Kinh ngiệm dạy bài Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

10 324 0
Kinh ngiệm dạy bài Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Bước sang thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của sự hội nhập, được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học nhân loại. Với khối lượng tri thức như vậy mà còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thì sẽ lạc hậu và không phù hợp. Vì vậy để đào tạo một thế hệ mới có đủ phẩm chất đạo đức và tri thức đáp ứng được yêu cầu của thời đại là vô cùng cấp thiết. Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo nước ta đã không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tiếp cận và lĩnh hội tri thức, vận dụng sáng tạo tri thức vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ tạo ra thế hệ mới- con người XHCN, có trình độ khoa học tư duy và sáng tạo, chủ động trong mọi lĩnh vực và hoàn cảnh. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Chương trình Lịch sử và nội dung Lịch sử 9 là khó học so với Lịch sử 6, 7 bởi khối lượng kiến thức rất lớn và phức tạp mà dung lượng thời gian lại ít, chỉ có 1,5 tiết/tuần (theo quy định trong PPCT của Sở GD & ĐT). Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên không có phương pháp sư phạm thích hợp cùng sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học cho mỗi tiết dạy sẽ không gây được hứng thú học tập cho học sinh, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của thầy và trò. Hơn nữa, trong tâm thức và suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ phụ huynh, học sinh cho rằng Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng bằng các môn Văn, Toán, Lý, Hóa nên thực sự chưa đầu tư thời gian, công sức cho bộ môn. Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng học tập môn Lịch sử thời gian qua chưa cải thiện. Trong toàn bộ chuơng trình Lịch sử 9, thì bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) - Tiết PPCT 29 + 30 là một trong những bài quan trọng thể hiện rõ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta trong việc đưa đất nước thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc". Bài có đơn vị kiến thức khá lớn nhưng thời gian chỉ có 2 tiết, nội dụng bài được biên soạn khá cô đọng, xúc tích. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên dừng lại ở việc cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa thì các em sẽ dễ nhàm chán, hoặc không có cái nhìn sâu sắc về nội dung của bài học, nhất là học sinh ở miền núi xã 135 như Phúc Thịnh chúng tôi, ngoài sách giáo khoa ( SGK) ra thì nguồn tư liệu bên ngoài cho các em tham khảo gần như không có. III. KẾT QUẢ CỦA THỰC TRẠNG TRÊN: 1 Trong hai năm đầu về trường mới công tác, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nên khi dạy bài này tôi chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh mà không bổ sung thêm các tư liệu có liên quan. Kết quả là học sinh vẫn nắm được kiến thức nhưng sau đó thì các em rất nhanh quên và đặc biệt là lòng đam mê học lịch sử của các em không cao. Từ thực trạnh trên, để việc dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, trong đề tài này, tôi mạnh dạn nêu lên ý tưởng của mình trong việc sử dụng tư liệu lịch sử vào dạy Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) - Tiết PPCT 29 + 30 IV. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. phương pháp nghiên cứu: - Sưu tầm, chọn lọc những tư liệu lịch sử có liên quan đến nội dung của bài. - Nghiên cứu nội dung ở mỗi mục trong bài để có phương pháp sử dụng, khai thác tư liệu khi cần thiết sao cho đạt hiệu quả cao nhất. - Ngoài ra, tôi kết hợp một số phương pháp hỗ trợ khác như tường thuật, miêu tả, so sánh sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 9 - Trường THCS Phúc Thịnh. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - SGK - NXB Giáo dục năm 2005. - Dưới lá cờ vẽ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì CNXH, tiến lên giành thắng lợi mới - NXB sự thật, Hà Nội 1970. - Hồ Chí Minh tuyển tập - NXB Sự thật, Hà Nội 1960. - Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) - NXB Giáo dục - 1987 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Sử dụng tư liệu khi giảng dạy mục I : "Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám " Để gúp học sinh thấy rõ hơn nữa những khó khăn về kinh tế, nhất là nghành Nông nghiệp của nước ta sau cách mạng tháng Tám, ngoài thông tin trong SGK tôi cung cấp thêm cho các em tư liệu sau: - Vụ mùa năm 1945, thu hoạch chỉ bằng một nữa vụ mùa năm 1944 mà lại phải cung cấp lương thực cho hơn 4,5 vạn quân Nhật và 20 vạn quân Tưởng. Ngoài ra vụ nước lũ năm 1945 đẫ làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được. Để học sinh (HS) thấy được cụ thể hơn nữa khó khăn về tài chính của nước ta sau cách mạng tháng Tám, tôi cung cấp cho các em một số tư liệu sau: - Chính quyền cách mạng chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương, bọn tư bản tài chính Pháp còn tiến hành thu hồi giấy bạc làm khó khăn thêm cho nền tài chính cách 2 mạng. Công quỹ nhà nước gần như trống rỗng, ngân sách Trung ương chỉ có 1.230.000đồng, trong đó đã có 586.000đồng là hào nát không tiêu được, nguồn thu nhập mới chưa có.Thêm vào đó quân Tưởng lại bắt chúng ta phải tiêu tiên “Quan kim” và “Quốc tệ” đã bị mất giá của chúng. Qua hai tư liệu trên, HS có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về khó khăn kinh tế, tài chính của nước ta sau cách mạng tháng Tám. 2. Sử dụng tư liệu vào giảng dạy mục II: " Bước đầu xây dựng chế độ mới" Ngày 02/09/1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, đã có Chính phủ nhưng mới là chính phủ lâm thời. Vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta cần có chính phủ chính thức làm cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Để HS hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chế độ mới, tôi cung cấp thêm cho các em một số tư liệu sau: - Ngày 8/9/1945, Chính phủ lâm thời công bố sắc lệnh số 14SL quy định: "Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đề cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và đầu óc không bình thường". - Mặc dù thực dân Pháp và bọn phản động ra sức phá hoại, nhưng tỉ lệ người đi bầu cử vẫn rất cao: 85 - 95 %. Chủ tịch Hồ Chí Minh được 98,4% số phiếu bầu. - Do sự phá hoại của thực dân Pháp, ở Nam Bộ đã có 42 chiến sĩ, cán bộ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ tuyển cử. Qua những tư liêu trên, HS sẽ hiểu thêm thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Các em cũng thấy được uy tín và sự tín nhiệm của nhân dân giành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khi kết quả bỏ phiếu cho Người đạt tỉ lệ 98,4%. 3. Sử dụng tư liệu vào giảng dạy mục III: " Diệt giặc đói giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính". Muốn đánh thắng được thù trong giặc ngoài thì phải ổn định sản xuất, đời sống nhân dân phải được cải thiện, nền tài chính phải làm chủ. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã đề ra những chủ trương khôn khéo và kịp thời trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa - giáo dục và tài chính. Ở mục này tôi xin mạnh dạn cung cấp thêm cho HS một số tư liệu sau: - Ngày 3/9/1945, Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời đẫ bàn về biện pháp chống đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị nhiều biện pháp, đồng thời kêu giọi đồng bào cả nước "Nhường cơm sẻ áo". Người nói: "Lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến người đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Qua tư liệu trên, HS càng thêm cảm phục con người và nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh - một vị Chủ tịch nước nhưng sẵn sàng đồng cam cộng khổ, chia sẻ khó khăn với 3 nhân dân, lấy mình làm gương thì có người dân nào nỡ không noi theo tấm gương của Người. - Kêu gọi " Nhường cơm sẻ áo" chỉ là biện pháp tạm thời trước mắt, để giải quyết căn bản nạn đói thì tăng gia sản xuất phải là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân: "Tăng gia sản xuất!tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! đó là khẩu hiệu của chúng ta ngày nay. Đó là cách thiết thực để ta giữ vững quyền tự do, độc lập " - Nhờ đề ra chủ trương kịp thời, sản xuất nông nghiệp cả nước đã nhanh chóng được phục hồi. Vụ mùa năm 1946, ở Bắc Bộ đã gieo cấy được 800.000 ha với sản lượng thu hoạch đạt 1.155.000tấn (1944 chỉ đạt 832.000tấn) diện tích trồng hoa màu tăng lên đến 400.000 ha gấp 3 lần các năm trước. Nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Với những số liệu cụ thể nêu trên, sẽ gúp HS thấy được sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Đảng ta và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong đấu tranh đẩy lùi "Giặc đói". Để gúp HS hiểu sâu hơn nữa những chủ trương của đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống "Giặc dốt", tôi cung cấp thêm cho các em một số tư liệu sau: -Xóa nạn mù chữ có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đảm bảo cho người lao động nâng cao trình độ văn hóa, tham gia quả lý đất nước có hiệu qủa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Muốn giữ vững nền đôc lập, làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc , biết viết chữ Quốc ngữ." - Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn: " Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo " Để HS hiểu thêm về phong trào bình dân học vụ ở Thanh Hoá, tôi cung cấp thêm cho các em một số tư liệu sau: - Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về diệt giặc dốt, ty bình dân học vụ Thanh Hoá thành lập ngày 24.10.1945 và hoạt động rất có hiệu quả, đựơc nhân dân, cán bộ hưởng ứng khắp 23 huyện, thị. Ty bình dân học vụ đã kịp thời mở lớp huấn luyện giáo viên bình dân học vụ.Từ ngày 01.11.1945 đến ngày 20.01.1946 đã mở được 36 lớp huấn luyện, bồi dưỡng được 4792 giáo viên. Các lớp bình dân học vụ lần lượt ra đời khắp trong tỉnh.Ty thông tin tuyên truyền và hội văn hoá cứu quốc phát động phong trào sáng tác ca dao để cổ vũ động viên các bộ và nhân dân đi học.Một số câu ca dao tiêu biểu trong thời này như: Ớ: Cô tát nước bờ khoai Đêm qua cô có học bài đấy không? Dấu sắc nhọn, dấu hỏi cong 4 Làm người chẳng học má hồng cũng hư. *** Chữ này có phải chữ i? Chữ này tròn giống chũ gì hở anh Mai kia đến tuổi trưởng thành Em đi dạy học ngoài đình thay anh. *** Dẫu rằng vượt suối qua ngòi Em nguyền cắp sách theo đòi chị em Rồi đây dở báo ra xem Tự mình đọc lấy chẳng thèm cậy ai. *** Em khoe em đẹp, em giòn Nhưng em mù chữ thì còn ai yêu? *** Ai ơi dốt khổ muôn vàn Rủ nhau đi học khắp làng khắp thôn Nỡ nào có ngọc đem chôn Nỡ nào hoa chữ héo hoa tay lành. Qua tư liệu này,HS hiểu thêm và tự hào về quê hương Thanh Hóa cũng đã có những đóng góp to lớn vào thành tích chung của cả nước trong việc xoá nạn mù chữ cho nhân dân.Vì vậy mà chỉ trong vòng 1 năm, từ ngày 8/9/1945 đến ngày 8/9/1946, trên toàn quốc đã tổ chức được 75.805 lớp học với 97.644 giáo viên và đã xóa mù cho 2.520.673người. Không những phải lo giải quyết khó khăn về kinh tế, văn hóa - giáo dục, chúng ta còn phải lo giải quyết khó khăn về tài chính. ở nội dung này ngoài kiến thức trong SGK cung cấp, tôi cho HS tham khảo thêm các tư liệu sau: - Ngày 3/9/1945, Chính phủ ký sắc lệnh thành lập " Qũy độc lập", ngày 19/91945 khai mạc "Tuần lễ vàng". Nhân dân khắp nơi hưởng ứng mang vàng, bạc của mình (kể cả những vật kỷ niệm, tư trang quý như nhẫn cưới, hoa tai ) ủng hộ chính quyền cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân đã tự nguyện đóng góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng vào "Qũy độc lập" và 40 triệu đồng vào " Qũy quốc phòng". Nền tài chính đã vượt qua được cơn sóng gió ban đầu. - Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền giấy bạc Việt Nam trong cả nước. Nhân dân hoan hỉ tiêu tiền bạc Việt Nam và tẩy chay tiền Đông Dương. Giành được quyền làm chủ về tiền tệ, chúng ta giải quyết được một phần chi tiêu của chính 5 phủ, phục vụ sản xuất và đời sống, bước đầu xây dựng nề tài chính độc lập của nước Việt Nam mới. 4. Sử dụng tư liệu vào giảng dạy mục IV: Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Thực dân Pháp trở lại xâm lược. Để học sinh thấy rõ dã tâm quyết xâm lược nước ta một lần nữa của Thực dân Pháp, tôi bổ sung thêm cho học sinh các tư liệu sau: - Ngày 2.9.1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, Thực dân Pháp đã xả súng vào đám đông làm 47 người chết và nhiều người bị thương. Muốn HS thấy rõ quyết tâm bảo vệ nền độc lập mà chúng ta mới có được, tôi đọc câu nói sau đây của Hồ Chủ Tịch: “ Bọn thực dân Pháp phải biết rằng nhân dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình, nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ thì thế nào chúng ta cũng vẫn kiên quyết hy sinh. Vì dân Việt Nam tin chắc rằng: thế nào cuộc kháng chiến này cũng sẽ thành công”. 5. Sử dụng tư liệu vào giảng dạy mục V: Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng. Một trong những khó khăn lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau năm 1945 chính là về quân sự, cùng một lúc chúng ta phải đối phó với nhiều kẻ thù. Ở Miền Nam, quân Pháp đang mở rộng phạm vi chiếm đóng, còn ở Miền Bắc quân Tưởng và bọn tay sai đang tìm mọi cách để lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Trước tình thế đó, Đảng ta chỉ rõ: Mũi nhọn của cách mạng lúc này là tập trung đối phó với quân Pháp ở Miền Nam nên tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng. Để học sinh thấy rõ sự khó khăn của cách mạng nước ta cũng như sự ngang ngược của quân Tưởng và những chủ trương khôn khéo của ta trong đối phó với quân Tưởng, tôi cung cấp cho học sinh một số tư liệu sau: -Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Đứng trước tình hình gay go và cấp bách ấy, Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn để cứu vãn tình hình ” - Có sự ủng hộ của quân Tưởng, bọn tay sai đòi ta phải thay đổi quốc kỳ, quốc ca, đòi ta phải cải tổ chính phủ, để cho chúng một số ghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử, đòi Hồ Chí Minh phải từ chức chủ tịch, đòi những người cộng sản phải ra khỏi chính phủ. Chúng còn tổ chức ám sát, bắt cóc nhân viên chính phủ. -Vừa mềm dẻo với quân Tưởng đổng thời chúng ta cũng kiên quyết trấn áp các tổ chức phản cách mạng - tay sai của tưởng, những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh như sắc lệnh ngày 5. 9. 6 1945 giải tán “ Đại Việt quốc gia xã hội đảng” và “ Đại Việt quốc dân đảng” ( là những đảng phản động - tay sai của phát xít Nhật); Sắc lệnh ngày 12. 9.1945 cho an trí những người nguy hiểm đối với nền cộng hoà dân chủ Việt Nam. Những tư liệu này sẽ bổ sung những gì mà SGK chưa đề cập đến, qua đó sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc và ghi nhớ bài học tốt hơn. 6. Sử dụng tư liệu vào giảng dạy mục VI: Hiệp định sơ bộ (6. 3. 1946) và tạm ước Việt - Pháp ( 14. 9. 1946) Trong SGK không lý giải vì sao Pháp phải ký với Tưởng hiệp ước Hoa-Pháp (28. 2. 1946) để được mang quân ra Bắc thay thế quân Tưởng. Tại sao Pháp không giám mang quân ra Bắc một cách ngang nhiên mà phải dùng đến thủ đoạn chính trị để điều đình với quân Tưởng. Tại sao quân Tưởng lại chấp nhận cho Pháp ra Bắc thay thế mình? Để học sinh hiểu kỹ hơn về nội dung này, tôi cung cấp và phân tích thêm cho học sinh một số tư liệu sau: - Ngày 28.01.1946 quân Anh rút khỏi Sài Gòn và ngày 05.03.1946 rút khỏi Nam Đông Dương nhường cho Pháp chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở vào. Công việc tiếp theo của Pháp là tiến quân ra Bắc, thực hiện ý đồ thôn tính cả nước ta.Nhưng lực lượng hiện tại của Pháp lại có hạn, chỉ có 3,5 vạn quân, trong khi đó Pháp lại chưa bình định xong Miền Nam. Nếu bây giờ mang quân ra Bắc thì quân Pháp sẽ gặp hai trở ngại lớn. Một là phải lo đối phó với lực lượng kháng chiến của ta. Hai là phải đối phó với 20 vạn quân Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc.Vì vậy Pháp phải điều đình với quân Tưởng để có một lý do chính đáng mà mang quân ra Bắc không gặp phải trở ngại gì. Vậy tại sao Tưởng lại chấp nhận cho quân Pháp ra Bắc thay thế mình, mặc dù quân Tưởng không muốn bỏ miền Bắc chút nào.Để HS hiểu rõ vấn đề này, tôi cung cấp cho các em tư liệu sau: - Quân Tưởng muốn rút khỏi miền Bắc là do phong trào cách mạng cuả Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đang ngày một lên cao khiến phe Tưởng Giới Thạch ngày một khốn đốn.Vì vậy Tưởng Giới Thạch muốn rút 20 vạn quân về nước để tập trung lực lượng đối phó với Đảng cộng sản Trung Quốc. Tình thế đó buộc tưởng phải thoả hiệp với Pháp, như vậy cả hai bên đều có lợi. - Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ ra Bắc. Hoặc hoà hoãn nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhanh chóng đuổi 20 vạn quân tưởng ra khỏi miền bắc, tranh thủ thời gian hoà hoãn, tiếp tục củng cố lực lượng chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu về sau. Đêm ngày 5. 3. 1946 tại làng Canh (Hà Đông), ban chấp hành trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng đã quyết định lựa chọn con đường hoà hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng và tay sai của chúng ra khỏi nước ta. Chiều ngày 6.3.1946 tại ngôi nhà số 38 phố Lý Thái Tổ ( Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ Việt Nam dân chủ 7 cộng hoà ký với G. xanh tơ ni - đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ, đặt cơ sở cho cuộc đàm phán giữa 2 bên để đi đến một hiệp định chính thức. việc ký Hiệp định sơ bộ là một chủ trương, sách lược đứng đắn, linh hoạt và kịp thời của Đảng, của chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh. - Sau hiệp định sơ bộ 6. 3. 1946, pháp vẫn tiếp tục gây sung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kỳ tự trị do Nguyễn Văn Thịnh đứng đầu, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Miền Nam. Sau khi cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên tại Phông - ten - nơ - brô không thành công thì tình hình bang giao Việt - Pháp thêm căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh đang đến gần. Để kéo dài thời gian hoà hoãn nhằm xây dựng, phát triển và củng cố thêm lực lượng, đồng thời làm cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới thây rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam và dã tâm xâm lược của Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký tiếp với Pháp bản tạm ước 14. 9. 1946. Đây là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn tình thế hết sức khó khăn của đất nước lúc đó. Cuộc hành trình ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà trên đất Pháp tuy chưa giải quyết được mục tiêu cơ bản của cuộc đàm phán, nhưng đã làm cho nhân dân Pháp và thế giới hiểu rõ hơn vấn đề Việt Nam và làm cho số đông người Pháp đồng tình ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Trên đây là những tư liệu do tôi tìm tòi, sưu tầm từ các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu mà SGK không đưa vào. Những tư liệu này sẽ giúp HS có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám. Từ đó thấy rõ hơn sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng mà đứng đầu là Chủ tich Hồ Chí Minh, đã từng bước đưa đất nước ra khỏi tình thế " Ngàn cân treo sợi tóc". Thắng lợi đó bước đầu làm phá sản âm mưu bóp chết nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn non trẻ của kẻ thù và đặt cơ sở, nền tảng cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kì với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07.05.1954 làm chấn động năm châu, rung chuyển địa cầu. C.KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu: Sau khi tìm tòi, sưu tầm và chọn lọc, tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị mà tôi đang công tác là Trường THCS Phúc Thịnh. Đối tượng là HS ở 2 lớp 9A và 9C, đây là 2 lớp có lực học ngang nhau. Lớp 9A tôi giảng dạy chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức trong SGK cho HS. Còn lớp 9C, ngoài đảm bảo cung cấp kiến thức trong SGK, tôi đưa thêm các tư liệu mà trong sáng kiến này tôi đã đề cập cho HS tham khảo. Sau khi dạy xong tôi cho HS ở 2 lớp làm bài kiểm tra với cùng một câu hỏi như sau: "Em hãy nêu những khó khăn về kinh tế, văn hóa - giáo dục, tài chính và quân sự của nước ta sau cáh mạng tháng Tám? để giải quyết những khó khăn đó Đảng và Chính phủ đã đề ra những biện pháp gì? Kết quả ra sao? " 8 Sau khi chấm bài, tôi tổng hợp điểm và thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm từ 5 đến 6 Điểm từ 7 đến 8 Điểm từ 8 đến 9 SL % SL % SL % SL % 9A 32 10 31,5 15 46,9 7 21,9 0 0 9C 32 5 15,6 10 31,3 15 46,9 2 6.3 Như vậy rõ ràng việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách cung cấp thêm cho HS những tư liệu không có trong SGK của tôi đã mang lại kết qủa khả quan. Nó cho phép tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này trong các bài học tiếp theo và cũng là để các đồng nghiệp tham khảo, ứng dụng vào thực tế giảng dạy ở trường mình. 2.bài học kinh nghiệm Để phương pháp này thành công thì điều kiện đặt ra là giáo viên bộ môn phải có tài liệu chuyên sâu, nếu không có thì phải tích cực tìm tòi, sưu tầm và ghi chép lại cẩn thận. Mặt khác tư liệu đó phải có nguồn gốc, độ tin cậy cao thì mới sử dụng. Điều này không phải ai cũng có thể làm được. Mặt khác trong qua trình dạy học, tư liệu để bổ sung cho bài giảng thì rất nhiều nhưng thời lượng của một tiết học chỉ có 45 phút.Nếu giáo viên không căn cứ vào đối tượng HS, căn cứ vào thời gian mà đưa ra quá nhiều tư liệu thì tiết học sẽ không thành công, kiến thức của bài sẽ bị loãng, HS không xác định đước kiến thức trọng tâm của bài.Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu thật kỹ và chọn lọc những tư liệu mang lại hiệu quả giảng dạy cao nhất. 3. Kiến nghị, đề xuất. Trong thực tế giảng dạy, không phải giáo viên nào củng có đủ, có nhiều tài liệu nâng cao để tham khảo và vận dụng vào mỗi bài.Vì vậy tôi xin đề xuất với Bộ giáo dục và đào tạo nên phát hành một quyển sách có các tư liệu nâng cao và có hướng dẫn sử dụng vào mỗi bài như thế nào để giáo viên tham khảo trong quá trình giảng dạy. Ngoài tư liệu bằng kênh chữ thì cũng cần sản xuất các phim tư liệu lịch sử làm vào đĩa VCD về Hồ Chí Minh, về các chiến dịch lớn v.v đưa về các nhà trường để giáo viên trình chiếu cho HS xem. Đây chính là nguồn tư liệu sống có tác dụng kích thích lòng ham mê học lịch sử rất lớn đối với HS. Trong khoảng thời gian nghiên cứu có hạn, phạm vị nghiện cứu hẹp nên đề tài của tôi không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi rút kinh nghiệm cho những đề tài sau được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phúc Thịnh, ngày 03 tháng 04 năm 2010 NGƯỜI THỰC HIỆN 9 LÊ QUỐC TRÍ 10 . lịch sử vào dạy Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) - Tiết PPCT 29 + 30 IV. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. phương pháp nghiên cứu: - Sưu. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) - Tiết PPCT 29 + 30 là một trong những bài quan trọng thể hiện rõ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta trong. trọng và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng học tập môn Lịch sử thời gian qua chưa cải thiện. Trong toàn bộ chuơng trình Lịch sử 9, thì bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây

Ngày đăng: 25/06/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan