Hạn chế ô nhiễm môi trường đang trở thành một mục tiêu ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam
A. ĐẶT VẤN ĐỀ : Hạn chế ô nhiễm môi trường đang trở thành một mục tiêu ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Thuế môi trường là một trong những công cụ kinh tế hiệu quả đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có Luật thuế môi trường độc lập. Do đó, việc nghiên cứu về Thuế môi trường là cần thiết và cấp bách. B. GIẢI QUY ẾT V ẤN ĐỀ : I. Lý luận chung về thuế môi trường : 1. Khái niệm thuế môi trường : Khái niệm thuế môi trường hiện nay thường được tiếp cận dưới hai góc độ. Theo nghĩa rộng, thuế môi trường là toàn bộ các khoản thuế mà chủ thể nộp thuế phải đóng góp liên quan đến việc tác động đến môi trường thông qua hành vi của mình. Dưới góc độ này, thuế môi trường được hiểu là thuế liên quan đến môi trường, bao gồm các loại thuế như thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với các sản phẩm gây ô nhiễm như ô tô, thuốc lá), thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ: sử dụng công nghệ sạch, khai thác tài nguyên quý hiếm), v.v. Theo nghĩa hẹp, thuế môi trường được hiểu là một loại thuế riêng biệt, được Quốc hội ban hành dưới hình thức Luật hoặc Pháp lệnh, điều chỉnh quan hệ thuế giữa nhà nước và các chủ thể có hành vi tác động tiêu cực đến môi trường. Như vậy, thuế môi trường là loại thuế mà các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường phải nộp nhằm phòng, chống ô nhiễm môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. 2. Mục đích của thuế môi trường : Dự thảo luật thuế môi trường đang được các đại biểu Quốc hội xem xét và thảo luận, với mục tiêu chính là khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô 1 nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của xã hội, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi của người dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải : _ Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững : Dự Luật thuế môi trường là một trong những giải pháp kinh tế với mục tiêu đặt ra không phải là thu tiền mà dùng công cụ thuế để hạn chế những hành vi gây ô nhiễm, khuyến khích công nghệ xanh, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, điều tiết được các hành vi gây ô nhiễm môi trường . Thuế môi trường góp phần làm con người thay đổi thái độ đối với môi trường sống, chú trọng khai thác tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Thuế môi trường làm tăng giá hàng hóa , dịch vụ, từ đó sử dụng thuế để điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường. Đối với người tiêu dùng khi muốn mua với giá thấp và nhà sản xuất muốn bán được nhiều sản phẩm với chi phí ít, lợi nhuận cao thì thuế môi trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến khích điều chỉnh định hướng sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc hơn khi quyết định tiêu dùng những sản phẩm không thân thiện với môi trường. Ví dụ như : thuốc lá. Đồng thời các nhà sản xuất cũng phải tính toán lại kế hoạch sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất sạch hơn, ít chất thải hơn, giảm được chi phí môi trường và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Từ đó sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra những nguồn năng lượng mới, công nghệ sản xuất mới hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giá cả chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến hành vi của nền kinh tế. Thành công của thuế môi trường trong việc điều chỉnh hành vi kinh tế còn phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể đối với từng đối tượng đánh thuế. Giảm ô nhiễm môi trường là mục đích chính của những nỗ lực làm thay đổi hành vi. Thuế là công cụ đem lại hiệu quả nhất về chi phí trong việc giảm ô nhiễm môi trường so với việc ban hành các quy định hành chính khác. Nghĩa vụ đóng thuế tạo 2 động cơ thúc đẩy người gây ô nhiễm tìm phương pháp giảm ô nhiễm mới. Đây là ưu điểm của thuế và là một trong những lý do khiến công cụ thuế cho phép giảm chi phí quản lý ô nhiễm , khuyến khích các công cuộc cách mạng bảo vệ môi trường. _ Thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ : Nếu đánh thuế môi trường mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các sản phẩm, các chu trình và sản phẩm mới. Rõ ràng thuế môi trường có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực việc tăng giá sản phẩm tự nhiên. Thuế môi trường có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu sản xuất và tiêu dùng . Đặc biệt, khi các dấu hiệu về giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn của nền công nghiệp. _ Ngoài ra, nếu các nhà sản xuất và người tiêu dùng không chấm dứt hoàn toàn các hoạt động gây ô nhiễm bị đánh thuế thì thuế và phí đánh vào các hoạt động gây ô nhiễm sẽ trở thành một phần nguồn thu cho ngân sách phục vụ cho viêc khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường . Với khung thuế suất được quy định tại dự án Luật, nếu lấy mức thuế tối thiểu của khung thì số thu mỗi năm khoảng 14.300 tỷ đồng, nếu lấy mức thuế suất tối đa của khung thì số thu mỗi năm khoảng 57.000 tỷ đồng. 3. Vai trò của thuế môi trường: Hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp là những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.Trong khi đó, nước ta chưa có một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường, đánh vào hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế sản xuất và tiêu dùng hàng hóa loại này. Các loại phí bảo vệ môi trường hiện hành mới chỉ dừng ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của các đối tượng xả thải vào môi trường, có tính chất pháp lý thấp nên tác 3 dụng chưa cao.Bên cạnh đó, các mục tiêu bảo vệ môi trường thường chỉ là mục tiêu lồng ghép, không phải là mục tiêu chính của nhiều chương trình, dự án. Do đó, việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường với mục tiêu nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, phù hợp với bối cảnh KT-XH của nước ta và xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, là rất cần thiết. Trước khi đề xuất và ban hành luật thuế môi trường, ở Việt Nam đã và đang tồn tại một công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường đó là phí môi trường. Tuy nhiên, sự tồn tại của phí môi trường hiện nay cũng không thể thay thế cho vai trò quan trọng của thuế môi trường. Theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam hiện nay, thuế và phí có sự khác biệt nhất định. Phí là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ các chi phí mà nhà nước đã bỏ ra khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho các chủ thể trong xã hội, trong khi đó, thuế không có tính đối giá và không đối khoản, tức là khoản thuế phải nộp không nhất thiết phải tương xứng với những lợi ích mà chủ thể nộp thuế được hưởng, và nguồn thu từ thuế cũng không cần dành cho một mục tiêu nhất định như đối với phí. Phí môi trường chỉ áp dụng trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Người chịu phí và người nộp phí là người xả thải ra môi trường. Phí môi trường thường gắn với dịch vụ nhất định và được thu để bù đắp chi phí xử lý ô nhiễm môi trường Trong nhiều trường hợp, khoản thu phí môi trường đôi khi tỏ ra kém hiệu quả, do những chi phí xã hội bỏ ra để bù đắp những tổn hại môi trường (bao gồm những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp) thường lớn hơn khoản phí mà các chủ thể tác động tiêu cực đến môi trường đã nộp. Không những thế, việc trả phí để tác động tiêu cực đến môi trường không khuyến khích các chủ thể này có cách xử sự tích cực hơn, mà ngược lại, họ cảm thấy có quyền tác động nhiều hơn sau khi chấp nhận đóng phí nhiều hơn . Chính vì vậy, bên cạnh hệ thống phí môi trường, thuế môi trường được ban hành sẽ phát huy những mặt tích cực trong việc điều chỉnh hành vi xã hội đối với môi trường, hạn chế những khiếm khuyết vốn có của hệ thống phí môi trường. 4 4. Ý nghĩa của thuế môi trường : Bản chất của thuế môi trường là thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa mà khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Nguyên tắc áp dụng thuế là người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm thì người đó phải chịu thuế môi trường. Việc đánh thuế môi trường thể hiện sự định hướng và sự điều tiết của Nhà nước đối với việc tiêu dùng gây ô nhiễm nhằm hạn chế việc sử dụng các sản phẩm này ; đồng thời tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường. Thuế môi trường mang ý nghĩa xã hội , góp phần bảo vệ môi trường sống, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững nên quy định người tiêu dùng là người chịu thuế còn người sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm nộp thuế là hợp lý. II. Bình luận về Dự thảo luật thuế môi trường mới nhất : 1. Dự thảo Luật thuế Môi trường còn nhiều bất cập : a. Về đối tượng điều chỉnh : Trong Điều 4 Dự thảo Luật thuế môi trường có xác định rằng : “Người nộp thuế môi trường là tổ chức, cá nhân khai thác, sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế môi trường và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế môi trường qui định tại Điều 3 Luật này”. Ý định của những nhà soạn thảo là sẽ thu thuế đối với những chủ thể đầu tiên tạo ra các hàng hóa ảnh hưởng xấu đến môi trường. Qui định này là hay và dễ quản lý (đây là cách xác định cũng đã được sử dụng trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt). Tuy nhiên qui định này còn chưa đầy đủ trong mọi trường hợp.Vì có những trường hợp nhà nước sẽ không thu thuế môi trường mặc dù hàng hóa này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường được sản xuất và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế môi trường để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì lúc này, căn cứ điều 4 dự thảo Luật môi trường tổ chức, cá nhân đó không có nghĩa vụ nộp thuế môi trường 5 mặc dù sản phẩm này đã được sử dụng và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam làm ảnh hưởng xấu đến môi trường Việt Nam. Khoản 3 Điều 4 của Dự thảo quy định : Hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng chịu thuế nếu không sử dụng trong nước mà xuất khẩu thì không phải chịu thuế. Quy định này chưa hợp lý vì Luật thuế bảo vệ môi trường không chỉ cần xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường ở Việt Nam mà phải bảo vệ môi trường chung trên trái đất, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường với các tổ chức trên thế giới. Vì vậy, theo em cần phải quy định nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường đối với cả hàng hóa xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường. Một trong những mục tiêu của dự luật thuế này là khuyến khích phát triển kinh tế đi đôi với giảm ô nhiễm môi trường, nhưng lại không đưa các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vào đối tượng điều chỉnh, vì lo ngại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Rõ ràng, quy định loại trừ chẳng những không thể ngăn ngừa, mà còn gián tiếp mở đường cho các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm nặng sử dụng Việt Nam làm địa bàn sản xuất hàng xuất khẩu, để lại gánh nặng về môi trường cho cộng đồng địa phương, mà Vedan là một trong những ví dụ điển hình. b. Về đối tượng chịu thuế : Dự thảo còn sơ sài, dễ dãi và chưa chặt chẽ khi mới chỉ xếp 5 nhóm là xăng, dầu; than; dung dịch HCFC; túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế. Hiện nay không chỉ có 5 nhóm hàng hóa như quy định của dự thảo luật là có tác động xấu đến môi trường mà còn nhiều mặt hàng khác, đặc biệt là các loại hóa chất độc hại, các sản phẩm độc hại tác động trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người như thuốc lá, chất thải sinh hoạt, khu giết mổ chế biến gia súc, gia cầm… Vì thế, đã là sản phẩm gây tác động tiêu cực với môi trường thì đều phải chịu thuế mới bảo đảm tính công bằng. 6 Để bảo đảm tính bao quát, công bằng của luật cần rà soát lại danh mục hàng hóa, nghiên cứu danh mục sản phẩm gây ô nhiễm môi trường trong các văn bản liên quan, các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, khảo sát thêm thực tiễn để bổ sung đối tượng chịu thuế dựa trên nguyên tắc đã là sản phẩm gây tác động tiêu cực đến môi trường thì phải thuộc diện chịu thuế. Để bảo đảm tính thuyết phục của dự án luật, cần phải có căn cứ quy định cụ thể, rõ ràng đối tượng chịu thuế, đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa thuộc diện chịu thuế. Phạm vi 5 nhóm đối tượng như dự thảo quy định chưa mang tính thuyết phục cao, chưa giải quyết hết được những điều người dân mong muốn vì vậy cần mở rộng đối tượng chịu thuế đối với tất cả các đối tượng gây ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay còn rất nhiều nhóm sản phẩm cần được bổ sung vào đối tượng chịu thuế như chất tẩy rửa, hạt nix, rác; nhiều lĩnh vực, ngành sản xuất như giấy, pin, ắcquy, phân đạm, nhiệt điện . gây ô nhiễm rất nặng cho môi trường. b. Về phương thức tính thuế : Theo nội dung của dự thảo Luật thuế môi trường dường như mục tiêu thay đổi hành vi có lợi cho môi trường được nhất mạnh hơn. Tuy nhiên, với cách tính thuế dựa trên việc xác định số lượng hàng hóa (xem Chương 2 của dự thảo Luật thuế môi trường) thì có thể thấy rằng mục tiêu tăng ngân sách có thể đảm bảo nhưng mục tiêu bảo vệ môi trường (BVMT) thì cần phải xem xét lại. Phương thức tính thuế áp dụng cho sản phẩm hiện tại không thể khuyến khích được người sản xuất và tiêu dùng hướng tới sử dụng và ứng dụng các công nghệ sạch hơn cho quá trình sản xuất. Ví dụ : nếu đánh thuế cao, nhất là với sản phẩm dầu diesel, sẽ làm tăng cước phí vận tải hiện đã rất cao. Ngoài ra, đánh thuế nặng có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển từ dầu sang sử dụng than làm nhiên liệu đốt. Khi đó, ô nhiễm do khí thải chẳng những không giảm, mà còn trở nên nặng nề hơn. 2. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Luật thuế môi trường : Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả”.Thuế môi trường là loại thuế nhằm mục tiêu chính 7 là bảo vệ môi trường, chính vì vậy, các chủ thể gây thiệt hại cho môi trường phải có nghĩa vụ nộp thuế để nhà nước khắc phục các sự cố môi trường đã xảy ra như là một cách để chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, đây là trách nhiệm đối với hành vi hợp pháp (tức là việc gây ô nhiễm vẫn nằm trong giới hạn cho phép) để phân biệt với việc bị xử phạt vi phạm hành chính do gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước không dừng lại ở việc chỉ khắc phục những thiệt hại môi trường do bị ô nhiễm, mà còn tích cực làm cho môi trường được trong sạch hơn bằng các hoạt động của mình. Những hoạt động tích cực làm sạch môi trường của nhà nước để cho nhiều chủ thể được hưởng lợi, và ở một chừng mực nhất định, những chủ thể này phải có trách nhiệm đóng góp với nhà nước thông qua thuế môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước không dừng lại ở việc chỉ khắc phục những thiệt hại môi trường do bị ô nhiễm, mà còn tích cực làm cho môi trường được trong sạch hơn bằng các hoạt động của mình. Những hoạt động tích cực làm sạch môi trường của nhà nước để cho nhiều chủ thể được hưởng lợi, và ở một chừng mực nhất định, những chủ thể này phải có trách nhiệm đóng góp với nhà nước thông qua thuế môi trường. Thứ hai, quy định của Luật phải đảm bảo khuyến khích việc bảo vệ môi trường. Như trên đã phân tích, mục tiêu chủ yếu của thuế môi trường là định hướng hành vi xã hội để đảm bảo môi trường ngày càng trong sạch hơn, hoặc chí ít cũng không phát triển theo chiều hướng xấu đi, chứ không phải là thu được nhiều thuế từ những chủ thể gây ô nhiễm. Có những thành phần môi trường nếu mất đi thì không thể phục hồi được, và khi đó không còn là vấn đề tài chính. Là một công cụ kinh tế, cách ưu việt nhất là quy định mức thuế sao cho chủ thể nộp thuế thấy có lợi hơn khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Do vậy, các quy định của luật phải rõ ràng để các chủ thể nộp thuế nhận thức và lựa chọn được ưu đãi thuế khi sử dụng công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, hơn là việc nộp thuế với mức cao để gây ô nhiễm. 8 Thứ ba, cần đảm bảo lộ trình thuế hợp lý .Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng tốc để bắt kịp trình độ phát triển của các quốc gia tiên tiến. Chính vì vậy, việc sử dụng ở mức độ tối đa các nguồn tài nguyên là khó tránh khỏi. Trong thời gian qua, trình độ công nghệ trong nước mặc dù có tiến bộ nhưng nhìn chung còn khá lạc hậu, không thể ngay lập tức hiện đại hoá hoàn toàn bằng những công nghệ tiên tiến và ít ảnh hưởng đến môi trường. Với thực tiễn như vậy, nhiệm vụ của thuế môi trường là từng bước điều chỉnh hành vi xã hội, dần dần đưa nhận thức bảo vệ môi trường vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần tránh tình trạng áp dụng ngay mức thuế cao dẫn đến gia tăng mạnh chi phí sản xuất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong giai đoạn cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay. Luật thuế môi trường phải đưa ra được lộ trình áp dụng thuế hợp lý, từ mức thuế thấp dần dần đến mức thuế cao, để xã hội quen dần với trách nhiệm nộp thuế môi trường, đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Khung thuế suất phải được tính trên cơ sở mức độ ảnh hưởng tới môi trường của hàng hóa, chứ không phải trên mức giá bán. Thứ năm, thuế môi trường không thể thay thế hoàn toàn phí môi trường mà vẫn cần quy định một số loại phí môi trường nhất định. Mặc dù hệ thống phí hiện hành liên quan đến môi trường còn nhiều bất cập nhưng với cách tiếp cận về thuế và phí như hiện nay, thuế môi trường không thể và không cần thiết phải thay thế cho toàn bộ các loại phí liên quan đến môi trường. Thực tế cho thấy, nhiều loại phí là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể sử dụng dịch vụ công do nhà nước cung cấp như phí kiểm dịch động, thực vật, phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí phòng, chống thiên tai, v.v Những loại phí này, trên thực tế là dành để thực hiện các mục tiêu cụ thể nhằm bảo vệ môi trường, vì lợi ích của bản thân chủ thể nộp phí và lợi ích chung của xã hội. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là phải rà soát, đánh giá bản chất và hiệu quả của từng loại phí để xác định loại phí nào cần bãi bỏ và thay thế bởi thuế môi trường, loại phí nào tiếp tục được thực hiện 9 . Thứ sáu, cần có những quy định về ưu đãi thuế (bao gồm miễn thuế, giảm thuế) cho những chủ thể có hành vi tích cực để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ : Ở nước ta hiện nay việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí để bảo vệ môi trường mới được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật có liên quan như thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt . Nhưng chúng ta chưa có riêng một loại thuế bảo vệ môi trường cụ thể . Luật thuế môi trường khi được ban hành sẽ trở thành một công cụ kinh tế hữu hiệu góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững. 10 [...]... luật môi trường Trường Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân, 2006 2 Giáo trình luật môi trường Đại học Huế NXB Công an nhân dân, 2007 3 “Luật thuế môi trường - giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường Nguyễn Quang Tuấn, Lê Thị Thảo // Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 13/2008 4 “Một số vấn đề về ban hành luật thuế môi trường ở Việt Nam” / ThS.Trần Vũ Hải Tạp chí Luật học Số4/2009 5 Bước đầu nghiên cứu. .. Quang Tuấn, Lê Thị Thảo // Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 13/2008 4 “Một số vấn đề về ban hành luật thuế môi trường ở Việt Nam” / ThS.Trần Vũ Hải Tạp chí Luật học Số4/2009 5 Bước đầu nghiên cứu về thuế môi trường ở Việt Nam : Khoá luận tốt nghiệp 2010/ Nguyễn Thị Hoa; Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Duyên Thuỷ 6 Các trang web : http://www.duthaoonline.quochoi.vn http://www.nature.org.vn http://www.chinhphu.vn . Luật thuế môi trường độc lập. Do đó, việc nghiên cứu về Thuế môi trường là cần thiết và cấp bách. B. GIẢI QUY ẾT V ẤN ĐỀ : I. Lý luận chung về thuế môi trường. niệm thuế môi trường : Khái niệm thuế môi trường hiện nay thường được tiếp cận dưới hai góc độ. Theo nghĩa rộng, thuế môi trường là toàn bộ các khoản thuế