đề cương sử HK2

7 276 0
đề cương sử HK2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai? So với chiến tranh thế giới thứ nhất có gì giống và khác nhau? * Nguyên nhân: - Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất lại tiếp tục nảy sinh - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản nhằm gây chiến tranh để chia lại thế giới - Chính sách thỏa hiệp, “dung dưỡng” của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh - Thế giới hình thành 3 khối đối lập nhau: Liên Xô, Anh – Pháp – Mĩ, phát xít * Giống nhau: cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa * Khác nhau so với Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô – nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới 2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới * Hội nghị Muy-ních - Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị: + 3/1938: Đức thôn tính Áo, sau đó, Hít-le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc + Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược + Anh – Pháp: tiếp tục thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức → 29/9/1938: Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước: Anh, Pháp, Đức, I- ta-li-a - Nội dung: Anh – Pháp kí Hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi thôn tính ở châu Âu - Ý nghĩa: + Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Anh – Pháp + Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh – Pháp – Mĩ và Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô * Sau Hội nghị Muy-ních - 3/1939: Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc - Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan - 23/8/1939: Đức kí với Liên Xô “Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau” Như vậy Đức đã phản bội lại Hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô 3. Quan hệ quốc tế dẫn đến chiến tranh thế giới 2. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức,Ý và Nhật đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít. Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. - Về thái độ của các nước đối với chủ nghĩa phát xít + Liên Xô: kêu gọi tất cả các nước chống phát xít nhưng đã bị Anh, Pháp, Mĩ khướt từ. + Anh, Pháp, Mĩ đều có chung mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Mặc dù vẫn lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế giới cầm quyền không liên kết với Liên Xô để cũng chống phát xít. Họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mạnh chiến tranh về phía Liên Xô. 4. Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào? * Nguyên nhân thành lập - Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít - Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng và khiến cho Mĩ – Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít * Sự thành lập: 1/1/1942: tại Oa-sinh-tơn, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) ra Tuyên ngôn Liên hợp quốc cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. → khối Đồng minh chống phát xít được thành lập • Ý nghĩa: việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại 5. Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai - Chủ nghĩa phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản bị tiêu diệt hoàn toàn, thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít - Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỉ đô la, nhiều thành phố, làng mạc, và nhiều cơ sở KT bị tàn phá → Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới Bài học của chiến tranh thế giới thứ 2: - Cần một tổ chức để duy trì hòa bình của thế giới. - Cần một bàn đàm phán để giải quyết những xung đột hay mâu thuẩn diễn ra. - Cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế và xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. - Ủng hộ người nghèo, khuyết tật và khó khăn. - Sử dụng ngoại giao hợp lý, để tránh các mau thuẩn, xung đột. - Mở rộng các hoạt động nhằm thắt chặt mối quan hệ giao hữu giữa các nước. 6. Tại sao chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị thất bại trong cuộc tấn công Liên Xô? - Cuộc chiến tranh xâm lược của Đức vào lãnh thổ Liên Xô là chiến tranh phi nghĩa, cuộc chiến tranh ấy vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Liên Xô - Mặc dù tổ chức tấn công Liên Xô bất ngờ nhưng Hồng quân Liên Xô đã chuẩn bị sẵn sàng để chống trả quyết liệt cuộc tấn công của quân đội Đức - Mặc dù Đức thực hiện “chiến tranh chớp nhoáng” nhưng thực tế đánh vào Liên Xô, Đức phải chấp nhận một cuộc chiến tranh kéo dài, dàn trải ở nhiều mặt trận 7. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp? Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. - Kinh tế: kinh tế lạc hậu và sa sút, nạn mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra, công thương nghiệp đình đốn, hàng hóa đắt đỏ và thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. - Quân sự: lạc hậu, không đảm bảo để bảo vệ chủ quyền của quốc gia. - Xã hội – ngoại giao: nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra Chính sách đối ngoại không khéo léo và phù hợp.  Mâu thuẩn xã hội ngày càng lên cao và làm rạng nứt khối đoàn kết dân tộc. Nhà Nguyễn lâm vào con đường khủng hoảng một cách trầm trọng. 8. Tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? - Đà Nẵng là cảng nước sâu nên tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng - Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam - Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân Kitô, chúng hi vọng được giáo dân ủng hộ - Nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ chia cắt Việt Nam thành 2 miền → dễ dàng thực hiện chính sách chia để trị của Pháp 9. Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì? - Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh. - Xa kinh đô Huế sẽ tranh được sự tiếp viện của triều đình Huế. - Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình. - Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông. - Pháp phải hành động gấp, vì: TB Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn. 10. Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? - Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. - Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. 11. Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn Có thể nói rằng việc nước ta rơi vào tay pháp lúc bấy giờ có một phần trách nhiệm rất lớn của nhà Nguyễn. Chính nhà nguyễn đã tạo cơ hội cho Pháp vào nước ta khi Nguyễn ánh đã thông qua Bá Đa Lộc nhờ Pháp tiêu diệt quân Tây Sơn, qua đó mở đường cho Pháp vào nước ta. Mặt khác, khi Pháp đánh vào nước ta, quân đội triều đình kháng cự rất yếu ớt và nhanh chóng tan rã, nhà Nguyễn lại luôn mang tư tưởng cầu hòa thương thuyết với giặc (qua 4 bản Hiệp ước từ 1862 đến 1884), còn chưa chủ động đánh giặc (tiêu biểu là trận đồn Chí Hòa bị vỡ). Nội bộ triều đình lại không thống nhất với nhau, nhà Nguyễn không tìm cách canh tân đất nước khiến kinh tế đất nước suy sụp nghiêm trọng và rơi vào tình trạng yếu kém về tiềm lực quân sự, không đủ sức kháng giặc, qua đó dẫn tới việc Pháp đã chiếm được nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Patonot chính thức đầu hàng giặc. Mặc dù vậy, trong triều đình vẫn còn có những người yêu nước, đã chiến đấu hết mình vì nước, tiêu biểu là Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Hoàng Diệu 12. Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương? - Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn lan rộng khắp 4 tỉnh Bắc – Trung Kì - Thời gian tồn tại: hơn 10 năm - Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số - Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Than – Nghệ – Tĩnh - Tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. Tính chất của cuộc khởi nghĩa đã có sự thay đổi: đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn đơn thuần chỉ là xung đột giữa đế quốc và phong kiến - Chế tạo được vũ khí tối tân: súng trường theo mẫu Pháp - Có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập nhiều chiến công gây cho địch nhiều tổn thất - Huy động được sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân - Về quân sự: biết vận dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giao chiến với địch - Khởi nghĩa Hương Khê thất bại là mốc đánh dấu kết thúc phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương 13. . Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX? * Nguyên nhân thất bại - Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp. - Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau. - Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy…) - Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta… * Bài học kinh nghiệm: - Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. - Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa. - Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương. 14. . Nêu đặc điểm chung và nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương. * Đặc điểm chung: - Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi. - Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước. - Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến. - Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số. - Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang. - Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã thất bại. * Nguyên nhân thất bại: - Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. - Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị hạn chế. - Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch. - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị quân Pháp đàn áp. - Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi choo cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng. → Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. 15. Hãy nêu tính chất, ưu, nhược điểm của phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX? * Tính chất: - Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, chủ yếu là nông dân nổ ra lẻ tẻ, tự phát - Tầng lớp sĩ phu là lực lượng đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh. Mục đích của họ là đánh đuổi quân xâm lược để khôi phục nhà nước phong kiến đã sụp đổ * Ưu điểm: - Nổ ra kịp thời, sôi nổi vì một động cơ chung là đánh Pháp, cứu tổ quốc - Quy mô phong trào rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo - Nghĩa quân biết lợi dụng điều kiện địa lí hiểm yếu và dùng chiến thuật du kích để đối phó với một lực lượng lớn mạnh hơn gấp nhiều lần * Nhược điểm: - Thiếu tổ chức và lãnh đạo không thống nhất - Hậu cần thiếu thốn, trang bị vũ khí thô sơ - Thiếu một lực lượng lãnh đạo kiên định, tiên tiến dẫn đường Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX mặc dù hết sức oanh liệt nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Tuy vậy, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc ta 16. Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng vận động và cải cách đầu thế kỉ XX * Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản. * Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách. PHAN BỘI CHÂU PHAN CHÂU TRINH Chủ trương -“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập. -“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam. - Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập - Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. Biện pháp - Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước - Bạo động, ám sát. - Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. - Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí. - Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan. 17. So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh GIỐNG: - Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. - Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”. -kết quả : đều ko thành công -ý nghĩa : tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới - kẻ thù : thực dân Pháp KHÁC: *PBC: -Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du -Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. - Con đường cứu nước của Phan Bội Châu là: "cứu nước để cứu dân" *PCC: -nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”( Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục ) -chủ trương:gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trươngư cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế đđộ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. - con đường cứu nước của Phan Châu Trinh là: "cứu dân để cứu nước" . Xô, Anh – Pháp – Mĩ, phát xít * Giống nhau: cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa * Khác nhau so với Chiến tranh thế giới. thế kỉ XX * Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải. định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít - Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000

Ngày đăng: 01/02/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan