Một số câu hỏi về viết ví dụ

2 407 0
Một số câu hỏi về viết ví dụ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN Kinh nghiệm của một số nhà chuyên môn và thực tế soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm cho thấy, câu hỏi trắc nghiệm phải đạt các yêu cầu sau: 1. Đối với phần dẫn 1) Câu dẫn phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, không nên dùng quá nhiều mệnh đề. Trong một câu dẫn chỉ nên thông báo một ý, không được nêu nhiều ý. 2) Nên ít dùng dạng phủ định. Nếu dùng thì nên in nghiêng chữ “không” 3) Nên viết dưới dạng một phần của câu, khi ghép với một ý trong số các ý lựa chọn sẽ trở thành một câu hoàn chỉnh. Chỉ trong trường hợp muốn nhấn mạnh, mới dùng câu hỏi. 2. Đối với phần lựa chọn 1) Chỉ nên có 4 -5 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng, hoặc đúng nhất. 2) Các phương án “nhiễu” (câu sai so với phần “gốc”, còn gọi là “câu mồi”) phải có vẻ hợp lí và hấp dẫn HS, nghĩa là có một yếu tố đúng nào đó mà học sinh phải cân nhắc kỹ và so sánh với các lựa chọn khác. 3) Các “phần lựa chọn”, hoặc “câu lựa chọn” phải được viết tương đương về hình thức, theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, chỉ khác nhau về nội dung. Để tránh tiết lộ các câu trả lời đúng, hoặc sai một cách vô tình, phải l¬ưu ý các trường hợp sau: - Tránh diễn tả câu lựa chọn đúng một cách đầy đủ, còn các câu nhiễu thì vắn tắt làm độ dài giữa câu đúng và câu sai có sự phân biệt. 1 - Câu lựa chọn đúng và câu nhiễu phải có độ khó như¬ nhau, sử dụng các danh từ khó ngang nhau. - Tránh dùng những câu có ý trùng nhau. 4) Không dùng phương án: “Tất cả đều đúng”, hoặc “Tất cả đều sai”. 5) Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện một ưu tiên nào đó đối với vị trí của phương án đúng. 3. Đối với cả hai phần 1) Bảo đảm để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả. 2) Trong bài trắc nghiệm, không được để cho câu hỏi này trở thành đáp án, hoặc gợi ý trả lời cho câu hỏi khác. 3) Các câu hỏi phủ định, hoặc khẳng định nên được sắp xếp xen kẽ nhau để tăng tính khách quan. 4) Ngoài câu hỏi kiểm tra kiến thức, cần phải có câu hỏi đánh giá kỹ năng địa lý (sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng thống kê, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ, lát cắt ). N.Đ.V 2 . MỘT SỐ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN Kinh nghiệm của một số nhà chuyên môn và thực tế soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm cho thấy, câu hỏi trắc nghiệm. chữ “không” 3) Nên viết dưới dạng một phần của câu, khi ghép với một ý trong số các ý lựa chọn sẽ trở thành một câu hoàn chỉnh. Chỉ trong trường hợp muốn nhấn mạnh, mới dùng câu hỏi. 2. Đối với. câu lựa chọn” phải được viết tương đương về hình thức, theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, chỉ khác nhau về nội dung. Để tránh tiết lộ các câu trả lời đúng, hoặc sai một

Ngày đăng: 23/06/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan