Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
308 KB
Nội dung
Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Xã hội ngày nay cần những người vừa có trí thức, vừa phải biết hành động . Tính năng động nhạy bén trong tư duy là mẫu người mà nhà trường cần phải đặt biệt lưu ý tới trong đào tạo hiện nay. Chính vì vậy việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng cần phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy dạy học vật lý và phát triển tư duy phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Điều này có nghĩa là chống lại thói quen dạy giáo điều, học thuộc lòng, tăng cường thói quen tư duy hữu dụng, tiến tới tư duy sáng tạo trong quá trình dạy học của chúng ta. Nói cách khác, nhiệm vụ của giáo viên vật lý không chỉ là dạy định lý, định luật, thuyết học và tiến tới vận dụng có sáng tạo mà còn tạo cho các em một thói quen, một phản xạ tốt khi gặp phải vấn đề này ở thực tế cuộc sống. Để làm được những điều này người giáo viên cần có những bài tập thích hợp cho từng lớp, từng đối tượng và giúp đỡ cho các em tìm ra phương pháp tốt nhất để giải các bài tập này . Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động. Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS Hầu Thào nói chung bộ môn Vật lí 8 nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn lúng túng khi giải các bài tập định tính và định lượng, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Vừa qua cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rất lớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn 1 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS học sinh phương pháp giải bài tập vật lí 8”. Nhằm giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn Vật lí và vận dụng được kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 1. Mục đích nghiên cứu. Hình thành cho học sinh một cách tổng quan về phương pháp giải một bài tập Vật lí 8, từ đó các em có thể vận dụng một cách thành thạo và linh hoạt trong việc giải các bài tập, nâng cao hiệu quả của bài tập, giúp các em nắm vững kiến thức trong quá trình học tập. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. + Nghiên cứu lí luận về phương pháp giải bài tập Vật lí 8. + Nghiên cứu lí luận về sử dụng bài tập vật lí trong dạy học Vật lí 8. + Nghiên cứu chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng môn Vật lí 8 ở cấp THCS. + Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nội dung dạy học Vật lí 8 ở cấp THCS. + Nghiên cứu tình hình dạy và học Vật lí 8. Đặc biệt quan tâm đến hoạt động sử dụng bài tập Vật lí 8. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi của đề tài: Tiến hành nghiên cứu đề tài "Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí 8" trên 42 học sinh lớp 8 của trường THCS Hầu Thào. 2. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/9/2010 đến ngày 04/3/2011. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN I. MỤC ĐÍCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 8. 1. Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức. Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trìu tượng. 2 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS Trong các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trìu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật bài tập Vật lí giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học. Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó bài tập vật lí sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó. Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập vật lí học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều chương nhiều phần của chương trình. 2. Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới. Nhiều khi bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra. 3. Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát. Bài tập vật lý là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. 4. Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh. Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển. 5. Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. 