Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kế toán quản trị sử dụng kế toán trách nhiệm KTTN để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm TTTN, trên cơ sở đó đánh giá kết quả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG
Phản biện 1: TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH
Phản biện 2: PGS.TS LÊ HUY TRỌNG
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
01 tháng 7 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kế toán quản trị sử dụng kế toán trách nhiệm (KTTN) để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm (TTTN), trên
cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho từng bộ phận
Hệ thống KTTN gắn liền với sự phân cấp quản lý, phân cấp quản lý tức là phân chia bớt quyền lực xuống các cấp bên dưới, giúp cho nhà quản trị cấp cao có thời gian để hoạch định các kế hoạch, các chiến lược mang tính chất lâu dài
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng tổ chức sản xuất theo mô hình Công ty Dựa vào đặc điểm sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất
và quy trình công nghệ mà Công ty hình thành cơ cấu tổ chức quản
lý gồm các bộ phận, phòng ban có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu chuyên môn hóa và được phân cấp một số trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý sản xuất một cách trọn vẹn
Dưới Công ty là các đơn vị thành viên Mỗi xí nghiệp thành viên tiến hành sản xuất độc lập theo kỹ thuật riêng và chịu sự điều hành của giám đốc Công ty Trong mỗi xí nghiệp đều có mỗi giám đốc đứng đầu và có các bộ phận giúp việc Các xí nghiệp này không
có tư cách pháp nhân, tiến hành sản xuất rồi giao nộp SP cho Công
ty Hiện nay Công ty tổ chức thành 5 xí nghiệp: Xí nghiệp cán luyện,
xí nghiệp săm lốp xe đạp, xe máy; xí nghiệp săm lốp ô tô; xí nghiệp lốp ô tô đắp, xí nghiệp Radial Với quy mô và nhiều lĩnh vực như vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với Công ty và các xí nghiệp là phải
tổ chức điều hành thực thi quyết định của mình một cách có hiệu qủa thông qua việc: quản lý, kiểm soát, đánh giá kết qủa khi DN thực hiện phân cấp quản lý, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị
Trang 4ận dụng những lý luận KTTN vào thực tiễn để thực hiện đề tài
ổ phần Cao su Đà Nẵng”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KTTN
ảm bảo việ
ủa của các TTTN
3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng KTTN tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng như thế nào? Có ưu và nhược điểm gì?
Thông tin kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu quản lý ở mức độ nào? Tổ chức KTTN ở Công ty như thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về KTTN và tổ chức vận dụng KTTN trong các Công ty sản xuất
ổ phần Cao su Đà Nẵng
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu để rút ra những nhận xét về đối tượng nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu cơ bản là phương pháp thu thập thông tin bằng các nguồn tài liệu sẵn có, chủ yếu là nguồn thông tin từ công ty và các giáo trình về kế toán quản trị, các tạp chí chuyên ngành, các công trình khoa học đã công bố có nội dung liên quan,…Trên cơ sở nguồn tài liệu, thông tin đã thu thập được, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, so sánh và thống kê để rút ra những
Trang 5mặt tồn tại trong tổ chức hệ thống KTTN của Công ty, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTTN tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng Đưa ra hướng xây dựng mô hình phân cấp quản lý, tổ chức thông tin kế toán phục vụ đánh giá các TTTN Đây là cơ sỏ nâng cao độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán quản trị, nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu quản trị, phát huy tối đa nguồn lực trong DN
7 Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về KTTN trong DN
Chương 2: Thực trạng KTTN tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện KTTN tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
8 Tổng quan tài liệu
Tại Việt Nam, nhiều Công ty đã ứng dụng KTTN để phục vụ việc quản lý toàn DN Cho đến nay, có nhiều tác giả nghiên cứu về
đề tài KTTN Điển hinh là các công trình nghiên cứu sau:
Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thị Lãnh (2004) “ Hoàn thiện tổ chức KTTN tại các DN dệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” đã xác định đặc điểm và nội dung tổ chức KTTN trong các DN dệt và phản ánh được thực trạng công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như đặc điểm tổ chức, nội dung tổ chức, lập các báo cáo nội bộ, định giá chuyển giao
Luận văn của thạc sĩ Dương Thị Hồng Vân (2005) “ Tổ chức KTTN tại Công ty Điện lực 3” đã tập trung phân tích được thực tế
mô hình tổ chức KTTN tại công ty như tình hình phân cấp quản lý tài chính, phân cấp công tác lập kế hoạch, tình hình quản trị doanh
Trang 6thu chi phí và vốn đầu tư cũng như tình hình báo cáo nội bộ, phân bỏ chi phí và xác định giá chuyển giao nội bộ
Luận văn của thạc sĩ (2011) “
đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức KTTN như: hoàn thiện tổ chức phân cấp quản lý và xây dựng các TTTN theo mô hình mới của công ty; xác định bộ máy kế toán cho mô hình
tổ chức KTTN tại Công ty; Hoàn thiện công tác đánh giá thành quả của các TTTN; Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo KTTN
Đề tài “Tổ chức KTTN tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang”, tác giả: Nguyễn Như Nguyệt (2012) đã đưa ra phương án tổ chức các TTTN ở Công ty, xác định mục tiêu và nhiệm vụ cho từng TTTN Tổ chức thông tin kế toán phục vụ đánh giá các TTTN ở Công ty Đưa ra hệ thống các chỉ tiêu và tổ chức phân tích, đánh giá thành quả của các TTTN ở Công ty
Dựa trên cơ sở lý luận về KTTN, tham khảo các đề tài và các
tài liệu có liên quan, luận văn “KTTN tại Công ty Cổ phần Cao su
Đà Nẵng” đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về KTTN
Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá được thực trạng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán phục vụ quản trị nội bộ nói riêng, đồng thời đưa ra các giải pháp tổ chức công tác KTTN tại Công ty
CHƯƠNG 1
1.1 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA KTTN
Theo james R Martin (1994), “KTTN là một khái niệm cơ bản của hệ thống kế toán đo lường hiệu qủa hoạt động của các TTTN Ý
Trang 7nghĩa cơ bản của nó là trong những tổ chức phân tán rộng lớn thì rất khó hoặc không thể quản lý như một bộ phận đơn lẻ, vì vậy họ phải tách hoặc chia thành nhiều bộ phận chịu trách nhiệm Những bộ phận này là các TTTN về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư.”
1.1.2 Bản chất của KTTN
a KTTN là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị
KTTN gồm 2 mặt đó là thông tin và trách nhiệm Mặt thông tin
có nghĩa là sự tập hợp, báo cáo và đánh giá thông tin mang tính nội
bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt trách nhiệm là việc quy trách nhiệm về những sự kiện tài chính xảy ra
b KTTN là một bộ phận trong hệ thống kiểm soát quản trị
Hệ thống kiểm soát quản trị có 2 yếu tố hạt nhân:
Thứ nhất là quá trình lập kế hoạch gồm ngân sách và các kế hoạch dài hạn
Thứ hai là KTTN mà chủ yếu là tạo ra các TTTN TTTN chịu trách nhiệm tài chính và tác động hiệu quả của từng cá nhân trong tổ chức Mục tiêu của KTTN là ghi nhận chi phí và doanh thu trong từng TTTN để tính ra chênh lệch so với mục tiêu thực hiện
1.2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ LÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH KTTN 1.2.1 Khái niệm phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý hay còn gọi là phân quyền trong quản lý được hiểu là sự phân chia quyền lực xuống cấp dưới Do vậy, các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định liên quan đến phạm
Trang 81.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KTTN TRONG DN
1.3.2 Đặc điểm của TTTN:
Các TTTN có các đặc điểm sau:
Mỗi TTTN có quyền quyết định riêng, được phân định rỏ ràng Việc đánh giá kết quả hoạt động của các TTTN dựa trên các thông tin nội bộ do hệ thống kế toán quản trị cung cấp
Nhà quản lý của một TTTN khó có thể thu thập và phân tích các thông tin tài chính ở cấp quản trị cao hơn
1.3.3 Phân loại các TTTN
Một TTTN có bản chất giống như một hệ thống, mỗi hệ thống được phân định để xử lý một công việc cụ thể Hệ thống này sử dụng các đầu vào nguyên vật liệu, số giờ công của các loại lao động và các dịch vụ khác Hệ thống sẽ làm việc với những nguồn này kèm theo các thiết bị sản xuất, vốn và các tài sản khác Qua đó TTTN sẽ cho ra đầu ra là các kết quả nhận được phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức
b.Trung tâm doanh thu
1.4 TỔ CHỨC THÔNG TIN DỰ TOÁN LÀM CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ Ở CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM
1.4.1 Mục đích của thông tin dự toán trong các TTTN
Trang 9Dự toán là quá trình tính toán chi tiết nhằm chỉ rỏ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực khác theo từng kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị
Mục đích của dự toán là cung cấp thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của DN cho nhà quản trị
1.4.2 Tổ chức thông tin dự toán trong các TTTN
a Thông tin dự toán của trung tâm chi phí
Tổ chức thông tin dự toán ở trung tâm chi phí bao gồm các nội dung cơ bản là: Dự toán về chi phí nguyên vật liệu; dự toán về chi phí nhân công; dự toán về chi phí SXC; dự toán về chi phí bán hàng
và quản lý DN
b Thông tin dự toán của trung tâm doanh thu
Dự toán doanh thu xây dựng trên mức tiêu thụ ước tính với đơn giá bán Được lập bởi phòng kinh doanh, báo cáo này cung cấp thông tin về khối lượng SP tiêu thụ dự kiến và đơn giá bán
c Thông tin dự toán của trung tâm lợi nhuận
Dự toán lợi nhuận có thể lập theo hai phương pháp là trực tiếp
và toàn bộ Dự toán lợi nhuận là một tài liệu phản ánh lợi nhuận ước tính thu được trong năm kế hoạch, có tác dụng làm căn cứ so sánh, đánh giá quá trình thực hiện sau này của DN
d Thông tin dự toán của trung tâm đầu tư
Dự toán này thể hiện tình hình vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ của DN trong năm kế hoạch Được lập bởi nhà quản trị các cấp đã được phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm
mà nhà quản trị cấp cao nhất của DN giao cho, hoặc do nhà quản trị cao nhất của DN lập nên
1.5 TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN Ở CÁC TTTN
1.5.1 Tổ chức thông tin kế toán ở trung tâm chi phí
Trước hết, thống kê phân xưởng tiến hành tập hợp chi phí thực
tế phát sinh tại phân xưởng của mình, người chịu trách nhiệm ở cấp
Trang 10quản lý này là quản đốc phân xưởng, sau đó số liệu được trình lên các đơn vị thành viên thuộc DN Tại đây kế toán sẽ tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh của các phân xưởng cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý thực tế phát sinh ở đơn vị của mình
1.5.2 Tổ chức thông tin kế toán ở trung tâm doanh thu
Định kỳ, tại các bộ phận bán hàng thuộc các đơn vị thành viên của DN, kế toán tiến hành tổng hợp doanh thu thực tế đạt được trong
kỳ để báo cáo cho kế toán ở các đơn vị thành viên Căn cứ vào báo cáo doanh thu đạt được, các bộ phận bán hàng báo cáo lên kế toán tại các đơn vị thành viên sẽ tập hợp doanh thu của đơn vị mình để báo cáo lên bộ phận kế toán ở cấp quản trị cao hơn
1.5.3 Tổ chức thông tin kế toán ở trung tâm lợi nhuận
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận được tổ chức thành dòng SP và vùng địa lý theo hệ thống TTTN đã được xây dựng tại DN Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí tạo điều kiện cho nhà quản trị kiểm soát chi phí, doanh thu của các trung tâm lợi nhuận
1.5.4 Tổ chức thông tin kế toán ở trung tâm đầu tƣ
Ở trung tâm đầu tư, giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm không chỉ về lợi nhuận mà cả việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị Người đứng đầu trung tâm phải tính toán được lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định hàng năm Xác định điểm hòa vốn, khả năng sinh lời
để tái đầu tư tài sản, đảm bảo hoạt động hiệu quả cho DN
1.6 ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CỦA CÁC TTTN
1.6.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí được chia thành hai loại là trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tuỳ ý (tự do) Nhà quản trị các trung tâm chi phí này đều có trách nhiệm điều hành hoạt động tại trung tâm của mình sao cho đạt được kết quả đồng thời đảm bảo chi phí
Trang 11thực tế phát sinh không vượt quá chi phí định mức và chi phí dự toán
Nhìn chung, nội dung đánh giá trung tâm chi phí này là:
* Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí
dự toán
1.6.2 Đánh giá thành quả trung tâm doanh thu
Được đánh giá thông qua tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên dữ liệu đó phân tích chênh lệch doanh thu do ảnh hưởng bởi các nhân tố liên quan như số lượng sảm phẩm tiêu thụ và kết cấu SP tiêu thụ, đơn giá
Chỉ tiêu đánh giá kết quả ở trung tâm doanh thu gồm:
Sản lượng SP tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu bán hàng thực hiện trong kỳ
Doanh thu bán hàng trong kỳ so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, … Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu được thể hiện qua tình hình thực hiện những chỉ tiêu cơ bản sau:
* Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế -
Doanh thu dự toán
1.6.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
Được đánh giá thông qua tình hình thực hiện dự toán lợi nhuận, so sánh lợi nhuận đạt được so với lợi nhuận ước tính theo dự toán Qua đó, phân tích chênh lệch lợi nhuận do ảnh hưởng bởi các nhân tố có liên quan:
Chỉ tiêu đánh giá kết quả ở trung tâm lợi nhuận
Lợi nhuận đạt được trong kỳ
Lợi nhuận tính trên đơn vị SP
Lợi nhuận hoạt động ở từng trung tâm, …
Căn cứ vào những chỉ tiêu trên, thành quả của trung tâm lợi nhuận được thể hiện tập trung qua 2 chỉ tiêu cơ bản sau:
Trang 12* Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
1.6.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tƣ
Mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hoá lợi nhuận và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả KTTN sử dụng các chỉ tiêu như ROI, RI
- Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tƣ (ROI)
Trong công thức tính ROI có hai thành phần là lợi nhuận và vốn đầu tư Muốn tính được ROI chúng ta phải xác định được lợi nhuận và vốn của một trung tâm đầu tư
TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
2.1.1 Quá trình hình thành và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
=
ROI
Lợi nhuận Vốn đầu tư
Trang 132.1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn của Công ty:
a Tổ chức sản xuất kinh doanh
b Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
2.1.3 Tổ chức quản lý tại Công ty:
a Sơ đồ bộ máy quản lý
b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
2.1.4 Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty:
Mô hình tổ chức quản lý cho biết qui mô sản xuất Công ty lớn
và qui trình sản xuất khép kín từ hoạt động thu mua nguyên liệu cao
su đến sản xuất và cung cấp SP săm lốp cho thị trường
Qua cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty, ta có thể phân ra làm hai cấp:
+ Cấp Công ty
+ Cấp xí nghiệp và các chi nhánh
a Phân cấp quản lý sử dụng vốn, tài sản:
Tại Công ty:
Theo quy chế tài chính tại Công ty, Công ty được quyền huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành cổ phiếu, vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tài chính và tín dụng khác… Theo quy định của pháp luật sau khi được hội đồng Cổ Đông thông qua Phân cấp quản lý cụ thể cho từng hoạt động ở Công ty như sau:
- Đối với tài sản cố định:
- Đối với việc mua sắm vật liệu:
b Tại các bộ phận
Tại các xí nghiệp sản xuất:
Đối với TSCĐ
Đối với việc mua sắm vật liệu
Tại các chi nhánh tiêu thụ
- Về quản lý, sử dụng vốn và tài sản: