1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tu lieu Dong tu thuc

5 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Dulichbui's Blog - Từ thủ đô Hà Nội, vượt 120km đường quốc lộ 1A đến huyện Hà Trung rẽ về Nga Sơn, chúng ta sẽ dễ dàng đến được động Bích Đào. Động Bích Đào, hay còn gọi là động Từ Thức - Gắn liền với câu chuyện Từ Thức lên cõi tiên đầy thi vị. Ở làng Cẩm La xưa, thuộc Tống Sơn (nay thuộc huyện Nga Sơn) có chàng thanh niên là Từ Thức. Khoảng cuối đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388 - 1398) Từ Thức được bổ làm quan tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh ngày này). Ông nổi tiếng thanh liêm, chính trực và yêu thích ngao du sơn thuỷ. Mùa xuân năm Bính Tý (1396) Từ Thức đi chơi hội “mẫu đơn” ở một ngôi chùa đẹp nổi tiếng, đã gặp một thiếu nữ xinh đẹp bị nhà chùa giữ lại vì vô tình làm gãy một cành hoa mẫu đơn. Động lòng thương, Từ Thức liền cởi áo gấm chuộc lỗi cho cô gái. Vốn là người yêu thích nghệ thuật, chán ghét lợi danh nên nhân việc chịu tang mẹ, Từ Thức treo ấn từ quan. Về quê, chàng ngày ngày ngao du sơn thuỷ. Một ngày kia, tới cửa biển Thần Phù (Nga Sơn), chàng bỗng thấy phía khơi xa có một ngọn núi tuyệt đẹp. Chàng liền chèo thuyền ra xem và làm một bài thơ khắc trên vách núi đá. Bỗng từ vách núi nứt ra một cửa động, chàng bước vào, thì đấy là một chốn bồng lai tráng lệ. Chàng đang mải mê thì có hai thiếu nữ áo xanh mời chàng và cửa hang liền khép lại. Chàng được đưa tới gặp một vị tiên áo trắng, vị tiên đón tiếp ân cần và cho chàng biết đây là động Phù Lai, động thứ 6 trong 36 động cõi tiên, và cho biết chàng sẽ kết duyên với con của gái bà là Giáng Hương - cô gái được chàng cứu trong dịp hội “mẫu đơn” năm nào. Từ Thức cùng Giáng Hương đã sống những ngày hạnh phúc ở cõi tiên. Nhưng ở chốn cực lạc, chàng vẫn không nguôi nhớ quê hương, nhớ những cuộc ngao du. Chàng đã ngỏ lời được về thăm quê, khuyên chồng không được, Giáng Hương đành phải bằng lòng cho chàng cưỡi xe mây về trần. Về tới quê, chàng bàng hoàng vì cảnh quê vẫn như xưa nhưng không còn gặp lại ai chốn quê cũ nữa. Chàng hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ ở trong làng và được kể rằng, thuở nhỏ, cụ được nghe nói có ông tam đại tên là Từ Thức treo ấn từ quan, đi ngao du rồi mất tích. Chàng buồn bã chán ngán, một năm tiên giới bằng trăm năm trần gian. Chàng hối hận muốn quay lại cõi tiên, nhưng xe mây đã biến mất, mở phong thư mà Giáng Hương trao cho lúc tiễn biệt, thì đấy chính là lời biệt ly: Kết hoan hỷ (ư) vân trung, tiên duyên dỹ đoạn Phỏng tiên sơn (ư) hải thượng, hậu hội vô nhân (Kết bạn loan trong mây, duyên xưa đã dứt Tìm núi tiên trên biển, dịp khác không còn). Chàng buồn, thất vọng đi về phía núi Ngũ Hàn Sơn (Nông Cống), rồi sau đó biệt tích. Động Bích Đào, dấu tích của chàng Từ Thức du tiên thuở xưa, nằm trên hệ thống núi đá vôi được kéo dài từ Tam Điệp (Ninh Bình) đến cửa Thần Phù (Nga Sơn - Thanh Hoá). Đi vào lòng động, nhũ đá nhỏ xuống, đụn nhũ nhô lên, tạo nên cảnh trí huyền ảo với nhiều dáng hình gây trí tưởng tượng kỳ thú: "Này đây Đụn gạo, kho tiền, này kia bồn muối, vườn cây trái có đầy đủ các loại, rồi mâm