1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng nông thôn miền Trung hiện nay.

9 865 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 54,5 KB

Nội dung

Trải qua một quá trình hình thành về mặt địa lý, xã hội, qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử

1. Giới thiệu Trải qua một quá trình hình thành về mặt địa lý, xã hội, qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, dưới sự ảnh hưởng khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên đã hình thành nên con người miền Trung với nhân cách, lối sống, cách cư xử, tình cảm, ý chí rất riêng. Khí hậu nóng, khô, là nơi thường xuyên bỏng rát dưới cái nắng gay gắt và gió lào khô khốc, lại phải gánh thêm những cơn giận dữ của thời tiết khi hàng năm các cơn bão đi vào nước ta đều đi vào miền Trung. Với điều kiện khắc nghiệt như thế con người ở đây phải cần cù, cần mẫn, kiên nhẫn để chế ngự, chịu đựng, thích nghi với thiên nhiên làm giàu cho mình. Người miền Trung sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, của cải làm ra rất khó khăn do đó họ rất quý trọng người lao động, sức lao động. Tư tưởng chính của người miền Trung trong cuộc sống là “tích tiểu thành đại”, “ăn chắc mặc bền”. Họ quen sống đạm bạc, đề cao tiết kiệm. Trong sản xuất họ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Người miền Trung có lối sống đề cao tính cộng đồng, đời sống tuân theo một nguyên tắc truyền thống, theo một chuẩn mực chung. Ý thức sống hòa thuận, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ người khác được coi là chuẩn mực, lương tâm, bổn phận của họ. Hòa chung với sự phát triển của đất nước, nông nghiệp miền Trung cũng có sự phát triển đáng kể. Phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn được tăng cường, công nghiệp chế biến nông lâm sản tăng. Hệ thống đê và các công trình phòng chống thiên tai được tăng cường. Đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân năm. Kinh tế trang trại phát triển nhanh ở tất cả các vùng đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội và môi trường. 1 2. Thực trạng nông thôn miền Trung hiện nay. Các tỉnh duyên hải miền Trung chiếm 13,3% diện tích tự nhiên và 10,5% dân số cả nước nhưng chỉ đóng góp được 6,8% tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Mức thu nhập bình quân người chỉ đạt 136 USD/ người năm nghĩa là chỉ bằng 63,5% mức thu nhập bình quân cả nước (214 USD). Mặc dù có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế, nhưng đây vẫn là vùng bị coi là chậm phát triển kinh tế so với hầu hết các vùng khác trên đất nước Việt Nam. Tiềm năng phát triển trồng trọt ở vùng Duyên hải miền Trung thấp so với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản biển và ven biển vì vùng này hạn chế về đất nông nghiệp thích hợp và thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô. Hiện nay, để phát triển cho miền Trung, chính quyền địa phương và trung ương đang tập trung vào phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ để thay thế. Vì rừng ở phía tây của vùng đang bị suy giảm thường gây ra thiên tai như xói mòn đất, bão, lũ lụt, hạn hán ., nên việc tái trồng rừng và phát triển rừng thương mại đóng vai trò quan trọng và đang được khuyến khích. Tuy nhiên, hiện nay các tiềm năng sẵn có đó vẫn chưa phát huy được lợi thế kinh tế vùng miền nói chung khi các tỉnh, thành đều có những ưu thế nhưng lại không được quy hoạch tổng thể, đang còn tồn tại sự phát triển lao động sản xuất manh mún và mang tính tự phát. Khí hậu Trung Bộ có điểm đặc biệt là mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời gian trong năm với mùa mưa và khô của vùng Bắc Bộ và Nam Bộ. Lại là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước: nắng nóng mưa nhiều, thiên tai, hạn hán thường xuyên xảy ra làm cho sản xuất nông nghiệp miền Trung phụ thuộc quá nhiều thiên nhiên, không chủ động trong sản xuất nên việc phát triển nông thôn từ nông nghiệp ở đây gặp rất 2 nhiều khó khăn. Trong khi đó nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính cho đa số người dân trong vùng, nên đói nghèo cứ đeo đuổi dai dẳng miền Trung. Trên 80% số người nghèo là nông dân và có khoảng 64% số người nghèo tập trung ở các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung. Thực tế cho thấy là, các vùng kinh tế - sinh thái có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cũng là những vùng có tỷ lệ số dân nông thôn. Đói nghèo ở Tây Nguyên có tỷ lệ gấp đôi tỷ lệ trung bình của cả nước Việt Nam và Tây Nguyên được xem là một trong những vùng nghèo nhất, chỉ sau vùng miền núi Tây Bắc. Trong khi đó, vùng ven biển miền Trung có tỷ lệ đói nghèo ngang bằng với tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người nghèo rất kém do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe, .). Với năng lực kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họ và tất nhiên người nghèo thì càng nghèo hơn. Đa số người nghèo vẫn nghèo, đặc biệt có một bộ phận người nghèo trở nên ngày càng khó khăn do họ không được quan tâm giúp đỡ vì nhiều lí do. Vì tài nguyên thiên nhiên và việc làm ở trong vùng rất hạn chế, nên đa số người nghèo không biết làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Hơn nữa, nhiều người nghèo bị tàn tật và không có khả năng làm việc. Đặc biệt là đối với người dân tộc ít người, vì họ bị bất lợi về các mặt như mù chữ, không có 3 kinh nghiệm kinh doanh và tập tục canh tác lạc hậu, họ dường như bị lãng quên trong các làng bản xa xôi hẻo lánh của họ. Đa số các làng dân tộc thiểu số vẫn ở trong tình trạng nghèo nàn như nhiều thập kỷ trước đây. người nghèo và người dân tộc là những người dễ bị tổn thương nhất trước những rủi ro của của nền kinh tế thị trường. Trong khi một vài người trong số họ đã xoay xở được để thoát khỏi đói nghèo, thì nhiều người khác rơi trở lại điểm khởi đầu, thậm chí còn nghèo hơn. Ở nhiều làng ven biển, ngư dân đã vượt qua đói nghèo nhờ chương trình đánh cá xa bờ của CPVN. Tuy nhiên chương trình đánh cá xa bờ của CPVN chỉ có thể bền vững khi số lượng tàu đánh cá xa bờ được giới hạn. Nhiều người dân lo ngại về sự tăng nhanh của số lượng tàu đánh cá xa bờ hiện nay. Nếu việc quản lý nguồn lợi thuỷ sản yếu kém thì nhiều hộ ngư dân sẽ lại rơi vào tình trạng đói nghèo. Nên ở miền Trung vấn đề nghèo đói là vấn đề khó giải quyết. Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo đã giảm mạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao. Đói nghèo trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏi ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả, thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo. Mà những vấn đề đó thường xuyên xảy ra ở nông thôn miền Trung. Quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước ta đang tác động sâu sắc đến đời sống của người dân nông thôn miền Trung. 4 Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần đồng thời cơ cấu giai cấp xã hội ở nông thôn nói chung và đối với nông dân nói riêng có biến đổi to lớn. Nông trại gắn liền với sự tập trung lớn ruộng đất để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, sử dụng máy móc đã giải phóng những người lao động không có khả năng kinh doanh nông nghiệp sang hoạt động kinh tế khác thích hợp hơn, sử dụng lao động thuê mướn sẽ giảm bớt gánh nặng dư thừa lao động ở nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới trên cơ sở chất lượng lao động. Tuy nhiên địa bàn cơ giới hoá còn hẹp, phạm vi đối tượng cơ giới hoá còn hạn chế trong một vài cây trồng, thuộc ngành trồng trọt, cơ giới hoá chăn nuôi còn yếu. Vốn đầu tư và giải pháp sử dụng lao động dư thừa do cơ giới hoá nông nghiệp tạo ra gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong quá trình phát triển còn gặp khó khăn về nhiều mặt như vốn, nguyên liệu, công nghệ, đến thị trường tiêu thụ. Vốn của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp còn ít, chủ yếu là vốn tự có, khả năng vay vốn ít vì có nhiều trở ngại. Nguyên liệu không ổn định và có chiều hướng khan hiếm dần, vì nguồn khai thác cạn kiệt dần. Việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các làng nghề là một vấn đề thời sự cần được đặt ra. Ngoài ra, vấn đề công nghệ thiết bị của các ngành nghề chậm được đổi mới ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm. Việc đổi mới thiết bị công nghệ gặp trở ngại là thiếu vốn và tổ chức sản xuất nhiều nghề chưa ổn định về đầu ra. Nhiều công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, cần được sửa chữa, tu bổ. Đường giao thông trong nông thôn còn thiếu và đặc biệt là chất lượng kém. Không ít nơi do thiếu đường giao thông mà nông sản bị ứ đọng, không vận chuyển đến nơi tiêu thụ được. Mặt khác cnh-hđh đã tạo số lượng sản phẩm lớn nhưng giá cả nông sản quá thấp so với sức lao động và tiền vốn bỏ ra tạo ra nạn ứ thừa sản phẩm nông 5 nghiệp, các khoản phụ thu ở các địa phương quá nặng nề ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Có thể nói nền nông nghiệp miền Trung đang đứng trước những thách thức lớn, nếu không kịp thời khắc phục những yếu kém và thúc đẩy mạnh mẽ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì hàng nông sản của chúng ta sẽ không có chỗ đứng ngay trong nước chứ chưa nói gì tới thị trường thế giới. 3. Vấn đề phát triển nông nghiệp miền Trung hiện nay. Với thực trạng trên thì chính phủ Việt Nam đã có những chính sách mới khắc phục cũng như thúc đẩy nông nghiệp miền Trung phát triển. Thứ nhất là nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Nguồn thu nhập chủ yếu của người nông dân cũng như các cộng đồng nông thôn miền Trung là từ sản xuất lúa. Do đó muốn nâng cao thu nhập cho người dân miền Trung thì phải tác động vào nông nghiệp nhưng hiện nay đất lúa bị mất hàng trăm ngàn hecta do làm sân golf, khu công nghiệp trong khi đó biết đồng bằng miền Trung nhỏ hẹp, manh mún nên rất khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp chuyên môn hóa. Vì vậy đã có rất nhiều chương trình, chính sách nhằm cải thiện thu nhập cho người dân miền Trung nhưng không bền vững. Thứ hai là giảm tỉ lệ nghèo. Nhà nước ta đang có rất nhiều chính sách hỗ trợ và giúp đỡ người dân thoát nghèo. Và cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo ở miền Trung là làm sao giảm nghèo bền vững. Chỉ đơn thuần là tăng thu nhập cho người dân trong một giai đoạn thì chỉ cần một đợt thiên tai là miền Trung lại tái nghèo. Mặt khác, hiện nay chính phủ có rất nhiều chính sách ưu tiên hộ nghèo nên bản thân những hộ nghèo không muốn thoát nghèo để được hưởng những ưu tiên đó. 6 4. Một số giải pháp Đa dạng hóa sinh kế là giải pháp khả thi để giúp cho người dân miền Trung ứng phó với thiên nhiên một cách chủ động nhất đồng thời giữ cho nguồn thu nhập tương đối ổn định. Nâng cao cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội đặc biệt là giao thông nông thôn làm cho việc lưu thông hàng hóa ở đây được dễ dàng hơn giúp người nông dân chủ động trong sản xuất. Trên cơ sở tìm hiểu sâu sắc phong tục, tập quán của người dân. Đâu là cái mà người dân thực sự cần thay đổi, cần xây dựng, thay đổi như thế nào, xây dựng ở đâu để họ có thể hưởng lợi Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp miền Trung phải chú ý đến những đặc điểm nông nghiệp riêng biệt của miền để cải tiến công nghệ, kỹ thuật phù hợp nhất tạo ra hiệu quả thực sự. Xóa đói giảm nghèo là việc làm cấp thiết ở miền Trung hiện nay. Tuy nhiên phải tìm hiểu nguyên nhân nghèo đói một cách triệt để từ đó đề ra biện pháp xóa đói giảm nghèo thiết thực nhất cho nông hộ. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Trọng Khải, 2008. Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp hiện nay (không xuất bản). http://www.talawas.org/talaDB/suche.php? res=14013&rb=0502 2. Jan Rudengre, CTA MSCP-TA, 2008. Chính sách phát triển nông thôn mới. Chương trình hỗ trợ quốc tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 7 kinh tế - chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn. NXB chính trị quốc gia. 4. Vũ Thị Kim Liên, 2002. Phân tích vấn đề đói nghèo ở Việt Nam và các giải pháp Xoá đói giảm nghèo. Bộ môn kinh tế phát triển, trường đại học nông lâm TPHCM. 5. Hà Văn Thịnh, 2003. Bài báo: Một vài đặc điểm văn hóa miền Trung. Web của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Thừa Thiên Huế. (www.huasta.org) http://www.husta.org/Information/? ReqId=22&ReqPid=6&ReqNumId=9 8 MỤC LỤC 1. Giới thiệu 2 2. Thực trạng nông thôn miền Trung hiện nay 3 3. Vấn đề phát triển nông nghiệp miền Trung hiện nay 7 4. Một số giải pháp .8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 9 . thiệu....................................................................................................2 2. Thực trạng nông thôn miền Trung hiện nay. ...........................................3 3. Vấn đề phát triển nông nghiệp miền Trung hiện nay. .............................7. về kinh tế, xã hội và môi trường. 1 2. Thực trạng nông thôn miền Trung hiện nay. Các tỉnh duyên hải miền Trung chiếm 13,3% diện tích tự nhiên và 10,5%

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w