Đổi mới quản trị doanh nghiệp sẽ tạo động lực thúc đẩy sự thay đổi hệ thống kế toán, kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, một công cụ hữu hiệu giúp n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Ngọc Phi Anh
Phản biện 1: PGS TS Trần Đình Khôi Nguyên
Phản biện 2: TS Trần Thị Cẩm Thanh
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 8 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cần thiết của đề tài
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “Đổi mới” từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ trước, nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệch, kinh tế Việt nam hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi và không ít những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần PYMepharco nói riêng Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thử thách trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp cũng như Công ty Cổ phần PYMepharco một mặt phải quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành… Mặt khác phải quan tâm đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp Đây là một trong những vấn đề bức thiết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đổi mới quản trị doanh nghiệp sẽ tạo động lực thúc đẩy sự thay đổi hệ thống kế toán, kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, một công cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh
Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu và giảng dạy trong một số trường đại học ở Việt Nam vào những năm 1990, tuy nhiên mức độ ứng dụng kế toán trách nhiệm vào thực tiễn trong các doanh nghiệp chưa được phổ biến và còn nhiều hạn chế
Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần PYMepharco (Công ty Cổ phần Dược Phú Yên) cho thấy Công ty đã bước đầu xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần được hoàn thiện Xuất phát từ thực trạng kế toán trách nhiệm của Công ty
và mục đích nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty, tôi đã chọn đề tài: “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần PYMepharco” làm Luận văn thạc sỹ kinh tế
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công
ty Cổ phần PYMepharco;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần PYMepharco
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu kế
toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần PYMepharco
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu giới hạn trong
Công ty Cổ phần PYMepharco Đây là một công ty có qui mô lớn, cơ cấu tổ chức phân thành nhiều cấp, gồm nhiều chi nhánh, cửa hàng trực thuộc…Luận văn sẽ nghiên cứu từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất của Công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp định tính kết hợp với quan sát, khảo sát thực tế tại đơn vị để từ đó phân tích tổng hợp các vấn đề lý luận, thực trạng và xác lập các quan điểm, phương hướng, giải pháp cụ thể hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOAN TRÁCH NHIỆM
1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán trách nhiệm là một công cụ được thiết lập để ghi nhận, cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp để từ đó đánh giá, nối kết các
bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, trật
tự và hiệu quả
1.1.2 Bản chất của kế toán trách nhiệm
- Kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập
và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về các “đầu vào” và đầu ra” của các trung tâm trách nhiệm
- Kế toán trách nhiệm đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý
và kết quả hoạt động của từng bộ phận Việc đánh giá này thường được dựa trên hai tiêu chí :
+ Hiệu quả: có được khi đạt được mục tiêu đặt ra mà chưa kể đến việc sử dụng tài nguyên như thế nào
+ Hiệu năng: là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm
Trang 6hoạt động của các nhà quản lý, do đó nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này
- Kế toán trách nhiệm thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức
1.2 PHÂN CẤP QUẢN LÝ
1.2.1 Khái niệm về phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự phân tán quyền cho cấp dưới, dẫn đến sự phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dưới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã lựa chọn
1.2.2 Ý nghĩa của phân cấp quản lý
- Phân cấp quản lý trong doanh nghiệp hợp lý làm cho vốn của doanh nghiệp được phân phối gắn với nhu cầu và khả năng quản
lý, sử dụng vốn ở từng cấp, từng bộ phận, từ đó quyền ra quyết định trong kinh doanh cũng được phân chia thích hợp cho từng cấp, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc quản lý và sử dụng vốn
- Phân cấp quản lý làm cho hiệu suất quản lý của doanh nghiệp được nâng cao Cụ thế đối với cấp trên thì không phải tham gia giải quyết quá nhiều công việc sự vụ hàng ngày, tập trung được thời gian và trí tuệ vào công việc lớn của doanh nghiệp
- Phân cấp quản lý là tiền đề cho hạch toán nội bộ, phân cấp quản lý tài chính giúp phân định rõ việc quản lý tài chính giữa các cấp
1.2.3 Các nguyên tắc phân cấp quản lý trong doanh nghiệp
- Đảm bảo quản lý và sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp đúng qui định
- Đảm bảo quyền tự chủ và năng động phù hợp với những điều kiện của đơn vị cấp dưới trong việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đảm bảo toàn doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược kinh doanh và đạt hiệu quả cao
Trang 71.2.4 Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm
a Tác động tích cực
b Tác động tiêu cực
1.3 NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
Nội dung cơ bản để thực hiện hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm những vấn đề cụ thể như sau:
- Xác định các trung tâm trách nhiệm
- Xác định các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận
- Xác định báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách nhiệm
1.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong một tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi bốn loại trung tâm trách nhiệm cơ bản sau:
a Trung tâm chi phí
b Trung tâm doanh thu
c Trung tâm lợi nhuận
d Trung tâm đầu tư
1.3.2 Xác định các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá trách nhiệm các trung tâm trách nhiệm
a Quan điểm đánh giá trách nhiệm các trung tâm trách nhiệm
Để đo lường đánh giá các trung tâm trách nhiệm, có hai loại chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu hiệu năng
b Phương pháp đánh giá trách nhiệm các trung tâm trách nhiệm
Trang 8- Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí:
- Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
- Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
- Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
1.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định
kỳ trên một báo cáo kế toán trách nhiệm (gọi tắt là báo cáo trách nhiệm) Báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán, theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm
Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống báo cáo trách nhiệm được chia thành bốn nhóm báo cáo, ứng với bốn loại trung tâm trách nhiệm sau:
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận
- Nhóm báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN PYMEPHARCO 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần PYMepharco được thành lập từ cổ phần hóa Công ty Dược và Vật tư Y tế Phú Yên Công ty Cổ phần PYMepharco có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng thuốc tân dược và trang thiết bị y tế, nuôi trồng và thu mua dược liệu
Trang 92.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a Chức năng
Sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược được sự cho phép của Bộ y tế;
Kinh doanh và cung cấp các loại thuốc tân dược, hóa chất, dụng
cụ y tế, vật tư và trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế;
Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại dược phẩm, dược liệu, vật
tư thiết bị, phương tiện phục vụ y tế
b Nhiệm vụ
2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức quản lý tại Công ty
a Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
b Tổ chức quản lý tại Công ty
Cơ cấu quản lý của Công ty hiện nay có Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc và các phòng ban chức năng như: Phòng Kinh doanh, Phòng Tài chính, Phòng Nghiên cứu phát triển, Phòng đảm bảo chất lượng, Phòng Hành chính nhân sự …
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty
a Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
b Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM C Ủ A CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
2.2.1 Phân cấp quản lý tại Công ty
Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần PYMepharco được tổ chức gồm ba cấp quản lý chính
- Quản lý cấp cao
Hội đồng quản trị Công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc sản xuất
Trang 10Phó tổng giám đốc kinh doanh
Phó tổng giám đốc thường trực
- Quản lý cấp trung gian
Trưởng đại diện (Giám đốc) các chi nhánh
Phụ trách các hiệu thuốc, cửa hàng, trung tâm giới thiệu, cung ứng thuốc
2.2.2 Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty
Từ các giới hạn và phạm vi về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nhà quản trị ở mỗi cấp nêu trên đã thể hiện Công ty có sự phân cấp quản lý và xác lập các trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí; Trung tâm doanh thu; Trung tâm lợi nhuận, Trung tâm đầu tư
a Trung tâm doanh thu
b Trung tâm chi phí
c Trung tâm lợi nhuận
d Trung tâm đầu tư
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY
2.3.1 Ưu điểm
Trang 11- Công ty đã xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý có sự phân công, phân cấp khá rõ và hợp lý
- Công ty đã xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm
- Công tác lập kế hoạch, dự toán được công ty chú trọng thực hiện đồng bộ và nhất quán ở hầu hết các bộ phận sản xuất kinh doanh chính của Công ty
- Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá trách nhiệm chưa đầy đủ, toàn diện;
- Công tác lập dự toán chi phí và doanh thu được thực hiện tại Công ty chỉ dừng lại ở mục tiêu là xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh, chưa dùng để đánh giá trách nhiệm quản lý Công
ty phải chú trọng đến vấn đề này nhằm có cơ sở xác định trách nhiệm của các đại diện khu vực;
- Tại các phòng ban bộ phận quản lý chưa có xây dựng các qui chế chi tiêu theo định mức mà chỉ chi theo thực tế;
- Hệ thống tài khoản phản ánh chi phí hiện nay tại Công ty chưa được tổ chức phù hợp cho việc phân loại chi phí theo cách ứng
xử chi phí;
- Phương pháp đánh giá thành quả nhà quản trị các trung tâm chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, phân tích chênh lệch chưa đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giữa chỉ tiêu thực hiện với kế hoạch
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trang 12CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
Kế toán trách nhiệm là một công cụ quản lý giúp cho nhà quản trị các cấp theo dõi, quản lý, đánh giá thành quả của từng nhà quản trị trong tổ chức quản lý và kết nối họ với mục tiêu chung của doanh nghiệp trong hệ thống phân quyền, phân cấp quản lý để từ đó giúp cho doanh nghiệp sử dụng có trách nhiệm và hiệu quả về nguồn lực kinh tế
Kế toán trách nhiệm thực hiện mục tiêu chính là cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của các cá nhân,
bộ phận trong doanh nghiệp Đồng thời, hệ thống này còn cung cấp căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp hoạt động ở các bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp Điều này giúp nhà quản trị có thể điều hành và kiểm soát các hoạt động, nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp có trách nhiệm và hiệu quả
Kế toán trách nhiệm với chức năng cơ bản là thông tin và trách nhiệm Đây là hai mặt cần thiết, tồn tại song song trong tổ chức, vận hành kế toán trách nhiệm nếu khiếm khuyết hay lệch về mặt nào cũng dẫn đến sự phá vỡ hệ thống kế toán trách nhiệm, hệ thống kế toán trách nhiệm vô nghĩa
Vậy kế toán trách nhiệm có thể được xem là một trong những công cụ quản trị doanh nghiệp hữu hiệu phù hợp với phương thức quản trị toàn diện trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay và
Trang 13nhận thức đúng đắn về kế toán trách nhiệm là tiền đề định hướng cơ
sở luận, nội dung, tổ chức ứng dụng xây dựng, hoàn thiện kế toán trách nhiệm của Công ty
3.1.2 Về phân cấp quản lý trong Công ty
Để xây dựng kế toán trách nhiệm trước tiên Công ty phải tổ chức được một hệ thống phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ trong toàn đơn vị Cụ thể, việc phân cấp quản lý cho các cá nhân, bộ phận trong Công ty sẽ được thực hiện thông qua sự ủy quyền, trách nhiệm được chuyển giao thông qua những quy định, quy chế và kế hoạch Và khi việc phân công, phân nhiệm cho các cấp quản lý trong Công ty càng rõ ràng, chi tiết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng kế toán trách nhiệm thành công
Từ đó cho thấy sự phân cấp, phân quyền quản lý là nền tảng
cơ bản cần phải quan tâm khi xây dựng, hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty
3.1.3 Về tổ chức bộ máy kế toán
Trên cơ sở mục tiêu, chức năng, vai trò của kế toán trách nhiệm, kế toán trách nhiệm cần phải đặt đúng vị trí của nó trong tổ chức, vận hành các công cụ quản lý – vị trí đó chính là một nội dung,
bộ phận trong kế toán quản trị Việc định vị này sẽ xác lập rõ ràng phạm vi nghiên cứu, xây dựng hay hoàn thiện kế toán trách nhiệm là thuộc lĩnh vực chuyên môn nào, do ai tiến hành
Với phương hướng này, kế toán trách nhiệm là một nội dung, bộ phận của kế toán quản trị, thuộc phạm vi của Công ty, thuộc quyền riêng tư của Công ty và khi nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện nó phải được đặt trong mối quan hệ với quan điểm, tổ chức vận hành kế toán quản trị ở Công ty nói riêng cung như trong từng doanh nghiệp nói chung
3.1.4 Về sự phù hợp giữa kế toán trách nhiệm với đặc điểm của Công ty