1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun xác định thuốc kháng sinh thông thường

68 736 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH THUỐC KHÁNG SINH THÔNG THƯỜNG MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ HÀ NỘI, NĂM 2011 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 05 2 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp của nƣớc ta trong thời gian tới, những ngƣời tham gia vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm cần đƣợc đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trƣờng đại học Nông Lâm Bắc Giang đƣợc Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi”. Chƣơng trình đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phƣơng pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề đƣợc tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chƣơng trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bƣớc công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hƣớng tới hình thành những năng lực thực hiện của ngƣời học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết đƣợc chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc đƣợc trình bày dƣới dạng một bài học. Đây là chƣơng trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tƣợng học là những ngƣời có nhu cầu đào tạo nhƣng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này đƣợc viết theo từng mô đun, môn học của chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và đƣợc dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và ngƣời sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việc xây dựng một chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề theo phƣơng pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nƣớc ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chƣơng trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chƣơng trình đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn. 1. Nguyễn Đức Dƣơng - Chủ biên 2. Nguyễn Hữu Nam. 3. Trần Văn Tuấn 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 MỤC LỤC 3 Giới thiệu mô đun 5 Bài 1: Sử dụng Penicillin 6 Giới thiệu: 6 Mục tiêu: 6 A. Nội dung: 6 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 12 C. Ghi nhớ: 13 Bài 2: Sử dụng Streptomycin 14 Giới thiệu: 14 Mục tiêu: 14 A. Nội dung : 14 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 18 C. Ghi nhớ: 19 Bài 3: Sử dụng Tiamulin 20 Giới thiệu: 20 Mục tiêu: 20 A. Nội dung: 20 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 23 C. Ghi nhớ: 23 Bài 4: Sử dụng Kanamycin 24 Giới thiệu: 24 Mục tiêu: 24 A. Nội dung: 24 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 26 C. Ghi chú: 27 Bài 5: Sử dụng Lincocin 28 Giới thiệu: 28 Mục tiêu: 28 A. Nội dung: 28 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 30 C. Ghi chú: 31 Bài 6: Sử dụng Gentamycin 32 Giới thiệu: 32 Mục tiêu: 32 A. Nội dung: 32 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 35 C. Ghi chú: 35 Bài 7: Sử dụng Ampicillin 36 Giới thiệu: 36 Mục tiêu: 36 A. Nội dung: 36 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 38 C. Ghi chú: Nội dung trọng tâm cần chú ý 39 Bài 8: Sử dụng Tylosin 40 4 Giới thiệu: 40 Mục tiêu: 40 A. Nội dung: 40 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 43 C. Ghi chú: 44 Bài 9: Sử dụng Enrofloxacin 45 Giới thiệu: 45 Mục tiêu: 45 A. Nội dung: 45 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên. 47 C. Ghi chú: 48 Bài 10: Sử dụng Tetracyclin 49 Giới thiệu: 49 Mục tiêu: 49 A. Nội dung: 49 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 51 C. Ghi chú: 52 Bài 11: Sử dụng Oxytetracyclin 53 Giới thiệu: 53 Mục tiêu: 53 A. Nội dung: 53 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 55 C. Ghi chú: 56 Bài 12: Sử dụng Thiamphenicol 57 Giới thiệu: 57 Mục tiêu: 57 A. Nội dung: 57 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: 59 C. Ghi chú: 60 HƢỚNG DẪN GIÁNG DẠY MÔ DUN 61 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: 61 II. Mục tiêu mô đun: 61 III. Nội dung chính của mô đun: 61 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành: 62 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 63 V. Tài liệu tham khảo: 66 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 67 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 67 5 MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH THUỐC KHÁNG SINH THÔNG THƯỜNG Mã mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun Mô đun xác định thuốc kháng sinh thông thƣờng là mô đun chuyên ngành trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Học xong mô đun này ngƣời học có khả năng nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản đƣợc thuốc kháng sinh thông thƣờng dùng trong chăn nuôi, đảm bảo an toàn cho vật nuôi và vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. Mô đun đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bƣớc công việc liên quan mật thiết với nhau và đƣợc bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun đƣợc thiết kế 76 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 56 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 12 bài học sau: - Bài 1: Sử dụng Penicillin - Bài 2: Sử dụng Streptomycin - Bài 3: Sử dụng Tiamulin - Bài 4:Sử dụng Kanamycin - Bài 5: Sử dụng Tetramysol - Bài 6: Sử dụng Lincocin - Bài 7: Sử dụng Gentamycin - Bài 8: Sử dụng Ampicillin - Bài 9: Sử dụng Tylosin - Bài 10: Sử dụng Tetracilin - Bài 11: Sử dụng Oxytetracilin - Bài 12: Sử dụng Tiamphenicol Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành đƣợc xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản thuốc, giúp ngƣời học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, trong việc sử dụng thuốc kháng sinh thông thƣờng dùng trong chăn nuôi. Các bài học trong mô đun đƣợc sử dụng phƣơng pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lƣợng cho các bài thực hành đƣợc bố trí 70 %. Vì vậy để học tốt mô đun ngƣời học cần chú ý thực hiện các nội dung sau; - Tham gia học tập tất cả các môn học, mô đun có trong chƣơng trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho ngƣời học. - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp, giám nghĩ, giám làm và đảm bảo an toàn cho ngƣời, vật nuôi. An toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập mô đun đƣợc thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. 6 Bài 1: Sử dụng Penicillin Giới thiệu: Penicillin là kháng sinh đƣợc dùng rộng rãi trong chăn nuôi, để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên cơ thể vật nuôi. Tuy nhiên việc sử dụng Penicillin cần phải tuân thủ nguyên tắc chung để tránh hiện tƣợng quen thuốc làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc và dị ứng, choáng, sốc gây nguy hiểm cho con vật.Vì vậy giới thiệu bài học sử dụng Penicillin trong mô đun xác định thuốc thú y thông thƣờng là cần thiết. Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng penicillin dùng trong chăn nuôi. - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Penicillin trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Nghiêm túc, trách nhiệm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. A. Nội dung: 1. Nhận dạng Penicillin 1.1. Nhận biết chung: Penicilline là kháng sinh thông dụng đƣợc dùng nhiều trong chăn nuôi để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra cho gia súc, gia cầm. Penicilline có nhiều loại nhƣng hiện nay ngƣời ta thƣờng dùng hai loại Penicilline G và Penicilline V. Trong đó Penicilline G là thuốc tiêm, Penicilline V là thuốc uống . Penicillin đƣợc sản xuất và giới thiệu ở dạng bột, dạng mỡ, dạng viên nén Penicillin G và Penicillin V Penicillin dạng viên nén đóng vỉ Penicillin dạng viên nhộng 7 Viên nén Penicillin Bột Penicillin đóng trong lọ 1.2.Nhận biết tính chất - Thuốc kết tinh dạng bột màu trắng, mịn, tơi, dễ hút ẩm khi ra ngoài không khí, tan mạnh trong nƣớc, ít tan trong cồn và các dung môi khác, mùi hắc. - Penicilline đƣợc đóng trong lọ thủy tinh nút kín, dạng bột mịm, tơi, màu trắng, không vón cục, không kết dính, tan nhanh trong nƣớc ở dạng dung dịch không màu, trong suốt. Penicillin dạng bột màu trắng, mịn - Trƣờng hợp hở nút, nứt lọ hoặc quá hạn sử dụng thuốc vón cục, hút ẩm, kết dính, ngả màu sẽ không sử dụng đƣợc. - Penicilline sau khi pha với nƣớc cất thành dạng dung dịch đƣợc sử dụng ngay trong ngày, không nên kéo dài thời gian sử dụng sẽ làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc. Dấu hiệu nhận biết khi pha thuốc để lâu ở điều kiện phòng, thuốc sẽ chuyển màu, mùi hắc khét. Bột Penicillin hút ẩm, chuyển màu 1.3. Nhận biết tác dụng của thuốc. - Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh với vi khuẩn sinh mủ, đóng dấu lợn, nhiệt thán, uốn ván, xoắn khuẩn gây bệnh nghệ ở gia súc - Thuốc an toàn, ít độc đối với vật nuôi kể cả trong trƣờng hợp dùng quá liều. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra trạng thái dị ứng, choáng, sốc cho con vật, mà biểu hiện là mẩm đỏ dƣới da, hô hấp tăng, loạn nhịp tim, sốc, choáng dẫn đến ngừng tim đột ngột, gây tử vong. 8 Biểu hiện dị ứng thuốc Penicillin ở lợn - Thuốc gây đau đớn cục bộ nơi tiêm, vì vậy khi tiêm thuốc cho con vật nên tiêm bắp sâu, hoặc tiêm tĩnh mạch. Trƣờng hợp đặc biệt có thể kết hợp với thuốc giảm đau Novocain 3% để tiêm cho con vật. 2. Ứng dụng 2.1. Điều trị bệnh cho vật nuôi - Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra nhƣ: Mun nhọt, bọc mủ, vết thƣơng nhiễm trùng mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tử cung, viêm vú, viêm lỗ chân lông, viêm da, bệnh vỡ vai ở trâu, bò cày kéo, bệnh phạm yên ở ngựa, bệnh viêm dịch hoàn, niệu đạo ở gia súc đực giống - Bệnh nhiệt thán. - Bệnh đóng dấu lợn - Bệnh nghệ ở vật nuôi. - Bệnh ung khí thán - Phòng bệnh uốn ván khi gia súc bị tổn thƣơng cơ thể. 2.2. Đề phòng nhiễm trùng vết thƣơng, vết mổ. - Đƣa bột Penicilline vào vết thƣơng, vết mổ trƣớc khi băng, đề phòng nhiễm trùng . - Tiêm penicilline vào bắp thịt cho con vật sau khi mổ, hoặc sau khi bị tổn thƣơng để đề phòng nhiễm trùng. - Dùng dung dịch Penicilline để ngâm dụng cụ ngoại khoa, chỉ khâu trƣớc khi phẫu thuật trong trƣờng hợp cấp cứu gia súc. 3. Sử dụng 3.1. Tiêm bắp thịt Tiêm Penicillin vào bắp thịt để điều trị bệnh cho vật nuôi đƣợc ứng dụng nhiều trong chăn nuôi. Các bƣớc tiến hành nhƣ sau: Bƣớc 1: Chuẩn bị dụng cụ, thuốc, hóa chất - Dụng cụ dùng để tiêm bắp thịt vật nuôi gồm: Dụng cụ thú y 9 Bơm tiêm bọc sắt loại 20 ml, kim tiêm 14, panh thẳng, kéo cong, đĩa lồng thủy tinh, khay sắt tráng men hoặc inox. Tất cả dụng cụ trên đƣợc rửa bằng xà phòng nƣớc sạch. Bơm tiêm, kim tiêm, panh, kéo đƣa vào nƣớc đun sôi thời gian 5 – 10 phút để vô trùng. - Thuốc, hóa chất gồm: penicillin đƣợc xác định liều lƣợng, nƣớc cất 2 lần 10 – 15 ml, cồn iốt 5% hoặc cồn trắng 90 0 , bông thấm nƣớc Đun sôi nước để vô trùng dụng cụ - Tất cả dụng cụ, thuốc hóa chất đƣợc đặt trong khay men và dùng vải gạc vô trùng phủ kín. Bƣớc 2: Cố định gia súc và xác định vị trí tiêm. - Trâu, bò, ngựa cho đứng trong giá cố định 4 trụ. Lợn, dê, chó, mèo, tùy theo từng trƣờng hợp mà trói buộc đảm bảo an toàn - Xác định vị trí tiêm Dụng cụ đã vô trùng Trâu, bò, ngựa: bắp thịt hai bên cổ ( trƣớc xƣơng bả vai) bắp mông (vị trí giao điểm 3 đƣờng trung tuyến của tam giác mông). - Lợn: bắp cổ (sau gốc tai), bắp mông (giao điểm 3 đƣờng trung tuyến của tam giác mông), bắp đùi. - Gia cầm: bắp thịt ức (lƣờn), bắp thịt gốc cánh. - Chó, mèo: Bắp cổ, bắp mông, bắp thịt đùi . Cố định và tiêm bắp cổ bò Bƣớc 3: Vệ sinh, sát trùng da vùng tiêm trên cơ thể con vật: - Cắt lông tại vị trí tiêm trên cơ thể con vật, đƣờng kính 5 cm. - Rửa da vùng tiêm bằng nƣớc sạch, thấm khô bằng vải gạc hoặc khăn bông sạch. - Dùng bông thấm cồn iốt hoặc cồn 90 0 đặt lên da vùng tiêm trên cơ thể con vật và di chuyển theo đƣờng tròn đồng tâm từ trong ra ngoài để sát trùng. Cố định và tiêm bắp mông cho bò [...]... trộn thuốc ở dạng Premix vào thức ăn, cho ăn tự do để phòng bệnh CRD, liều lƣợng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất Các bƣớc tiến hành nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định liều lƣợng thuốc Dựa vào liều lƣợng thuốc đƣợc nhà sản xuất ghi trên nhãn thuốc và số lƣợng gia cầm, để xác định lƣợng thuốc cần dùng Bƣớc 2: Chuẩn bị thuốc và thức ăn cho đàn gia cầm - Dùng cân tiểu ly, cân thuốc theo số lƣợng đã đƣợc xác định. .. Lincocin là kháng sinh đƣợc dùng để phòng, trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên cơ thể vật nuôi Việc sử dụng Lincocin cần tuân thủ nguyên tắc chung để tránh hiện tƣợng quen thuốc, dị ứng, choáng, sốc làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc Vì vậy giới thiệu bài học sử dụng Lincocin là cần thiết trong Mô đun xác định thuốc kháng sinh thông thƣờng Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình. .. kháng sinh đƣợc dùng trong chăn nuôi, để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trên cơ thể vật nuôi Việc sử dụng Gentamycin cần tuân thủ nguyên tắc chung để tránh hiện tƣợng quen thuốc, chóang, sốc làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc Vì vậy giới thiệu bài học sử dụng Gentamycin là cần thiết trong Mô đun xác định thuốc kháng sinh thông thƣờng Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình. .. bài học sử dụng Kanamycin là cần thiết trong mô đun xác định thuốc kháng sinh thông thƣờng Mục tiêu: Học xong bài học này ngƣời học có khả năng: - Trình bày đƣợc nội dung về sử dụng Kanamycin dùng trong chăn nuôi - Thực hiện đƣợc việc nhận dạng, ứng dụng, sử dụng và bảo quản Kanamycin trong chăn nuôi đúng kỹ thuật - Đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng A Nội dung: 1 Nhận... thuốc - Đƣa kim thông vú qua ống dẫn sữa vào bầu vú sau đó lắp bơm tiêm và đẩy thuốc 4 Bảo quản thuốc 4.1 Xác định điều kiện bảo quản Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ƣớt và hóa chất độc hại 4.2 Thực hiện việc bảo quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hƣởng tới thuốc - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác. .. quản - Kiểm tra lọ đựng thuốc, vỉ viên nén để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hƣởng tới thuốc - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót - Đối với thuốc đã pha cần bảo... quản thuốc - Kiểm tra lọ đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, hở nút ảnh hƣởng tới thuốc 34 - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào các tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc. .. quả của thuốc 3.5 Thụt thuốc vào cơ quan bị bệnh trên cơ thể gia súc Pha thuốc penicilline vào nƣớc cất theo tỷ lệ 1 triệu đơn vị/10 ml, thụt vào cơ quan bị bệnh thông qua dụng cụ thú y, nhƣ tử cung, bầu vú gia súc để điều trị bệnh viêm tử cung và viêm vú ở gia súc cái sinh sản Ngoài ra ngƣời ta còn dùng mỡ Penicilline để bôi vào vết loét trên da, niêm mạc gia súc 4 Bảo quản thuốc 4.1 Xác định điều... rách ảnh hƣởng tới thuốc - Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trƣớc khi bảo quản - Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào các tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh, không để thuốc chung với hóa chất độc hại - Kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện và xử lý sai sót B Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: Bài tập 1: Nhận dạng thuốc Kanamycin 26... vào nƣớc đun sôi thời gian 5 – 10 phút để vô trùng - Thuốc, hóa chất gồm: penicillin liều lƣợng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, nƣớc cất 2 lần 10 – 15 ml, cồn iốt 5% hoặc cồn trắng 900, bông thấm nƣớc Tất cả dụng cụ, thuốc hóa chất đƣợc đặt trong khay men và dùng vải gạc vô trùng chùm kín Bƣớc 2: Cố định gia súc và xác định vị trí tiêm + Cố định gia súc: - Trâu, bò, ngựa cho đứng trong giá cố định 4 trụ . Giới thiệu mô đun Mô đun xác định thuốc kháng sinh thông thƣờng là mô đun chuyên ngành trong chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. Học xong mô đun này ngƣời. DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 67 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 67 5 MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH THUỐC KHÁNG SINH THÔNG THƯỜNG Mã mô đun: MĐ05. NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH THUỐC KHÁNG SINH THÔNG THƯỜNG MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ HÀ NỘI,

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Phạm Đức Chương – Giáo trình dược lý học thú y - NXBNN Hà Nội 2003 2. TS Nguyễn Thị Hương - Thuốc thú y – Công ty vật tư thú y TW I Khác
3. TS Nguyễn Đức Lưu – TS Nguyễn Hữu Vũ - Thuốc thú y và cách sử dụng – NXBNN Hà Nội 2000 Khác
4. TS. Lê Văn Năm - Bệnh cầu trùng gia súc, gia cầm - NXBNN Hà Nội 2003 5. Nguyễn Phước Tương- Trần Diễm Uyên - Sử dụng thuốc và biệt dược thú Y- NXBNN Hà Nội 2000 Khác
6. Phạm Khắc Vƣợng - Thuốc và chế phẩm sử dụng trong thú y - NXBNN Hà Nội 1996 Khác
7. Websid Hanvet, công ty vật tƣ thú y TWI, Nam Dũng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN