Họ và tên : ………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Học sinh lớp :……………………………………………………… Trừơng Tiểu học Lê Minh Xuân 3 KTĐK-CUỐI HK II - Năm học : 2008 – 2009 Môn : Tiếng Việt 2 (Đọc) Ngày kiểm tra : Thời gian : Điểm Nhận xét của giáo viên A. ĐỌC TIẾNG : (………………………/6điểm) Bài đọc : Cây đa quê hương * Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mưới đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ*. ** Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. ** Theo Nguyễn Khắc Viện a. Giáo viên cho học sinh đọc 1 trong 2 đoạn văn ( đã đặt kí hiệu ở trên ). Đoạn : * ; Đoạn 2: ** b. Hướng dẫn đánh giá điểm đọc Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm 1/ Đọc rõ ràng , rành mạch , lưu loát ………………/ 2đ 2/ Đọc diễn cảm ………………/ 1đ 3/ Cường độ , tốc độ ………………/ 1đ 4/ Tư thế khi đọc bài, tự nhiên , đúng qui đònh ………………/ 1đ 5/ Giáo viên nêu 1 câu hỏi về nội dung trong bài học sinh trả lời ………………/ 1đ Cộng : ………………………/ 6 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 1/Đọc sai một tiếng trừ 0,5 điểm, ngập ngừng trừ 0,5 điểm. 2/ Mỗi lỗi ngắt hơi hoặc nghỉ sai trừ 0, 5 điểm. 3/ Đọc vượt 1 phút 20 giây ( quá 30 giây) trừ 0, 5 điểm. Đọc nhỏ, lí nhí trừ 0, 5 điểm. 4/ Tư thế đọc không tự nhiên , thoải mái trừ 0,25 điểm; cầm sách không đúng qui cách, không đúng tầm trừ 0,25 điểm. B. ĐỌC THẦM : (……………………./4điểm) Học sinh đọc thầm bài đọc : “Cây đa quê hương ”, rồi đánh dấu X vào ô vuông cho ý trả lời đúng nhất ở các câu 1, 2, 3 Câu 1 : Những từ ngữ trong bài cho biết cây đa đã sống rất lâu : a. Cổ kính b. Nghìn năm c. Tác giả đã chơi dưới gốc đa lúc còn nhỏ. d. Cả a, b đúng Câu 2 : Tác giả cùng lũ bạn thường ngồi hóng mát dưới gốc đa vào buổi : a. Buổi sáng b. Buổi trưa c. Buổi chiều Câu 3 : Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương ? Trả lời : ………………………………………………… ………………… ………………………………………………… Câu 4 : Tìm từ trái nghóa với từ “yên lặng” ………………… ………………………………………………… Câu 5 : Bộ phận in đậm trong câu : “ Chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát” trả lời cho câu hỏi ? a. Là gì ? b. Làm gì ? c. Như thế nào ? Câu 6 : Tìm gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu ? ” trong câu sau : Giữa cánh đồng, đàn trâu ra về. Câu 7 : Đặt câu hỏi có cụm từ “Ở đâu” cho câu trên bài tập 6. ………………… ………………………………………………… ………………… ………………………………………………… Họ và tên : ………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Học sinh lớp :……………………………………………………… Trừơng Tiểu học Lê Minh Xuân 3 KTĐK-CUỐI HK II - Năm học : 2008 – 2009 Môn :Tiếng Việt 2 (Viết) Ngày kiểm tra : Thời gian : Điểm Nhận xét của giáo viên A. VIẾT CHÍNH TẢ : (……………………… /5đ) Bài viết : “Cây và hoa bên lăng Bác”, học sinh viết đầu bài và đoạn : “Sau lăng, ……… …………toả hương ngào ngạt” Đánh giá, cho điểm : - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả : 5điểm . - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng qui đònh ) trừ 0.5 điểm. Lưu ý : Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao – khỏangg cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,… trừ từ 0.25 điểm đến 0.5 điểm ( tính chung cho tòan bài viết ). B. TẬP LÀM VĂN : (…………………./5điểm) Dựa vào những câu gợi ý sau, em viết một đoạn văn ngắn ( từ 4 đến 5 câu) nói về em bé của em (hoặc em bé của nhà hàng xóm). Gợi ý : a. Em bé tên gì ? mấy tuổi ? b. Hình dáng ( đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,…) của bé như thế nào ? c. Tính tình (lời nói, thói quen , điệu bộ,… ) của bé có gì đáng yêu ?