KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ

10 444 0
KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ 1. Thuế a. Thuế là gì? Thuế hay còn gọi là thu nhập ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia từ xã hội hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước (Theo cách tiếp cận từ góc độ chính trị). Theo góc độ tiếp cận này thì thuế là số tiền phải trả cho Nhà nước của công dân, tổ chức trong xã hội để được Nhà nước cấp phép hoạt động như giao dịch, sở hữu tài sản, thu nhập, thừa kế,… Số tiền này được huy động vào nguồn tài chính của chính quyền nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội. b. Tại sao phải thu thuế? Mọi hoạt động của Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu (nuôi bộ máy nhà nước), một trong những nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế. VD: Lương cho các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Các công trình công cộng: Bệnh viện, đường xá cầu cống,.. Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương. VD: Đánh thuế xuất nhập khẩu vào một số mặt hàng nhằm kích thích sản xuất trong nước, giúp cho sản xuất trong nước có thị trường,.. Chính quyền cung cấp các hàng hóa công cộng cho công dân nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền. Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng – dịch vụ công). VD: Nước ta hiện nay có thuế thu nhập cá nhân.

KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ I. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ 1. Thuế a. Thuế là gì? - Thuế hay còn gọi là thu nhập ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia từ xã hội hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước (Theo cách tiếp cận từ góc độ chính trị). - Theo góc độ tiếp cận này thì thuế là số tiền phải trả cho Nhà nước của công dân, tổ chức trong xã hội để được Nhà nước cấp phép hoạt động như giao dịch, sở hữu tài sản, thu nhập, thừa kế,… Số tiền này được huy động vào nguồn tài chính của chính quyền nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội. b. Tại sao phải thu thuế? - Mọi hoạt động của Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu (nuôi bộ máy nhà nước), một trong những nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế. VD: Lương cho các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Các công trình công cộng: Bệnh viện, đường xá cầu cống, - Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương. VD: Đánh thuế xuất - nhập khẩu vào một số mặt hàng nhằm kích thích sản xuất trong nước, giúp cho sản xuất trong nước có thị trường, - Chính quyền cung cấp các hàng hóa công cộng cho công dân nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền. - Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của 1 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng – dịch vụ công). VD: Nước ta hiện nay có thuế thu nhập cá nhân. - Chính quyền có thể hạn chế một số hoạt động của công dân, nên đánh thuế vào hoạt động đó. VD: Để hạn chế vi phạm luật giao thông, hạn chế hút thuốc hay uống rượu, Nhà nước đánh thuế vào các mặt hàng đó. - Thuế cần thiết cho các khoản chi tiêu và phúc lợi xã hội để phát triển kinh tế. Tóm lại, thuế rất quan trọng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, bảo đảm sự ổn định và điều tiết quá trình phát triển của xã hội nên cần thiết phải thu thuế vì “thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước”. 2. Kê khai thuế điện tử Mặc dù thuế rất quan trọng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và sự phát triển của xã hội, nhưng nếu hoạt động thu thuế không triệt để cũng như không hiệu quả thì không những không đem lại lợi ích cho Nhà nước và công dân mà còn gây ra những tác động xấu tới sự phát triển của xã hội. Nhà nước ta đã có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành thuế là một giải pháp đầu tiên được Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính đưa ra, trong đó có thủ tục kê khai thuế điện tử hay qua mạng (Internet). a. Kê khai thuế điện tử là gì? Trước đây các cá nhân, doanh nghiệp khi kê khai thuế và nộp thuế thì đều phải đến các cơ quan thuế để làm thủ tục và xác thực. Tuy nhiên khi áp dụng CNTT vào thì các cá nhân, doanh nghiệp (người nộp thuế) chỉ cần vào trang web của cơ quan thuế với những thông tin cần thiết mà cơ quan thuế cấp cho thì người nộp thuế có thể kê khai một cách rễ ràng. Hoạt động như vậy gọi là kê khai thuế qua mạng hay còn gọi là kê khai thuế điện tử. Vậy, kê khai thuế điện tử là việc ứng dụng các phương tiện tin học – điện tử (máy tính, truyền thông, ) để tiến hành hoạt động kê khai thuế. 2 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ b. Tính ưu việt của kê khai thuế điện tử so với kê khai thuế truyền thống. - Người nộp thuế tiết kiệm được quỹ thời gian, giảm