xôi, thủ lợn, rồi phường bát âm, gõ vào tạo nên một thứ âm thanh thú vị. Rồi bàn cờ tiên, một bàn đá phẳng lỳ có đầy đủ các quân cờ, đường kẻ… ” như thể chàng Từ Thức cùng các vị tiên vừa tỉ thí với nhau ở đây và mới đứng dậy đi ngao du đâu đó. Đi sâu vào chút nữa, chếch về phía bên trái, ta gặp vũng nước trong vắt, mát dượi, đây những hòn cuội trắng, xinh, kế bên là ao bèo (bằng đá) với những lớp bèo cũng bằng đá, bồng bềnh điểm những chùm hoa trắng lục, rồi những nhũ đá hình ống chầu, ếch toạ … Cuối động cũng có đường lên trời, lại có đường xuống âm phủ. Theo những bậc đá đều nhau thì đấy là đường lên trời, tương truyền, đây là đường mà Từ Thức cùng các nàng tiên đi thưởng ngoạn, những nhũ đá nhô ra cũng mang dáng của những giá áo, giá mũ khi chàng dừng chân nơi đây. Còn đường xuống âm phủ cũng chính là một cửa hang ăn sâu xuống lòng núi với những bậc đá gập ghềnh, tối tăm, ẩm ướt, hun hút, nhiều ngách, nhiều lối khiến cho ai bạo dạn cũng chỉ xuống được vài bước rồi phải đi ngược trở lại. Truyền thuyết Từ Thức lên tiên và đặc biệt là cảnh tích kỳ thú của động Bích Đào đã từng là nơi hấp dẫn đối với nhiều tao nhân, mặc khách, nhiều danh sỹ hiền nhân như: Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quý Đôn, Trịnh Sâm, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng… Và ngay tại cửa động, vẫn còn lưu bài thơ chữ Hán của Lê Quý Đôn khắc trên một phiến đá - đã mấy trăm năm trôi qua nét chữ vẫn còn sắc như mới khắc./ Theo Sở du lịch tỉnh Thanh Hóa Ngoài cửa động có một miếu nhỏ gọi là miếu Sơn Thần, miếu chỉ cao chấm đầu người và không rộng lắm. Ngay trên cửa động, trên vách đá được tạc bài thơ đề của Lê Quý Đôn khi viếng thăm động vào thế kỷ XVII. Suốt chiều sâu của động, có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù độc đáo và được gắn liền với truyền thuyết về Từ Thức và Giáng Hương. Động chính gồm có 2 phần, phần ngoài rộng, trần động hình vòng cung như một chiếc bát úp khổng lồ. Phía dưới vòng cung đó có một nhũ đá toả xuống trông như một trái đào tiên, nên động còn được gọi là động Bích Đào. Dưới là nền đá phẳng, nhẵn, là vết tích đền thờ Từ Thức còn lưu lại đến hôm nay. Sau đó là đụn nhũ thạch lấp lánh được ví như những kho chứa khác nhau: • kho tiền là những chỗ thạch nhũ xanh nổi hình tròn từng lớp chồng lên nhau; • kho vàng là những thỏi đá óng ánh mầu vàng; • kho muối là một quần thể thạch nhũ bé, trắng toát; • kho gạo lại hấp dẫn hơn bởi những hòn đá mịn được gắn chặt, đều màu nâu bạc. Vào phần trong, một cổ tam sinh có đủ trâu, dê, lợn, một mâm cỗ tương đối giống như thật, một mâm ngũ quả bằng đá được thiên nhiên bày sẵn từ muôn đời nay. Càng vào sâu, lòng động càng rộng ra, với nhiều dấu tích về tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức như: buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức bằng đá; những bông hoa, những quả đào tiên, vầng trăng và có cả những đôi chim thạch nhũ. Những thanh đá thiên cầm gõ vào sẽ phát ra những thanh âm khác nhau được gọi là dàn chiêng trống. Đi sâu vào trong, có 2 dấu chân người in vào đá từ bao giờ, tương truyền là dấu chân Từ Thức. Một vài nụ đá và một vài đường nét trên một mặt đá phẳng tạo thành bàn cờ tiên. Đôi gò bồng đảo đầy quyến rũ bên một vũng nước trong suốt có thể nhìn thấy những hòn đá dưới đáy, là giếng mà tiên nữ Giáng Hương từng tắm với nụ cười làm đắm say kẻ phàm trần. Một dải đá màu lục lốm đốm, cùng một dải đá có những hình thù ếch nhái, là ao bèo trong sự tưởng nhớ quê hương của chàng thư sinh Từ Thức. Sau cảnh này là một ngã rẽ, một ngã theo tương truyền là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Tại đây có quán nghỉ chân bằng đá mà chàng đã từng nghỉ suốt dọc hành trình và còn đó những mắc treo áo, treo mũ bằng đá. Bên cạnh đường lên tiên là một ngã rẽ hỏm sâu theo đường xoáy ốc vẫn bí ẩn muôn đời nay, nhân dân quen gọi là đường xuống Địa ngục. Sau lưng động là núi Thần Phù, hang Dơi [sửa] Thơ đề của Lê Quý Đôn Thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn khi vãn cảnh động Từ Thức đã đề tặng bài thơ tạc vào núi đá ngay cửa động như sau: Phiên âm tiếng Nôm Văn đạo thần tiên sự diểu mang Bích đào động khẩu thái hoang lương Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức Vân thủy song nga lão Giáng Hương Thạch động hữu thanh khao hiểu nguyệt Diêm điền vô vị nát thu sương Thế nhân khổ tác Thiên Thai mộng Thùy thức Thiên Thai diệc hí trường Dịch nghĩa Nghe nói chuyện thần tiên là mơ mộng Cửa động Bích đào nay thật hoang lương Từ Thức chỉ mặc áo vải thô đi tìm tiên khắp trời đất Ở cảnh mây nước, hai mắt Giáng Hương mong (Từ Thức) đến già Trăng gần sáng, nghe trong động đá, như có tiếng gõ kêu Giọt sương thu thấm bãi muối, muối thành nhạt Nhiều người cho rằng Từ Thức gặp tiên cũng như chuyện (Lưu Nguyễn) vào Thiên Thai Nhưng ai ngờ Thiên Thai chỉ là một câu chuyện đùa Dịch Thơ Thần tiên vẫn bảo chuyện mơ màng, Động Bích Đào kia cỏ mọc hoang. Trời bể tìm tòi, mê huyện Thức! Nước mây chờ đợi, mệt nàng Hương! Vang om thạch động trăng gần sáng, Nhạt nhẽo diêm điền muối đẵm sương, Giấc mộng Thiên Thai mong mỏi mãi, Ai hay cũng chỉ hí du trường! Động Từ Thức còn được nhiều tao nhân, mặc khách thăm viếng, ngợi ca. Năm 1992 đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia. Động Từ Thức thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố Thanh Hóa đi khoảng 50km về hướng đông bắc bạn sẽ đến động. Động nằm trong dãy núi Tam Điệp “bên này có động ngược là sông sâu”. Trước đây động động Từ Thức có tên là động Bích Đào nhưng vì gắn với câu chuyện tình Từ Thức gặp tiên nên sau này dân gian đổi gọi là động Từ Thức. Đường lên động du khách sẽ không cảm mệt mỏi vì phải leo núi, bởi bên lề đầy những cây cổ thụ tỏa bóng râm mát. Những dây leo to vắt ngang qua đường đan vào nhau tạo thành những cái võng, ai tinh nghịch còn leo lên đu đưa chụp vài tấm hình. Đường lên cửa động Lên đến cửa động bạn sẽ thấy hai bài thơ chữ Hán, một khắc trên phiến đá đặt dưới nền động và một khắc trên vách đá cao. Bài thứ thứ nhất là của chúa Trịnh Sâm với bút danh Nhật Nam Nguyên. Bài thơ thứ hai do Lê Quý Đôn sáng tác vào thế kỷ 18 được khắc vào đá năm 1905, trong đó có đoạn: Văn đạo thần tiên sự điểu mang Bích Đào động khẩu thái hoang lương Càn khôn nhất hạt cùng Từ Thức Vân thủy song nga lão Giáng Hương Động Từ Thức là danh thắng được xếp hạng quốc gia. Dưới ánh điện mờ, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lóng lánh sắc màu được nhân hóa có rất nhiều nhũ đá tạo thành những hình thù độc đáo và được gắn liền với truyền thuyết về Từ Thức và Giáng Hương. Động Từ Thức Động chính gồm hai phần, phần ngoài rộng, trần động hình vòng cung như chiếc bát úp khổng lồ. Phía dưới vòng cung có một nhũ đá "tỏa" xuống trông như trái đào tiên nên động còn được gọi là Bích Đào. Dưới là nền đá phẳng, nhẵn, là vết tích đền thờ Từ Thức còn lưu lại đến hôm nay. Sau đó là đụn nhũ thạch lấp lánh được ví như những kho chứa vàng bạc, gạo muối được dân gian lưu truyền. Kho tiền là chuỗi thạch nhũ to nhỏ chảy từ trên xuống như những xâu quan tiên thời xưa Bước vào phần trong động là một thế giới kỳ bí với nhiều cảnh trí mà chỉ tạo hóa mới tạo ra được. Đầu tiên bạ sẽ thấy những phiến nhũ đá mỏng, màu trắng ngà rủ từ trần xuống những nhũ đá đó được gọi là “đàn đá”, “trống đá”. Bởi vì nếu bạn cầm que gõ nhẹ vào những thanh nhũ, dẽ nghe mỗi thanh vang lên với những cung bậc khác nhau, toàn cảnh này còn được gọi là “phường bát âm”. Càng vào sâu lòng động càng rộng ra. Đầu tiên bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi gặp bàn Cổ tam sinh có đủ lợn, trâu, dê một mâm cỗ gần giống như thật. Rồi những dấu tích về tình yêu của Giáng Hương và Từ Thức như: buồng tắm của Giáng Hương và thư phòng của Từ Thức bằng đá; những bông hoa, quả đào tiên, vầng trăng và có cả những đôi chim thạch nhũ. Đối diện là cảnh là ao bèo gợi hình tượng quê hương trong sự tưởng nhớ của chàng thư sinh Từ Thức Cảnh tiếp là một ngã rẽ, một ngả theo tương truyền là đường lên cõi tiên của Từ Thức. Tại đây có quán nghỉ chân bằng đá mà chàng từng nghỉ suốt dọc hành trình và còn đó những mắc treo áo, treo mũ bằng đá. Bên cạnh đường lên tiên là một ngã rẽ hỏm sâu theo đường xoáy ốc vẫn bí ẩn muôn đời nay, nhân dân quen gọi là đường xuống Địa ngục lạ Một vòng quanh động, giữa cảnh vật hư ảo đẹp như được vẽ, trong tôi cứ vương vấn mãi một câu hỏi: liệu chàng Thức có trở về được cõi tiên để gặp nàng Hương khi động này đúng thật là cõi tiên. Tích Từ Thức Và giang Hương Từ Thức người Tống Sơn (nay là Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), làm tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, nhân đi chơi hội đã cởi áo gấm giúp một cô gái xinh đẹp gặp tình huống éo le. Thời gian sau chàng từ quan, tìm thú vui nhàn tản. Một lần ra cửa biển Thần Phù, Từ Thức đi qua núi và thấy một chiếc động, được bà chủ gả cho Giáng Hương, chính là người chàng đã cứu thuở nào. Sống với nhau được một năm, dù thuận hòa, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà xin được về thăm. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi về quê tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu. Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ nhưng chẳng còn dịp may . thuỷ. Một ngày kia, tới cửa biển Thần Phù (Nga Sơn), chàng bỗng thấy phía khơi xa có một ngọn núi tuyệt đẹp. Chàng liền chèo thuyền ra xem và làm một bài thơ khắc trên vách núi đá. Bỗng từ vách

Ngày đăng: 27/06/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w