tham khảo đánh giá ngoài LTV

10 97 0
tham khảo đánh giá ngoài LTV

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiêu chuẩn 4 : Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục Mở đầu: Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, xác định rõ chủ đề năm học và các nhiệm vụ trọng tâm nên đã hoàn thành mục tiêu giáo dục. Tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc giáo dục toàn diện học sinh. Tiêu chí 1 : Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền. 1.Mô tả hiện trạng a. Đầu năm, nhà trường đã tổ chức quán triệt đến toàn thể viên chức kế hoạch về thời gian năm học của Sở giáo dục Đắc Lắc và được cụ thể hóa bằng kế hoạch thời gian năm học của nhà trường ( H4.4.01.01) b. Kế hoạch giảng dạy, học tập từng môn học được nhà trường thực hiện đúng qui định và được cụ thể hóa qua phân công chuyên môn, thời khóa biểu, phân phối chương trình môn học ( H4.4.01.02) c. Hàng tháng, nhà trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra để rà soát, đánh giá việc thực hiện thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập như việc thực hiện tiến độ chương trình, lịch báo giảng, sổ đầu bài… ( H4.4.01.03) 1.Điểm mạnh: Ban giám hiệu nhà trường đã có kế hoạch kịp thời đến từng giáo viên kế hoạch giảng dạy của các cấp có thẩm quyền. Đa số giáo viên chấp hành tốt việc thực hiện kế hoạch thời gian, kế hoạch giảng dạy, thực hiện đúng phân phối chương trình từng môn học. 2. Điểm yếu: Cơ sở vật của trường chưa đầy đủ nên việc thực hiện kế hoạch dạy bù chậm chương trình của một số môn học còn khó khăn 1. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tham mưu với các cấp có thẩm quyền xây dựng bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu dạy- học của nhà trường Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 2 : Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp. 1. Mô tả hiện trạng: a.Hàng năm, nhà trường đã triển khai đến giáo viên các tiêu chuẩn về chuyên môn và chỉ đạo thực hiện như : dự giờ, hội giảng, thao giảng . Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn dự giờ giáo viên chưa đảm bảo theo qui định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở một số giáo viên chưa thực hiện được ( H4.4.02.01) b. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tham gia thi các cấp theo qui định. Nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Tuy nhiên, số lượng giáo viên được công nhận dạy giỏi từ cấp huyện trở lên chưa đạt theo qui định mặc dù không có giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn ( H4.4.02.02) c. Hàng tháng nhà trường đều rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp thông qua sinh hoạt chuyên môn, báo cáo định kì( H4.4.02.03) 2. Điểm mạnh: 100% Giáo viên có ý thức tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đa số giáo viên có ý thức tham gia dự giờ thao giảng để học hỏi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhà trường luôn luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên dự thi các cấp 3. Điểm yếu: - Số giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên còn ít - Một số ít giáo viên còn hạn chế trong công tác đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên đi học và tổ chức lớp học tin học để giáo viên vận dụng vào giảng dạy có hiệu quả - Tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm tham gia dự thi các cấp đạt kết quả cao. 5. Tự đánh giá: Không đạt: Tiêu chí 3 : Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường. 1.Mô tả hiện trạng: a. Giáo viên của nhà trường đã chú ý sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thiết bị trong quá trình dạy học. Việc mượn, trả thiết bị cơ bản kịp thời ( H4.4.03.01) b. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức thi viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường. số lượng sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện khá nhiều. Có 2 đề tài đạt giải cấp tỉnh ( H4.4.03.02) c. Hàng kì, hàng tháng nhà trường đều rà soát, đánh giá việc sử dụng thiết bị để cải tiến, điều chỉnh việc sử dụng một cách có hiệu quả. Có 3 đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai trước tập thể sư phạm . Có một số thiết bị dự thi đạt giải cấp trường, cấp huyện ( H4.4.03.03) ( H4.4.03.04) 2. Điểm mạnh: - 100% giáo viên đã sử dụng các loại đồ dùng dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng hết các loại đồ dùng dạy học do cấp trên cấp. - Hàng năm nhà trường đều tổ chức chấm các đồ dùng dạy học cấp trường và chọn lựa để đưa các đồ dùng thi cấp huyện. Có một số đồ dùng đạt giải cấp trường, cấp huyện. - Nhiều giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để sử dụng trong các tiết dạy - Một số giáo viên đã chú ý đầu tư nhiều cho viết sáng kiến kinh nghiệm nên chất lượng đề tài khá cao 3. Điểm yếu: - Các đồ dùng tự làm đạt mức độ chính xác chưa thật cao, phạm vi sử dụng các đồ dùng chưa rộng. - Một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm còn khá sơ sài 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tiếp tục tự làm đồ dùng phục vụ các tiết dạy. Cho các tổ, nhóm bộ môn đăng kí mua thêm thiết bị phục vụ dạy học - Kiểm tra việc sử dụng thiết bị của giáo viên - Tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm nghiêm túc 2. Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 4 : Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của phòng GD & ĐT, sở GD & ĐT và Bộ GD & ĐT. 1.Mô tả hiện trạng: a. Nhà trường có kế hoạch triển khai hoạt động ngoài giờ lên lớp dựa theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và được cụ thể hóa bằng kế hoạch, phân phối chương trình chi tiết ( H4.4.04.01) b. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều được thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đề ra và dưới nhiều hình thức khác nhau, tập trung vào 1 tiết đầu tuần như: Duyệt nghi thức đội, các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, câu lạc bộ vui học, tìm hiểu các chủ điểm của tháng. . .( H4.4.04.02) c. Nhà trường theo dõi và kiểm tra kịp thời việc tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp để rút kinh nghiệm cho công tác thực hiện được hiệu quả hơn, tính giáo dục cao hơn ( H4.4.04.03) 2. Điểm mạnh: -Tất cả các giáo viên chủ nhiệm tham gia soạn và thực hiện các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, theo các thời gian sinh hoạt chung và riêng của từng lớp. - Hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú - Học sinh tham gia tích cực, hứng thú 3. Điểm yếu: Có những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cơ bản tổng phụ trách phải thực hiện, giáo viên chủ nhiệm hầu như không thực hiện vì không nắm vững kĩ thuật 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Cần tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sinh động, bổ ích - Tổng phụ trách tập huấn thêm về công tác đội cho giáo viên chủ nhiệm 5. Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 5 : Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 1.Mô tả hiện trạng: a. Tất cả giáo viên chủ nhiệm của nhà trường đều có sổ chủ nhiệm, kế hoạch chủ nhiệm và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công. Nhiều giáo viên chủ nhiệm đã có phương pháp tổ chức hoạt động này hiệu quả ( H4.4.05.01) b. Hầu hết giáo viên chủ nhiệm đã đầu tư nhiều cho công tác chủ nhiệm, nhờ vậy mà công tác chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá là hoàn thành và hoàn thành tốt. Một số giáo viên được khen là giáo viên chủ nhiệm giỏi ( H4.4.05.02) c. Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm đã rà soát, đánh giá công tác chủ nhiệm và nộp báo cáo định kì công tác chủ nhiệm kịp thời cho hiệu trưởng ( H4.4.05.03) 2. Điểm mạnh: - Tất cả các giáo viên chủ nhiệm đều nhiệt tình bám lớp, theo dõi học tập và rèn luyện học sinh để có biện pháp kịp thời uốn nắn từng học sinh, động viên những học sinh có sự tiến bộ. Mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm cũng là một anh chị phụ trách theo dõi đôn đốc các hoạt động đội. - Nhiều gia đình học sinh thực sự quan tâm giáo dục con em nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ 3. Điểm yếu: - Vẫn còn một vài giáo viên chủ nhiệm chưa có phương pháp chủ nhiệm khoa học - Công tác phối hợp với gia đình học sinh trong giáo dục học sinh có khi còn chưa kịp thời, chưa thường xuyên 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Triển khai các chuyên đề về công tác chủ nhiệm trong tập thể sư phạm nhà trường - Giáo viên chủ nhiệm cần tăng cường đi thực tế gia đình học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình, hoàn cảnh gia đình các em nhằm phối hợp kịp thời trong hoạt động giáo dục học sinh 5.Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 6 : Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Mô tả hiện trạng: a. Nhà trường rất chú ý đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Đầu năm học, nhà trường đã cho phân loại học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và tiến hành phụ đạo chủ yếu các môn Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa ( H4.4.06.01) b. Nhờ có các biện pháp tích cực, phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nên công tác phụ đạo học sinh yếu kém đã có hiệu quả rõ rệt: tỉ lệ học sinh yếu kém hàng năm tương đối ít ( H4.4.06.02) c. Nhà trường đã tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh yếu kém ( H4.4.06.03) 2. Điểm mạnh: -Đa số giáo viên của trường nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phụ đạo học sinh yếu kém trong những ngày chủ nhật. -Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, giám sát công tác phụ đạo học sinh yếu kém - Đa số học sinh tham gia học phụ đạo nghiêm túc 3. Điểm yếu: - Về cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế nên việc dạy phụ đạo cho học sinh còn gặp khó khăn như thiếu phòng học - Một số học sinh chưa thật sự chú trọng trong công việc học tập của mình. Có gia đình học sinh còn chưa quan tâm đúng mức đến việc học phụ đạo của con em 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc phụ đạo. - Liên hệ, phối hợp kịp thời với gia đình học sinh để quản lí, giáo dục học sinh ý thức học phụ đạo nghiêm túc. 5. Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 7 : Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền. 1. Mô tả hiện trạng: a. Nhà trường nhiều năm được các cấp khen về phong trào thi đua hai tốt và các hoạt động khác. Đặc biệt hoạt động đội là một thế mạnh của nhà trường. Các giấy khen, bằng khen, cờ lưu niệm đều được nhà trường trưng bày ở phòng truyền thống ( H4.4.07.01) b. Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương được lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng và quan tâm nhằm giáo dục học sinh yêu thương địa phương nơi sinh sống, yêu thương quê hương đất nước, tự hào và giữ gìn những nét văn hóa của địa phương như viếng và chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ huyện; ủng hộ đồng bào gặp khó khăn… (H4.4.07.02), (H4.4.07.03) c. Hàng năm, nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến, phát huy hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường và địa phương (H4.4.07.04) 2.Điểm mạnh: - Trường THCS Lương Thế Vinh nằm gần trung tâm địa bàn của thị trấn, là một trong ba trường THCS được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy và đội ngũ giáo viên có chất lượng. Đa số học sinh có ý thức tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện. Chấp hành tốt nội quy của trường và các tổ chức, đoàn thể - Trường có Nghĩa trang liệt sĩ huyện nằm bên cạnh nên việc giáo dục học sinh lòng tự hào và biết ơn những người con anh hùng của địa phương cũng dễ đi sâu vào tâm trí các em hơn 3. Điểm yếu: - Chương trình biên soạn về lịch sử địa phương hầu như chưa được nhiều và chưa cụ thể nên nhiều giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc giáo dục các em phát huy, giữ gìn những nét đẹp nơi mình đang sinh sống. - Ngôn ngữ giao tiếp của một bộ phận không nhỏ người dân địa phương chưa lành mạnh đã ảnh hưởng phần nào đến ngôn ngữ sử dụng của học sinh 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Đoàn, đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp mang tính thiết thực về giới thiệu truyền thống nhà trường thông qua chủ điểm tháng 9 - Giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, Địa lí cần thu thập thêm các thông tin về truyền thống tốt đẹp của địa phương để đưa vào nội dung bài giảng - Thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn học sinh sử dụng ngôn ngữ mang nét văn hóa trong giao tiếp 5. Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 8 : Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của cấp có thẩm quyền. 1. Mô tả hiện trạng: a. Hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học luôn được lãnh đạo nhà trường chú trọng và quan tâm nhằm tạo nên môi trường an toàn làm việc và học tập của cán bộ viên chức và học sinh. Nhà trường có tủ thuốc của Hội Chữ thập đỏ, học sinh được học bộ môn thể dục theo đúng qui định của Bộ Giáo dục (H4.4.08.01) b. Nhà trường chưa có đủ sân chơi, bãi tập phục vụ cho công tác giáo dục thể chất, chưa có nhân viên y tế để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh c. Chưa có biện pháp cải tiến hữu hiệu về hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học 2. Điểm mạnh: - Hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh được nhà trường đặc biệt chú trọng. 100% giáo viên dạy bộ môn thể dục được qua đào tạo từ chuẩn trở lên. - Hàng năm , nhà trường đều tổ chức Hội khỏe phù đổng cấp trường với đầy đủ nội dung cho học sinh nhằm rèn luyện kỹ năng thể thao và phát triển thể chất cho học sinh. - Học sinh khối 9 hàng năm được kiểm tra đánh giá thể chất đúng quy định. - Đã có tủ thuốc để phục vụ giáo viên và học sinh khi cần. 3. Điểm yếu: - Về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao còn thiếu. - Chưa có nhân viên y tế trường học. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng sân chơi, bãi tập cho học sinh. - Tham mưu xin nhân viên y tế học đường để chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh . 5. Tự đánh giá: Không đạt Tiêu chí 9 : Nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Mô tả hiện trạng: a. Nội dung giáo dục địa phương luôn được lãnh đạo nhà trường chú trọng và quan tâm nhằm giáo dục cho học sinh về vị trí, tiềm năng, và các hoạt động, truyền thống của địa phương thông qua các môn chủ yếu là Lịch sử , Địa lí và hoạt động ngoài giờ lên lớp (H4.4.09.01) b. Trong quá trình giảng dạy nội dung giáo dục địa phương, giáo viên đã tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức, hiểu biết của học sinh về địa phương (H4.4.09.02) c. Hàng năm, nhà trường đều mua thêm các tài liệu để cập nhật, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương (H4.4.09.03) 2. Điểm mạnh: Phần lớn giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh là người ở và công tác lâu năm tại địa phương nên nắm bắt kỹ càng về tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, của địa phương, do đó lồng ghép có hiệu quả trong các tiết dạy về nội dung giáo dục địa phương. 3. Điểm yếu: Chưa có tài liệu biên soạn và thống nhất về chương trình giáo dục địa phương. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Giáo viên dạy những môn liên quan đến giáo dục địa phương cần thu thập những thông tin cập nhật của địa phương để việc giáo dục ít mang tính mới mẻ, hấp dẫn - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung giáo dục địa phương qua sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt ngoài giờ cho học sinh. 5.Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 10 : Hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đạo tạo và cấp có thẩm quyền. 1.Mô tả hiện trạng: a. Nhà trường đã phổ biến công khai đến cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh quyết định số 03/2007 của BGD về dạy thêm, học thêm và các hướng dẫn của Phòng giáo dục (H4.4.10.01) b. Hoạt động dạy thêm, học thêm được nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc. Qua các lần kiểm tra, nhà trường chưa phát hiện ra cá nhân nào vi phạm qui định dạy thêm, học thêm (H4.4.10.02) c. Định kì, nhà trường đều báo cáo về tình hình dạy thêm, học thêm cho Phòng Giáo dục (H4.4.10.03) 2. Điểm mạnh: - Công tác dạy thêm, học thêm được giáo viên thực hiện nghiêm túc, có sự giám sát, kiểm tra của lãnh đạo nhà trường và Ban thanh tra nhân dân. - Những giáo viên dạy thêm đều có tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng 3. Điểm yếu: - Một số học sinh gia đình còn nghèo nên việc học thêm còn gặp khó khăn 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Nhà trường tiếp tục thực hiện kế hoạch dạy thêm tại trường không thu học phí đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn - Giáo viên dạy thêm cần phân loại đối tượng học sinh để dạy thêm có hiệu quả 4.Tự đánh giá: Đạt: . đạo nhà trường đánh giá là hoàn thành và hoàn thành tốt. Một số giáo viên được khen là giáo viên chủ nhiệm giỏi ( H4.4.05.02) c. Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm đã rà soát, đánh giá công tác. đạt kết quả cao. 5. Tự đánh giá: Không đạt: Tiêu chí 3 : Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo. công tác đội cho giáo viên chủ nhiệm 5. Tự đánh giá: Đạt: Tiêu chí 5 : Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 1.Mô tả hiện trạng: a. Tất cả giáo viên chủ nhiệm

Ngày đăng: 26/06/2015, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan