1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam- chi nhánh thành phố Đà Nẵng

26 252 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 306,05 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ TUYẾT VÂN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 2: PGS.TS. Hà Thanh Việt Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những chủ trương lớn của Chính phủ được thể hiện ở Nghị quyết số 02/NQ – CP ngày 07/01/2013 về đó chính là hỗ trợ người dân có điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở, ổn định cuộc sống, từ đó góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tạo tác động lan tỏa kích thích các ngành khác cùng phát triển. Để hiện thực hóa chủ trương này, Thông tư số 11/2013/TT- NHNN, Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/05/2013 và các văn bản sửa đổi khác đã ra đời. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng nói riêng, với tư cách là một trong năm ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước giao trọng trách thực hiện cho vay đối với các đối tượng thuộc Nghị quyết 02/NQ – CP nêu trên, đã thực hiện nhiều biện pháp để mở rộng tuyên truyền, quảng bá, tiếp cận cho vay các khách hàng thuộc đúng đối tượng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ văn bản vào thực tế đã phát sinh không ít vấn đề bất cập, vướng mắc làm cho tiến độ giải ngân nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước còn chậm, chưa đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội như mong đợi. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế cho vay hỗ trợ nhà ở, những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện tại Agribank Đà Nẵng để từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, kiến nghị nhằm phát triển gói sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank Chi nhánh thành phố Đà Nẵng đảm bảo thực hiện đúng, hiệu quả chủ trương mà Thủ tướng Chính phủ đề ra là vô cùng cấp thiết. Đó cũng chính là lý do đề tài “ Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thành phố Đà Nẵng” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng thương mại. Phân tích về thực trạng cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank CN Thành phố Đà Nẵng qua đó đánh giá kết quả, hạn chế cần khắc phục. Đề xuất các giải pháp về cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng. 3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu - Về lý luận, cho vay hỗ trợ nhà ở của NHTM là gì? Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở bao hàm các nội dung gì, các chỉ tiêu phản ánh kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở là gì? - Tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Có kết quả đạt được ? Hạn chế và nguyên nhân nào? - Những giải pháp gì có thể giúp Ngân hàng khắc phục những hạn chế trong hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở? 4. Đối tượng nghiên cứu Tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ khi thực hiện (01/06/2013 đến 30/09/2014). 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin và phương pháp phân tích. + Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trình làm việc trực tiếp tại chi nhánh, phỏng vấn CBNV của ngân hàng, khách hàng. 3 + Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra nhận định về tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, luận văn đã góp phần hệ thống những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở. Đề tài nghiên cứu phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank Đà Nẵng, những kết quả đạt được cùng những hạn chế, tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank Đà Nẵng. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn này được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về cho vay hỗ trợ nhà ở của NHTM Chương 2: Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTVN – Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp về cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTVN – Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Cho vay hỗ trợ nhà ở thực chất là một dạng của cho vay tiêu dùng nhưng được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ về lãi suất thông qua nguồn tái cấp vốn để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội. Chính vì vậy, để thực hiện luận văn này, tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu về cho vay tiêu dùng kết hợp với các bài báo có uy tín liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết 02/NQ – CP của Chính phủ. Cụ thể: v Luận văn đã tham khảo cơ sở lý luận cũng như ứng dụng 4 thực tế về cho vay tiêu dùng của các công trình nghiên cứu sau đây: - Luận văn “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng”, tác giả Lê Doãn Thịnh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà nẵng, năm 2012. + Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CVTD và mở rộng CVTD của NHTM. Đặc biệt, tác giả đã đi sâu vào phân tích kinh nghiệm CVTD tại một số NHTM trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở lý luận, tác giả đã nghiên cứu thực trạng mở rộng CVTD tại Agribank Quận Sơn Trà Thành phố Đà Nẵng, đưa ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu. + Tuy nhiên, bài viết chưa căn cứ trên cơ sở lý luận bài học kinh nghiệm Việt Nam và thực tế đã phân tích để đưa ra những kiến nghị có tính khả thi. - Luận văn “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cẩm Lệ Thành phố Đà Nẵng”, tác giả Lê Nguyên Thảo, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà nẵng, năm 2012. + Trong phần lý luận chung, tác giả đã khái quát được quan niệm đẩy mạnh CVTD, các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng. Luận văn cũng đã phân tích thực trạng đẩy mạnh CVTD tại Agribank Quận Cẩm Lệ, Đà nẵng từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế để đề xuất một số giải pháp. +Tuy nhiên, một số giải pháp của bài viết còn bao hàm lẫn nhau. - Luận văn “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Khánh 5 Hòa”, tác giả Trần Mạnh Hùng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà nẵng, năm 2012. + Luận văn đã hệ thống hóa về phát triển cho vay tiêu dùng, đưa ra nội dung phát triển CVTD. Trên cơ sở lý luận, tác giá đã đi vào phân tích thực trạng phát triển hoạt động CVTD, đánh giá kết quả đạt được và hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị. + Tuy nhiên, các giải pháp của đề tài còn mang tính chung chung, chưa cụ thể hóa vào thực tế triển khai tại ngân hàng thực hiện nghiên cứu. - Luận văn “Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông thành phố Đà Nẵng”, tác giả Đỗ Thị Thùy Trang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà nẵng, năm 2011. + Luận văn đã khái quát hóa quan niệm, chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng của phát triển hoạt động CVTD của NHTM. Tác giả đã đi vào phân tích hoạt động CVTD tại Agribank Đà Nẵng theo đối tượng vay vốn, khai thác khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng phát triển CVTD, đánh giá những thành tựu, hạn chế và đề xuất các giải pháp. + Hạn chế của bài viết là tác giả chưa đưa ra được các giải pháp quảng bá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Đà Nẵng. v Ngoài ra, do đặc thù của hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở đã được phân tích ở trên, tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu các bài báo liên quan. Theo thời báo ngân hàng viết qua khảo sát tình hình triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở mà Hiệp hội ngân hàng mới thực hiện tháng 09 năm 2013 thì có ba rào cản lớn khiến làm chậm tiến độ cho vay hỗ trợ nhà ở. Đó là: 6 Một là, thiếu nguồn cung về nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chuyển đổi công năng có diện tích dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 theo quy định. Hai là, chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ tiêu chí để xác định thành viên hộ gia đình, diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình tại địa phương nên tại một số địa phương, Ủy ban nhân dân phường, xã từ chối không xác nhận hoặc xác nhận không đúng mẫu quy định dẫn đến khách hàng không thể hoàn tất các thủ tục theo quy định. Ba là, quy định pháp lý về vấn đề thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai còn nhiều vướng mắc, ngân hàng khó khăn trong xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai. Theo báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam viết thì Hội thảo về nhà ở xã hội tại Việt Nam và bài học từ kinh nghiệm quốc tế do Bộ xây dựng phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức tại Hà Nội ngày 12/03/2014 cũng đã nhìn nhận tính thanh khoản của các dự án nhà ở xã hội chưa cao do việc xác định điều kiện mua nhà ở xã hội còn mất nhiều thời gian, nhiều đối tượng thu nhập thấp chưa đủ tài chính để tiếp cận nhà ở xã hội cũng như chứng minh được nguồn thu nhập để có thể vay vốn ngân hàng. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín 7 dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của cho vay Bên cạnh việc mang những đặc trưng chung của tín dụng ngân hàng, hoạt động cho vay còn mang những nét đặc trưng riêng: Thứ nhất là, hình thái tín dụng là tiền tệ. Thứ hai là, hoạt động cho vay có độ rủi ro cao. Thứ ba là, đối tượng cho vay phong phú. Thứ tư là, kỹ thuật thực hiện cho vay đa dạng. 1.1.3 Phân loại cho vay a. Căn cứ theo thời hạn cho vay b. Căn cứ theo mục đích sử dụng khoản vay c. Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở CỦA NHTM Cho vay hỗ trợ nhà ở thực chất là một dạng của cho vay tiêu dùng nhưng được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ về lãi suất thông qua nguồn tái cấp vốn để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của Chính phủ. Đó chính là sự kết hợp của cho vay tiêu dùng của NHTM và cho vay theo chính sách ưu đãi. Vì vậy, trong nội dung của phần này, tác giả sẽ tập trung phân tích khái quát cho vay tiêu dùng của NHTM từ đó đi đến nghiên cứu nội dung hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở. 1.2.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng của NHTM a. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. b. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng - Quy mô mỗi khoản cho vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn. - Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn. 8 - Cho vay tiêu dùng có khả năng sinh lời cao nhất. - Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao. c. Phân loại cho vay tiêu dùng - Căn cứ vào mục đích vay vốn của khách hàng. - Căn cứ vào cách thức hoàn trả. - Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ. 1.2.2 Nội dung đặc trưng của hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở a. Mục tiêu Mục tiêu chung của hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở: kích thích tăng trưởng nguồn cung, cầu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, hỗ trợ người dân gặp khó khăn về nhà ở có điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở phù hợp hoặc xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở (đối với trường hợp đã có đất ở phù hợp với quy hoạch) được ổn định cuộc sống, từ đó giúp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, giảm lượng tồn kho, điều chỉnh cơ cấu của thị trường bất động sản phù hợp với nhu cầu thực của xã hội đồng thời tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa với các ngành kinh tế khác (như sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép…). Bên cạnh đó, ngoài các mục tiêu chung, đối với hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở do đặc thù của hoạt động này chỉ mới được triển khai thực hiện từ ngày 01/06/2013 và áp dụng cho một số đối tượng khách hàng cụ thể theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của Chính phủ nên ngân hàng thương mại cho vay thường thực hiện kết hợp đồng bộ các mục tiêu về tăng trưởng quy mô, mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ, kiểm soát rủi ro và tăng trưởng thu nhập. b. Tổ chức hoạt động cho vay - Tổ chức bộ máy: Thực hiện phân công trách nhiệm công việc cụ thể của từng bộ [...]... động cho vay hỗ trợ mua, thuê nhà ở thương mại còn ít được Chi nhánh chú trọng (chỉ mới cho vay được 01 khách hàng) Tiêu chí phản ánh bình quân dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở/ khách hàng: Dư nợ bình quân cho vay hỗ trợ nhà ở của Agribank Đà Nẵng có xu hướng giảm qua các quý *Thị phần cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng Agribank chi nhánh Thành phố Đà Nẵng đang chi m giữ thị phần hàng đầu trong cho vay hỗ... khăn cho thị trường bất động sản, tạo tác động lan tỏa kích thích các ngành khác cùng phát triển, hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở đã chính thức được triển khai từ ngày 01/06/2013 đến nay Trên cơ sở lý luận và phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank Chi nhánh thành phố Đà nẵng, đề tài Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam -Chi. .. vụ cho vay hỗ trợ nhà ở đến khách hàng - Thực hiện cho vay theo đúng quy trình đặc biệt chú trọng rà soát khách hàng đảm bảo cho vay đúng đối tượng theo quy định - Theo dõi, hạch toán và quản lý riêng việc cho vay hỗ trợ nhà ở d Quy trình, thủ tục tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở a Các tiêu chí phản ánh quy mô - Tiêu chí phản ánh dư nợ cho vay. .. dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở + Tốc độ tăng (giảm) dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở + Tỷ trọng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở - Tiêu chí phản ánh số lượng khách hàng vay hỗ trợ nhà ở: + Mức tăng (giảm) số lượng khách hàng vay hỗ trợ nhà ở + Tốc độ tăng (giảm) số lượng khách hàng vay hỗ trợ nhà ở - Tiêu chí phản ánh bình quân dư nợ vay hỗ trợ nhà ở trên một khách hàng vay: b Tiêu chí phản ánh thị phần cho vay hỗ... hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở đặc biệt là thông qua mạng internet - Một số dự án mua nhà ở mà Chi nhánh đã có cam kết cho vay với khách hàng chưa thực hiện đúng cam kết về tiến độ, chậm thời gian bàn giao nhà ở nên Agribank Đà Nẵng chưa thực hiện giải ngân c Kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở khách hàng cá nhân tại Agribank CN TP Đà Nẵng * Thực trạng về quy mô cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho vay hỗ trợ... chí phản ánh thu nhập cho vay hỗ trợ nhà ở - Mức tăng (giảm) thu nhập cho vay hỗ trợ nhà ở - Tốc độ tăng trưởng thu nhập cho vay hỗ trợ nhà ở 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở a Các nhân tố bên trong - Quy mô nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở dự kiến của NHTM - Mạng lưới hoạt động của ngân hàng - Chính sách tín dụng của NHTM - Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng - Các nhân... trạng cho vay hỗ trợ nhà ở tại Agribank CN Thành phố Đà Nẵng Như đã đề cập ở phần phạm vi nghiên cứu, luận văn này sẽ chỉ tập trung phân tích cho vay hỗ trợ nhà ở khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Agribank CN TP Đà Nẵng a Tổ chức hoạt động cho vay Tổ chức bộ máy: Agribank Đà Nẵng đã phân công trách nhiệm công việc cụ thể cho từng phòng ban và các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Quy định về cho vay. .. Agribank nơi cho vay sẽ xem xét việc áp dụng hình thức bảo đảm phù hợp cho từng khách hàng ü Quy trình xét duyệt cho vay: ð Nhận xét: v Kết quả đạt được: - Agribank Đà nẵng đã tổ chức bộ máy phục vụ hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở một cách chặt chẽ, phân định rõ ràng trách nhiệm cụ thể cho từng phòng ban, chi nhánh trực thuộc, phòng giao dịch - Hệ thống các văn bản, quy định của Agribank đã hướng dẫn chi tiết,... qua các quý Không chỉ vậy, Chi nhánh còn chi m giữ thị phần hàng đầu về cho vay hỗ trợ nhà ở tại địa bàn Thành phố Đà nẵng - Chất lượng dịch vụ hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở của Chi nhánh được khách hàng đánh giá tốt về thời gian giải quyết hồ sơ cho vay, thái độ, phục vụ của giao dịch viên, cán bộ tín dụng - Agribank Đà Nẵng đã thực hiện tốt việc kiểm soát rủi ro trong cho vay hỗ trợ nhà ở v Hạn chế... sinh xã hội của Chính phủ - Chi nhánh đã tổ chức hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở một cách chặt chẽ, chi tiết, bám sát thực tế triển khai và phân định rõ ràng trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận tham gia - Chi nhánh cũng đã chủ động triển khai thực hiện hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền, ký kết thỏa thuận hợp tác… 18 - Hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở của Agribank . 2: Phân tích tình hình cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTVN – Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp về cho vay hỗ trợ nhà ở tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTVN. dung hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở. 1.2.1 Khái quát về cho vay tiêu dùng của NHTM a. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của. hiện cho vay đa dạng. 1.1.3 Phân loại cho vay a. Căn cứ theo thời hạn cho vay b. Căn cứ theo mục đích sử dụng khoản vay c. Căn cứ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Ngày đăng: 24/06/2015, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN