Sở giáo dục và đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 Năm học 2008 - 2009 Đề dự bị Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề bài Câu 1: (4 điểm) Trong đoạn đầu bài thơ Con cò (Chế Lan Viên), những câu thơ nào lấy ý từ các câu ca dao ? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả ? Câu 2: (6 điểm) Cảm nhận của em về những yếu tố kì ảo trong Chuyện ngời con gái Nam Xơng (trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ). Câu 3: (10 điểm) Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện sau : Hoa hồng tặng mẹ Anh dừng lại ở tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đờng bu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bớc ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi cô bé sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu. - Cô bé nức nở. - Nhng cháu chỉ có 75 xu, trong khi giá một bông hồng những 2 đô la. Anh mỉm cời và nói : - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé vui mừng nhìn anh và trả lời : - Dạ, chú cho cháu đi nhờ xe đến nhà mẹ cháu. Rồi cô bé chỉ đờng cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ vừa mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói. : - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, cô bé ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm hôm đó, anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa. ( theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004) Hết Sở giáo dục và đào tạo Đáp án và hớng dẫn chấm đề dự bị Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 Năm học 2008 - 2009 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 4 điểm) I. Đáp án 1. Trong đoạn đầu bài thơ " Con cò" của Chế Lan Viên, các câu thơ lấy ý từ câu ca dao : 1.1 Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ, Con cò Đồng Đăng 1.2 Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Cò gặp cành mềm, Cò sợ xáo măng" 2. Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Các câu thơ không phải là sự lặp lại những hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao. Hình ảnh con cò đợc tác giả phát triển, mở rộng ý nghĩa biểu tợng tập trung hớng về biểu hiện tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, bền lâu đối với suốt cuộc đời mỗi con ngời II. Chuẩn cho điểm - ý 1.1 : 1 điểm - ý 1.2 : 1 điểm Chỉ cho điểm tối đa khi chép đúng, đủ, chính xác. - ý 2 : 2 điểm Chỉ cho điểm tối đa khi trình bày rõ ràng và diễn đạt tốt. Câu 2: (6 điểm) I. Yêu cầu 1. Về kĩ năng: - Đây là dạng cơ bản của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích). Học sinh cần biết biết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các yếu tố kì ảo trong chỉnh thể nghệ thuật, từ đó nêu đợc cảm nhận của bản thân. - Bài viết ngắn gọn, có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc và có cảm xúc. Không sai các lỗi cơ bản về hình thức. 2. Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả và tác phẩm, học sinh cần làm rõ: a) Các yếu tố kì ảo: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, đợc đãi yến tiệc và gặp Vũ Nơng rồi đợc đa về dơng thế, hình ảnh Vũ Nơng hiện ra khi Trơng Sinh lập đàn giải oan lúc ẩn lúc hiện, rồi bỗng chốc bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. b) ý nghĩa của các yếu tố kỳ ảo: + Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nơng. + Tạo kết thúc có hậu cho tác phẩm. + Khẳng định niềm cảm thơng sâu sắc của tác giả đối với số phận bi thảm của ngời phụ nữ trong chế độ phong kiến. II. Chuẩn cho điểm Trên cơ sở đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, định hớng cho điểm nh sau : - Mở bài: 1 điểm - Kết bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm + ý 2a: 2 điểm + ý 2b: 2 điểm Câu 3: (10 điểm) I. Yêu cầu 1. Về kĩ năng : - Đây là dạng đề mở, dạng nghị luận xã hội, học sinh có kĩ năng đọc - hiểu văn bản để chọn lựa vấn đề nghị luận, xây dựng hệ thống luận điểm, thực hiện các thao tác nghị luận phù hợp. - Bài viết có bố cục rõ ràng; luận điểm hợp lý và chính xác, luận cứ đầy đủ, lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc và thuyết phục; không sai các lỗi cơ bản về hình thức. 2. Về kiến thức : a) Trên cơ sở đọc hiểu văn bản, học sinh chọn đợc vấn đề trọng tâm, đó là: bài học về tình mẫu tử, để bộc lộ suy nghĩ của bản thân. b) Từ vấn đề trọng tâm đó học sinh phải biết liên hệ thực tế, liên hệ bản thân. II. Chuẩn cho điểm Giám khảo thận trọng cân nhắc và linh hoạt để đánh giá theo định hớng chung là trên cơ sở đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, cho điểm cụ thể nh sau : - Mở bài: 2 điểm. - Kết luận: 2 điểm. - Thân bài: 6 điểm. + Chọn vấn đề đúng trọng tâm: 2 điểm. + Thấy rõ ý nghĩa nhân văn của vấn đề: 2 điểm. + Biết liên hệ thực tế, bản thân: 2 điểm. Những bài làm của học sinh tỏ ra hiểu vấn đề, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục tơng đối rõ ràng, diễn đạt tơng đối khá, ít sai các lỗi cơ bản về hình thức: có thể cho đến điểm trung bình (5/10 điểm) Khuyến khích những bài làm có sáng tạo, có những phát hiện mới. Lu ý chung: Do tính chất của kì thi và đặc điểm của dạng đề mở, giám khảo thận trọng và linh hoạt để chấm điểm cho hợp lí, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng. . đào tạo Đáp án và hớng dẫn chấm đề dự bị Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 Năm học 2008 - 20 09 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 4 điểm) I. Đáp án 1 Sở giáo dục và đào tạo Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 Năm học 2008 - 20 09 Đề dự bị Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề bài Câu 1: (4 điểm) Trong đoạn. : a) Trên cơ sở đọc hiểu văn bản, học sinh chọn đợc vấn đề trọng tâm, đó là: bài học về tình mẫu tử, để bộc lộ suy nghĩ của bản thân. b) Từ vấn đề trọng tâm đó học sinh phải biết liên hệ thực