1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ON THI TNTHPT 2011 HAY CAU5DIEM

5 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

4)BÀI CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Câu 1) Trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống mang ý nghóa khám pha, phát hiện về đời sống. Anh (chò) hãy làm rõ điều đó. Dàn ý: 1) Mở bài: - Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. - Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa năm 1983. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện mang ý nghóa khám phá, phát hiện về đời sống. 2) Thân bài: a) Tình huống truyện: - Nghệ só Phùng đến một vùng ven biển miền trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lòch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì bắt gặp trong đời. - Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghòch lí cảu đời thường. b) Các nhân vật với tình huống - Tình huống truyện được tạo nên bởi nghòch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè nặng trên đôi vai cặp vợ chồng. Người chồng trở thành vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chòu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Câu bé thương mẹ, bênh vực mẹ thành ra căm ghét cha mình. - Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghó. Anh khuyen người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn. c) Ý nghóa khám phá pháp hiện của tình huống. - Ở tình huống truyện này,cái nhìn và cảm nhận của nghệ só Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống con người. - Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vở lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. -Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện về người đàn bà ở toà án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lí trong những cái tưởng như nghòch lí ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình. 3) Kết luận: - Tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa có ý nghóa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. - Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng đònh cái nhìn đa diện nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật. 1 Câu 2: Anh (chò) cảm nhận như thế nào về người đàn bà làng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Gợi ý: Nguyễn Minh Châu là một cây bút văn xuôi xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam, là cây bút tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mó. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đưa người đọc đến với những trang viết tài hoa và những khám phá mới mẽ. Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1987, cũng được xem là dấu ấn của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc tiên phong đổi mới nền văn học nước nhà thời kì này. Với lối viết in đậm tự sự- triết lí và ngôn ngữ dung dò đời thường, Nguyễn Minh Châu đưa ta đến với câu chuyện về một nghệ só nhiếp ảnh trong chuyến đi thực tế và những chiêm nghiệm sâu sắc cảu anh về nghệ thuật và cuộc đời. Lướt qua tất cả câu chuyện, người đọc không thể không dừng lại ở hình ảnh người đàn bà làng chài, mà tác giả chỉ gọi "người đàn bà" một cách phiếm đònh. Tuy không có tên tuổi cụ thể, chỉ là một người đàn bà vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác trên đất nước này nhưng tác giả tập trung thể hiện và để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, mặt rỗ, lúc nào cũng xuất hiện vói "khuôn mặt mệt mõi", người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bò chồng thường xuyên đánh đạp hành hạ một cách khốn khổ "ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng", bà vẫn thầm lặng chòu đựng mọi đau đớn, "không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy". Bà coi đó là lẽ đưong nhiên, bởi đơn giản trong cuộc mưu sinh đầy cam go này, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ cần những đứa con bà được sống và lớn lên. Qua những giải bày của người mẹ, người vợ, người đàn bà đáng thưng ấy ở toà án huyện, ta thấy rõ nguồn gốc của mọi sự chòu đựng, hi sinh vô bờ bến vì tình thương đối với những đứa con "phải sống cho con chứ không phải cho mình". Sự chòu đựng, cam chòu ấy thật đáng được chia sẻ, cảm thông. Và thấp thoáng trong cái bóng dáng người đàn bà ấy lại hiện lên bóng dáng biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vò tha, đức hy sinh. Cũng phải nói thêm rằng, đời sống kinh tế còn lắm những khó khăn cảu thời "mở cửa" và cái nghèo bao trùm của bóng ma chiến tranh kéo dài mấy mươi năm trước đó đã góp phần phủ bóng đen lên cuộc đời họ. Ở phương diện người cầm bút, Nguyễn Minh Châu dường như đưa ra một tuyên ngôn đầy tính nhân bản mà người nghệ só phải tuân thủ như là một sứ mệnh thiêng liêng, rằng: hãy ngoảnh lại và quan tâm một cách thiết thực với những "chiếc thuyền đời" quanh ta mà người đàn bà trong thiên truyện này là một điển hình. Tóm lại, "chiếc thuyền ngoài xa" có sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong đời sống thường nhật, nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách con người, cho cuộc sống thêm đẹp hơn. 7/ Bài " Ai đã đạt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường Câu 1: Bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường dạt dào cảm xúc và tràn đầy chất thơ. Dựa vào đoạn trích trong SGK hãy làm rõ những vấn đề ấy. Gợi ý làm bài: a) Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về tác giả và bài bút kí. Nhấn mạnh hai vấn đề mà đề bài đưa ra. b) Thân bài: 2 Sông Hương vốn là dòng sông gắn bó bao đời với những người dân sống hai bên bờ của nó, cũng là dòng sông mà các du khách mỗi lần ghé thăm Huế không thể không biết tới. Nhưng những phát hiện về sông Hương từ các góc nhìn khác nhau bằng tình yêu của tác giả đã mang lại cho dòng sông quen thuộc ấy vẻ đẹp ngỡ ngàng. Vẻ đẹp ấy trở thành đối tượng ca ngợi, bình phẩm và mang lại cho người đọc những điều mới lạ. Chất thơ của bài bút kí hiện ra qua cảm xúc trữ tình của tác giả, Chất trữ tình hoà quyện với phong cách chính luận và vốn hiẻu biết sâu sắc đã tái dựng khuôn mặt nhiều vẻ của sông Hương. Nói đến chất thơ không thể nói đến năng lực tưởng tượng của nhà văn. Năng lực này tạo ra sức mạnh liên tưởng, liên kết các chi tiết, hình ảnh… với nhau để tạo nên cái khác thường của vẻ đẹp sông Hương. Các chi tiết, hình ảnh liên quan đến sông Hương được nhìn nhận qua lăng kính thi vòi hoá, lí tưởng hoá qua các biện pháp nghệ thuật mà quan trọng nhất là biện pháp nhân hoá. Sông Hương được nhìn nhận như là người con gái đang yêu với những biểu hiện của người đang yêu, sông Hương được ví như "người mẹ phù sa" bồi đắp cho một vùng văn hoá. Chất thơ hiện ra qua loạt truyền thuyết về sông Hương mà quan trọng và hấp dẫn nhất là truyền thuyết về việc nhân dân hai bờ sông đã nấu nước trăm hoa đổ xuống dòng sông làm cho dòng nước mãi mãi thơm tho. Chất thơ hiện ra qua tình yêu quê hương xứ sở, qua tình yêu tha thiết sông Hương. c) Kết bài: Đây là bài bút kí giầu chất thơ và thể hiện một cảm xúc dạt dào về quê hương đất nước, về dòng sông Hương mang lại một vẻ đẹp đuệoc khám phá mới của dòng sông này. Câu 2: Anh (chò) hãy phát biểu cảm nhận cảu mình về đoạn trích của thiên bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài làm: Viết về sông Hương, người con xứ Huế tài hoa, và tâm hồn mềm mại đã trân trọng cái nhìn bâng khuâng của một nhà thơ Hà Nội, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông Hương và hỏi trời, hỏi đất: "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Từ cái nhìn thiện cảm của một lữ khách quê mình mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến mức mượn câu hỏi kia đã đặt tên tựa đề cho thiên bút kí thuộc hàng kiệt tác này. Ấy mới biết nhà văn đã nặng tình với quê hương đến nhường nào! Qua đoạn trích ta bắt gặp một bút pháp mềm mại, duyên dáng và mòn màng như một dãi phù sa lặng lẽ giữa đôi bờ xanh ngát. Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Ta nhận ra vẻ đẹp cảu sông Hương thật nhiều sắc thái qua lối cách so sánh thật tài tình, duyên dáng, sâu thẳm. Con sông như một cô gái biết "sửa mình", biết "đóng kín" cái hoang dã lại "ở cửa rừng và ném chìa khoá lại trong nhừn hang đá…" để dòng chảy ấy hoà vào cái văn hoá của miền xuôi, của kinh thành hoa lệ. Khi ơ giữa đại ngàn Trường Sơn, sông Hương đã từng sống nửa cuộc đời mình " như một cô gái Di gan phóng khoáng và hoang dại", nhưng nó vẫn rất đổi dòu dàng, đa tình và đắm say khi bắt gặp "những dặm dài chói lọi cảu hoa đổ quyên". Lối so sánh hết sức gợi ảm tài hoa của tác giả đã làm cho những câu văn lung linh toả sáng. Cái sức mạnh bản năng của "người con gái" được chế ngự để thoáng một cái biến thành "một sắc đẹp dòu dàng và trí tuệ". Để rồi, sông Hương bộc lộ thiên chức muôn đời như bao nhiêu dòng sông khác trở thành "người mẹ phù sa cảu một vùng văn hoá xứ sở". Người ta thường ca ngợi phù sa nhưng ít khi nhân hoá nó, tác giả cung kính gọi "mẹ phù sa": hàm nghóa thiêng liêng, biết ơn, gợi cái cảm giác bình yên vì được che chở, yêu 3 thương. Bởi có nơi nào ấm áp và bình yên hơn khi ta an trú trong lòng mẹ. Ba từ ghép ấy bộc lộ năng lực tu từ của cây bút núi Ngự, sông Hương này. Nhìn sông hương giang, tác giả liên tưởng "một người tài nữ chơi đàn lúc đêm khuya". Ngần ấy thôi, ta đã hiểu cái sâu thẳm và trang trọng cảu văn hoà Hương giang. Đúng vậy, phải nghe đàn giữa khuya mới hết sự tinh hoa và lắng động của cẩm xúc tâm hồn. Phải chăng, nơi đây không có chổ cho sự dung tục tầm thưøng. Đến với Hương giang là đến với một vùng "văn hoá xứ sở" của dòu dàng, kín đáo, của sự sâu sắc, thanh nhã… Câu văn tả Hương giang khi đi qua cốn Hến, nó trở nên dòu dàng và mềm mại thật dễ thương như thế. Nó đánh một vòng cung như thể tạo nên tính cách rất riêng của Huế. Câu văn không chỉ ngụ ý viết về Hương giang mà còn ngụ ý con người: những cô gái Huế thướt tha mà… không lẳng; đa tình mà chung tình; không nói ra nhưng rất nhiều gởi gắm… lúng liếng, phóng khoáng mà vẫn tinh tế dòu dàng. Hương giang được tác giả ví như "chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non". Cách ví gợi nét thanh mãnh, nên thơ, dòu dàng và rất đỗi có hồn. Một lần nữa con sông cũng biết "lưu luyến ra đi giữa màu xanh biết của trúc tre…" và để nhân hoá nó lên nhà văn "gọi đây là nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hương giang là "của sử thi viết giữa khoản cỏ xanh biếc". Vâng, có gì hào hùng giàu tính cộng đồng và cống hiến như những anh hùng trong sử thi; và có gì bền bỉ như cỏ. Câu văn muốn bộc lộ sự bất diệt của Hương giang trong niềm tự hào rưng rưng của nhà văn về tình yêu quê hương xứ sở. "Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông" và Hêralit "đa khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh". Viết những dòng này phải chăng tác giả muốn chúng ta đừng để sự vô tình của thời gian cuốn những giá trò đẹp của văn hoá, cái thiêng liêng của lòch sử, cái tình yêu của chúng ta về phía lãng quên. Qua tác phẩm, ta càng trân trọng tấm lòng yêu quê hương tha thiết của tác giả, được thể hiện qua ngòi bút rất mực tài hoa và những lối so sánh thú vò nhiều biến ảo, cùng với văn phong mềm mại, du dương "như điệu silow tình cảm" khiến lòng mình như "bổng ngập ngừng, như muốn đi muốn ở". NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Câu 1:Phân tích hình tượng người lái đò trong tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân. Dàn ý: 1) Mở bài: - Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Nói đến ông là người ta nghó ngay đến một nhà văn tài hoa, uyên bác và có một cách diễn đạt rất độc đáo. - Người lái đò sông Đà là một trong những cây bút thành công của Nguyễn Tuân, được rút từ tập tuỳ bút sông Đà. Hình tượng nỏi lên trong tuỳ bút đó là hình tượng người lái đò. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò trở thành một nghệ só trong thuật vượt thác ghềnh. Chỉ có những nghệ só, những kẻ tài hoa lãng tử trở thành nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. 2) Thân bài: a)Hình tượng nhân vật. 4 - Đó là một cụ già 70 tuổi người Tây Bắc có cái đầu bạc quắc thước, một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun và đôi cánh tay còn tr ẻ tráng quá. - Ông là một con người từng trải, hiểu biết rất thành thạo trong nghề lái đò, thành thạo đến mức sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những doạn xuống dòng. Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần … cho nên ông có thể bằng cái lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ nhue đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở… - Để khắc hoạ vẻ đẹp người lao động- người nghệ só qua hình tượng ông lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác sông Đà của ông qua ba trùng vi thạch trận. Một số chi tiết nêu bật cái dũng mãnh, tỉnh táo, sự trầm tónh, khôn ngoan của người lái đò khi vượt thác sông Đà: *) Vòng thứ nhất: - Ông đó hai tay giữ mái chèo khỏi bò hất lên khỏi sóng trận đòa phóng thẳng vào mình. - Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đòn âm vào chổ hiểm (…) trên chiếc thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái *) Vòng thứ hai: Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai… - Ông lái đò nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. … Ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bở trái liền xô ra đònh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này 5 . thế sự. Ông là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. - Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa năm 1983. Trong tác phẩm này, nhà. tuân thủ như là một sứ mệnh thi ng liêng, rằng: hãy ngoảnh lại và quan tâm một cách thi t thực với những "chiếc thuyền đời" quanh ta mà người đàn bà trong thi n truyện này là một điển. chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Gợi ý: Nguyễn Minh Châu là một cây bút văn xuôi xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam, là cây bút tiêu biểu trong thời

Ngày đăng: 27/06/2015, 02:00

w