BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐINH THỊ THANH HÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH THỊ THANH HÀ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS LÊ BẢO
Phản biện 2: GS.TS ĐỖ KIM CHUNG
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 01 năm
2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với việc cải thiện môi trường sống, chất lượng cuộc sống cho các đô thị, các cơ sở, nhà máy sản xuất đã được quy hoạch tập trung vào những khu công nghiệp Sản xuất tập trung có nhiều ưu điểm và phù hợp với xu thế phát triển, nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập, nhiều khó khăn trong công tác quản lý, nhất là khi việc xây dựng hành lang pháp lý, hệ thống chính sách còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của thực tế
Trong các khu công nghiệp, hàng ngày, hàng giờ luôn có hàng trăm ngàn người lao động tiến hành quá trình lao động sản xuất với hàng chục ngàn máy móc thiết bị từ đơn giản đến những máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn Trong khi đó, không phải tất cả người lao động hay tất cả người sử dụng lao động đều ý thức
và chấp hành nghiêm những quy định về kỹ thuật an toàn, xây dựng môi trường làm việc an toàn Những vụ tai nạn lao động vẫn diễn ra,
có thể giảm về số lượng nhưng thiệt hại về người và tài sản lại có nguy cơ tăng cao
Vì tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với hoạt động sản xuất và sức khỏe, tính mạng con người như vậy, và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn nên tôi mong muốn được nghiên cứu, phân tích kỹ hơn vai trò của quản lý Nhà nước đối với công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ
trong doanh nghiệp, với nội dung là: “Hoàn thiện công tác quản lý
Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các Khu công nghiệp Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận
Trang 4văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ lý luận về quản lý Nhà nước về An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
- Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp trên địa bàn các Khu công nghiệp Đà Nẵng
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ trong doanh nghiệp
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đà Nẵng, của Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Đà Nẵng và vai trò của tổ chức công đoàn đối với công tác ATVSLĐ
Đối tượng khảo sát là người sử dụng lao động, người lao động
và Công đoàn cơ sở ở một số doanh nghiệp trên địa bàn các Khu công nghiệp Đà Nẵng
Đề tài tiếp cận vấn đề từ nhiều 4 phía, gồm: các cơ quan quản
lý nhà nước của Thành phố Đà Nẵng, của địa bàn các Khu công nghiệp, tổ chức công đoàn, người sử dụng lao động và người lao động
Trang 5hữu khác nhau
- Phạm vi thời gian: trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 Định hướng đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp điều kiện làm việc,
môi trường làm việc trong một số doanh nghiệp
- Phương pháp phân tích thống kê: phân tích các tài liệu, văn
bản về công tác ATVSLĐ của hệ thống văn bản pháp quy, tham khảo thông tin trên mạng internet, các báo cáo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu và những tài liệu có liên quan
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên
gia, các ban, ngành chuyên sâu về công tác an toàn vệ sinh lao động
Chương 2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về an toàn
vệ sinh lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp Đà Nẵng
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm
a An toàn, vệ sinh lao động: là tổng thể các hoạt động đồng
bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế xã hội, khoa học - công nghệ nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho con người trong lao động
b Điều kiện lao động: là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã
hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động Tình trạng tâm sinh lý của con người trong khi lao động tại nơi làm việc được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động
c Môi trường lao động: là phạm vi không gian gắn với quá
trình lao động trong đó thể hiện đối tượng lao động, phương tiện, tổ chức lao động và các yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động
Trang 7d Nguy cơ: là khả năng tiềm ẩn gây nên sự cố nguy hiểm
cho quá trình sản xuất, tác hại sức khỏe tính mạng của NLĐ trong quá trình lao động
e Rủi ro: Tai nạn, bệnh tật, sự cố không mong đợi, ngoài ý
muốn đã xảy ra
f Yếu tố nguy hiểm là những yếu tố có nguy cơ làm chấn
thương hoặc chết người, gây tai nạn lao động
g Yếu tố có hại là những yếu tố có nguy cơ làm giảm sức
khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp
h Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp và phương
tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động
i Kỹ thuật vệ sinh: là hệ thống các biện pháp và phương tiện
về tổ chức, vệ sinh và kĩ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với người lao động
j Tai nạn lao động: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn
thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động, hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động
k Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều
kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối với người lao động Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động
l Quản lý An toàn vệ sinh lao động: là sự tác động chỉ huy,
điều khiển, hướng dẫn các quá trình lao động sản xuất và hành vi lao động của người lao động nhằm đạt được mục tiêu môi trường lao
Trang 8động tốt, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, tạo cho quá trình lao động sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả
1.1.2 Nguyên tắc quản lý An toàn vệ sinh lao động
Đối với công tác quản lý ATVSLĐ có 5 nguyên tắc cơ bản như sau:
a Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi
tổ chức, cá nhân liên quan đến lao động, sản xuất
b Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình sản xuất kinh doanh:
c Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân công
bố áp dụng:
d Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện trong suốt quá trình lao động, sản xuất trên cơ sở phân tích, quản
lý nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
e Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và có sự phối hợp liên ngành:
1.1.3 Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của quản lý ATVSLĐ
Đây là một chính sách lớn của Đảng với Nhà nước, mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội
1.1.4 Tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động
Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH
Trang 9LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành, các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ địa phương sẽ cụ thể hóa các quy phạm đó và xây dựng các quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện sản xuất tại các doanh nghiệp
Tiêu chí:
- Số lượng các đợt tuyên truyền về ATVSLĐ
- Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về ATVSLĐ
- Tỷ lệ lao động đã được tuyên truyền về ATVSLĐ
1.2.3 Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ có 2 nội dung chính:
- Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ
Trang 10- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp
Tiêu chí:
Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nước phải nắm rõ số lượng doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên, đột xuất Từ kết quả thanh, kiểm tra phải đánh giá được tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện
và chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra; tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và không chấp hành tốt công tác ATVSLĐ/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra
d Vai trò của tổ chức công đoàn
Ngoài 3 chủ thể trên, pháp luật còn quy định vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc kiểm tra công tác ATVSLĐ, khoản 2 điều 22 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT (ngày
10/1/2011) nêu rõ: “Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn
hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do các cơ sở lao động tổ chức”
1.2.5 Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề
Trang 11nghiệp
Công tác điều tra, thống kê là hết sức quan trọng, nhằm mục đích phân tích, xác định được các nguyên nhân tai nạn lao động, nguyên nhân mắc bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đó để ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương tự tái diễn, điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về ATVSLĐ, đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với những người liên quan đến tai nạn
1.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động
Hoạt động này là công việc cần thiết để bảo đảm tính hiệu lực
và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ Chỉ có xử lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và người lao động
Tiêu chí:
- Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về ATLĐ của các DN
- Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về VSLĐ của các DN
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.3.1 Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội
1.3.2 Nhân tố người sử dụng lao động
1.3.3 Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp
Trang 12CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình KTXH của TP Đà Nẵng
a Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 Nhiệt
độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%
b Tình hình kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GDP, giá cố định 2010)
giai đoạn 2003-2013 ước tăng 11,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 55,98 triệu đồng (2.650 USD), gấp 5,4 lần năm 2003 và bằng 1,6 lần cả nước
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng từ “Công
nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp” sang “Dịch vụ - Công nghiệp -
Nông nghiệp” vào năm 2008, trước 2 năm so với mục tiêu Nghị
quyết số 33-NQ/TW, với tỷ trọng GDP dịch vụ (giá hiện hành) tăng
từ 48% năm 2003 lên 53,5% năm 2013, công nghiệp - xây dựng giảm từ 45,6% xuống 43,8% và nông nghiệp giảm từ 6,4% xuống
Trang 132,7%
c Các khu công nghiệp Đà Nẵng
Đà Nẵng hiện có 6 khu công nghiệp, được bố trí quanh Thành phố, có 3 KCN lớn nhất là KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Khánh mở rộng và KCN Liên Chiểu thuộc địa bàn quận Liên Chiểu; KCN Hòa Cầm thuộc địa bàn quận Cẩm Lệ và KCN Đà Nẵng (thường gọi là KCN An Đồn) với KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng thuộc địa bàn quận Sơn Trà Các khu công nghiệp cách trung tâm thành phố không quá 15 km, đều nằm trên những trục đường giao thông chính, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không
2.1.2 Doanh nghiệp, người sử dụng lao động
Thực tế trong 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong các KCN Đà Nẵng đã cố gắng hoàn thiện môi trường làm việc, trang bị các máy móc thiết bị đảm bảo ATVSLĐ theo quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sản xuất khó khăn, nguồn vốn ít, quy mô nhỏ nên không thể cải thiện được
Hầu hết các doanh nghiệp có bố trí người phụ trách nhưng số cán bộ làm công tác ATVSLĐ được đào tạo chuyên sâu BHLĐ rất ít, chủ yếu chọn người ở bộ phận cơ điện, kỹ thuật để kiêm nhiệm thêm
2.1.3 Người lao động tại các doanh nghiệp
Hiện nay, tổng số lao động của 06 KCN là 72.074 lao động, trong đó nữ: 50.451 lao động (chiếm 70%); số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI là 38.024 (chiếm 52,75%) Có thể nhìn vào tuổi đời, tuổi nghề, trình độ chuyên môn, đặc điểm vùng miền để đánh giá chất lượng nguồn lao động cũng như đánh giá sự tác động
Trang 14đến công tác quản lý ATVSLĐ như thế nào Thực trạng hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp tuyển dụng dưới 35 tuổi để khai thác sức lao động nên tuổi đời bình quân lao động chỉ từ 28 – 30 tuổi Tỷ lệ lao động xuất thân từ nông thôn chiếm hơn 40% (lao động nông thôn của các tỉnh lân cận là chủ yếu) nên thói quen tự do, tự phát trong lao động, tư tưởng chủ quan lơ là với các quy trình an toàn đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công tác ATVSLĐ
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
2.2.1 Việc ban hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
Từ những văn bản, chủ trương của Đảng, của Chính phủ, thành phố Đà Nẵng đã ban hành những chương trình, kế hoạch cụ thể về công tác ATVSLĐ trên địa bàn, như Kế hoạch số 30-KH/TU
ngày 11/2/2014 của Thành ủy về “Triển khai thực hiện Chỉ thị
29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Kế hoạch số
4939/KH-UBND ngày 10/6/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố
về “Đẩy mạnh công tác an toàn – vệ sinh lao động trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”; Quyết định số 10900/QĐ-
UBND ngày 21/12/2011 của UBND Thành phố “Phê duyệt chương
trình quốc gia về an toàn – vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015”; sở LĐTBXH đã có kế hoạch số
53/KH-SLĐTBXH ngày 4/10/2011 “Triển khai chương trình quốc