ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH HỌC HK II NĂM HỌC: 2010 – 2011 1.Nêu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da? ♦ Các hình thức rèn luyện da: - Tắm nắng lúc 8-9h. - Tập chạy buổi sáng. - Tham gia thể thao buổi chiều. - Xoa bóp. - Lao động chân tay vừa sức. ♦ Các nguyên tắc rèn luyện: - Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng. - Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người. - Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương. 2.Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh? ♦ Cấu tạo: - Bộ phận trung ương: +Não +Tuỷ sống - Bộ phận ngoại biên: +Dây thần kinh +Hạch thần kinh ♦ Chức năng: - Hệ thần kinh vận động: +Điều khiển hoạt động cơ vân +Là hoạt động có ý thức - Hệ thần kinh sinh dưỡng: + Điều khiển hoạt động cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản +Là hoạt động không có ý thức 3.Các tật của mắt? Nguyên nhân và cách khắc phục? - Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. - Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Các tật về mắt Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị - Bẩm sinh do cầu mắt dài - Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm thể thuỷ tinh phồng, mất khả năng dãn Đeo kính mặt lõm (kính phân kì) Viễn thị - Bẩm sinh do cầu mắt ngắn - Do thể thuỷ tinh bị lão hoá, mất tính đàn hồi, không phồng được Đeo kính lão (kính hội tụ) 4.So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện: Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện - Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện - Bẩm sinh - Bền vững - Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại - Số lượng hạn chế - Cung phản xạ đơn giản - Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống - Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) - Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện) - Dễ mất khi không củng cố - Không di truyền, mang tính chất cá thể - Số lượng không hạn định - Hình thành đường liên hệ tạm thời - Trung ương nằm ở vỏ đại não 5.Tính chất và vai trò của hoocmôn? ♦ Tính chất của hoocmôn: - Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một số cơ quan xác định. - Hoocmôn có tính sinh học cao. - Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. ♦ Vai trò của hoocmôn: - Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. - Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. 6.Ý nghĩa và biện pháp của giấc ngủ đối với sức khoẻ? ♦ Ý nghĩa: - Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể. - Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. ♦ Biện pháp: - Chỗ ngủ thuận lợi. - Không dùng chất kích thích: chè, cà phê… - Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ. 7.Trình bày cấu tạo của tai? - Tai ngoài: +Vành tai: hứng sóng âm +Ống tai: hướng sóng âm +Màng nhĩ: khuyếch đại âm - Tai giữa: +Chuỗi xương tai: truyền sóng âm +Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ - Tai trong: +Bộ phận tiền đình: thu nhận thông tin và sự chuyển động của cơ thể trong không gian +Ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm THE END . âm +Màng nhĩ: khuyếch đại âm - Tai giữa: +Chuỗi xương tai: truyền sóng âm +Vòi nhĩ: cân bằng áp su t hai bên màng nhĩ - Tai trong: +Bộ phận tiền đình: thu nhận thông tin và sự chuyển động của