HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP. MÔN HÓA HỌC KHỐI 12. NĂM HỌC 2009-2010 PHẦN HỮU CƠ. A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN: 1. Cấu tạo, tên gọi, tính chất ứng dụng, điều chế este, lipit, chất giặt rửa. 2. Cấu tạo, phân loại, tính chất, điều chế cacbohidrat. 3. Cấu tạo, tên gọi, tính chất điều chế, ứng dụng amin, aminoaxit, peptit, protein. 4. Tính chất, điều chế, ứng dụng, phân loại polime. Khái niệm, phân loại, thành phần, điều chế các loại vật liệu polime, vật liệu compozit. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP: 1. CTCT, tên gọi, tính chất cơ bản, so sánh tính chất của các hợp chất hữu cơ. 2. Nêu hiện tượng, viết phản ứng. 3. Tinh chế, nhận biết. 4. Tìm CTPT, CTCT của các hợp chất hữu cơ. 5. Tính toán dựa vào phản ứng, hiệu suất, lượng chất dư. C, CÁC VÍ DỤ MINH HỌA: I. LÍ THUYẾT VẬN DỤNG: 1. Viết CTCT gọi tên: - Các hợp chất đơn chức có CTPT: C 3 H 6 O 2 , C 4 H 8 O 2 , C 4 H 6 O 2 , C 5 H 10 O 2 . - Các amin có CTPT: C 3 H 9 N, C 4 H 11 N, C 7 H 9 N (có vòng thơm) - Amino axit có CTPT: C 3 H 7 NO 2 , C 4 H 9 NO 2 . - Từ 3 axit cacbxilic: C 17 H 35 COOH , C 15 H 31 COOH và C 17 H 33 COOH có thể tạo với glixerol bao nhiêu trieste? Viết CTCT các trieste đó. 2. Điều chế: - Từ đá vôi, than đá và các chất vô cơ cần thiết điều chế: pE, pVC, etylaxetat, caosubu-Na, anilin, vinylaxetat. - Từ tinh bột điều chế: etylaxetat, pE, caosubu-Na, pVC. 3. Nhận biết – Tinh chế: a. Nhận biết các dung dịch: - Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic, andehit axetic, anilin. - Anilin, alanin, glixerol, etylamin, axit glutamic. - Lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol, hồ tinh bột. - Glixerol, glucozơ, ala-gly, ala-gly-ala. b. Tách anilin từ hỗn hợp anilin, phenol; Tách phenol từ hỗn hợp anilin, phenol. 4. Tính chất, so sánh tính chất: - So sánh nhiệt độ sôi tính tan các chất sau: C 2 H 5 OH, C 2 H 4 , CH 3 COOC 2 H 5 , CH 3 COOCH 3 , CH 3 CHO, CH 3 COOH. Giải thích. - So sánh tính bazơ các chất: (C 6 H 5 ) 2 NH, C 2 H 5 NH 2 , (CH 3 ) 2 NH, NaOH, C 6 H 5 NH 2 , NH 3 , CH 3 NH 2 . Giải thích. - Viết phản ứng thủy phân của các chất sau trong dung dịch axit và dung dịch NaOH (nếu có): etyl axetat, vinyl propanoat, phenyl axetat, tristearin, saccarozơ, xenlulozơ, ala-ala-gly. 5. Biện luận CTCT gọi tên: a. Ba chất X, Y, Z có cùng CTPT C 2 H 4 O 2 . - Chất X tác dụng với Na tạo khí H 2 và hòa tan được đá vôi. - Chất Y có phản ứng tráng gương và tác dụng với Na tạo khí H 2 . - Chất Z tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ancol. b. Ba chất M, N, P có cùng CTPT C 3 H 7 NO 2 vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với NaOH. Tìm CTCT viết phản ứng chứng minh. c. Glixin NaOH+ → X HCl+ → Y. Glixin HCl+ → A NaOH+ → B. Xác định CTCT X,Y,A,B. Xác định pH gần đúng dung dịch X, Y, A, B nguyên chất. II. BÀI TẬP TOÁN: II. 1. Xác định CTPT, CTCT: Câu 1. Xác định CTCT của các chất trong các trường hợp sau : - Chất hữu cơ Y có CTPT là C 4 H 8 O 2 . 0,1 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được 8,2 g muối. - Thủy phân 8,8 g este X có CTPT là C 4 H 8 O 2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 g ancol Y và muối Z. - Cho 4,4 g chất X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1M thì tạo ra 4,8 g muối. - Đốt cháy hoàn toàn 0,09 gam este đơn chức Y thu được 0,132 g CO 2 và 0,054 g H 2 O. - Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. - Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no đơn chức X,Y(có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. - Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 amin no đơn chức A, B kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO 2 và 14,4 g H 2 O. - Cho 7,12g một aminoaxit X là đồng đẳng của axit aminoaxetic vào 300ml dung dịch HCl 0,4M. Để tác dụng hoàn toàn với các chất có trong dung dịch sau phản ứng, phải dùng 0,2mol KOH. Câu 2. Có hai este là đồng phân của nhau và đều do các axit no một lần và rượu no đơn chức tạo thành. Để xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp hai este nói trên phải dùng hết 12 gam NaOH nguyên chất. Các muối sinh ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và còn được 21,8 gam (giả thiết là hiệu suất phản ứngđạt 100%). - Cho biết công thức cấu tạo của hai este? - Tính % khối lượng mỗi este trong hỗn hợp. Câu 3. Cho 0,02 mol chất X (X là một α -aminoaxit) phản ứng vừa hết với 160ml dd HCl 0,152M thì tạo ra dung dịch D có chứa 3,67g muối. Mặt khác, 4,41g X khi tác dụng với một lượng NaOH vừa đủ thì tạo ra 5,73g muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. - Vậy công thức cấu tạo của X là. - Tính thể tích dung dịch NaOH cần thiết để tác dụng hết với dung dịch D. Câu 4. Este X được điều chế từ Aminoaxit Y và ancol etylic. Tỷ khối hơi của X so với hidro bằng 51,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,3g X thu được 17,6g khí CO 2 , 8,1g nước và 1,12 lít N 2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo thu gọn của X,Y ? II. 2. Toán định lượng: Câu 1. a) Cho 45 gam axít axetic tác dụng với 60 gam ancol etylic có mặt H 2 SO 4 đặc. Hiệu suất của ứng là 80%. Khối lượng etyl axetat tạo thành là? b) Đun nóng dung dịch chứa 7,2 gam axit acrylic với 6 gam ancol etylic khan có mặt H 2 SO 4 đặc. Nếu hiệu suất 60% thì khối lượng este thu được là? Câu 2. a) Xà phòng hoá 22,2g hỗn hợp 2 este là HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 đã dùng hết 200 ml dd NaOH. Nồng độ mol/l của dd NaOH là ? b) Đun 9,9 gam phenyl bezoat với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là? c) Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là? d) Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là bao nhiêu? Câu 3. a) Để trung hòa 5 gam chất béo có chỉ số axit là 7 thì khối lượng KOH cần dùng là? b) Để xà phòng hóa 100 gam lipit có chỉ số axit là 7 người ta phải dùng 0,32 mol KOH. Khối lượng glixerol thu được sau phản ứng là? Câu 4: a) Xenlulozơtrinitrat là chất dể cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơtrinitrat từ xenlulozơ và HNO 3 với H=90%, thì thể tích HNO 3 96% ( d= 1,52 g/ml) cần dùng là bao nhiêu lit? b) Dùng 340,1 kg xenlulozơ và 420 kg HNO 3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozơtrinitrat. Biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20% ? Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,104 g một cacbohiđrat A thu đựơc 3225,6 ml lit CO 2 (ở đktc) và 2,376 g nước. a. Tìm CTĐG, CTPT, gọi tên của A? b. Đun nóng dd có chứa 3,42 g A với axít loãng, sau đó trung hòa axit bằng dd NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng gương. Tính khối lượng bạc thu được? (Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Câu 6: a) Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là? b) Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thuỷ phân: 1kg bột gạo có 80 % tinh bột; 1kg saccarozơ (H=97%). c) Cho một lượng tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO 2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 750g kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Khối lượng tinh bột dùng là? PHẦN VÔ CƠ A.LÝ THUYẾT ; 1. Tính chất vật lý chung của kim loại? Nguyên nhân? 2. Kim loại có tính chất vật lí cao nhất trong các kim loại: dẻo, dẫn điện, cứng ,mềm,t 0 nc , nhẹ … 3. Viết cấu hình e: K, Ca, Al, Fe, Cu,Cr ,các ion tương ứng và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH 4. Dãy điện hóa của kim loại? Ý nghĩa? 5. Hợp kim là gì ? So sánh khả năng dẫn điện,dẫn nhiệt của hợp kim với kim loại trong thành phần? 6. So sánh ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học? 7. Nguyên tắc điều chế kim loại ,các phương pháp điều chế? 8. Tính chất hóa học ,phương pháp điều chế kim loại kiềm ,kim loại kiềm thổ, nhôm,sắt ,đồng ,crom, thiếc ,chì, kẽm và các hợp chất của chúng 9. Nước cứng là gì?phân loại ? cách làm mềm? 10. Phân biệt các ion vô cơ và các chất khí? 11. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế,xã hội ,môi trường? B.MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP: 1. HOÀN THÀNH CÁC CHUYỂN HÓA a.NaCl → Na → NaOH → NaHCO 3 → Na 2 CO 3 NaClO → NaHCO 3 b.CaCO 3 → CaCl 2 → Ca → Ca(OH) 2 → Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 c. Al 2 O 3 → Al → NaAlO 2 → Al(OH) 3 → Al 2 O 3 → Al(NO 3 ) 3 AlCl 3 → Al(OH) 3 → KAlO 2 FeCl 3 → Fe(OH) 3 → Fe 2 (SO 4 ) 3 d. Fe FeCl 2 → Fe(OH) 2 → FeSO 4 Fe(NO 3 ) 3 FeO → Fe e. Cr → Cr 2 O 3 → Cr 2 (SO 4 ) 3 → Cr(OH) 3 → NaCrO 2 → Na 2 CrO 4 → Na 2 Cr 2 O 7 2. ĐIỀU CHẾ a.Viết phương trình điều chế các kim loại tương ứng từ các chất sau:Cu(OH) 2 , MgO, FeS 2 , NaCl, CaCO 3 , Na 2 SO 4 ,AlCl 3, AgNO 3 ,CrCl 3 b. Al từ quặng Boxit( có lẫn Fe 2 O 3 , SiO 2 ) c. Đồng từ đồng cacbonatbazơ d. Các kim loại tương ứng từ hỗn hợp: NaCl,Al 2 O 3 , MgCO 3 3. TÁCH CHẤT a.Tách riêng các kim loại ra khỏi dung dịch chứa các muối: FeSO 4 và CuSO 4 ; NaCl và CuCl 2 ; AgNO 3 ,Cu(NO 3 ) 2 và Pb(NO 3 ) 2 b.Tách riêng từng kim loại :Cu,Fe,Al,Ag c.Hỗn hợp Al,Zn 4. NHẬN BIÊT a. Chất rắn: -Na 2 CO 3 ,CaCO 3 , Na 2 SO 4 ,CaSO 4 . H 2 O -Na,Ca,Cu,Al -Al 2 O 3 , Al, Fe, Ag -Cu, Fe, Al, Ag -3 hỗn hợp : Cu-Ag; Cu-Al; Cu-Mg -Các oxit: CaO,FeO, Na 2 O, Al 2 O 3 b. Dung dịch -MgCl 2 , ZnCl 2 , AlCl 3 , FeCl 2 , KCl -BaCl 2 , ZnCl 2 , Na 2 SO 4 , MgSO 4 , KNO 3 , KHCO 3 - NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , FeCl 2 , FeCl 3 , Cu(NO 3 ) 2 , MgCl 2 , NaNO 3 c.Các chất khí: -CO, CO 2 , O 2 , SO 2 -O 2 , SO 2 , O 3 , HCl, H 2 S, NH 3 5. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG -Cho đinh Fe vào dd CuSO 4 - Để hợp kim Cu-Zn trong không khí ẩm - Zn +axit sunfuric loãng có thêm vài giọt CuSO 4 - Cho từ từ dd NH 3 vào dung dịch AlCl 3 - Cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl 3 và ngược lại - Dẫn khí CO 2 lần lượt vào dd NaAlO 2 , dd Ca(OH) 2 -Cho từ từ HCl loãng vào dd NaAlO 2 - Cho dd Na 2 CO 3 vào dd NaAlO 2 - Cho Na dư lần lượt vào các dd CuSO 4 , AlCl 3 - Cho HCl vào dd K 2 CrO 4 - Cho KOH vào dd K 2 Cr 2 O 7 C. MỘT SỐ DẠNG TOÁN: I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 1.Xác định tên nguyên tố trong các trường hợp sau: - Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 - Tổng số hạt các lọai trong nguyên tử là 40 2. Cho m gam Al phản ứng HNO 3 loãng thu được 0.015 mol N 2 O và 0.01 mol NO.Tính m? 3. Khi cho 9,6gam Mg tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc thấy có 49gam H 2 SO 4 tham gia phản ứng tạo muối MgSO 4 , H 2 O và sản phẩm khử X. X là chất nào? II. DÃY ĐIỆN HÓA 1. Ngâm đinh Fe vào 100ml dd CuCl 2 1M (giả thuyết Cu bám hết trên đinh Fe).Tính khối lượng tăng thêm của đinh Fe sau phản ứng. 2. Cho một vật bằng Cu có khối lượng 8,84 gam vào dd AgNO 3 ,sau phản ứng khối lượng vật 10,36 gam. Tính khối lượng Ag sinh ra. 3. Ngâm một lá Zn vào 0.1 lit dung dịch AgNO 3 sau phản ứng khối lượng thanh Zn tăng 15,1 gam.Tính C M của dd AgNO 3 ban đầu, và khối lượng thanh Zn sau phản ứng. 4. Hòa tan 28 gam Fe vào dd AgNO 3 dư . Tính khối lượng chất rắn thu được 5. Cho 1.12 gam Fe và 0.24 gam Mg vào 250 ml dd CuSO 4 , thu được lượng kim loại là 1.88 gam .tính C M dd CuSO 4 . III. XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI 1. Xác định tên kim loại trong các trường hợp sau đây: - Cho 4,8 gam kim loại R hóa trị II vào dd HNO 3 dư thu được 1,12 lit khí NO (đktc). - Đốt 1,08 gam kim loại hóa trị III cháy trong khí Clo thu được 5,34 gam muối clorua. - Cho 2,52 gam kim loại A phản ứng H 2 SO 4 loãng thu được 6,84 gam muối sunfat - Cho 16,2 gam kim loại R phản ứng hoàn toàn 3.36 lit O 2 (đktc) thu được chất rắn A. Cho A phản ứng hoàn toàn với HCl thu được 1,2 gam H 2 . IV. PHẢN ỨNG NHIỆT LUYỆN 1. Cho 6,72 lít H 2 (đktc) vào 32 gam CuO ở nhiệt độ cao thu được chất rắn A. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đủ phản ứng với A. 2. Dẫn khí CO dư vào 10 gam quặng Hematit. Sản phẩm phản ứng cho tác dụng hoàn toàn với H 2 SO 4 loãng thu được 2,24 lit H 2 (đktc).Tính phần trăm khối lượng oxit sắt trong quặng. 3. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở điều kiện nhiết độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H 2 (đktc). Xác định công thức oxit ? V. ĐIỆN PHÂN 1.Điện phân muối sunfat kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 6 A .Sau 29 phút điện phân khối lượng catot tăng 3,45 gam .Xác định tên kim loại. 2. Điện phân 200ml dd KOH 2M (D=1,1g/cm 3 ) với điện cực trơ .Ở Catot thoát ra 2,24 lit khí (đktc) thì ngừng điện phân. Biết nước bay hơi không đáng kể.Tính C% dd sau điện phân. 3. Điện phân 400ml CuSO 4 0.2 M thu được 0,224 lit khí đktc.Tính khối lượng kim loại sinh ra. VI. DẪN KHÍ CO 2 VÀO DUNG DỊCH KIỀM 1. Cho a gam CaCO 3 và BaCO 3 phản ứng V lit dd HCl 0,4 M thu được 4,48 lít khí đktc.Dẫn khí sinh ra vào dd Ca(OH) 2 dư. Tính khối lượng kết tủa và V. 2. Cho V lit CO 2 đktc vào 2lit Ca(OH) 2 0,01 M thu được 1 gam kết tủa .Xác định V. 3. Dẫn 3,36 lít CO 2 (đktc) qua 100ml dung dịnh NaOH 3M .Tính nồng độ mol của dung dịch muối và khối lượng muối tạo thành . VII. XÁC ĐỊNH HAI KIM LOẠI CÙNG NHÓM 1. Cho 17 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm vào nước thu được 6,72 lit H 2 đktc và dd Y. + Xác định tên hai kimloại. + Tính thể tích CuSO 4 HCl cần dùng để trung hòa dd Y. 2. Nung muối cacbonat của hai kim lọai kế tiết thuộc nhóm IIA thu được 2,24 lit CO 2 và 4,64 gam hỗn hợp hai oxit. Xác định hai kim loại. 3. Cho 3 gam hỗn hợp Na và kim loại kiềm M vào nước thu được dd A để trung hòa dd A cần 800 ml HCl 0,25 M . Xác định M VIII. BÀI TẬP HỖN HỢP 1. Cho 1,5 gam hỗn hợp Al,Mg phản ứng với 200 gam dd HCl vừa đủ thu được 1,68 lit H 2 đktc + Tính % m mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu + Tính khối lượng muối tạo thành + Tính C% dd muối tạo thành 2. Cho 8,85 gam hỗn hợp Mg,Cu,Zn phản ứng HCl dư thu được 3,36 lít khí đktc. Phần không tan đốt cháy trong oxi thu được 4 gam rắn.Tính %m mỗi kim loại. 3. Cho 2,06 gam hỗn hợp Fe, Al, Cu phản ứng với HNO 3 loãng dư thu được 896 ml NO(đktc). Tính khối lượng muối thu được. 4. Cho 4 gam hỗn hợp Al,Fe,Cu chia làm hai phần bằng nhau + Phần 1: Tác dụng HCl dư thu được 560 ml khí H 2 đktc. + Phần 2: Cho phản ứng với NaOH dư thu được 336 ml khí H 2 đktc. Tính % m mỗi kim loại trong hỗn hợp 5. Cho hỗn hợp Fe,Zn tác dụng đủ với hỗn hợp dung dịch chứa 0,01 mol HCl và 0.05 mol H 2 SO 4 thu được khí Z ,cho khí Z qua CuO dư thu được m gam Cu. Tính m? 6. Cho 5,75 gam hỗn hợp Mg,Al,Cu phản ứng với HNO 3 loãng dư thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm NO và N 2 O đktc d x/H = 20,6. Tính m muối. 7. Cho m gam hỗn hợp Al,Fe phản ứng HNO 3 loãng thu được 2.24 lít khí NO (đktc). Nếu cũng m gam hõn hợp trên phản ứng HCl dư thu được 2.8 lit khí (đktc).Tính m. . HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP. MÔN HÓA HỌC KHỐI 12. NĂM HỌC 2009-2010 PHẦN HỮU CƠ. A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN: 1. Cấu. thì tạo ra 5,73g muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. - Vậy công thức cấu tạo của X là. - Tính thể tích dung dịch NaOH cần thi t để tác dụng hết với dung dịch D. Câu 4. Este X. ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và còn được 21,8 gam (giả thi t là hiệu suất phản ứngđạt 100%). - Cho biết công thức cấu tạo của hai este? - Tính % khối lượng mỗi este trong hỗn