Phòng GD Ngọc Lặc ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 8 Trườn THCS Cao Ngọc Thời gian : 90 phút Người thực hiện : Nguyễn Văn Quang I. Mục tiêu đề kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung : Văn học, tiếng việt, tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. II. Hình thức đề kiểm tra - Hình thức : Trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm 15 phút sau đó cho làm phần tự luận trong 75 phút. III. Thiết lập ma trận - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kỉ năng của chương trình môn ngữ văn lớp 8 học kì I. - Xác định khung ma trận. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Tập làm văn 1 0.25 1 5 1 5 Số câu : Số điểm : % = Văn bản 2 0.5 3 0.75 5 1.25 Số câu : Số điểm : % = Tiếng việt 3 1.5 1 2 3 0.75 1 2 Số câu : Số điểm : % = Tổng số câu : Tổng số điểm : % = 2 0.5 7 2.5 1 2 1 5 9 3 2 7 IV. Biên soạn đề kiểm tra. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90’ ( Không kể thời gian giao đề) I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng Câu 1. Qua hình tượng con hổ trong văn bản “Nhớ rừng” tác giả Thế Lữ muốn thể hiện: a. Tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ. b. Tình cảm trân trọng, cảm thông đối với thân phận bị giam cầm của chú hổ. c. Lời kêu gọi mọi người phải biết yêu thương, bảo vệ động vật. d. Niềm khát khao được trở về rừng già của chú hổ. Câu 2. Các tác phẩm của Hồ Chí Minh được học trong chương trình ngữ văn 8 học kì II là: a. Cảnh khuya, Ngắm trăng, Đi đường. b. Ngắm trăng, Đi đường, Rằm tháng giêng. c. Đi đường, Ngắm trăng, Rằm tháng giêng. d. Tức cảnh Pác Bó, Đi đường, Ngắm trăng. Câu 3. Dòng nào sau đây là phát biểu đúng nhất về văn bản thuyết minh: a. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống. b. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về danh lam thắng cảnh. c. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về phương pháp (cách làm). d. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về một thứ đồ dùng. Câu 4. Xác định chức năng của câu nghi vấn sau: “Cậu tặng mình món quà lớn vậy à?” a. Để hỏi. b. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. c. Đe dọa. d. Khẳng định. Câu 5. Các văn bản Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Nước Đại Việt ta (nguyễn Trãi) thuộc thể loại: a. Cáo. b. Hịch. c. Chiếu. d. Văn chính luận trung đại. Câu 6. Hai câu thơ sau được trích trong văn bản nào? “Làng tôi ở vốn làm nghề chày lưới, Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” a. Quê hương của tác giả Tế Hanh. b. Quê hương của tác giả Giang nam. c. Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu. d. Ngắm trăng của tác giả Hồ Chí Minh. Câu 7. Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi quan niệm như thế nào về đất nước? a. Bao gồm nhân tài và truyền thống. b. Bao gồm nhân tài và cương vực lãnh thổ. c. Bao gồm nhân tài và giá trị văn hóa. d. Bao gồm nhân tài, cương vực địa phận, những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống. Câu 8. Xác định kiểu câu sau: “Ngày mai cậu chờ tớ cùng đi học với nhé!” a. Câu nghi vấn. b. Câu cầu khiến. c. Câu cảm thán. d. Câu trần thuật. Câu 9. Chọn, nối nội dung cột A với cột B cho phù hợp: A Nối B 1. Câu nghi vấn 1 - a. Chức năng chính dùng để ra lệnh, yêu cầu, 2. Câu cầu khiến 2 - b. Chức năng chính dùng để hỏi. 3. Câu cảm thán 3 - c. Chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. 4. Câu trần thuật 4 - d. Chức năng chính dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. II. TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng bày tỏ suy nghĩ của em về ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của các bạn học sinh hiện nay, trong đó có sử dụng câu cảm thán và câu cầu khiến (chỉ ra các câu đó) .(2đ) Câu 2. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh quê em (chùa, cây cầu nổi tiếng, ).(5đ) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 I. Phần trắc nghiệm:(3đ) Câu 1- a (0.25đ) Câu 3- a (0.25đ) Câu 2- d (0.25đ) Câu 4- b (0.25đ) Câu 5- d (0.25đ) Câu 6- a (0.25đ) Câu 7- d (0.25đ) Câu 8- b (0.25đ) Câu 9: 1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - c. (1đ) II. Phần tự luận:(5đ) Câu 1: Ngắn gọn, đúng chính tả, ngữ pháp có câu cầu khiến, cảm thán. (2đ) Câu 2: (5đ) Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp.(1đ) - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.(0,5đ) - Thân bài: + Trình bày vị trí, địa chỉ của đối tượng thuyết minh.(1đ) + Trình bày đặc điểm, cấu tạo của đối tượng thuyết minh. .(1đ) + Trình bày vai trò của đối tượng đối với địa phương. .(1đ) - Kết bài: Ý nghĩa trong xã hội của đối tượng được thuyết minh.(0,5 đ) . phút. III. Thiết lập ma trận - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kỉ năng của chương trình môn ngữ văn lớp 8 học kì I. - Xác định khung ma trận. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Mức độ Nội dung Nhận. hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. II. Hình thức đề kiểm tra - Hình thức : Trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc. Ngọc Lặc ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 8 Trườn THCS Cao Ngọc Thời gian : 90 phút Người thực hiện : Nguyễn Văn Quang I. Mục tiêu đề kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung