi của cách mạng, niềm tin của nhân dân vào chế độ mới. + Việt Bắc (1947 – 1954) là bản giao hưởng thơ hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. + Gió lộng (1955 – 1961) là tiếng hát ân tình đối với quá khứ, niềm hạnh phúc của miền Bắc trên con đường mới và nỗi nhớ thương, đau xót xen lẫn niềm tự hào về miền Nam “đi trước về sau”. + Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977) là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho tới ngày toàn thắng, nước non liền một dải. + Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999) là những chiêm nghiệm với bao vui buồn, sướng khổ, mừng lo trước dòng đời, nhưng vẫn tràn đầy niềm tin vào lí tưởng, vào con đường cách mạng. Câu 14: Nêu hoàn cảnh, mục đích viết Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Để yêu cầu nêu hoàn cảnh, mục đích sang tác Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.Thí sinh có thể trình bày câu này bằng cách gạch đầu dòng. Bài làm cần nhấn mạnh các ý sau: 1. Hoàn cảnh sáng tác -Viết vào những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9/1945 (trong khoảng từ 26/8/1945 đến ngày 2/9/1945, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội), trong không khẩn trương, tưng bừng và niềm vui thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. - Ra đời trong tình thế vô cùng cấp bách, khi nền độc lập mới giành được bị đe doạ bởi các thế lực phản động quốc tế. 2. Mục đích sáng tác - T.bố quyền độc lập của dân tộc VN với quốc dân đồng bào và với toàn thế giới. - Ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân. Câu 15 / Nêu tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1. Giá trị lịch sử - Ngày 2 – 9- 1945, C.t HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lâph trước hang chục vạn đồng bào tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc VN về quyền độc lập, tự do, cũng là kết qủ tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó. - Bản T.n đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở VN và mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên n.d làm chủ đất nước. 2. Giá trị văn học - Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn độc lập dân tộc với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của con người Việt Nam. - Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn ngọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ; chứng cứ cụ thể, xác thực; lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm. nhận thức của người nghe, người đọc. Lưu ý: Câu này yêu cầu thí sinh nêu tóm tắt giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn, chứ không cần trích dẫn tác phẩm để phân tích. Câu 16/ Anh (chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp v.h của NT. 1. Là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Sự nghiệp của ông trải ra trên hai chặng đường, trước và sau cách mạng tháng Tám 1945; trước năm 1945, là nhà văn lãng mạn; sau năm 1945, chuyển biến thành nhà văn cách mạng. 2. Trước năm 1945, sang tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính a. Chủ nghĩa xê dịch: Viết về bước chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó hiện ra cảnh sắc và phong vị quê hương cùng một tấm long yêu nước tha thiết. Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương… b. Vẻ đẹp “vang bong một thời”: Là những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: Vang bong một thời… Đời sống truỵ lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niên đương thời. Tác phẩm chính: Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc,… 3. Sau năm 1945, sang tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó thấy được vẻ đẹp của người Việt nam vừa anh dũng vừa tài hoa. Tác phẩm chính: Tình chiến dịch, Đường vui, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, … . Ông cũng viết về công cuộc xây dựng đất nước, trong đó hiện lên con người Việt Nam với vẻ đẹp cần cù mà rất mực tài hoa. Tác phẩm chính: Sông Đà, Kí Nguyễn Tuân … 4. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhâ \n văn cao quý, với những nét phong cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển, … Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể tuỳ bút và tiếng Việt … Câu 17/ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm”Người lái đò sông Đà “giúp anh/chị hiểu gì về ý nghĩa lời đề từ trong tác phẩm - Viết từ năm 1958-1960.Đó là những năm miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh và khởi sắc trong cuộc xây dựng mới, chinh phục thiên nhiên. - Là tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của NT Nhan đề và lời đề từ : -Tất cả mọi con sông đều chảy về Đông ,chỉ duy sông Đà chảy về hướng Bắc . -Cảm hứng sáng tác là ngợi ca và tự hào về cái đẹp của qh đất nước và con người VN. Câu 18/ Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nội dung bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng). 1. Hoàn cảnh ra đời : - Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ an ninh biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy các chiến sĩ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. - Quang Dũng (1921 – 1988) là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến những năm 1947 – 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này (lúc đầu bài thơ có tên Nhớ Tây Tiến) 2. Ý nghĩa nội dung :Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu bi tráng, bài thơ khắc hoạ chân dung người chiến sĩ Tây Tiến hào hung, hào hoa trong những ngày đầu kháng chiến chống pháp đầy gian khổ, hi sinh. Câu 19/ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) đã giúp anh/chị hiểu gì về người lính Tây Tiến? - Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ độih Lào, bảo vệ biên giới Việt-Lào. Địa bàn đóng quân và hoạt động khá rộng: từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía tây Thanh Hoá. - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, lao động chân tay cũng lắm, tri thức cũng nhiều. Quang Dũng là đại đội trưởng. - Đơn vị chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ,vô cùng thiếu thốn về vật chất,bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. -Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào rồi trở về Hoà Bình thành lập Trung đoàn 52.Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác.Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu,ngồi ở Phù Lưu Chanh,anh viết bài thơ bồi hồi Nhớ Tây Tiến sau đổi là Tây Tiến.Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô và được nhiệt liệt hoan nghênh tại Đại hội toàn quân ở Phù Lưu Chanh. =>Qua hoàn cảnh ra đời đó, ta thấy hiện lên hình ảnh chiến sĩ:Gan dạ,dũng cảm, ko sờn lòng trước những khó khăn gian khổ.Họ chiến đấu kiên cường bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng,và lúc nào cũng phơi phới lạc quan. Câu 20/ Trình bày hoàn cảnh sang tác truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Qua đó, anh (chị) hiểu gì thêm về cuộc sống của người dân Tây Bắc ngày ấy? 1. Yêu cầu: HS trả lời ngắn gọn hoàn cảnh sang tác truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và qua đó, hiểu gì thêm về cuộc sống của người dân Tây Bắc ngày ấy. 2. Ý chính: - Là tác phẩm đặc sắc trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Đó là kết quả của chuyến đi tham dự chiến dịch giải phóng TB,mà nhà văn Tô Hoài đã “cung ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào dân tộc TB trong suốt 8 tháng của năm 1952. Tác giả đã thổ lộ Đất nước và con người TB đã “dể thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên”. - Hoàn cảnh sáng tác đó giúp cho người đọc không những hiểu thêm mà còn xúc động trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc nghèo miền núi Tây Bắc (trong tác phẩm là Mị và A Phủ) dưới ách thống trị của phong kiến (cha con Thống lí Pá Tra) và thực dân, đồng thời hiểu them về sức sống tiềm tang mãnh liệt cũng như con đường mà họ đã đến với cách mạng. Câu 21/ Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 1. Giới thiệu khái quát - Hồ Chí Minh (1890 – 1969), lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn. - Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng về hình thức, thể loại, phong cách, tuy đều thống nhất trên tinh thần “thép” của nhà văn - chiến sĩ vĩ đại. 1. Văn Hồ Chí Minh a. Văn chính luận Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm chính luận, tuyên truyền, huấn luyện… Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Di chúc là những áng văn bất hủ đã đi vào lịch sử và trường tồn cùng đất nước. b. Văn xuôi nghệ thuật Gồm những truyện ngắn, truyện vui, truyện tư tưởng, tiểu phẩm châm biếm,… Nổi bật hơn cả là những sang tác viết bằng tiếng Pháp khi người hoạt động ở Pa – ri như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu, “Vi hành”,… Kịch con rồng tre (1925), bản án chế độ thực dân Pháp (1925) vừa là chính luận, vừa là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. 3. Thơ Gồm 2 loại: Thơ ca tuyên truyền cách mạng và thơ ca viết với cảm hứng trữ tình. a. Thơ ca tuyên truyền được Hồ Chí Minh sang tác từ rất sớm và khá lien tục, rất đa dạng về hình thức và thể loại. Đáng chú ý hơn cả là mảng thơ ca tuyên truyền các tầng lớp đồng bào đứng lên đánh giặc cứu nước trong thời kì Mặt trận Việt Minh và những bài thơ viết sau Cách mạng tháng Tám 1945 tặng thanh niên, thiếu nhi, động viên mọi người hăng hái tham gia kháng chiến,… Trong loại thơ này, những bài thơ chúc tết hằng năm có sức mạnh truyền cảm và ý nghĩa đặc biệt . b. Thơ trữ tình Nổi bật là thơ Nhật kí trong tù gồm 133 bài được sang tác khi Hồ Chí Minh bị bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc). Tập thơ cho thấy một tâm hồn cao đẹp tuyệt vời và một phong cách thơ độc đáo. Những bài thởtữ tình sang tác trong thời gian Hồ Chí Minh ở Pắc Bó (1941 – 1945) và trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc nổi bật hình ảnh của tác giả, vị chỉ huy tối cao của kháng chiến, ngày đêm lo việc nước, đồng thời vẫn ung dung lạc quan và có một tâm hồn rất thi sĩ. 4. Kết luận Di sản văn học độc đáo phong phú của Hồ Chí Minh có những giá trị đặc biệt, ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam và có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Câu 22/ Trình bày quan điểm sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sinh thời HCM ko nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà người bạn văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng vì hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, Người đã sang tác nhiều tác phẩm có giá trị. Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc về quy luật đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện. Điều này thể hiện trực tiếp trong hệ thống quan điểm sang tác văn chương của người. - Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Văn nghệ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Người nghệ sĩ phải là chiến sĩ, sử dụng văn thơ góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh của dân tộc. Văn thơ thời đại mới phải có “chất thép” (tinh thần chiến đấu). - Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn nghệ phải phục vụ quần chúng nhân dân. Câu hỏi đầu tiên người sang tác cần đặt ra tự trả lời: Viết cho ai? Viết để làm gì? Và viết như thế nào? - Văn nghệ phải có tính chân thật. Phản ánh trung thực hiện thực, nêu gương tốt, chống lại cái xấu. Viết chân thật đồng thời phải viết cho hay, cho hung hồn. Tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. Câu 23: Những nét chính về p.cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. 1. Giới thiệu khái quát về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và sự nghiệp văn chương của Người. 2. Phong cách nghệ thuật - Truyện và kí :Mang phong cách châu Âu hiện đại, lối kể chân thực, giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế. Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu. - Thơ ca: + Thơ chữ Hán: Hàm súc, uyên thâm, mang đậm nét cổ điển phương Đông pha lẫn chất trẻ trung, hiện đại, kết hợp hài hoà giữa chất thép và chất tình. Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí trong tù, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận… + Thơ tiếng Việt: Nhiều thể loại (chúc mừng, thăm hỏi, giáo huấn) là tiếng nói gần gũi, than tình chứa chan tình cảm cách mạng. Tiêu biểu: “Gửi nông dân”,”Khuyên thanh niên”… - Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, phù hợp với mục đích và đối tượng, có khi là những lập luận hung hồn đanh thép, tràn đầy tính chiến đấu, có khi lại kết hợp tình và lí thấm thía long người. Tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 3. Kết luận - Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một hiện tượng vừa đa dạng, vừa thống nhất. Trên cơ sở nhất quán về quan điểm sang tác, lối viết của Người bao giờ cũng ngắn gọn, trong sang, giản dị. Đó là một trong những nét cơ bản làm nên sự vĩ đại của vản chương Hồ Chí Minh. Câu 24/ Tình huống truyện của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” ? - Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt khi Vịêt bị rơi vào một tình huống đặc biệt : trong một trận đánh, Vịêt bị thương nặng và thất lạc đơn vị, phải nằm lại giữa chiến trường.Nhiều lần Việt ngất đi, tỉnh lại . Và giữa những cơn ngất đi tỉnh lại ấy của Vịêt, hình ảnh những người thân trong gia đình cứ hiện lên trong tâm trí Việt. Tình huống truyện dẫn đến 1 cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật. Câu 25/ Phương thức trần thuật và tác dụng của phương thức trần thuật ấy trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”? - Phương thức trần thuật: Truyện được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Vịêt khi anh bị thương phải nằm lại ở chiến trường. Đây là lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chuyện, nhưng cách nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật. Tác dụng : + Làm cho câu chuyện dù ko có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn .Tpđậm chất trữ tình, tự nhiên vì được kể bằng con mắt.,tấm lòng,ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật. + Tạo đk cho nhà văn thâm nhập sâu vào nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. + Diễn biến câu chuyện linh họat, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tự nhiên, có thể xáo trộn không gian với thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi nên những dòng hồi tưởng, liên tưởng phong phú , bất ngờ song vẫn hợp lý : quá khứ khi gần, khi xa, chuyện này bắt sang chuyện nọ… Trần thuật theo dòng hồi tưởng khiến câu chuyện về Những đứa con trong gia đình vốn được hình thành từ chuỗi những chuyện tưởng chừng như rời rạc, vụn vặt … trở nên mạch lạc, sáng rõ. Các nhân vật hiện lên vừa cụ thể rõ nét; vừa tiêu biểu cho những thế hệ người nông dân Nam Bộ và cho cả dân tộc ta trong kháng c chiến chống ngoại xâm… Câu26/ Chất sử thi của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” là gì? -Đề tài và nội dung của tác phẩm đề cập đến vấn đề cốt tử của quốc gia dân tộc : vận mệnh đất nước trước nạn ngoại xâm. Qua thiên truyện, tác giả muốn nói lên một sự thực – cũng là một điều kì diệu : lòng yêu nước, ý thức dân tộc đã thấm sâu đến từng người con trong gia đình bình thường nhất ( gia đình là tế bào của xã hội, của quốc gia dân tộc), khiến họ có một khao khát cháy bỏng là được chiến đấu giết giặc để bảo vệ độc lập bảo vệ độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. - Nhân vật trung tâm trong câu chuyện là những người nông dân bình thường nhưng mang phẩm chất anh hùng.Đặc biệt, cả một thế hệ trẻ như Việt- Chiến đã lên đường đánh Mỹ như đi trẩy hội mùa xuân, hồn nhiên, vô tư, tạo ra một sức mạnh to lớn để chiế thắng kẻ thù, vì trên vai học có cả thù nhà - nợ nước. - Chất sử thi còn thể hiện ở hình ảnh có ý nghĩa bỉêu tượng qua hình ảnh dòng sông truyền thống gia đình và rộng hơn là hình ảnh của “trăm sông đổ về một biển: : từ gia đình mở rộng ra : hình ảnh Tổ quốc, hình ản dâh dân tộc Việt Nam yêu nước, anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Câu 27:Anh / chị hãy cho biết xuất xứ và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân? - Đây là 1 truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí. Ý nghĩa nhan đề : + vừa thể hiện thảm cảnh của người nông dân trong nạn đói 1945 +vừa bộc lộ sự cưu mang ,đùm bọc lẫn nhau,khát vọng hướng tới cuộc sống gia đình và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. (Giữa những ngày chết đói bi thảm, vẫn “nhặt vợ”, họ không nghĩ đến cái chết, vẫn lạc quan tin tưởng nghĩ đến cái sống, nghĩ đến ngày mai tươi sáng ) Câu 28/Tình huống truyện cúa truyện” Vợ nhặt” là gì? - Nạn đói hoành hành : người chết như ngả rạ, người sống đi lại như bóng ma, trẻ con không muốn nô đùa - Tràng “nhặt vợ ”,nhà tăng thêm một miệng ăn <=> đẩy họ đến gần với cái chết hơn +Dân ngụ cư ngạc nhiênlo lắng : biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không + Bà cụ Tứ - ngạc nhiên rồi nín lặng với nỗi lo riêng mà rất chung : biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không + Tràng cũng bất ngờ với chính hp của mình => Tình huống truyện éo le bất ngờ mà hợp lí.Nó thể hiện giá trị hiện thực ,giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tác phẩ -Tố cáo tội ác dã man của td phát xít qua bức tranh về nạn đói khủng khiếp 1945. -Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng . ÔN TẬP LÝ THUYẾT *Câu1/ Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đọan từ 1945 đến 1975? a. Một nền VH vận động theo hướng CM hoá, gắn bó với vận mệnh của đất nước. - Văn học được. văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. - Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là TQ và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Văn. và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn, chứ không cần trích dẫn tác phẩm để phân tích. Câu 16/ Anh (chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp v.h của NT. 1. Là một nhà văn lớn của văn học Việt