kinh phí về thủ tục giấy tờ trong việc kê khai thuế; - Đảm bảo việc thông tin và số liệu khai thuế của người nộp thuế được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác; - Người nộp thuế không còn phiền hà vì phải chờ đợi lâu do tình trạng quá tải tại cơ quan thuế khi đến kỳ nộp hồ sơ khai thuế như trước đây nữa; - Lợi ích nổi bật của việc kê khai thuế qua mạng là đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao; - Doanh nghiệp có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và ở bất cứ nơi đâu có kết nối mạng Internet. -Trường hợp người đại diện doanh nghiệp không có mặt ở trụ sở vẫn có thể tự ký chữ ký số (*) và khai thuế qua Internet, hoặc có thể ủy quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai; - Về phía cơ quan thuế đã giảm được sự quá tải, áp lực công việc so với việc nhận tờ khai trực tiếp; - Đội ngũ nhân sự tiếp nhận hồ sơ giảm nhiều, việc nhập số liệu đưa vào hệ thống máy tính thuận lợi vì đã có file dữ liệu tiêu chuẩn. Đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ cũng như tìm kiếm thông tin. Những đặc tính ưu việt trên của kê khai thuế điện tử chính là lý do mà Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính lựa chọn phương án cải cách kê khai thuế truyền thống thành kê khai thuế điện tử. (*) chữ ký số hay chữ ký điện tử là là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử. 3 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ c. Thủ tục tiến hành kê khai thuế điện tử Kê khai thuế điện tử được tiến hành trên môi trường mạng internet do đó thủ tục kê khai thuế trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn trước rất nhiều. Thông thường trong kê khai thuế điện tử, người khai thuế lựa chọn một trong hai cách sau đây: 1. Khai thuế điện tử trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế: người nộp thuế truy cập tài khoản giao dịch thuế điện tử; thực hiện khai thuế trực tuyến tại cổng thông tin của cơ quan thuế và gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế. 2. Khai thuế điện tử bằng các phần mềm, công cụ hỗ trợ khai thuế: người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế điện tử bằng phần mềm, công cụ hỗ trợ đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế; sau đó người nộp thuế truy cập vào tài khoản giao dịch thuế điện tử để thực hiện gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế. Sau khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế, cơ quan thuế gửi Thông báo xác nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử cho người nộp thuế. II. KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, thủ tục kê khai thuế điện tử mới được đưa vào áp dụng mang tính chất thí điểm ở một số địa phương, bước đầu đặt được một số thành tựu như đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí, giảm bớt phiền hà đối với người khai thuế và tình trạng trốn thuế cũng được hạn chế đáng kể. 1. Triển khai thực hiện kê khai thuế điện tử Nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục thuế nói riêng, năm 2009 Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm dịch vụ khai thuế qua mạng tại 4 địa bàn : Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đến nay, Tổng cục Thuế đã mở rộng triển khai hệ thống khai thuế qua mạng tại địa bàn 19 tỉnh/thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ an, Hà Tĩnh, 4 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ Ninh Bình, Quảng Ninh, Cần Thơ, Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lào Cai. Tổng số doanh nghiệp đăng ký khai thuế qua mạng là 8.406 doanh nghiệp, trong đó có 7272 Doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế qua mạng với gần 90.000 hồ sơ khai thuế điện tử đã được gửi cho cơ quan thuế thay thế hồ sơ giấy. Đặc biệt trên địa bàn TP Hà nội đã có 4728 DN chiếm đến trên 65% tổng số DN trên cả nước đã thực hiện khai thuế điện tử. Những con số này thể hiện một cái nhìn trong tương lai và việc triển khai thực hiện dịch vụ khai thuế điện tử trên phạm vi cả nước chỉ là vấn đề sớm muộn. 2. Chính sách phát triển dịch vụ khai thuế điện tử Trong năm 2010 Tổng cục thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2010/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế làm cơ sở pháp lý để người nộp thuế đăng ký, khai, nộp thuế điện tử. Thông tư còn quy định các điều kiện đăng ký, hoạt động của các tổ chức Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (T-VAN) phục vụ xã hội hoá dịch vụ khai thuế điện tử. Ngoài ra, Thông tư quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế nên người nộp thuế tỏ ra yên tâm khi thực hiện giao dịch thuế qua mạng. Cung cấp dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực thuế là một phần trong chương trình xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử và được ngành Thuế xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới đây. Dịch vụ công trong lĩnh vực Thuế là việc ứng dụng CNTT trong toàn bộ các dịch vụ hỗn trợ người nộp thuế thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, đồng thời điện tử hóa các giao dịch xử lý thông tin giữa cơ quan Thuế với các cơ quan liên quan như: Kho Bạc, Ngân hàng, Hải quan, Đăng ký kinh doanh, Theo kế hoạch dự kiến ứng dụng CNTT của Chính phủ từ nay đến năm 2015 sẽ cung cấp trực tuyến ở mức độ cao các dịch vụ liên quan đến thuế bao gồm kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, 80% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng, 70% các khoản nộp thuế được thực hiện dưới hình thức điện tử. 3. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng 5 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ Cuối năm 2010 Tổng cục thuế đã nâng cấp hoàn thiện hệ thống cổng thông tin khai thuế điện tử, có độ ổn định, tốc độ và hiệu năng cao; khắc phục các lỗi hệ thống, phần mềm; bổ sung hình thức kê khai điện tử trực tuyến với các tờ khai không có trong phần mềm hệ thống kê khai (HTKK), bổ sung thêm các chức năng thuận lợi cho người nộp thuế, như: ký điện tử theo lô tờ khai, trình ký trên cổng thông tin điện tử, tra cứu các thông báo xác nhận của cơ quan thuế; Nâng cấp đường truyền Internet lên 5 lần so với đầu năm 2010, bổ sung thêm các máy chủ có cấu hình mạnh. Ngoài ra, Tổng cục thuế cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn và thực hiện kết nối kỹ thuật việc tiếp nhận tờ khai điện tử theo mô hình T-VAN giữa cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế với 3 doanh nghiệp (Cty Viettel, Cty TS24, Cty MacroNT) làm cơ sở để công nhận tổ chức T-VAN cho các doanh nghiệp này trong đầu năm 2011 góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Tổng cục thuế đã phối hợp với Phòng thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), các DN cung cấp chứng thư số, tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp về mục đích, ý nghĩa và cách sử dụng chữ kí số trong giao dịch điện tử, đặc biệt trong giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Đến cuối tháng 11/2010 đã có 5 đơn vị được cấp phép và chính thức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số gồm: + Công ty điện toán truyền thông số liệu - VDC + Công ty TNHH An ninh mạng BKAV + Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) + Công ty Cổ phần Công nghệ thẻ Nacencom + Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT. Việc có thêm nhiều doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã giúp cho công tác tuyên tuyền, chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số này được cải thiện rõ rệt. Trong tháng 11 và tháng 12/2010 các DN cung cấp chứng thư số đã chủ động in tờ rơi, tổ chức tập huấn, gọi điện cho các DN để tuyên truyền về chứng thư số và chữ ký số. Chắc chắn trong thời gian tới các dịch vụ về chữ ký số sẽ ngày càng hoàn thiện và các doanh nghiệp sẽ không 6 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ còn lạ lẫm với các thông tin cũng như sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử. 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Dịch vụ khai thuế điện tử là một công nghệ mới, do đó đòi hỏi đối với những nhà quản lý hệ thống thông tin trong lĩnh vực thuế phải có kỹ năng nhất định về tin học để làm chủ công nghệ và hệ thống thông tin, khắc phục kịp thời những sự cố có thể xẩy ra. Qua thời gian triển khai hơn 1 năm qua, cơ quan thuế cũng thấy để thực hiện tốt việc khai thuế qua mạng ngoài điều kiện kỹ thuật (máy tính và kết nối internet) thì DN cần phải đào tạo, cập nhật kiến thức CNTT cơ bản cho cán bộ kế toán thuế của DN và cử cán bộ này tham gia các lớp tập huấn sử dụng của cơ quan thuế. Việc đưa những kiến thức cơ bản về CNTT vào các trường học ngay từ cấp cơ sở là một việc làm rất có ý nghĩa, những kỹ năng cơ bản về CNTT chính là cơ sở vận dụng CNTT đối với các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Thuế là một nguồn lực quan trọng của Nhà nước, do đó phải đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế, muốn vậy cần đào tạo ra một đội ngũ nhân sự chất lượng cao trong quản lý thuế, cần liên kết hợp tác với các nước phát triển để tiếp thu những cách thức quản lý tiến bộ, phù hợp. 5. Định hướng phát triển * Trong năm 2011 - Về pháp lý: Tổ chức triển khai thông tư số 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Ghi nhận các nội dung chưa hợp lý để trình Bộ Tài chính điều chỉnh kịp thời. - Về tuyên truyền: Phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước liên quan, VCCI, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực số, các đài báo tổ chức tuyên truyển rộng rãi về ý nghĩa, nội dung dịch vụ kê khai thuế qua mạng, dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho các doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế. 7 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ - Về dịch vụ T-VAN: Tổ chức cấp phép cho một số DN đủ điều kiện cung cấp dịch vụ T-VAN, các DN T-VAN phối hợp thực hiện cung ứng dịch vụ. - Triển khai dịch vụ khai thuế trực tiếp với cổng điên tử của cơ quan thuế: + Tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ khai thuế điện tử cho các DN trên địa bàn 19 tỉnh + Mở rộng cung cấp dịch vụ thêm cho 20 tỉnh/thành phố trong cả nước + Tổng số doanh nghiệp khai thuế qua mạng đạt 30.000 doanh nghiệp. - Phối hợp với một số ngân hàng để triển khai thí điểm dịch vụ nộp thuế điện tử trên địa bàn TP Hà nội và TP Hồ chí Minh. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống, nâng cấp hạ tầng mạng, đường truyền thiết bị cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh, ổn định. * Mục tiêu đến năm 2015 - Triển khai dịch vụ khai thuế điện tử cho tất cả tỉnh/thành phố trong cả nước - Tổng số doanh nghiệp khai thuế qua mạng đạt trên 300.000 doanh nghiệp. - Cung cấp thêm các dịch vụ điện tử khác: Tra cứu thông tin về nghĩa vụ kê khai, nộp thuế; dịch vụ hỏi đáp điện tử; dịch vụ nộp thuế điện tử; dịch vụ cung cấp thông tin hỗ trợ phục vụ quyết toán thuế (TNCN); Dịch vụ điện thoại hỗ trợ tập trung. 8 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ III. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ 1. Thành tựu Mặc dù dịch vụ kê khai thuế điện tử ở nước ta mới được triển khai chưa được bao lâu (từ năm 2009) nhưng cũng đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận: • Cổng thông tin điện tử của ngành thuế không ngừng được nâng cấp và hiện đại hoá; • Cuối năm 2010, toàn ngành thuế đã triển khai chương trình kê khai thuế qua mạng với sự tham gia của 7727 doanh nghiệp trên cả nước. Từ 4 tỉnh, thành phố lên 19 tỉnh; • Vấn đề an toàn, bảo mật cũng đã được đảm bảo; • Qua thời gian thực hiện các doanh nghiệp đã giảm đáng kể thời gian và công sức cho các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế điện tử; • Đơn giản trong kê khai thuế cũng góp phần làm tăng việc đóng thuế của các doanh nghiệp giảm tình trạng trốn thuế; • Đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 4728 doanh ngiệp chiếm trên 65% tổng số doanh ngiệp trên cả nước đã thực hiện kê khai thuế điện tử. 2. Hạn chế Do mới đưa vào áp dụng kê khai thuế điện tử nên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế, điều này được quy định bởi trình độ phát triển của hạ tầng vật chất – kỹ thuật, công nghệ; đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ; hệ thống thể chế; Những hạn chế còn tồn tại được ghi nhận dưới đây: • Kê khai thuế điện tử mới chỉ được thực hiện ở một số ít địa phương, số doanh nghiệp kê khai thuế còn ít so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước; • Hạ tầng cở sở còn thiếu đồng bộ; 9 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ • Chính sách, pháp luật quy định về kê khai thuế điện tử còn nhiều thiếu sót; • Trình độ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu của công việc mới; • Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng công nghệ thông tin và trong kê khai thuế mà vẫn thực hiện theo những cách truyền thống trước đây; • Việc tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của kê khai thuế điện tử còn chưa được quan tâm đúng mức. 3. Giải pháp hoàn thiện Những giải pháp hoàn thiện phải được bám sát vào những hạn chế đang tồn tại, đồng thời đưa ra một định hướng phát triển trong tương lai. Có thể đưa ra một số giải pháp sau đây: • Tiếp tục hoàn thiện về cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tốt nhất với yêu cầu của ngành. (nhất là chế độ bảo mật); • Nâng cao chất lượng và mở rộng ra tất cả các khu vực cũng như phục vụ việc kê khai thuế đến toàn bộ các doanh nghiệp; • Hệ thống pháp luật về ngành kê khai thuế điện tử không ngừng được hoàn thiện; • Tăng cường chất lương của đội ngũ cán bộ trong kê khai thuế điện tử. 10 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ . thuế cấp cho thì người nộp thuế có thể kê khai một cách rễ ràng. Hoạt động như vậy gọi là kê khai thuế qua mạng hay còn gọi là kê khai thuế điện tử. Vậy, kê khai thuế điện tử là việc ứng dụng các. tử (máy tính, truyền thông, ) để tiến hành hoạt động kê khai thuế. 2 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ b. Tính ưu việt của kê khai thuế điện tử so với kê khai thuế truyền thống. - Người nộp thuế tiết kiệm được. giao dịch điện tử. 3 KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ c. Thủ tục tiến hành kê khai thuế điện tử Kê khai thuế điện tử được tiến hành trên môi trường mạng internet do đó thủ tục kê khai thuế trở nên đơn giản

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan