1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tính đa dạng di truyền của vi khuẩn tổng hợp chất kết tụ sinh học phân lập từ chất thải trong ao nuôi cá tra và ứng dụng vào xử lý nước ao nuôi cá tra ở đồng bằng sôn

246 643 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 4,82 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐẶNG THỊ HUỲNH MAI KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA VI KHUẨN TỔNG HỢP CHẤT KẾT TỤ SINH HỌC PHÂN LẬP TỪ CHẤT THẢI TRONG AO NUÔI CÁ TRA VÀ ỨNG DỤNG VÀO XỬ LÝ NƢỚC AO NUÔI CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VI SINH VẬT HỌC MÃ NGÀNH 62 42 01 07 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐẶNG THỊ HUỲNH MAI KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA VI KHUẨN TỔNG HỢP CHẤT KẾT TỤ SINH HỌC PHÂN LẬP TỪ CHẤT THẢI TRONG AO NUÔI CÁ TRA VÀ ỨNG DỤNG VÀO XỬ LÝ NƢỚC AO NUÔI CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VI SINH VẬT HỌC MÃ NGÀNH 62 42 01 07 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS. TS. HÀ THANH TOÀN PGS. TS. NGÔ THỊ PHƢƠNG DUNG 2015 i LỜI CẢM TẠ Kính gởi đến PGS. TS. Hà Thanh Toàn, lời trân trọng cảm ơn của tôi; trong suốt thời gian học tập, Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành chương trình học cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Ngô Thị Phương Dung đã luôn sẳn sàng hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Cao Ngọc Điệp đã dành thời gian quý báu, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học đã nhiệt tình hỗ trợ cho tôi khi cần thiết; các Thầy, Cô, Cán bộ giảng dạy của Viện đã truyền đạt kiến thức hữu ích và giúp đỡ tôi; các nghiên cứu viên, kỹ thuật viên phụ trách các phòng thí nghiệm Vi sinh vật môi trường, phòng thí nghiệm Sinh học phân tử đã tích cực hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc tại đây. Xin cảm ơn tất cả các bạn Nghiên cứu sinh, các học viên Cao học, các sinh viên Đại học đã luôn hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Lời chân thành cảm tạ cũng xin được gửi đến các người bạn đã luôn động viên, chia sẽ cùng tôi những khó khăn, vướng mắc để đạt đến mục tiêu đã đề ra. Xin trân trọng cảm ơn tất cả. NCS Đặng Thị Huỳnh Mai ii TÓM TẮT Bên cạnh lợi ích về kinh tế, việc nuôi cá tra công nghiệp cũng đã có những tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường do thức ăn dư thừa, chất thải trong quá trình trao đổi chất, các hóa chất sử dụng …lắng xuống, tích tụ lại trong đáy ao và nhanh chóng chuyển hóa thành ammonium, nitrate, phosphate cũng như các hợp chất khác gây ô nhiễm môi trường. Để xử lý nước, quy trình kết tụ sinh học được đề nghị áp dụng nhằm giúp loại bỏ tạp chất, tạo thuận lợi cho các công đoạn xử lý sau với lợi điểm là đầu tư cơ sở hạ tầng ít, hiệu quả nhanh và thân thiện với môi trường. Chất kết tụ sinh học có hiệu quả cao, không độc hại, có thể phân hủy sinh học, không gây ô nhiễm thứ cấp, phạm vi ứng dụng rộng và vi khuẩn tạo chất kết tụ cũng dễ phát triển tăng sinh khối. Trên cơ sở đó, đề tài: “Khảo sát tính đa dạng di truyền của vi khuẩn tổng hợp chất kết tụ sinh học phân lập từ chất thải trong ao nuôi cá tra và ứng dụng vào xử lý nƣớc ao nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành nhằm tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng tạo chất kết tụ sinh học cao và khảo sát tính đa dạng di truyền của chúng, đồng thời giới thiệu một số chủng vi khuẩn, tổ hợp vi khuẩn có hiệu quả ứng dụng vào xử lý nước ao nuôi cá tra. Có 389 chủng vi khuẩn tạo chất kết tụ phân lập được từ 155 mẫu (nước và bùn đáy) thu thập trong các ao nuôi cá tra ở 10 tỉnh/thành phố đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát cho thấy trung bình mật số vi khuẩn trong mùa khô và trong mùa mưa đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% trên cả 2 loại môi trường protein và polysaccharide. Khuẩn lạc của các vi khuẩn phân lập nhầy ướt, thường có dạng tròn, bìa nguyên, mô cao và trong hoặc đục, kem ngà, xám… Đa số tế bào có dạng que ngắn, chuyển động. Qua khảo sát, 20 chủng vi khuẩn có tỉ lệ kết tụ cao được tách chiết DNA và nhân đoạn gen 16S rDNA với cặp mồi 37F - 1479R. Giải trình tự các đoạn gen 16S rDNA này và so sánh với các chủng vi khuẩn trên ngân hàng dữ liệu của NCBI bằng phần mềm BLAST N. Kết quả cho thấy các chủng AG08P, BT24P, CT04P, DTO7P, HG06P, KG15P, TG03P, VL02P, AG19S, BT36S, CT27S, HG09S, KG50S, TG09S, TV35S, VL22S, tương đồng 98-99% với các chủng thuộc chi Bacillus với nhiều loài khác nhau; các chủng ST05P, TV05P tương đồng 98-99% với Staphylococcus xylosus ; các chủng DT45S và ST37S tương đồng 97-98% với Arthrobacter sp. và Agrobacterium tumefaciens. Khảo sát đa dạng di truyền của các chủng vi khuẩn dựa trên tính đa hình của các nucleotide qua các dấu phân tử SNP (Single Nucleotide Polymorphis), các chỉ số π, θ và cây phả hệ dựa trên trình tự 16S rDNA thể hiện mối tương quan mật thiết với các nốt có chỉ số bootstrap cao (97-100%) cho thấy sự đa dạng di truyền của các loài vi khuẩn iii này cũng như sự đa dạng sinh học của các vi khuẩn trong tự nhiên. Trong số 20 chủng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học hiệu quả cao, 3 chủng vi khuẩn có tỉ lệ kết tụ cao hơn 70% trên mỗi loại môi trường (môi trường protein và môi trường polysaccharide) được chọn để khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ kết tụ. Tỉ lệ kết tụ sinh học cao nhất được ghi nhận ở pH tối ưu là 6 với sự hiện diện của NaCl. Tinh bột, glutamate, KCl được sử dụng như nguồn carbon, nitrogen và khoáng vô cơ tốt nhất đối với các chủng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học trên môi trường protein và đối với các vi khuẩn trên môi trường polysaccharide là sucrose, glutamate, CaCl 2 . Thời gian nuôi cấy để đạt tỉ lệ kết tụ cao nhất không giống nhau giữa các chủng vi khuẩn, tùy theo chủng mà thời gian này thay đổi từ 2 - 5 ngày. Ngoài ra, liều lượng sử dụng để cho tỉ lệ kết tụ cao nhất đối với các chủng tuyển chọn đều thấp, chỉ từ 0,08% - 0,12%. Sau khi được tối ưu hóa, tỉ lệ kết tụ cao nhất của các chủng vi khuẩn Bacillus megaterium AG08P, Bacillus megaterium DT07P, Agrobacterium tumefaciens ST37S và các tổ hợp vi khuẩn DT07P + AG08P và DT07P + ST37S đạt được trong huyền phù kaolin lần lượt là 80,13%, 83,01%, 81,45%, 83,26%, 83,51% và 52,06%, 52,75%, 53,26%, 51,37%, 52,41% trong nước ao nuôi cá tra. Khi ứng dụng vào xử lý nước ao nuôi cá tra ở quy mô phòng thí nghiệm, các chủng và tổ hợp vi khuẩn này đã làm giảm lượng TSS và COD trong nước ao là 48,19% - 76,71% và 29,55% - 67,35% so với đối chứng. Từ khóa: cá tra, đa dạng di truyền, kết tụ sinh học, PCR 16S rDNA, vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học, xử lý nước ao. iv Title: “Studying the genetic diversity of bioflocculant - producing bacteria isolated from waste striped catfish ponds and their application to water treatment in the striped catfish ponds in the Mekong delta” SUMMARY Beside the economic profits, industrial striped catfish culture had a large negative impact to the environment because of uneaten feed, excrement of metabolism, used chemical and so on fell down, accumulated in the bottom and converted quickly to ammonium, nitrate, phosphate and other compounds which caused environmental pollution. In order to treat the water, the bioflocculation process was proposed for removing the impure matter, supporting the next treatment phases with the advantages such as low infrastructure investment, having fast effect and environment friendly. The bioflocculant has high effiency, non-toxicity, biodegradability, non secondary pollution, wide application areas and the bioflocculant-producing bacteria were not difficult to increase. Base on these reasons, the dissertation: “Studying the genetic diversity of bioflocculant-producing bacteria isolated from waste striped catfish ponds and their application to water treatment in striped catfish ponds in the Mekong delta” was carried out to select the bioflocculant-producing bacteria having high ability and analyse their genetic diversity, simultaneously, some strains and/or combinations of bacteria strains applied to water treatment in the striped catfish pond. There are 389 bioflocculant-producing bacteria were isolated from 155 samples (water and sediment) which were collected from striped catfish ponds in 10 city/provinces in the Mekong delta. The results showed that the means of bacterial density in wet season and dry season in all locations were not significantly different with 95% of the confidence level in both protein and polysaccharide medium. The colonies of these isolates are mucous, generally round-shaped, whole cover, emergence and transparent or opaque, creammy, grey and so on. Cells are mostly short rods and motile. After testing, 20 isolates having high flocculation rate were extracted DNA and amplified the gene 16S rDNA with primers 37F - 1479R. Sequencing these 16S rDNA genes, and comparing to those in the GenBank reference strains of NCBI by BLAST N software. The results showed that AG08P, BT24P, CT04P, DTO7P, HG06P, KG15P, TG03P, VL02P, AG19S, BT36S, CT27S, HG09S, KG50S, TG09S, TV35S, VL22S strains were 98-99% of the similarity to Bacillus with many species; ST05P, TV05P strains were 98-99% of the similarity to Staphylococcus xylosus; DT45S and ST37S strains were 97-98% of the v similarity to Arthrobacter sp., and Agrobacterium tumefaciens. Studying genetic diversity of these strains based on the nucleotide polymorphis by SNP (Single Nucleotide Polymorphis) molecular markers, π value, θ value, and the phylogenetic tree based on the 16S rDNA sequences, displayed high consistency, with nodes supported by high bootstrap values (97-100%) indicated the genetic diversity of these bacteria as well as the bacterial biodiversity in nature. Among 20 bioflocculant-producing strains that had high ability, three strains having flocculating rates over 70% in each medium (protein medium and polysaccharide medium) were selected to study the factors which influenced on the flocculation rates. The maximum bioflocculating rates were recorded at an optimal pH of 6 in the presence of NaCl. Starch, glutamate, KCl were used as the best carbon, nitrogen and mineral source for the bioflocculant-producing strains in protein medium, and for those in polysaccharide medium were sucrose, glutamate, and CaCl 2 . The time for culture to have a maximum flocculating rate was not the same between the strains. It depended on each strain and varied in the range of 2-5 days. Besides that, the dosage that gave the highest flocculation rates was low (0,08%- 0,12%) with all selected strains. After being optimized, the highest flocculating rates of Bacillus megaterium AG08P, Bacillus megaterium DT07P, Agrobacterium tumefaciens ST37S strains, and combinations of DT07P + AG08P, DT07P + ST37S that achieved for kaolin suspension were 80,13%, 83,01%, 81,45%, 83,26%, 83,51%, respectively, and 52,06%, 52,75%, 53,26%, 51,37%, 52,41% for striped catfish pond water. When applying to water treatment in the striped catfish pond in the laboratory, these strains and combinations reduced the TSS and COD content in water of striped catfish pond in the range of 48,19% - 76,71% and 29,55% - 67,35% in comparison to control, respectively. Keyswords: bioflocculant-producing bacteria, bioflocculation, genetic diversity, PCR 16S rDNA, pond water treatment, striped catfish. vi CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 25 tháng 01 năm 2015 Nghiên cứu sinh thực hiện Đặng Thị Huỳnh Mai vii MỤC LỤC Trang Mục lục vii Danh mục bảng x Danh mục hình xi Danh mục các từ viết tắt xiv Chƣơng 1. Giới thiệu 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 1.3. Mục tiêu 3 1.4. Những điểm mới của đề tài 3 1.5. Ý nghĩa của đề tài 3 Chƣơng 2. Tổng quan tài liệu 4 2.1. Thực trạng về nuôi cá tra ở ĐBSCL và một số biện pháp xử lý nước, 4 chất thải trong ao nuôi cá 2.1.1. Cá tra nuôi 4 2.1.2. Địa điểm và quy mô ao nuôi cá 5 2.1.3. Tình hình ô nhiễm nước do nuôi cá tra 6 2.1.4. Một số biện pháp xử lý nước, chất thải trong ao nuôi cá 8 2.2. Kết tụ sinh học - Vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học 13 2.2.1. Chất kết tụ sinh học 13 2.2.2. Cơ chế của quá trình kết tụ sinh học 14 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết tụ sinh học 16 2.2.4. Một số nghiên cứu về vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học 20 2.2.5. Một số ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học 23 2.3. Khảo sát đa dạng di truyền 24 2.3.1. Đa dạng di truyền ở vi sinh vật 24 2.3.2 Tách chiết DNA ở vi khuẩn 25 2.3.3. Sử dụng đoạn gen 16S rDNA/rRNA trong khảo sát đa dạng 26 di truyền của vi khuẩn 2.3.4. Đa hình nucleotide đơn (SNP) 27 2.3.5. So sánh trình tự 28 2.3.6. Cây phả hệ (Giản đồ phả hệ) 28 2.3.7. Một số kỹ thuật sinh học phân tử, phần mềm ứng dụng 30 trong xử lý, phân tích các chuỗi trình tự DNA Chƣơng 3. Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu 33 viii 3.1. Phương tiện nghiên cứu 33 3.1.1. Địa điểm thực hiện thí nghiệm 33 3.1.2. Thiết bị, dụng cụ 33 3.1.3. Hóa chất 33 3.2. Phương pháp nghiên cứu 34 3.2.1. Thu mẫu và xác định mật số 35 3.2.2. Phân lập vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học 36 3.2.3. Tuyển chọn vi khuẩn có tỉ lệ kết tụ cao 37 3.2.4. Nhận diện, định danh các chủng vi khuẩn tuyển chọn 38 3.2.5. Khảo sát đa dạng di truyền của các vi khuẩn tuyển chọn 41 3.2.6. Chọn lọc các vi khuẩn có tỉ lệ kết tụ cao hơn 70% từ các 42 chủng đã tuyển 3.2.7. Xác định các điều kiện để các vi khuẩn chọn lọc đạt tỉ lệ 42 kết tụ cao nhất 3.2.8. Kiểm tra hiệu quả của các chủng, tổ hợp vi khuẩn chọn lọc 45 3.2.9. Ứng dụng vào xử lý nước ao nuôi cá tra ở quy mô phòng thí 45 nghiệm Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận 47 4.1. Mật số vi khuẩn trong mùa khô và mùa mưa 47 4.2. Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn tạo kết tụ sinh học 47 4.2.1. Số liệu tổng quát kết quả phân lập 47 4.2.2. Đặc điểm các chủng vi khuẩn phân lập được 48 4.3. Kết quả tuyển chọn vi khuẩn có tỉ lệ kết tụ cao trong mỗi tỉnh 51 4.4. Kết quả định danh các chủng vi khuẩn tuyển chọn 51 4.4.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR từ DNA của các chủng vi khuẩn 51 4.4.2. Kết quả phân tích trình tự, xác định các chủng tương đồng 53 di truyền, định danh các chủng vi khuẩn tuyển chọn 4.5. Đa dạng di truyền của các chủng vi khuẩn tạo kết tụ được tuyển chọn 56 4.5.1. Tính đa hình của các nucleotide 56 4.5.2. Giản đồ phả hệ thể hiện tương quan giữa vi khuẩn tạo kết tụ 64 được tuyển chọn và các chủng vi khuẩn tương đồng di truyền 4.6. Kết quả tuyển chọn các chủng vi khuẩn có tỉ lệ kết tụ hơn 70% 68 4.7. Các điều kiện để kết tụ đạt tỉ lệ cao nhất 71 4.7.1. pH của môi trường 71 4.7.2. Ion kim loại trong môi trường 73 4.7.3. Nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho vi khuẩn 76 4.7.4. Thời gian nuôi cấy và liều lượng vi khuẩn sử dụng 79 4.7.5. Tương quan giữa mật số vi khuẩn và tỉ lệ kết tụ theo 85 [...]... quá trình kết tụ, xác định được các điều kiện để kết tụ đạt tỉ lệ cao nhất Đó cũng là những yêu cầu của đề tài: Khảo sát tính đa dạng di truyền của vi khuẩn tổng hợp chất kết tụ sinh học phân lập từ chất thải trong ao nuôi cá tra và ứng dụng vào xử lý nƣớc ao nuôi cá tra ở 2 đồng bằng sông Cửu Long” được đề nghị tiến hành với mục đích góp phần làm giảm lượng chất thải trong nước ao nuôi cá, giúp ổn...thời gian nuôi cấy 4.8 Kiểm tra các chủng, tổ hợp vi khuẩn tạo kết tụ với tỉ lệ cao 4.8.1 Kết quả kiểm tra hiệu quả kết tụ trong dung dịch kaolin 4.8.2 Kết quả kiểm tra hiệu quả kết tụ trong nước ao nuôi cá tra 4.9 Kết quả xử lý nước ao nuôi cá tra ở quy mô phòng thí nghiệm 4.9.1 Kết quả xử lý nước ao Cần Thơ 1 4.9.2 Kết quả xử lý nước ao Cần Thơ 2 4.9.3 Kết quả xử lý nước ao Cần Thơ 3 88 88... đầu tư cơ sở hạ tầng ít, do đó có khả năng áp dụng trong xử lý nước sinh hoạt và nước thải, trong các quá trình thu hồi chất và các quá trình lên men (Salehizadeh và Shojaosadati, 2001) 2.2 Kết tụ sinh học - Vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học 2.2.1 Chất kết tụ sinh học Chất kết tụ sinh học đã nhận được ngày càng nhiều sự chú ý của các nhà khoa học nhờ vào khả năng phân hủy sinh học, tính chất tự nhiên,... được các chủng vi khuẩn có khả năng tạo kết tụ sinh học đạt tỉ lệ cao, đồng thời khảo sát tính đa dạng di truyền của các chủng vi khuẩn tuyển chọn - Xác định được các điều kiện phù hợp về pH, chất dinh dưỡng, thời gian nuôi cấy… đối với các chủng vi khuẩn tuyển chọn để kết tụ đạt tỉ lệ cao nhất nhằm chọn ra được một số chủng vi khuẩn, tổ hợp vi khuẩn có khả năng tạo kết tụ cao ứng dụng vào xử lý nước ao. .. lệ kết tụ phụ thuộc vào đặc tính của từng chi loài vi sinh vật cũng như chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thành phần chất dinh dưỡng, điều kiện nuôi cấy, điều kiện của môi trường tạo chất kết tụ Như thế, để có thể ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học vào xử lý nước, đặc biệt nước ao nuôi cá tra, cần có sự tuyển chọn các chủng vi khuẩn hiệu quả và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kết. .. ao nuôi cá tra ở ĐBSCL 1.4 Những điểm mới của luận án Tuyển chọn được một số vi khuẩn có khả năng tạo kết tụ cao phân lập từ các ao nuôi cá tra ở 10 tỉnh/thành phố ở ĐBSCL Định danh các chủng tuyển chọn và xác định các chủng tương đồng di truyền bằng kỹ thuật sinh học phân tử Khảo sát đa dạng di truyền của các vi khuẩn tuyển chọn qua tính đa hình của các nucleotid dựa trên dấu phân tử SNP Thiết lập. .. quả của quá trình kết tụ sinh học (Mabinya và ctv., 2011) 2.2.2 Cơ chế của quá trình kết tụ sinh học Vi c nghiên cứu cơ chế của quá trình kết tụ có thể giúp hiểu rõ vai trò của chất kết tụ sinh học trong xử lý nước và nước thải để cải thiện các ảnh hưởng xử lý thực tế Trong chuỗi phân tử chất kết tụ sinh học, các nhóm chức là nhân tố quyết định đến hiệu quả kết tụ Với chất kết tụ sinh học là protein,... quan di truyền giữa các vi khuẩn tuyển chọn và với các chủng tương đồng di truyền Xác định được các điều kiện phù hợp giúp các chủng vi khuẩn tuyển chọn đạt tỉ lệ kết tụ cao nhất Giới thiệu được một số chủng, tổ hợp vi khuẩn hiệu quả cao có thể ứng dụng vào xử lý nước ao nuôi cá tra 1.5 Ý nghĩa của đề tài - Đề tài mang tính cấp thiết, mở ra hướng ứng dụng vi khuẩn tạo kết tụ giúp giải quyết vấn đề xử lý. .. bền vững của nghề nuôi cá tra và bảo vệ môi trường nước 1.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tuyển chọn những chủng vi khuẩn tạo kết tụ sinh học trong ao nuôi cá tra với tỉ lệ cao nhất Khẳng định kết quả tuyển chọn qua ứng dụng vào xử lý nước ao cá ở quy mô phòng thí nghiệm để tạo tiền đề cho các công đoạn xử lý tiếp sau Chưa đi sâu vào xử lý hoàn toàn nước ao nuôi cá tra 1.3 Mục... giữa các vi khuẩn tạo kết tụ polysaccharide và các chủng tương đồng di truyền Hình 4.18 Ảnh 6 chủng vi khuẩn qua kính hiển vi điện tử quét Hình 4.19 Đồ thị biểu di n tỉ lệ kết tụ của các vi khuẩn theo các giá trị pH Hình 4.20 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ kết tụ của các vi khuẩn theo các ion kim loại Hình 4.21 Tỉ lệ kết tụ cao nhất của các chủng vi khuẩn tuyển chọn Hình 4.22a Tỉ lệ kết tụ của các tổ hợp vi khuẩn . KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA VI KHUẨN TỔNG HỢP CHẤT KẾT TỤ SINH HỌC PHÂN LẬP TỪ CHẤT THẢI TRONG AO NUÔI CÁ TRA VÀ ỨNG DỤNG VÀO XỬ LÝ NƢỚC AO NUÔI CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU. của vi khuẩn tổng hợp chất kết tụ sinh học phân lập từ chất thải trong ao nuôi cá tra và ứng dụng vào xử lý nƣớc ao nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành nhằm tuyển chọn các. để kết tụ đạt tỉ lệ cao nhất. Đó cũng là những yêu cầu của đề tài: Khảo sát tính đa dạng di truyền của vi khuẩn tổng hợp chất kết tụ sinh học phân lập từ chất thải trong ao nuôi cá tra và ứng

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w