1)Bài " Tuyên ngôn độc lập" Câu 1: Hãy nêu quan điểm sáng tác của Chủ tòch Hồ Chí Minh. Gợi ý trả lời: - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Người lại khẳng đònh: " Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chò em là chiến só trên mặt trận ấy" - Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người nhắc nhở các nghệ só: " Nên phát huy cốt cách dân tộc" và đề cao sự sáng tạo "chớ gò bó vào khuôn" - Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết đònh nội dung và hình thức của tác phẩm. Câu 2: Tóm tắt những nét chính trong sự nghiệp văn học của Chủ tòch Hồ Chí Minh. Gợi ý trả lời: Sự nghiệp văn học của Người bao gồm: - Văn chính luận: Được viết với mục đích đấu tranh chính trò, tiến công trực diện kẻ thù,thức tỉnh và giác ngộ quần chúng với cách mạng. Các tác phẩm tiêu biểu: " Bản án chế độ Thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966),… - Truyện và kí: Được viết trong thời gian Người hoạt động ở Pháp. Nội dung tố cáo tội ác dã mang,bản chất tàn bạo và xảo trá của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai đối với các nước thuộc đòa. Đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước cách mạng. Các tác phẩm chính: " Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), … - Thơ ca: Thơ ca Hồ Chí Minh gồm hai loại: Thơ tuyên truyền cách mạng và thơ trữ tình nghệ thuật. Thơ ca của Người tập trung chủ yếu ở các tập thơ: "Nhật kí trong tù (1942-1943), thơ Hồ Chí Minh (1967), và thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990). Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh có giá trò nhiều mặt được biểu hiện qua những hình thức nghệ thuật phong phú là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học của dân tộc, góp phần nâng cao tâm hồn, đạo đức cũng như nhân cách của con người Việt Nam. Câu 3 : Hãy trình bày vài nét về phong cách nghệ thuật của thơ Hồ Chí Minh. Gợi ý trả lời: Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng.Văn chính luận của người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí của người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất "thép"; giữa sự trong sáng giản dò và hàm súc sâu sắc. Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích của bản "Tuyên ngôn độc lập" Gợi ý trả lời: a) Hoàn cảnh ra đời: Sau khi Cánh mạng tháng Tám thành công, ngày 26/8/1945,Chủ tòch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.Tại ngôi nhà số 48, phố Hàng Ngang, Bác đã viết bản "Tuyên ngôn độc lập" và đọc vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình. 1 b) Mục đích của bản "Tuyên ngôn độc lập" - Tuyên bố sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Tuyên bố chấm dứt và xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi,mọi văn bản ràng buộc đã kí kết trước đây giữa Pháp và chính quyền phong kiến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Tố cáo tội cá của thực dân Pháp. - Tuyên bố quyền được hưởng tự do độc lập và khẳng đònh quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc. Câu 5:Phân tích nội dung của bản "Tuyên ngôn độc lập" Gợi ý phân tích: a) Mở bài: Bản "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tòch Hồ Chí Minh là một văn kiện lòch sử quan trọng đánh dấu thời điểm ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và mở ra một kỉ nguyên mới cho lòch sử của dân tộc,kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghóa xã hội. Đồng thời đây cũng là một bài chính luận xuất sắc, một trong những "Thiên cổ hùng văn" của văn học đân tộc. b) Thân bài: gồm các ý chính sau: - Độc lập tự do là quyền của các dân tộc và của con người. Đây là một chân lí vónh hằng mà nhân loại theo đuổi và thực hiện. Để khẳng đònh chân lí ấy, Chủ tòch Hồ Chí Minh đã vận dụng các luận điểm cơ bản được đưa ra trong bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hoa Kì năm 1776 và "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" của Pháp năm 1791. Bác đã sử dụng biện pháp "lấy gậy ông đập lưng ông" để ngăn chặn âm mưu tái xâm lược nước ta của Thực dân Pháp. Đồng thời khẳng đònh quyền bình đẳng của các dân tộc. Biện pháp nghệ thuật này cũng giống như Lý Thường Kiệt lấy "Thiên thư" để lập luận cho chủ quyền của đất nước trong bài thơ ''Nam quốc sơn hà" và Nguyễn Trãi lấy "bờ cõi vã văn hiến" lâu đời để khẳng đònh quyền tồn tại ngang hàng với các quốc gia khác trong "Đại cáo bình Ngô". - Để có được tự do độc lập,nhân dân ta đã tự vùng lên, dùng sức mạnh mà giải phóng cho ta khỏi ách nô lệ thực dân. Đồng thời, Bác cũng vạch ra tội ác tày trời của bọn thực dân trong suốt hơn tám mươi năm nô lệ, chủ yếu là các tội ác trên hai bình diện chính trò và kinh tế. - "Tuyên ngôn độc lập" chuẩn bò sẵn cơ sở để bác bỏ mọi luận điệu của thực dân Pháp, bằng cách chứng minh một cách thuyết phục là:" Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã là thuộc đòa của Nhật", bằng sự kiện ngày 9/3/1945, Nhật hất cẳng Pháp, như vậy chỉ " trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật". Việt Nam giành lại quyền độc lập của mình từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp: "Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp" - Hơn nữa cuộc đấu tranh giành độc lập không phải là kết quả của một ngày mà là kết quả của một chuỗi đấu tranh liên tục, không ngững không nghỉ, không quản ngại hi sinh mất mát của toàn thể nhân dân Việt Nam. Người Việt Nam đã hiểu được cái già phải trả to lớn để có được độc lập tự do, vì thế: "toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". - "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh là một văn kiện chính trò, đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghóa xã hội của dân tộc, tuyên bố xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi, xoá bỏ mọi hiệp ước mà nhà nước phong kiến trước đây đã kí với Pháp. Đồng thời khẳng đònh vò thế chủ nhân mới của đất nước Việt Nam. "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh một lần nũa nhấn mạnh quyền của con người, quyền được tự do độc lập của các dân tộc, do đó ý nghóa của văn bản này là rất lớn. Nó cổ vũ cuộc đấu tranh 2 chung vì độc lập tự do, vì hoà bình, vì quyền được sống, quyền được làm người của các dân tộc trên thế giới. - "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh còn có giá trò vế thuật. Đây là một văn bản chính luận xuất sắc thể hiện qua sự lập luận chặt chẽ, lôgic, mang giá trò pháp lí cao. Giọng văn hùng hồn,lí lẽ đanh thép,đầy sức thuyết phục tạo ra cảm hứng trang trọng, xúc động lòng người, xứng đáng là một áng "thiên cổ hùng văn". c) Kết bài: "Tuyên ngôn độc lập của Hố Chí Minh có giá trò lòch sử và giá trò văn chương, là mẩu mực của thể loại chính luận trong văn học nước nhà. Bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm- ĐỀ 1 : Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đònh nghóa đất nước như thế nào qua đoạn thơ sau đây: " Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi ……………………………………………………………… Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ" Gợi ý làm bài: I) Mở bài: Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì chống Mó là Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể hiện những cảm nhận và suy nghó của mình về đất nước trong trường ca “Mặt đường và khát vọng". Hai mươi chín dòng thơ đầu có thể xem như một số đònh nghóa về đất nước qua những hình tượng cụ thể sinh động, gợi cảm, với giọng thơ sôi nổi, thiết tha. II) Thân bài: Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng động trong tâm tưởng qua những liên tưởng kì thú. Ys nghóa của đất nước đươcï nhà thơ diễn đạt qua chiều dài của thời gian- đất nước đã có từ lâu đời- và qua chiều rộng của không gian- đất nước là cội nguồn của dân tộc. 1) Đất nước có từ lâu đời a) Không đònh nghóa bằng những sử liệu, những khái niệm trừu tượng, nhưng nhà thơ đã giúp ta cảm nhận ý nghóa của đất nước bằng những điều thật cụ thể thân thuộc, bình dò. "đất nước đã có từ ngày đó…" qua "Sự tích trầu cau" và qua truyền thuyết "Tháng Giong": Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái ngày xưa mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Sự tích trầu cau biểu hiện tình cảm vợ chồng gắn bó thuỷ chung. Ttuyện Thánh Gióng thể hiện tinh thần bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta từ thời dựng nước. Qua lời kể của người mẹ thân yêu, tuổi thơ ta thấm nhuần những tình cảm đầu đời về đất nước thân yêu. b) Đất nước còn hình thành những "mó tục thuần phong". Hình ảnh: " Tóc mẹ thì bới sau đầu" gợi lại cội nguồn dân tộc là một trong những nét đặc thù của văn hoá Việt Nam không bao giờ bò ngoại lai, dù phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc. Đất nước cũng hình thành từ lối sống giàu tình nặng nghóa: " Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" 3 gợi nhớ từ câu ca dao: " Tay năng dóa muối chấm gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" c) Theo tiến trình phát triển, dân tộc ta tiến lên nền văn minh nông nghiệp, từ việc xây dựng mái nhà che mưa trú nắng: " Cái kèo cái cột thành tên" đến cuộc sống nông nghiệp vất vả để lo cái ăn: " Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng, Đất nước có từ ngày đó…" d) Ý thơ chợt quay về hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gắn bó với mỗi người của chúng ta: " Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm," Đó cũng là nơi khắc ghi những kỉ niệm riêng tư thơ mộng tuyệt vời: " Đất là nơi ta hò hẹn Đất là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" e) Đất nước còn là giang sơn yêu quý qua làn điệu dân ca trữ tình: Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc Nước là nơi "con cá ngư ông mống nước biển khơi" 2) Đất nước là cội nguồn của dân tộc a) Cùng với thời gian đằng đẵng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân tộc Việt từ th sơ khai qua các truyền thuyết con rồng cháu tiên: "Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng." b) Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ máu thòt giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: "Những ai đã khuất Những ai bây giờ" Và con cháu mai sau. Tất cả đều ý thức sâu sắc về nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc: "Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cuối đầu nhớ ngày giỗ tổ" Tất cả đoàn kết thành một khối, cùng vun đắp và phát triển cho đất nước "vẹn tròn, to lớn." III) Kết bài: Nguyễn Khoa Điềm đã nêu những đònh nghóa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hoá dân tộc, xuyên suốt chiều dài của thờn gian lòch sử, đến chiểu rộng của không gian đất nước. 4 Nhà thơ cũng vận dụng khá rộng rãi các chất liệu văn hoá dân gian, từ ca dao dân ca đến các truyền thuyết lòch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta qua những hình ảnh ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ. ĐỀ 2 : Phân tích doạn thơ sau trong bài đất nước ( trích trường ca Mặt đường và khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ cảm nhận mới mẻ về đất nước cũng như những lời nhắn nhủ tâm tình của tác giả đối với thế hệ sau: " Trong anh và em hôm nay …………………………………………………… Làm nên đất nước muôn đời" Gợi ý phân tích: I) Mở bài: _ Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mó cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông. Đất nước được trích trong "Trường ca mặt đường khát vọng" (1974)- tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. - Đoạn trích nằm trong phần đầu của bài thơ, thể hiện một cách cảm nhận mới mẻ về đất nước cũng như những lời nhắn nhủ tâm tình của tác giả đối với tác giả mai sau. II) Thân bài: 1) Cảm nhận về đất nước ( chín dòng đầu) " Trong anh và em hôm nay …………………………………………………… Đến những tháng ngày mơ mộng" - Hai dòng đầu: đất nước có trong tình yêu đôi lứa: " Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước" Bằng giọng điệu tâm tình của đôi lứa, với cách nói nhẹ nhàng, chừng mực, nhà thơ đưa ra một cách nhận thức mới mẻ về đất nước: đất nước thật gần gũi, thân thiết ngay trong mỗi con người chúng ta, trong anh và em, Đất nước như được hoá thân trong mỗi con người. - Bốn dòng thơ tiếp: đất nước là sự kết tinh của tình đoàn kết và thương yêu: " Khi hai đứa cầm tay Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn to lớn" Bằng những cảm nhận tinh tế, mới me về sự hoà quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp cách sử dụng các tính từ đi liền nhau, với kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ ( khi/ khi, Đất nước/ Đất nước), Tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp rằng: Đất nước là sự thống nhất hài hoà giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu tổ quốc, cá nhân với cộng đồng. - Ba dòng thơ tiếp theo: niềm tin mảnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước: " Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng" 5 Không chỉ nói lên quan niệm đất nước là sự thống nhất hài hoà giữa các thế hệ hôm qua, hôm nay, ngày mai, những dòng thơ trên còn mở ra một tầng ý nghóa mới đó là niềm tin mảnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Thế hệ sau con ta lớn lên sẽ mang đất nước đi xa- đến những tháng ngày mơ mộng. Đất nước sẽ tốt đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ngày mai. 2) Trách nhiệm với đất nước ( bốn dòng thơ còn lại) " Em ơi em đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời" _ Công cuộc gìn giữ bồi đắp cho đất nước bền vững muôn đời. _ Biết gắn bó, san sẻ, hoá thân cho dáng hình xứ sở, đây là ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng, đồng thời đó cũng chính là bức thông điệp gửi đến thế hệ mai sau. III) Kết bài - Đoạn thơ tập trung được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của trường ca mặt đường và khát vọng: hài hoà với chất trữ tình, giọng thơ tha thiết dòu ngọt, ngôn từ, hình ảnh đẹp sáng tạo. - Viết về đề tài quen thuộc- đất nước- nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích vẫn có vò trí riêng. Những nhận thức mới mẻ về đất nước, tình cảm xúc động thiêng liêng của đoạn thơ gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước của thế hệ sau. 6)Bài: Đàn ghi-ta của Lorca - Thanh Thảo- Câu 1: Hãy trình bày cách cảm nhận của mình về các hình tượng, hình ảnh được Thanh Thảo sử dụng trong bài thơ Đàn ghita của Lorca. Gợi ý làm bài: a) Mở bài: giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lorca. b) Thân bài: - Cây đàn ở đây là biểu trưng sự nghiệp nghệ thuật của Lorca, là tổng hợp mọi đóng góp và cống hiến của ông trên lónh vực sáng tạo nghệ thuật. Điều đó gắn với lời di chúc nổi tiếng của ông " khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Cây đàn cũng như cuộc đời của Lorca, nó chỉ còn có giá trò khi gắn với Lorca, còn khi Lorca không còn nữa thì sự sống của cây đàn, của sự sáng tạo nghệ thuật của Lorca cũng chấm dứt. Và nếu ai đó muốn sử dụng lại cây đàn ấy thì cũng chỉ tạo ra một sự lặp lại, đơn điệu và nhàm chán, không mấy giá trò mà thôi. - Lorca chết năm 1936, khi Thanh Thảo chưa ra đời, nhưng khi đọc lại di sản của Lorca thì trong tâm thức nhà thơ đã nảy sinh một nhận thức mới, dược thể hiện thành lời thơ, bài thơ. Hình ảnh đầu tiên được Thanh Thảo gợi ra là: "Những tiếng đàn bọt nước", qua đây, ta có thể hiểu tiếng đàn đó không chỉ có chức năng tạo ra âm thanh, thành bản nhạc mà nó còn mang tính tạo hình qua hình ảnh " bọt nước". Đây là hình ảnh vừa đem lại sự thụ cảm bằng thính giác vừa bằng thò giác. Thanh Thảo sử dụng các hình tượng nghệ thuật mang tính tượng trưng siêu thực. Tiếng đàn thì ai cũng thường nghe cũng như bọt nước được tạo ra qua các cơn mưa như đã xuất hiện trong ca dao " trời mưa bong bóng phập phồng", thì ai cũng đã thấy, nhưng kết hợp thành: "tiếng đàn bọt nước" thì lại là một cách nhìn khác lạ đi. Tiếng đàn có vẻ đẹp riêng của nó, nó cũng thể hiện tình cảm của nó bằng sự "phập phồng", nó cũng thổn thức nó cũng có linh hồn và cảm xúc riêng. Cái "bọt 6 nước" hay cái "bong bóng" nước có một ý nghóa biểu trưng mà qua đó ta có thể hiểu đó là một sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, thường tan vở đột ngột thì nó không để lại vết tích gì, nhưng cho dù là một sự sáng tạo mong manh thì sự sáng tạo ấy là hoàn hảo bởi hình dạng khối cẩu của nó. Điều này cũng đúng với cuộc đời ngắn ngủi của Lorca, những gì mà ông sáng tạo ra đều mang một giá trò vónh cửu. - Hình ảnh thứ hai: "Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt" lại có sự kết hợp giữa cái thực là truyền thống " đấu bò tót" của Tây Ban Nha, mà ở đó các hiệp só đấu bò bao giờ cũng mặc chiếc áo choàng đỏ để chọc tức con bò hoang, để đưa nó vào cuộc chiến. Nhưng cái khác thường ở đây là màu "đỏ gắt", đây là màu máu tươi mà lưu ý nếu gắn kết với cụm từ "Tây Ban Nha" ở đầu câu thì sẽ thấy tình hình chính trò với sự đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài ở đây. Như vậy có thể hiểu, cả Tây Ban Nha đang trở thành một đấu trường, không phải giữa người và bò mà là giữa người và người, giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do bò bóp nghẹt và thể chế chính trò hà khắc. Cả Tây Ban Nha phải đổ máu để giành lại quyền cơ bản của con người. Cuộc đấu tranh đó đang diễn ra từng giờ từng phút. Nhòp li-la-li-la-li-la còn làm hiện ra người nghệ sí cô đơn "đi về miền đơn độc", sự cô đơn của người nghệ só đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn, một việc làm mà không phải ai cũng cảm nhận và thông hiểu được. Bởi lẽ, một khi tác phẩm nghệ thuật đã ra đời thì nó là sản phẩm chung của mọi người và được mọi người cảm thụ theo cách riêng của họ, nhưng để tạo sản phẩm nghệ thuật ấy, người nghệ só chỉ có một thân một mình, đơn côi trong "miền đơn độc", một mình "trên yên ngựa mỏi mòn", vừa đi vừa lắc lư để nhận ra "vầng trăng chếch choáng" khác thường đang lẽo đẽo theo mình trong cuộc hành trình đơn độc ấy. - Không chỉ cco đơn trong sáng tạo mà hình như ssó người hiểu mục đích đấu tranh chân chính của Lorca chưa nhiều, cho nên "Tây Ban Nha" vẫn "hát nghêu ngao", vẫn cất lên nhừng âm thanh không cùng mục đích như tác giả, vẫn tán lạc , vẫn giải sầu bằng thứ âm điệu cổ lỗ mà không có sự liên kết nào, dường như tất cả chưa sẵn sàng nhập cuộc, tất cả dường như vẫn ngóng chờ điều gì đó ở Lorca. Vì thế "Tây Ban Nha" trở nên "kinh hoàng" khi nghe tin Lorca bò giết hại. Hình ảnh Lorca bò "điệu về bãi bắn" được hình dung như cách đi của "người mộng du"- người đi trong khi vẫn ngủ- làm hiện ra ấn tượng con người đang chập chờn bước vào cõi chết, đang vật vờ tiến vào cõi âm, sắc màu của tiếng đàn ở đây cũng khác lạ "tiếng ghita nâu". Màu nâu vốn là màu quen thuộc của chiếc vỏ ghita, cây đàn ghita của Lorca chắc cũng có màu ấy, giờ đây nó cũng bò điệu về bải bắn như ông. Màu nâu cũng là màu của đất, màu này cũng gợi lên nỗi buồn da diếc, bi thương. "Tiếng ghita xanh biết mấy" và "tiếng ghita tròn bọt nước" gắn với "bầu trời cô gái ấy" gắn với tình yêu của Lorca dành cho người bạn gái của mình. Tiếng đàn ở đây là tiếng đàn hoài niệm, gắn với tình yêu thiêng liêng cao cả mà cả hai đã dành trọn cho nhau. - Sự hoài niệm bò cắt đứt đột ngột bởi cụm từ "vở tan", tình yêu vở tan vì một trong hai người đã chết. Khi tiếng súng đã vang lên thì tiếng đàn cũng không còn nữa, bắn Lorca kẻ thù bắn luôn cây đàn của ông bắn luôn vào tiếng đàn của ông. Tiếng đàn ở đây vang lên và được thể hiện bằng một hình ảnh thò giác "ròng ròng" biểu thò sự đau đớn tột cùng. Tiếng đàn cũng có nỗi đau của nó, cũng chòu đựng sự bất bình như chính người đã sáng tạo ra nó. - Khổ thơ: "không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang/ Giọt nước mắt vầng trăng/ Long lanh trong đáy giếng" lại có sự kết hợp giứ những hình ảnh thực và hình ảnh hoán dụ. Đó là sau khi sát hại Lorca, bọn giết người đã vứt thi thể của ông xuống giếng để hòng giấu giếm tội ác của chúng. Ông nằm đó, ông trở thành long lanh trong làn nước giếng, cũng tại làn nước giếng ấy 7 "vầng trăng" cũng đến với ông, vầng trăng bây giờ không "chếch choáng" nữa mà nó cũng "long lanh" soi tỏ một con người đã chết cho quê hương, cho sự hồi sinh của nền dân chủ. Thêm vào đó là những "giọt nước mắt" cảm thông, uất hận cũng "long lanh" trên mỗi mặt người. Nỗi đau được nhân lên trở thành một sức mạnh mới. Cái đẹp sáng tạo của người nghệ só đã có được giá trò chân chính của nó. - Nhưng nỗi đau lớn nhất còn lại là "không ai chôn cất tiếng đàn" mặc dù tiếng đàn ấy đã chết cùng tác giả và cũng không ai nỡ chôn tiếng đàn ấy. Tiếng dàn ấy dường như được hồi sinh nó được ví như "cỏ mọc hoang". Tiếng đàn là sản phẩm của sự sáng tạo, con người sáng tạo và cây đàn sáng tạo đã chết nhưng sản phẩm của sự sáng tạo ấy mãi mãi trường tồn, mãi mãi bền vững với sức sống giống như loài "cỏ mọc hoang". Điều cần lưu ý là những sáng tạo ấy, "tiếng dàn" ấy chỉ nên coi như thứ cỏ mọc hoang để từ đó có thể tìm ra, nhân ra những loài cỏ mới có ích và hợp thời hơn. Cái chết của Lorca được chuyển hoá thành một hình ảnh mang tính chất tượng trưng khi liên kết với những hình ảnh thực về " đường chỉ tây đã đứt", qua hình ảnh dòng sông theo quan niệm dân gian- dòng sông ngăn cách hai thế giới, thế giới người sống và thế giới người chết. Lorca bơi sang thế giới bên kia, bơi sang dòng sông ấy bằng " chiếc ghita màu bạc". Chiếc đàn " ghita màu bạc" chở Lorca sang thế giới khác có màu đặc trưng là màu bạc, màu của sự trong sáng, biểu tượng của sự trong sạch. Màu bạc gợi lên sự cảm nhận tinh khiết và sự phản chiếu lung linh, vừa là biểu tượng của sự chân thật, ngay thẳng không biết quỳ gối trước bất công cường bạo. - Để bước vào thế giới ấy Lorca đã ném đi " lá bùa" của " cô gái Digan", là bùa đònh mệnh mang một niềm tin vào sự cướu rỗi bởi nó không còn chức năng cứu rỗi nữa, cũng như ném đi "trái tim" không còn đập nữa vào " lặng im", vào chống thinh không, để cho nhòp thời gian vẫn trải dài mãi mãi: li-la-li-la-li-la… để cho sự sống vẫn tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi mãi hồi sinh. c) Kết bài: Bài thơ của Thanh Thảo là một sự tìm tòi, môt sự kết hợp liên tưởng nhiều chiều. Do đó, khi cảm thụ bài thơ cũng cần có sự linh hoạt tiếp nhận nhất đònh, khám phá các hình ảnh, hình tượng trong bài thơ này thực chất là tìm cách đọc và cách giải mã một loại thơ hiện đại đang tạo ra chỗ đứng của mình trong văn học hiện nay. 8 . mới mẻ về đất nước: đất nước thật gần gũi, thân thi t ngay trong mỗi con người chúng ta, trong anh và em, Đất nước như được hoá thân trong mỗi con người. - Bốn dòng thơ tiếp: đất nước là sự kết. bài: I) Mở bài: Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì chống Mó là Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể. bằng " chiếc ghita màu bạc". Chiếc đàn " ghita màu bạc" chở Lorca sang thế giới khác có màu đặc trưng là màu bạc, màu của sự trong sáng, biểu tượng của sự trong sạch. Màu bạc