6. Giải bài tập vật lý là một Phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác. 3 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS II. PHÂN LOẠI BÀI TẬP. Sơ đồ phân loại bài tập vật lí 1. Phân loại theo phương tiện giải : 2. Phân loại theo mức độ Bài tập vật lí Bài tập đồ thị Bài tập thí nghiệm Bài tập định lượng Bài tập định tính Bài tập thí nghiệm Bài tập dự đoán hiện tượng Bài tập giải thích hiện tượng 4 Bài tập sáng tạo Bài tập tổng hợp Bài tập tập dượt Bài tập vật lí Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ " HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 8"Ở TRƯỜNG THCS HẦU THÀO. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG. 1. Thuận lợi. Là một trường lớn, có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình và vững vàng về chuyên môn. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí giáo viên, giao cho tổ chuyên môn sinh hoạt một buổi trên tuần để trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm các giờ dạy. Ngoài ra trường còn tổ chức cho giáo viên trong trường giao lưu chuyên môn với các trường trong cụm xã Hầu Thào- Tả Van – Lao Chải – Sử Pán( chuyên đề “ Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn vật lý 8” tại Tả Van). Năm học 2009 - 2010 trường được công nhận thư viện chuẩn quốc, có đầy đủ các loại đồ dùng và thiết bị dạy học theo đúng yêu cầu của bộ môn nên việc lên lớp khá thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Về giáo viên: Đội ngũ giáo viên trong trường đạt chuẩn, tuổi đời trẻ, năng động nhiệt tình, tác phong thân thiện gần gũi, coi trọng việc khuyến khích động viên học sinh học tập, dạy học sát đối tượng, giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém trong nội dung từng bài học. Tổ chuyên môn có nhiều đồng chí giáo viên tay nghề vững vàng, nhiệt tình trong công tác. Tổ chuyên môn thường xuyên lên các chuyên đề đổi mới áp dụng cho từng kiểu dạng bài. Ngoài ra còn tổ chức cho các giáo viên trong tổ thảo luận rút kinh nghiệm các chuyên đề, chỉ ra cụ thể các mặt làm được và chưa làm được cho từng đồng chí giáo viên và có phương hướng bổ sung kịp thời. 2. Khó khăn. Xã Hầu Thào có 100% là con em dân tộc. Phần lớn học sinh trong trường là con em ở xa trung tâm nên ít có điều kiện tiếp cận với nền văn hóa tiên tiến. Về giáo viên: Thông qua dự giờ đồng nghiệp thường xuyên cũng như qua các tiết chuyên đề do tổ và cụm tổ chức, mặc dù giáo viên đã có sự cố gắng truyền thụ kiến thức một cách đầy đủ song việc kết hợp các phương tiện dạy học vẫn còn hạn chế lên hiệu quả chưa cao. Đội ngũ giáo viên tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. 5 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS Về học sinh: Nhận thức của học sinh các lớp trong trường còn hạn chế, các em chưa có thói quen học bài cũ, chuẩn bị bài mới và các kiến thức liên quan một cách chu đáo nên hiệu quả học tập chưa cao. Một số bài tập được giáo viên giao về, các em chuẩn bị một cách qua loa, chống đối. II. THỰC TRẠNG CỤ THỂ. Trước khi thực hiện đề tài qua giảng dạy ở trường THCS Hầu Thào, qua tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: - Đa số học sinh ham mê học bộ môn Vật lí, nhưng khi làm các bài tập vật lí các em thường lúng túng trong việc định hướng giải, có thể nói hầu như các em chưa biết cách giải cũng như trình bày lời giải. Theo tôi, thực trạng nêu trên có thể do một số nguyên nhân sau: + Học sinh chưa có phương pháp tổng quan để giải một bài tập Vật lí. + Học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức, định luật Vật lí + Nội dung cấu trúc chương trình sách giáo khoa mới hầu như không dành thời lượng cho việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hay luyện tập, dẫn đến học sinh không có điều kiện bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức cũng như rèn kỹ năng giải bài tập Vật lí. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra và khảo sát đối với học sinh ở các lớp: 8A, 8B trường THCS Hầu Thào bằng một số bài tập cơ bản tương ứng với mức độ nội dung kiến thức ở mỗi lớp. Kết quả thu được như sau: - Đánh giá kết quả trên trung bình: 20/42 = 47,6% CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP. Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu - Kém SL % SL % SL % SL % 8A 21 0 0 2 9,5 9 42,9 10 47,6 8B 21 0 0 0 0 9 42,9 12 57,1 6 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS Ngoài việc nắm vững kiến thức, để có kỹ năng tốt trong việc giải bài tập Vật lí đòi hỏi học sinh phải nắm vững phương pháp giải cũng như cách trình bày lời giải, phải có kỹ năng phân loại được các dạng bài tập. Vì vậy để giúp học sinh nắm vững phương pháp giải một bài tập vật lí 8, trong năm học này tôi đã kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức cho học sinh học chuyên đề " hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí 8" ở trường THCS Hầu Thào. Trong chuyên đề này tôi chia thành 3 nội dung, hướng dẫn học sinh: * Trình tự giải một bài tập vật lí. * Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập vật lí. * Áp dụng phương pháp giải bài tập vật lí vào một số bài tập cơ bản. 1. Trình tự giải một bài tập vật lí. - Phương pháp giải một bài tập Vật lí 8 phụ thuộc nhiều yếu tố: mục đích yêu cầu của bài tập, nội dung bài tập, trình độ của các em, v.v Tuy nhiên trong cách giải phần lớn các bài tập Vật lí cũng có những điểm chung. - Thông thường khi giải một bài tập vật lí 8 cần thực hiện theo trình tự sau đây: 1.1. Hiểu kỹ đầu bài. - Đọc kỹ đầu bài: Bài tập nói gì ? Cái gì là dữ kiện ? Cái gì phải tìm ? - Tóm tắt đầu bài bằng cách dùng các ký hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất (nếu cần thiết ). - Vẽ hình, nếu bài tập có liên quan đến hình vẽ hoặc nếu cần phải vẽ hình để diễn đạt đề bài. Cố gắng vẽ đúng tỉ lệ xích càng tốt. Trên hình vẽ cần ghi rõ dữ kiện và cái cần tìm. 1.2. Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải. - Tìm sự liên hệ giữa những cái chưa biết (ẩn) và những cái đã biết (dữ kiện) - Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì có thể phải xét một số bài tập phụ để gián tiếp tìm ra mối liên hệ ấy. - Phải xây dựng được một dự kiến về kế hoạch giải. 1.3. Thực hiện kế hoạch giải. - Tôn trọng trình tự giải theo để thực hiện các chi tiết của dự kiến, nhất là khi gặp một bài tập phức tạp. - Thực hiện một cách cẩn thận các phép tính số học, đại số hoặc hình 7 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS học. Nên hướng dẫn học sinh làm quen dần với cách giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng. - Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có ý nghĩa. 1.4. Kiểm tra đánh giá kết quả. - Kiểm tra lại trị số của kết quả: Có đúng không? Vì sao? Có phù hợp với thực tế không? - Kiểm tra lại các phép tính: Có thể dùng các phép tính nhẩm và dùng cách làm tròn số để tính cho nhanh nếu chỉ cần xét độ lớn của kết quả trong phép tính. - Nếu có điều kiện, nên phân tích, tìm một cách giải khác, đi đến cùng một kết quả đó. Kiểm tra xem còn con đường nào ngắn hơn không. 2. Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập vật lí 8. Xét về tính chất thao tác của tư duy, khi giải các bài tập vật lí 8, người ta thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. 2.1. Giải bài tập bằng phương pháp phân tích. - Theo phương pháp này, xuất phát điểm của suy luận đại lượng cần tìm. Người giải phải tìm xem đại lượng cha biết này có liên quan với những đại lượng Vật lí nào khác và một khi biết sự liên hệ này thì biểu diễn nó thành những công thức tương ứng. Nếu một vế của công thức là đại lượng cần tìm còn vế kia chỉ gồm những dữ liệu của bài tập thì công thức ấy cho ra đáp số của bài tập. Nếu trong công thức còn những đại lượng khác chưa biết thì đối với mỗi đại lượng đó, cần tìm một biểu thức liên hệ với nó với các đại lượng Vật lí khác; cứ làm như thế cho đến khi nào biểu diễn được hoàn toàn đại lượng cần tìm bằng những đại lượng đã biết thì bài toán đã được giải xong. Như vậy cũng có thể nói theo phương pháp này, ta mới phân tích một bài tập phức tạp thành những bài tập đơn giản hơn rồi dựa vào những quy tắc tìm lời giải mà lần lượt giải các bài tập đơn giản này. Từ đó tìm dần ra lời giải của các bài tập phức tạp nói trên. * Thí dụ ta hãy dùng phương pháp phân tích để giải bài tập sau: BÀI TOÁN. Hai quả cầu A, B có trọng lượng bằng nhau nhưng làm bằng hai chất khác nhau, được treo vào đầu của một đòn cứng có trọng lượng không đáng kể và có độ dài l = 84 cm. Lúc đầu, đòn cân bằng. Sau đó, đem nhúng cả hai quả cầu ngập trong nước. Người ta thấy phải dịch điểm tựa đi 6 cm về phía B để đòn trở 8 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS lại thăng bằng. Tính trọng lượng riêng của quả cầu B nếu trọng lượng riêng của quả cầu là A d = 3. 4 3 10 /N m , của nước là 4 3 10 / n d N m= * Hướng dẫn giải. ? Đại lượng cần tìm ở đây là gì. - Ta tìm mối liên hệ giữa trọng lượng riêng của quả cầu với đại lượng khác trong bài. ? Lúc đầu điểm tựa O ở vị trí nào. Vì sao. ? Nhúng cả hai quả cầu ngập trong nước thấy có hiện tượng gì. Để đòn cân bằng phải làm thế nào. ? Hãy tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên A và B. ? Nêu đk cân bằng của đòn bẩy. - Thay giá trị vào tính B d . - Kết luận ? - Vì trọng lượng của hai quả cầu bằng nhau nên lúc đầu điểm tựa O ở chính giữa đòn. OA = OB = 42 cm - Khi nhúng A, B vào nước. ' ' 48 ; 36O A cm O B cm= = - Lực đẩy ác si mét tác dụng lên A và B là: . ; . A n B n A B P P F d F d d d = = - Điều kiện cân bằng của đòn bẩy khi A, B được nhúng trong nước. ' ' ( ) ( ) A B P F O A P F O B− = − ' ' ' ' . . . . A B P O A F O A P O B F O B⇔ − = − 48 . .48 36 . .36 n n A B P P P d P d d d ⇔ − = − 4 4 4 3 4 4 48 36 12 ( . . ) 12 48 36 4 3 1 3 . 4 . 3 . . 4 3.10 .3.10 9.10 / 4.10 3.10 ⇔ = − ⇔ = − ⇔ − = ⇔ − = ⇔ = − = = − n n A B n n n n A B A B n A n B n A A B B n A P P d d d d d d d d d d d d d d d d d d d d d d d N m Trả lời: trọng lượng riêng của quả cầu B là 9.10 4 N/m 3 2.2 Giải bài tập bằng phương pháp tổng hợp. Theo phương pháp này, suy luận không bắt đầu từ các đại lượng cần tìm mà bắt đầu từ các đại lượng đã biết có nêu trong bài. Dùng công thức liên hệ các đại lượng này với các đại lượng chưa biết, ta đi dần đến công thức cuối 9 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS cùng trong đó chỉ có một đại lượng chưa biết là đại lượng cần tìm. * Thí dụ ta hãy dùng phương pháp tổng hợp để giải bài tập sau: BÀI TOÁN. Một vật có trọng lượng riêng là 26000 3 /N m . Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 3 /N m . * Hướng dẫn lời giải: - Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì ? ? Nhúng vật chìm trong nước, vật chịu tác dụng của những lực nào. - Vật nhẹ hơn ngoài không khí. - Lực đẩy ác si mét là hiệu số giữa trọng lượng của vật ở ngoài không khí với trọng lượng của vật ở trong không khí. ?; ? A F P= = - Thay vào tìm V, sau đó tìm xem vật treo ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu. - Kết luận ? Tóm tắt d = 26000 3 /N m 3 150 ; 10000 / n n P N d n m= = P = ? Giải. A n F P P= − . Trong đó: A F - Lực đẩy ác si mét. n P - Trọng lượng của vật ở trong nước. P - Trọng lượng của vật trong không khí. Hay: . . ( ) n n n n n n p d V d V P V d d P V d d = − ⇔ − = ⇔ = − Vậy ở ngoài không khí vật nặng: P = V.d 150 .26000 243,75 26000 10000 n n p d N d d = = = − − Trả lời: nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 243,75 N Nhìn chung, khi giải bất kỳ một bài toán vật lí nào ta đều phải dùng cả hai phương pháp: phân tích và tổng hợp. Phép giải bắt đầu bằng cách phân tích các điều kiện của bài tập để hiểu được đề bài. Phải có một sự tổng hợp kèm theo ngay để kiểm tra lại mức độ đúng đắn của sự phân tích các điều kiện ấy. Muốn lập được kế hoạch giải, phải đi sâu vào phân tích nội dung vật lí của bài tập. Tổng hợp những dữ kiện đã cho với những quy luật vật lí đã biết, ta mới xây dựng được lời giải và kết quả cuối cùng. Như vậy ta có thể nói là trong quá trình giải bài tập vật lí ta đã dùng phương pháp phân tích - tổng hợp. 3. Áp dụng phương pháp giải bài tập vật lí 8 vào một bài tập cơ bản. 10 [...]... THCS tập, nhớ lại kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng, lần lượt nghiên cứu kỹ các phương pháp giải bài tập sau đó giải các bài tập theo hệ thống từ dễ đến khó, so sánh các dạng bài tập để khắc sâu nội dung kiến thức và cách giải Trên cơ sở đó học sinh tự hình thành cho mình kỹ năng giải bài tập Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh... Khắc sâu cho học sinh nắm chắc các kiến thức bổ trợ khác Có như vậy việc giải bài tập Vật lí của học sinh mới thuận lợi và hiệu quả Để làm được điều này: - Giáo viên cần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp - Nắm vững chương trình bộ môn toàn cấp học - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nghiên cứu kỹ các kiến thức cần nhớ để ôn 15 Hướng dẫn... có nhiều cố gắng hoặc chuyển biến trong học tập, CHƯƠNG IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Từ việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải một bài tập vật lý 8 nêu trên, trong học kì I năm học 2010 - 2011 tôi thấy đa số học sinh đã vận dụng một cách linh hoạt vào việc giải bài tập, học sinh có khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập tốt hơn, linh hoạt hơn Cụ thể thông qua khảo sát... nhà không những chỉ giúp các em nắm vững tri thức đã học cũng như rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, mà còn giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới Vì thế bên cạnh những bài làm phục hồi, luyện tập và sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã học cần phải giao cho học sinh những bài làm mang những yếu tố chuẩn bị cho 13 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS việc... THCS - Bài tập Vật lí chọn lọc dành cho học sinh THCS - Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lý 8 - NXB Giáo dục - NXB Giáo dục - NXB Giáo dục - NXB Giáo dục - NXB Đại học Quốc gia TP HCM - PTS Vũ Thanh Khiết - PTS Vũ Thị Oanh - Nguyễn Phúc Thuần 17 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS MỤC LỤC Nội dung Phần mở đầu A Trang 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Mục tiêu nghiên cứu 2 1 Mục đích nghiên... hoặc có rất ít các tiết bài tập, thêm nữa thời lượng của một tiết học trên lớp có hạn, học sinh chủ yếu tiếp thu kiến thức về lí thuyết một cách cơ bản hoặc giải các bài tập đơn giản và số tiết học chỉ có 1 tiết trên một tuần Như vậy không có đủ lượng thời gian để giáo viên mở rộng và nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh Do đó bên cạnh việc tổ chức các chuyên đề thì một... sinh ở nhà bao gồm các giai đoạn : Trước hết phải nhớ lại những điều đã học ở lớp sau đó rèn luyện sáng tạo Mỗi giai đoạn có một nội dung công việc cụ thể.Việc học tập của học sinh ở nhà phụ thuộc phần lớn vào việc dạy học trên lớp của giáo viên Vì vậy giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh mà giao cho các em những công việc có tính chất bổ sung phục hồi tài liệu đã... giảng dạy bộ môn Vật lí 8 ở trường THCS việc hình thành cho học sinh phương pháp, kỹ năng giải bài tập Vật lí 8 là hết sức cần thiết, để từ đó giúp các em đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế, phát triển năng lực tư duy cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là : + Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung được các... giải 2 bài tập vật lí 8 4 I II CH II 18 4 Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí 8 - THCS I Một số vấn đề chung 4 II Thực trạng cụ thể 6 CH III Biện pháp, giải pháp 6->14 CH IV Hiệu quả của sáng kiến C 14 Kết luận 15, 16 Duyệt của tổ chuyên môn nhà trường ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………... có khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập tốt hơn, linh hoạt hơn Cụ thể thông qua khảo sát chất lượng học sinh sau khi “Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lý 8 - THCS Hầu Thào” tôi thu được kết quả như sau: Kết quả so sánh đối chứng * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài Lớp 8A 8B Sĩ số 21 21 Giỏi SL % 0 0 0 0 Khá SL % 2 9,5 0 0 * Kết quả khảo sát . Nhằm giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn Vật lí và vận dụng được kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống. II. MỤC. phát hiện ra. 3. Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát. Bài tập vật lý là một trong những phương tiện. phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt