Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
328,24 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN LÊ THANH LOAN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU, CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƢ LIÊM Phản biện 1: TS. ĐINH BẢO NGỌC Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN THỊ HÀ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 01 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khách hàng doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) luôn nỗ lực trong việc xây dựng quy trình thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế tồn tại, một trong số đó là việc thực hiện công tác này tại các chi nhánh của ACB. Thực tiễn cho thấy, rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Quảng Ngãi (ACB Quảng Ngãi) chưa có sự kiểm soát tốt. Mặc dù, ACB Quảng Ngãi đã sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường, cảnh báo rủi ro. Nhưng trong quá trình sử dụng, công tác xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp tại ACB Quảng Ngãi có hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi Nhánh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại NHTM. - Phân tích thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với KHDN tại ACB Quảng Ngãi. - Kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện công tác. 3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc trả lời các câu hỏi sau: - Nội dung công tác XHTD nội bộ KHDN tại NHTM là gì? 2 - Tiêu chí đánh giá công tác XHTD nội bộ KHDN là gì? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác XHTD nội bộ KHDN? - Thực trạng công tác XHTD nội bộ KHDN tại ACB Quảng Ngãi diễn ra như thế nào? - Ưu điểm và hạn chế trong công tác XHTD nội bộ KHDN tại ACB Quảng Ngãi là gì? - Cần làm gì để hoàn thiện công tác XHTD nội bộ KHDN tại ACB Quảng Ngãi? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác XHTDNB KHDN tại NHTM và thực tiễn công tác XHTDNB KHDN tại ACB Quảng Ngãi. Phạm vi nội dung của đề tài tập trung nghiên cứu công tác XHTDNB bao gồm cả việc xem xét hệ thống XHTDNB lẫn việc thực hiện XHTDNB trong thực tế. Không gian nghiên cứu giới hạn tại ACB Quảng Ngãi và thời gian nghiên cứu là từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng những nghiên cứu của những đề tài trước, kết hợp với các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ các vấn đề trong việc hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ACB Quảng Ngãi. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về XHTD và công tác XHTD nội bộ đối với KHDN. 3 - Thứ hai, trên cơ sở phân tích, đánh giá để đưa ra các nhận xét và kết luận về thực trạng công tác XHTDNB KHDN tại ACB Quảng Ngãi. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế. - Thứ ba, từ việc đánh giá thực trạng của công tác XHTDNB KHDN, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, đồng thời kiến nghị với ACB cũng như NHNN về các vấn đề có liên quan. 7. Tổng quan tài liệu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo một số công trình nghiên cứu sau: a. Phan Văn Thiết (2011), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum (Vietcombank Kon Tum), Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. b. Nguyễn Hoàng Anh (2012), Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. c. Trần Thị Hoàng Vy (2013), Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. d. Nguyễn Thị Việt (2013), Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. 4 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp a. Khái niệm doanh nghiệp b. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Một số đặc điểm như: có giá trị lớn hơn, yêu cầu công tác thẩm định phức tạp hơn, yêu cầu thông tin nhiều hơn tín dụng cá nhân. c. Phân loại tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Có thể được phân chia theo các tiêu thức như: thời hạn tín dụng, đối tượng đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức đảm bảo tiền vay, xuất xứ tín dụng. d. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. 1.1.3. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp a. Rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Rủi ro tín dụng đối với KHDN thường gặp là: rủi ro lựa chọn, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro tập trung, rủi ro nội tại, rủi ro của các khoản cho vay dài hạn. 5 b. Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng cần phải có những giải pháp hữu hiệu để quản trị RRTD nói chung và RRTD đối với DN nói riêng. Một giải pháp quan trọng, mang nhiều lợi ích cho hoạt động đánh giá doanh nghiệp và quản trị rủi ro là công tác XHTDNB khách hàng doanh nghiệp. 1.2. CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm và bản chất của xếp hạng tín dụng nội bộ a. Khái niệm XHTD là một ý kiến về việc liệu một bên đi vay sẽ thanh toán các nghĩa vụ tài chính đúng hạng và đầy đủ. XHTD liên quan đến RRTD từ mức có khả năng vỡ nợ thấp nhất đến mức có khả năng vỡ nợ cao nhất. Việc XHTD do chính bên cho vay tiến hành, gọi là XHTD nội bộ. Bản chất XHTDNB là đo lường mức độ RRTD. b. Mục đích xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Nhằm: đo lường RRTD, lựa chọn khách hàng cho vay, hỗ trợ phân loại nợ và trích dự phòng xử lý rủi ro, xây dựng và thực thi chính sách khách hàng cho các nhóm khách hàng khác nhau. c. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Việc xếp hạng tín dụng có thể là theo phương pháp từng thời điểm hoặc thông qua phương pháp toàn bộ chu kỳ. Trong quá trình xếp hạng, có rất nhiều nhân tố rủi ro được xem xét và đánh giá như: rủi ro tài chính, rủi ro công nghiệp (rủi ro kinh doanh),… Hầu hết các mô hình xếp hạng tín dụng đều sử dụng cả thông tin định tính, thông tin định lượng và đều có tiêu chuẩn để so sánh. 6 Việc xếp hạng tín dụng cần có các thang đo cụ thể, chia thành nhiều cấp độ để phân loại rủi ro từ thấp đến cao. Kết quả xếp hạng tín dụng cần phải được đánh giá lại định kỳ và trong suốt quá trình cho vay. 1.2.2. Các mô hình xếp hạng tín dụng Về lý thuyết, có nhiều mô hình đo lường rủi ro tín dụng. Các mô hình được phân loại thành các mô hình định tính và mô hình định lượng. Các mô hình định tính đo lường rủi ro tín dụng bao gồm các mô hình phổ biến 6Cs (Character; Capacity; Cash; Collateral; Condition; Control) hoặc mô hình PARSE. Các mô hình định lượng như: mô hình điểm số tín dụng (Credit Score Models), trong đó, hai mô hình phổ biến là mô hình xác suất tuyến tính và mô hình trọng số tuyến tính. Ngoài những mô hình đã được áp dụng phổ biến ở Việt Nam, trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình đo lường rủi ro tín dụng hướng tới các cách tiếp cận mới hơn như: - Mô hình cấu trúc kỳ hạn của rủi ro (The term structure of credit risk approach). - Mô hình tỷ lệ vỡ nợ quá khứ (Mortality rate derivation of credit risk). - Mô hình tỷ lệ sinh lời trên vốn điều chỉnh theo mức rủi ro (RAROC Models). - Mô hình quyền chọn của rủi ro vỡ nợ (Option models of default risk). Đối chiếu với các mô hình đo lường rủi ro tín dụng với thực tế XHTDNB tại Việt Nam, có thể thấy các hệ thống XHTDNB ở Việt Nam đều sử dụng hệ thống chấm điểm các tiêu chí, tức là về bản chất sử dụng mô hình điểm số tín dụng để đo lường rủi ro tín dụng. 7 Đặc trưng chủ yếu của các mô hình điểm số tín dụng là “sử dụng các đặc điểm quan sát được của người vay để tính ra một mức điểm biểu hiện được xác suất vỡ nợ của người vay hoặc để sắp xếp người vay thành các hạng với mức rủi ro vỡ nợ khác nhau”. Có hai mô hình điểm số tín dụng cơ bản là mô hình xác suất tuyến tính và mô hình trọng số tuyến tính của Altman. - Mô hình xác suất tuyến tính (Linear Probability Model) được sử dụng trong đo lường rủi ro tín dụng là mô hình dựa trên các dữ liệu quá khứ, tính hệ số tương quan ( j ) giữa các biến nguyên nhân j với rủi ro vỡ nợ của khoản cho vay I (Xij). Mô hình này được biểu hiện như sau: Gọi Z i là xác suất vỡ nợ của người vay thứ i, ta có: Z i = ijj xX + error - Mô hình trọng số tuyến tính (Linear Discriminant Models) có mục đích là phân chia người vay thành nhóm có rủi ro vỡ nợ cao và nhóm có rủi ro vỡ nợ thấp. Trong các mô hình trọng số tuyến tính, hàm trọng số của Altman được sử dụng phổ biến. Hàm trọng số của Altman có dạng như sau: Z = 1,2X 1 + 1,4X 2 + 3,3X 3 + 0,6X 4 + 1,0X 5 Trong đó: Z: Chỉ số phân loại rủi ro vỡ nợ của người vay (Z tương quan nghịch với rủi ro vỡ nợ). X 1: Tỷ lệ vốn lưu động/Tổng tài sản (Working capital/total assets ratio). X 2 : Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (Retained earnings/Total assets ratio). X 3 : Tỷ lệ lợi nhuận trước khi trả lãi vay và thuế/Tổng tài sản (Earnings before interest and taxes/total assets ratio). 8 X 4 : Tỷ lệ giá trị thị trường của vốn cổ phần/giá trị sổ sách của các khoản nợ dài hạn (Market value of equity/book value of long term debt ratio). Các hệ số 1;2 1;4 3;3;… là các trọng số thể hiện tầm quan trọng của các tỷ lệ X 1 ; X 2 ; X 3 ;… Các trọng số này được xác định trên cơ sở quan sát quá khứ về các khoản cho vay vỡ nợ và những khoản cho vay không có rủi ro. Các tỷ lệ X i được xác định dựa trên các dữ liệu của các thời kỳ gần đây. 1.2.3. Nội dung công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại a. Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Bao gồm ban hành các quy định, quy trình thực hiện theo từng công đoạn, phân công thực hiện công tác xếp hạng cho từng cá nhân, đơn vị gắn với từng công đoạn. b. Thu thập, sàng lọc và lưu trữ thông tin Thông tin được thu thập, gồm: thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Sau khi thu thập được thông tin, ngân hàng tiến hành xử lý, sàng lọc sẵn sàng cho việc tính điểm, xếp hạng. Ngoài ra, thông tin cũng cần được đưa vào lưu trữ khoa học để làm cơ sở là dữ liệu lịch sử, phục vụ cho các kỳ xếp hạng tiếp theo trong tương lai. c. Chấm điểm, xếp hạng khách hàng Trên cơ sở thông tin thu thập được, cán bộ NH tiến hành nhập dữ liệu thông tin vào các chỉ tiêu chấm điểm của hệ thống XHTDNB để thực hiện việc chấm điểm, tính điểm, xếp hạng KH. Sau đó, trình cho người kiểm soát (phụ trách bộ phận/ phòng tín dụng) để xem xét quyết định phê duyệt hoặc từ chối kết quả xếp hạng khách hàng. [...]... 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 3.2.1 Hoàn thiện về tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp - Phân công phòng Quản lý rủi ro trách nhiệm phối kiểm thông tin - Nên phân công cán bộ thực hiện công tác XHTDNB theo phương cách chuyên biệt hóa 3.2.2 Cải thiện chất lƣợng... bắt buộc các ngân hàng thương mại phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng để đánh giá và dự báo mức độ rủi ro đối với khách hàng vay vốn Qua tìm hiểu, phân tích, đánh giá công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Chi nhánh Quảng Ngãi, luận văn “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương... phù hợp với yêu cầu đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Từ thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ACB Quảng Ngãi và kết hợp đối chi u với cơ sở lý luận và yêu cầu thực tế trong kinh doanh ngân hàng, luận văn đề ra những giái pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác xếp hạng 24 tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp đang áp dụng tại... THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH 2.2.1 Tình hình và đặc điểm khách hàng doanh nghiệp Khách hàng DN tại chi nhánh rất đa dạng nhưng đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu thuộc các ngành thương mại, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp và xây dựng 2.2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu a Mục... CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phẩn Á Châu Chi nhánh Quảng Ngãi a Hoạt... với năm 2013 Trong số 40 doanh nghiệp đó thì có 32 doanh nghiệp mới thành lập, 4 doanh nghiệp tiềm năng và 3 doanh nghiệp thông thường Năm 2014, tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp mới thành lập b Chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ Trong số các doanh nghiệp được xếp hạng thì chỉ có 4 doanh nghiệp là xếp hạng từ CCC – D, 59 doanh nghiệp xếp hạng BBB – B, còn lại là các doanh nghiệp đều đạt mức... của công tác xếp hạng, hệ thống xếp hạng, đảm bảo tính khách quan và chính xác của công tác xếp hạng 1.2.4 Tiêu chí đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp a Khối lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ Kết quả về khối lượng có thể được đánh giá qua các tiêu chí sau: - Số doanh nghiệp được xếp hạng - Tỷ lệ số doanh nghiệp được xếp hạng/Tổng số khách hàng doanh. .. dụng nội bộ phục vụ cho hoạt động quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại Tiêu chí này đánh giá ngân hàng đã sử dụng kết quả XHTDNB của ngân hàng như thế nào? Ngân hàng đã sử dụng kết quả XHTDNB cho những nội dung gì? Mức độ thiết thực của kết quả XHTDNB đối với hoạt động quản trị tín dụng của ngân hàng như thế nào ? 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ KHÁCH HÀNG DOANH. .. 2.2.3 Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh a Tổ chức thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp ACB Quảng Ngãi đã thực hiện một cách nghiêm túc, đúng thành phần, đúng thời gian quy định của ACB Tuy nhiên, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến kết quả XHTDNB KHDN chưa được quy định cụ thể do việc ACB Quảng Ngãi thiếu quy định nội. .. xếp hạng tín dụng nội bộ cho việc xác định phần bù rủi ro trong cấu trúc bù rủi ro của lãi suất + Chưa áp dụng các quy định cụ thể về tỷ lệ tài sản bảo đảm tương ứng với kết quả XHTDNB 2.2.4 Đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh a Về khối lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đã thực hiện Trong năm 2014, có 191 khách hàng là doanh nghiệp có . - Nội dung công tác XHTD nội bộ KHDN tại NHTM là gì? 2 - Tiêu chí đánh giá công tác XHTD nội bộ KHDN là gì? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác XHTD nội bộ KHDN? - Thực trạng công. HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh. lượng các doanh nghiệp này chi m khoảng 60% tổng số các doanh nghiệp tại Chi nhánh. Số nợ xấu của doanh nghiệp được xếp hạng là 4 tỷ đồng, chi m khoảng 2,5% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.