1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Văn học và Cách mạng Lép Trốtxki

428 220 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LÉP TRỐTXKI Văn học và Cách M ạng TỦ SÁCH NGHIÊN CỨU 2000 Lép Trốtxki: Văn học và cách mạng Nguyên tác: ЛЕВ ТРОЦКИЙ: ЛИТЕРАТУРА И РЕВОЛЮЦИЯ (MOCKBA, 1924) Tủ sách Nghiên cứu dịch theo bản tiếng Pháp: Léon Trotsky: Littérature et révolution Nhà xuất bản Julliard, Paris 1964 In lần thứ nhất tại Pháp, 2000 Tủ sách Nghiên cứu giữ bản quyền ấn bản Việt ngữ Vietnamese Copyright © 2000 by Tủ sách Nghiên cứu TỦ SÁCH NGHIÊN CỨU Boite Postale 246 75224 Paris Cedex 11 FRANCE LỜI CÁM ƠN Cuốn sách này được ra đời nhờ sự cộng tác và góp s ức của một tập thể anh em, gồm có những người trốt -kít và những người không xu hướng đảng phái chính trị; trong số đó, có người ở Việt Nam, có người ở Pháp, có người ngụ cư ở Đông Âu. Mặc dầu ở cách xa nhau hàng ngàn cây số, họ đã liên lạc, phân công và hợp tác với nhau trong việc dịch thuật, hiệu đính, chỉnh lý, sửa chữa bản thảo và in ấn. Thay mặt bộ biên tập Tủ sách Nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành cám ơn hết thảy các bạn và mong rằng sự hợp tác này sẽ tiếp tục để những tác phẩm khác của Trốtxki có điều kiện ra mắt đông đảo độc giả, theo chương tr ình đã ấn định. Paris, tháng Tư năm 2000 Hoàng Khoa Khôi 5 LỜI GIỚI THIỆU Văn học và cách mạng là một tác phẩm quan trọng của Lép Trốtxki, bao gồm những bài viết về văn hóa và văn học. Là một nhà cách m ạng chuyên nghiệp vào đầu thế kỷ XX, đồng thời cũng là một cây bút nổi tiếng, một diễn giả hùng biện có sức thuyết phục, Trốtxki là một người am hiểu và say mê nghệ thuật. Vì thế, quan điểm của ông rất đáng được quan tâm trên cả các vấn đề văn học cũng như cách m ạng. Ngày nay, khi nh ắc đến Trốtxki, do tác động của thời gian và do ảnh hưởng của những nguồn thông tin thất thiệt, đa số những người ít quan tâm đến chính trị chỉ biết đến ông như một nh à cách mạng cực tả, người đề xướng và chủ trương ‘‘cách mạng hoàn cầu’’ không ng ừng nghỉ. Thậm chí, vì không hiểu một cách thấu đáo thuyết ‘‘cách m ạng thường trực’’ do Trốtxki khởi thảo, một học thuyết mác-xít có tác động rất lớn đến các cuộc cách mạng Nga đầu thế kỷ XX, nhiều người còn coi ông là một kẻ quá khích. Thêm vào đó, mặc dù rất được biết đến trong giới trí thức phương Tây, Trốtxki vẫn là một khuôn mặt khá xa lạ đối với độc giả Việt Nam bởi một lẽ đơn giản: những trước tác của ông không hề được ấn hành tại các quốc gia cộng sản ‘‘hiện thực’’. Ngược lại, sự nghiệp của Trốtxki lại thường xuyên là đề tài ch ỉ trích, bôi nhọ của chính quyền tự nhận là ‘‘cộng sản’’ này. Trong bài gi ới thiệu sơ lược này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh nổi tiếng trong sự nghiệp của Trốtxki: hoạt động cầm bút của ông. Để khỏi đi quá xa đề tài, chúng tôi cũng xin khoanh vùng với tác phẩm Văn học và cách mạng, cùng sự phát triển của những quan niệm phê bình và lý luận văn học của Trốtxki 1 .  Không thể thấu hiểu tường tận, cũng như không thể đánh giá chính xác nội dung và giá trị của Văn học và cách mạng, nếu chúng ta không điểm lại một số nét cơ bản của đời sống chính trị và văn hóa nước Nga sau cách mạng tháng Mười. Chính biến tháng Mười năm 1917 và cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài bốn năm sau đó đã đưa nước Nga từ một quốc gia có chế 1 - Có thể tham khảo một số chi tiết về văn nghiệp của Trốtxki trong Lời nói đầu hồi ký Đời tôi (tập 1), Tủ sách Nghiên cứu xuất bản năm 1998. LỜI GIỚI THIỆU 6 độ quân chủ mục nát, sự phát triển tư bản kém cỏi, thành một nước đầu ti ên trên thế giới tiến theo mô hình của chủ nghĩa xà hội. Nhưng cạnh đó, những thiệt hại, tổn thất khủng khiếp về người và của đã làm nước Nga - Xô-viết suy sụp về kinh tế và lung lay về chính trị, khiến Lênin và ban lãnh đạo bôn-sê-vích phải tạm ngừng bước và áp dụng chính sách Tân kinh tế (N.E.P.). Trong những năm 1921-1928, song song v ới việc nới rộng phạm vi các thành phần kinh tế và khuyến khích nhân dân (đặc biệt l à nông dân) hoạt động kinh tế có hiệu quả, mối tương giao đồng thuận ở một mức độ nhất định giữa ban lãnh đạo đảng bôn -sê-vích và giới trí thức cũng được thiết lập và duy trì, nhiều nhân tố ‘‘cởi mở’’ xuất hiện trong lĩnh vực báo chí và phát hành sách v ở. Nhờ đó, đời sống văn hóa - tinh thần hết sức đa dạng và màu sắc của nước Nga đã có những năm tháng phát triển rực rỡ. Dường như là một hệ quả của N.E.P., trong thập ni ên 20, nền văn học Nga đ ã phát triển đến mức cực thịnh với vô số những xu hướng, những trường phái v à tổ, nhóm khác nhau. Cho đến ngày nay, gi ới nghiên cứu vẫn thống nhất cho rằng ‘‘những năm 20’’ là đỉnh cao chói lọi nhất của nền văn học Nga thế kỷ XX, với những tên tuổi lớn, mang tầm vóc quốc tế như Baben, Blốc, Exênhin, Maiacốpxki, Bungacốp, Paxtécnắc, Manđenstam, Pinniắc, Scơlốpxki, Dôsencô, Akhơmatôva, Damiatin Về sau, giới nghi ên cứu văn học sử gọi đây là thời kỳ thử nghiệm của nền văn học Liên Xô. Nói m ột cách chính xác, ‘‘những năm 20’’ - thời kỳ ‘‘hoàng kim ’’ của văn học Nga - Xô-viết - kéo dài chừng một thập niên rưỡi kể từ cuộc cách mạng tháng Hai 1917 đến năm 1932, khi Hội Nhà văn Xô-viết được thành lập theo chỉ thị của tổng bí thư Xtalin, chấm dứt khoảng thời gian các văn nghệ sĩ tương đối được ‘‘thả lỏng’’, được tự do thành lập các tổ, nhóm văn học, được theo đuổi các trường phái, khuynh hướng khác nhau. Mốc thời gian 1932 cũng đánh dấu sự độc tài hóa toàn diện của chính quyền xta-lin-nít trên các ban ngành nghệ thuật và văn hóa, chuẩn bị cho hai thập kỷ đen tối nhất trong lịch sử Liên Xô - mở đầu với việc lãnh tụ cộng sản Kirốp bị ám sát (1934) và k ết thúc bằng cái chết của nhà độc tài Xtalin (1953) -, với nhiều hậu quả vô cùng tai hại trong suốt những năm dài sau đó. Đọc tác phẩm Văn học và cách mạng, độc giả có thể có một khái niệm tương đối rõ nét về đời sống văn học Nga thời kỳ này.  Sự ra đời của Văn học và cách mạng, cũng như của hàng loạt bài viết, khảo luận của Trốtxki trong thời điểm những năm đầu của thập niên 20, không phải là ngẫu nhiên. Cuối năm 1920, đầu 1921, sau LỜI GIỚI THIỆU 7 khi bị thiểu số trước Lênin trong cuộc tranh luận về vấn đề nghiệp đoàn tại Đại hội X đảng Cộng sản (bôn -sê-vích) Nga, hoạt động chính trị của Trốtxki có phần bị chững lại. Đồng thời, phù hợp với sở trường văn hóa của T rốtxki, có một dự tính đưa ông lên cương vị lãnh đạo những cơ quan có vai trò tối quan trọng trong chính sách văn hóa của đảng bôn -sê-vích, kể cả việc thay thế dân ủy Văn hóa Lunatrácxki. Rốt cục, những dự tính trên đã không thành; tuy vậy, vào đầu thập niên 20, Trốtxki vẫn giữ vị trí của một chính trị gia có thẩm quyền của đảng bôn -sê-vích trong các vấn đề văn hóa. Cuối năm 1922, từ ngày Lênin lâm trọng bệnh, Trốtxki gặp nhiều thất bại trong chính trị, cụ thể là thất bại trước Xtalin cùng Camênhép và Dinôviép, hai c ộng sự thuộc bộ ‘‘tam mã’’ của Xtalin. Khi đó, Trốtxki quyết định d ùng vũ khí văn hóa và tư tưởng để đáp lại những đối thủ của ông trong nội bộ đảng. Đây là một lĩnh vực mà ‘‘ nhà nghệ sĩ của cách mạng’’ - cái tên phương Tây đặt cho Trốtxki, để đá nh giá vai trò lãnh đạo của ông trong các cuộc cách mạng 1905 và 1917 - hầu như không có đối thủ. Và quả thực, sự tái hồi của Trốtxki trên vai trò một nhà phê bình và lý luận văn học sáng giá vào đầu thập niên 20 đã gây tiếng vang lớn, bù lại sự kiện từ năm 1917 trở đi, ông được biết đến nhiều hơn trong những vấn đề chính trị cấp thời. Trốtxki đã tiếp nối công trình của mình từ những năm trước cách mạng tháng Mười, với nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá cao. Đây cũng l à giai đoạn Trốtxki có nhiều thời gian để đọc, để nghiên cứu, để viết lách, tức là tiếp tục những sở thích, đam mê từ thuở thiếu thời mà trong hoàn cảnh nội chiến, trên cương vị dân ủy Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ông đã không có điều kiện theo đuổi. Dựa trên những trang hồi ký được viết đều đặn trong những năm Thế chiến thứ nhất, năm 1923, nguyệt san Đất hoang đỏ (Krasnaia Nov) của Vôrônxki - tạp chí văn học có uy tín và chất lượng nhất trong thập niên 20 ở Liên Xô - đã đăng tải hồi tưởng của Trốtxki về những ngày tháng tù đày ở Tây Ban Nha và chuyến viễn du cưỡng bức qua bờ bên kia Thái Bình Dương 1 . Ông cũng cho in kỷ niệm về những cuộc gặp gỡ của ông với Lênin và ban biên tập tờ báo Tia lửa giai đoạn 1902-1903 trong một bài viết có giá trị văn học (Lênin và tờ ‘‘Tia lửa’’ cũ, 1924). Theo đề nghị của nhiều nhà xuất bản, Trốtxki còn đều đặn viết lời giới thiệu, lời nói đầu cho một số tác phẩm văn học, như trường ca Mười hai của thi hào Blốc và cuốn Tuần lễ của nhà 1 - Về sau, Trốtxki đã đưa phần này vào hồi ký Đời tôi (xin xem Đời tôi tập 1, chương XXI: Qua Tây Ban Nha). LỜI GIỚI THIỆU 8 văn ‘‘vô sản’’ Libêđinxki. Cạnh đó, loại bài khảo cứu và tổng kết tình tr ạng thất học của nước Nga sau cách mạng của Trốtxki, được in năm 1923 với tựa đề Văn hóa và những vấn đề của đời sống thường nhật , c ũng có giá trị về mặt văn chương và chứa đựng nhiều thông tin về xã h ội học. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất của Trốtxki trong nền văn nghệ và trong giới văn nghệ sĩ Nga - Liên Xô sau cách mạng tháng Mười, l à ở cuốn Văn học và cách mạng, một tác phẩm vừa có tính nghiên cứu lịch sử văn học, vừa mang tính phê bình và lý luận văn học mà độ c giả đang cầm bản dịch Việt ngữ trong tay.  Tác phẩm quan trọng này đã ra đời như thế nào? T ừ năm 1921, Trốtxki đã viết nhiều bài biên khảo dài hơi, có giá trị, đăng trên tờ Sự thật (Pravda) và những tạp chí chuyên luận khác, về cái gọi là ‘‘nền văn hóa mới’’ cùng những đặc tính, triển vọng lịch sử của nó. Trong các bài viết mang tính phân tích về những vấn đề mới nảy sinh trong gia đình, tôn giáo, thông tin đại chúng và đời thường, dựa trên cơ sở truyền thống triết học Plêkhanốp, Trốtxki nhắc đến khả năng khởi thảo những giá trị nhân văn trong hoàn cảnh của ‘‘thời kỳ chuyển tiếp’’. Đối lập với sự thống trị thô thiển của chính trị, ông tìm cách xác định vị trí của nền văn hóa trong xã hội mới. Năm 1923, Trốtxki chỉnh lý và cho ấn hành trong một cuốn sách riêng biệt loạt bài về văn hóa và các nhà văn, nhà thơ Nga. Trong sách, ông loại bỏ một số đoạn không ‘‘đều tay’’, một số nhận định vội vã, có phần thô bạo. Mang tựa đề Văn học và cách mạng, tác phẩm nói trên đ ã gây tiếng vang lớn và được tái bản có bổ sung ngay trong năm sau (1924). Trốtxki là một cây bút có tài luận chiến sắc sảo, được giới văn sĩ c ùng thời đánh giá rất cao. Có thể nói toàn bộ Văn học và cách m ạng cũng là một tác phẩm mang tính luận chiến: ở đây, quan niệm về cách mạng văn hóa (hay văn hóa của cách mạng) của ông đã luận chiến với các trào lưu cách mạng khác của thời đại bấy giờ. Tính luận chiến ấy đã thể hiện rõ nét ngay trong Lời nói đầu của Văn học và cách mạng. Trái với quan niệm của nhiều người sống cùng thời, chủ trương đoạn tuyệt hoàn toàn với nền ‘‘văn hóa tư sản’’ c ũ, thối nát, vô giá trị, hô hào cổ động cho sự hình thành của một nền ‘‘văn hóa vô sản’’ mới của những người lao động ít học thức, Trốtxki cho rằng ‘‘sẽ là một sai lầm căn bản nếu chúng ta đối lập văn hóa tư sản và nghệ thuật tư sản với văn hóa vô sản và nghệ thuật vô sản’’ bởi lẽ ‘‘không bao giờ có những thứ đó (văn hóa và nghệ thuật vô sản) LỜI GIỚI THIỆU 9 bởi vì chế độ vô sản chỉ là giai đoạn chuyển tiếp tạm thời. Ý nghĩa lịch sử và tinh thần cao cả của cách mạng vô sản là ở chỗ nó đặt nền móng, không phải cho một thứ văn hóa giai cấp mà cho một nền văn hóa đầu ti ên, thật sự là của con người’’. Nói m ột cách khác, ở đây, Trốtxki đã bác bỏ hoàn toàn khái ni ệm ‘‘văn hóa vô sản’’ của những kẻ lạc quan tếu. Hơn nữa, ông còn kh ẳng định rằng giai cấp vô sản, trong thời kỳ thực hiện nền chuyên chính vô s ản, chưa có điều kiện và khả năng kiến tạo một nền văn hóa mới; nền văn hóa ấy chỉ có thể được hình thành vào những giai đoạn phát triển về sau. Vào thời ấy, Lênin cũng có ý kiến tương tự khi ông phê phán gay gắt mọi thứ ngôn từ ba hoa và hoa mỹ về ‘‘văn hóa vô sản’’ và ông nhấn mạnh: trước hết, phải tiến hành một cuộc cách mạng trong văn hóa. Nhưng, xét về thực chất, khi chống lại những người chủ trương ‘‘ văn hóa vô sản’’, Trốtxki đứng trên một bình diện khác: vô hình chung, ông đã lặp lại chủ thuyết chính trị của cá nhân ông trên khía cạnh văn hóa, theo đó không thể xây dựng thành công ch ủ nghĩa xã hội trong phạm vi một quốc gia riêng biệt. Điều này đã được Trốtxki nhắc lại một cách rõ rệt trong bài viết 1 tưởng niệm thi hào Maiacốpxki vào năm 1930: ‘‘Maiacốpxki đã không thể trở thành người sáng lập trực tiếp nền văn hóa vô sản, cũng bởi lý do khiến chủ nghĩa xã hội không thể xây dựng được trong phạm vi một nước độc nhất’’. C ũng theo Trốtxki, trong giai đoạn chuyển tiếp, đường lối văn hóa và nghệ thuật của đảng bôn -sê-vích ‘‘có thể (và phải) hướng vào mục tiêu sau đây: giúp những nhóm và những trường phái nghệ thuật chấp nhận cách mạng nắm bắt được đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng, và sau khi đặt họ trước mục tiêu dứt khoát: theo cách mạng hay chống lại cách mạng, chúng ta phải đảm bảo cho họ quyền tự do toàn diện trong lĩnh vực nghệ thuật’’. Đây là một ý kiến rất cấp tiến trong nội bộ ban lãnh đạo đảng bôn-sê-vích lúc bấy giờ. Đảo qua một lượt về tình hình các nhóm văn học Nga đương thời, Trốtxki cho rằng ‘‘cần có một ý thức mới’’ cho nền nghệ thuật mới, một nền nghệ thuật - theo ông - ‘‘không đi đôi với chủ nghĩa thần bí, [ ] chủ nghĩa lãng mạn, [ ] chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa hoài nghi ’’ và ‘‘có tính hiện thực, tích cực, tập thể một cách thiết yếu và chan ch ứa niềm tin vô hạn vào tương lai’’. Dựa trên quan điểm mỹ học đó, trong các chương sách sau, Trốtxki đã đi vào mổ xẻ nền văn học Nga bằng cách lần lượt phân tích các xu hướng, các phe nhóm văn 1 - Xin xem bài Về vụ tự sát của Maiacốpxki trong phụ lục Văn học và cách m ạng. LỜI GIỚI THIỆU 10 học, gợi tìm đặc trưng xã hội của chúng và đánh giá chúng thông qua mối quan hệ giữa chúng và cách mạng. Liên tục trong năm chương sách đầu của Văn học và cách m ạng, Trốtxki đã tìm cách hệ thống hóa các khuynh hướng văn học ở Nga, phân loại và đặt chúng dưới những tiêu chí văn học và chính trị. Ở đây, ít nhiều, ông đ ã dựa trên trực giác chủ quan và sở thích cá nhân của mình. Trốtxki coi Biêlưi, Damiatin và Rôdanốp là những nhà văn ‘‘ngoài Tháng Mười’’, coi Anđrâyép (nhà văn cổ điển Nga vốn được ông yêu thích thời thanh niên), Akhơmatôva (nữ thi sĩ lớn nhất trong lịch sử văn học Nga), Dinaiđa Ghippiux (nữ sĩ trường phái tượng trưng) thuộc về nền nghệ thuật ‘‘ trước tháng Mười’’, hay ‘‘bên lề Tháng Mười ’’. Trốtxki cũng không có thiện cảm với nhiều nhà văn, nhà thơ, triết gia nổi tiếng của nước Nga, v ì các lý do này khác, phải chọn cuộc sống lưu vong sau cách mạng, như Bécđaiép, Bunhin, Mêrêgiơcốpxki, Triricốp, Banmôn, Anđanốp ; đối với họ, nhiều khi Trốtxki đã dùng những lời lẽ đánh giá gay gắt, không thỏa đáng. Đọc lại những chương sách này của Trốtxki, độc giả ng ày nay có th ể cảm thấy khó hiểu, trước nhiều nhận định có phần giáo điều v à vội vã của tác giả. Nhưng có lẽ đó không phải (chỉ) là lỗi của ông: vài năm sau khi cách mạng tháng Mười thắng lợi v à vài tháng sau khi nước Nga - Xô-viết vượt qua những gian nan thời nội chiến, có một khuynh hướng chung, phản ánh tâm thức của người chiến thắng, rất phổ biến trong nền văn học và nghệ thuật Liên Xô, theo đó, cần phải loại bỏ mọi giá trị tinh thần ‘‘ngoài Tháng Mười’’, ‘‘trước Tháng Mười ’’, ‘‘tư sản’’, và chỉ cho phép những gì thuộc về ‘‘vô s ản’’, ‘‘công nhân’’ Dựa trên cơ sở ý thức hệ, có lúc Trốtxki không thể vượt qua những hạn chế khó tránh khỏi của thời đại ông sống, nhưng nhiều khi, chất ‘‘nghệ sĩ’’ và con mắt tinh tường của ông đã khi ến ông có được những quan niệm bao dung, chuẩn xác hơn đa số các chính trị gia phụ trách văn học của đảng bôn-sê-vích. Đó là trường hợp của các văn nghệ sĩ ‘‘bạn đường’’, một khái niệm do Trốtxki đề xướng năm 1922, rất hay được nhắc đến trong đời sống văn hóa Xô- vi ết thập niên 20. Tr ốtxki đã dành một chương riêng và tỉ mỉ để phân tích một cách kỹ lưỡng quan niệm của ông về ‘‘những người bạn đường văn học của cách mạng’’. Theo ông, đó là những nghệ sĩ ngoài đảng, không chống lại chính quyền mới, thậm chí chấp nhận thể chế Xô-viết và ‘‘đi cùng đường’’ với những người bôn-sê-vích ở một mức độ nhất định. Đa số những nhà văn ‘‘ bạn đường’’ đều ở độ tuổi 20-30 khi cách m ạng diễn ra, họ ‘‘không có quá khứ tiền cách mạng’’, ‘‘không có thái độ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ’’ và nghệ thuật của họ [...]... thơ và cách mạng (hay như cách ông thường diễn đạt: giữa nhà thơ và ‘‘Tháng Mười’’) và do đó, ông chưa dành một vị trí thỏa đáng cho Blốc, khi tuyên bố Blốc ‘‘hoàn toàn thuộc về nền văn học trước Tháng Mười’’ và kiệt tác Mười hai ‘‘không phải là thơ của cách mạng ’, mà mới chỉ là ‘‘tác phẩm tuyệt mệnh của nghệ thuật cá nhân chủ nghĩa đi về với cách mạng ’ Một điều đáng chú ý là trong Văn học và cách mạng, ... tiên của Văn học và cách mạng, nhưng đôi khi được Trốtxki cho vào những lần tái bản về sau và thường được nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đưa vào những bản dịch ở nước ngoài sau khi Trốtxki đã qua đời Gom góp những bài viết đó vào bản dịch nguyên tác Văn học và cách mạng, chúng tôi mạo muội tin rằng nếu số phận để Trốtxki sống thêm được ít năm nữa, thế nào ông cũng có dịp chỉnh lý lại cuốn sách và bổ... cuộc cách mạng, và sau khi đặt họ trước mục tiêu dứt khoát: theo cách mạng hay chống lại cách mạng, chúng ta phải đảm bảo cho họ quyền tự do toàn diện trong lĩnh vực nghệ thuật VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG 30 Lúc này, cách mạng mới chỉ được phản ánh từng phần trong nghệ thuật, cho đến khi nhà nghệ sĩ thôi không còn coi cách mạng như một tai biến bên ngoài, và ở những nơi mà hội các văn nghệ sĩ cũ và mới trở... văn học cổ Điều hiển nhiên là các nhà văn ca tụng nông dân không hề xuất thân trực tiếp từ nông dân Sẽ không có họ nếu không có nền văn học trước đó của giới quí tộc và tư sản, nền văn học mà họ là những người đại diện cho hướng tiểu VĂN HỌC VÀ CÁCH MẠNG 29 phát Hiện nay, toàn thể bọn họ đang tìm cách hòa đồng vào xã hội mới Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ nghĩa vị lai cũng là con cháu của nền văn học. .. ngay cả những sách vở chống phá Trốtxki cũng phải chịu chung số phận đó! 2 - Ngay vào thời ‘‘cải tổ’’ và ‘‘công khai’’ ở Liên Xô, các sử gia, các nhà nghiên cứu nước này vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi họ muốn mượn cuốn Văn học và cách mạng trong thư viện 3 - Iuri Bôrép: Mỹ học Trốtxki (1991) Đây là lời giới thiệu bản tiếng Nga Văn học và cách mạng, do Nhà xuất bản Văn học Chính trị ấn hành (Mátxcơva,... Xô, nền văn hóa mới nói chung và văn học Xô-viết nói riêng, chỉ có thể hình thành với những mâu thuẫn nội tại và những phiến diện nặng nề Trong Văn học và cách mạng, Trốtxki cũng chỉ ra điều đó Ông thấy rõ rằng sau những tàn phá nặng nề của chiến tranh và cách mạng, giai cấp vô sản Nga chỉ mới lớn mạnh về mặt chính trị, mà chưa hề có được một học thức cần thiết, cũng như chưa hề có được phong cách trong... Vôrônxki, nhà phê bình và tổ chức đại tài của phong trào văn học mới ở nước Nga sau cuộc nội chiến, ‘ văn học vô sản’’ chỉ là một khái niệm tầm phào rỗng tuếch vì ‘‘trong nền văn học này hầu như không có công nhân, tức là người công nhân liên quan đến sản xuất [ ] Trong văn xuôi, hoàn toàn không có công nhân’’ Trong Văn học và cách mạng, Trốtxki cũng thẳng thắn khẳng định: ‘‘Nghệ thuật cách mạng mà chỉ có... của Trốtxki về văn học, trong đó có ‘ văn học vô sản’’, không thay đổi nhiều so với thời kỳ năm 1923, khi ông cho in Văn học và cách mạng Nhưng cần nhấn mạnh một điểm: sau những thăng trầm trong đời sống chính trị và đời sống thường nhật, khi không còn bị bó buộc trong khuôn khổ một thể chế, một đảng phái nhất định, khi đã có dịp chiêm nghiệm lại mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, văn nghệ và cách. .. 1907-1908, sự tư sản hóa giới trí thức và nền văn học đã mở hết tốc độ Chiến tranh đã chấm dứt quá trình này trong tinh thần ái quốc Cách mạng đã lật đổ giai cấp tư sản và sự kiện quyết định này đã ùa vào văn học Thứ văn học xoay quanh cái trục tư sản không còn nữa Những gì ít nhiều còn tồn tại được trong lĩnh vực văn hóa - điều này đặc biệt càng đúng trong lĩnh vực văn học - đã và còn đang loay hoay tìm ra... tiến của sân khấu, về cách tân ngôn ngữ văn học, về phong cách kiến trúc v.v ’’, ‘‘Đảng không thể đứng vào lập trường của một câu lạc bộ văn học Đảng không thể và không cần làm thế’’, ‘‘dưới một chế độ cảnh giác cách mạng, đối với nghệ thuật, [đảng] phải có một đường lối chính trị rộng rãi và mềm dẻo, tránh xa mọi cuộc tranh cãi của các câu lạc bộ văn học ’ Ngay vào năm 1923, Trốtxki đã nhận thấy . LÉP TRỐTXKI Văn học và Cách M ạng TỦ SÁCH NGHIÊN CỨU 2000 Lép Trốtxki: Văn học và cách mạng Nguyên tác: ЛЕВ ТРОЦКИЙ: ЛИТЕРАТУРА И РЕВОЛЮЦИЯ (MOCKBA,. Khôi 5 LỜI GIỚI THIỆU Văn học và cách mạng là một tác phẩm quan trọng của Lép Trốtxki, bao gồm những bài viết về văn hóa và văn học. Là một nhà cách m ạng chuyên nghiệp vào đầu thế kỷ XX, đồng. toàn bộ Văn học và cách m ạng cũng là một tác phẩm mang tính luận chiến: ở đây, quan niệm về cách mạng văn hóa (hay văn hóa của cách mạng) của ông đã luận chiến với các trào lưu cách mạng khác

Ngày đăng: 23/06/2015, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w