một số câu hỏi về kinh tế vùng cao việt nam. tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất...
Một số câu hỏi về kinh tế vùng cao Việt Nam. Câu 8 : Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số Việt Nam. 1. Đặc điểm về kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam: - Hoạt động kinh tế truyền thống các dân tộc Việt Nam có kinh tế sản xuất: hoạt động trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, chăn nuôi, kinh tế tự nhiên gắn với săn bắn, hái lượm, đánh cá. Trong hoạt động kinh tế các dân tộc người Việt Nam chủ yếu là lấy kinh tế sản xuất mà nông nghiệp là loại hình kinh tế chủ đoạ. - Đối với loại hình kinh tế nông nghiệp của các dân tộc Việt Nam là: canh tác nương rẫu, và canh tác ruộng nước. + Canh tác nương rẫy (ở các cư dân miền núi - khô): Đây là phương pháp đốt rừng, gieo cấy: tiến hành chặt cây đốt rừng, canh tác trên mặt đất được chặt đốt đó. (người Thái gọi nương rẫy là hẫy). Theo kinh nghiệm của người Việt Nam thì một mảnh đất canh tác tối đa chỉ là 3 vụ. Năng suất của cây trồng trên nương rẫy thường không ổn định, vì nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đồng thời phụ thuộc và sức con người: người ta thống kê một chu kỳ trong 10 năm thì số năm đủ ăn là 3 năm, còn lại 3 năm thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng, 3 năm thiếu ăn từ 3 tháng trở lên và 1 năm thiếu ăn trầm trọng. Cấu trúc của bản làng của các cư dân sống bằng nương rẫy là thường phân tán và di động (do năng suất không ổn định). Theo các chuyên gia nghiên cứu thì sống bằng canh tác nương rẫy chỉ có từ 4-5 nóc nhà thì sẽ đảm bảo được cuộc sống trong gia đình, nhưng trong thực tế thì hiện nay các dân tộc sống bằng nương rẫy có từ 20 - 30 nóc nhà, thiếu ăn trong gia đình. Phương thức canh tác này nó ảnh hưởng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Ở Việt Nam, mỗi gia đình có từ 5 - 6 người, thì phải đốt 1,5 ha mới có nguồn lương thực nuôi sống gia đình. Như vậy, ở Việt Nam hay Đông Nam Á cần phải có từ 4 - 5 mảnh đất bỏ hoang để sau này chuyển sang canh tác tiếp theo (quay trở lại trong một thời gian bỏ hoang). + Canh tác ruộng nước: có ruộng bậc thang trở thành với đặc trưng riêng, người mông, dao là các cư dân được coi là người tạo ra các công trình lao động sáng tạo với những triền ruộng bậc thang phân chia theo địa hình; ruộng bằng phẳng, ruộng ngập nước, ruộng trời mưa, phân chia theo độ phì của đất để thu thuế. + Canh tác ruộng nước: phát triển hộ gia đình kế tiếp nhau: dùng cuốc - cày phải thuần dưỡng gia súc, quá trình này phù hợp với đất khô, đất ruộng, canh tác ruộng nước là phương thức canh tác có truyền thống lâu đời, nó không hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc từ cuốc sang cày, rất có thể ở đây về mặt truyền thống xã hội chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ, gắn vai trò của người đàn ông với việc thuần dưỡng gia súc. + Phương thức canh tác sớm trên ruộng nước: dùng trâu quần ruộng, vì nó thích nghi với môi trường, có thể tận dụng tối đa lao động sống của các thành viên trong gia đình. Phương thức này tồn tại cho đến ngày nay. VD: Người Tày, Thái ở Hương Giang…). + Trong canh tác ruộng nước mà có sự tách bạch thành hai khu vực là quá trình gieo mạ và cấy lúa, đây là kinh nghiệm rút ra từ quá trình canh tác lâu năm để lại. + Có sự phân công trong canh tác theo giới, (phân công lao động theo giới) rất rõ ràng, đàn ông đi cày, phụ nữ đi cấy tồn tại đến ngày nay. + Chăn nuôi truyền thống: Tập đoàn chăn nuôi nước ta, nó đa dạng về giống, nòi, chia làm 2 loại: gia súc và gia cầm. Gia cầm: trầu, bò, lợn, chó, voi…được nuôi sớm, lâu đời, để làm sức kéo và thị, vì trong tự nhiên con người thuần dưỡng. Gia súc: gà, vịt, ngan… Chăn nuôi chỉ là kinh tế bổ trợ của nông nghiệp trồng trọt, trong đó con trâu là trợ thủ đắc lực của con người trong kinh tế nông nghiệp. + Mảnh vườn: nghề làm vườn của các dân tộc thiểu số Việt Nam, tạo điều kiện để con người có điều kiện khai thác các đồi núi cằn cỗi, nghèo nàn, ít thuận tiện cho việc gieo trồng các cây hoà thảo: mía, ngô, kê…;giúp cho việc tiết kiệm tài nguyên đất và tăng trưởng mật độ cư dân; góp phần tạo nên cuộc sống định cư lâu dài, giúp sự phát triển tư hữu; tác động mạnh đến sự phân công lao động xã hội, tăng cường vai trò trao đổi. à nhìn một cách tổng quát bức tranh vườn về các loại hình vườn ở miền Bắc Việt Nam là: Vườn ở ĐBTD: chủ yếu là người kinh, vùng ven đô ven thị: trồng rau, gia vị, cây đặc sản và trồng hoa. Vườn trung du trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ là chủ yếu ; vườn vùng thung lũng: trồng nhiều loại cây; vườn vùng cao miền núi phía bắc: mang tính nguyên thuỷ điển hình. Đối với một bộ phận cư dân chưa có vườn thì nguồn sau có chủ yếu dựa vào rừng à Ruộng phục vụ đời sống cho họ. + Các hoạt động kinh tế hỗ trợ: · Thủ công nghiệp: thứ nhất là đối với người kinh, đối với người dân tộc thiểu số thì chủ yếu là nghề dệt, dệt bằng sợi bông. Dân tộc Mông dệt bằng thân cây lanh, nghề dệt giải quyết cơ bản cuộc sống, nghề đan lát cũng được phát triển và sử dụng nhiều trong cuộc sống, nghề làm gốm: mỗi tiếng ở Đông Triều, Bắt Trang… nghề rèn, có dao, cuốc, khoang nòng súng bằng bắc… · Ngành thủ công nghiệp, nó góp phần cải thiện đời sống phần nào cho nông dân, gắn liền với nền kinh tế tự cấp, tự túc. Chưa thể biến thành các sản phẩm hàng hoá. + Vai trò của kinh tế tự nhiên: nó chi phối đời sống nông dân trong thời kỳ lịch sử lâu dài (trong xã hội nguyên thuỷ), thể hiện hình thức: săn bắn - hái lượm, chỉ còn tồn tại ở người Rục (Quảng Bình), và người La Hủ (Lai Châu), nhưng các bộ phận cư dân này bị thoái hoá (do họ bị đẩy vào vùng sâu, vùng xa cho nên họ phải sống bằng tự nhiên). Ở Việt Nam, dân tộc Tây Bắc Việt Nam tìm thức ăn từ nguồn tự nhiên rất phong phú: Người Thái, Khmer, Ba La, Mông, Khoer,… gồm: cây củ, quả có chất bột. 2. Các đặc điểm xã hội của các dân tộc thiểu số Việt Nam: - Nó từng tồn tại các thiết chế xã hội tộc người điển hình. Các thiết chế này, nó không phải do nhà nước phong kiến tư sản áp đặt mà nó được hình thành do sự vận động tự nhiên của chính bản thân tộc người đó. Cụ thể là: Tày, Thổ ty, Thái: pìa tạo, mường nhà lang (lang đạo). Bên cạnh đó là xã huyện, xã - châu, trong thời kỳ phong kiến nó phổ biến ở miền Na, miền suôi là xã - tẩu - huyện - phủ - tỉnh - thị xã. - Các đặc điểm xã hội cụ thể : (MB). Các bản cũng được coi là các đơn vị cơ sở: nhiều gia đình của nhiều dòng họ cũng cư trú, tập hợp cư dân theo đơn vị tộc người. Vai trò quan hệ dòng họ còn rất lớn. Dòng họ không chỉ mang tính chất huyết thống, còn thể hiện quan hệ giai cấp và đẳng cấp. Sự công hữu đối với tư liệu sản xuất, cụ thể là công hữu đối với đất đai, ruộng đất, rõ nét, nhiều vùng, đặc biệt là vùng Tây Bắc công hữu rất đậm nét. Tất cả các tộc người đều theo chế độ phụ hệ, phụ quyền (lấy theo họ cha). Trao đổi hôn nhân lấy vợ, lấy chồng chủ yếu là trong tộc người (nội tộc) - “nội hôn - ngoại tộc”. Xã hội càng phát triển thì ngoại tộc càng cao à hôn tạp hôn nhân à đây là bước phát triển rất cao trong xã hội các dân tộc thiểu số Việt Nam. - Các dân tộc thiểu số (Việt Nam ) n/c Câu 9: Những đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 thành phần dân tộc, trong đấu tranh chống ngoại xâm cũgn như trong xây dựng đất nước, dân tộc ta đã lập nên nhiều chiến công của lịch sử Việt Nam. Việc giải quyết tốt hay xấu vấn đề dân tộc có ảnh hưởng quyết định tới sự hưng thịnh hay suy vong của đất nước. Ngày nay, để thực hiện tốt công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng một cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất. Khi nói đến dân tộc Việt Nam ta có thể hiểu nó đồng nghĩa với cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi nhiều thành phần dân tộc, đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc, đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các dân tộc. Để xây dựng một dân tộc cụ thể trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần phải có ý thức tự giác dân tộc, ngôn ngữ, văn hoá… Đặc điểm của quốc gia Việt Nam đa dân tộc là tính đa dạng của các dân tộc luôn gắn liền với tính thống nhất của cộng đồng. Để làm rõ tính thống nhất trong đa dạng chúng ta phải nghiên cứu những đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: - Các dân tộc ở nước ta có tỷ lệ số dân rất không đều nhau: dân tộc kinh chiếm đa số (87%), còn lại các dân tộc thiểu số dân số cũng không đều nhau. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, đặc biệt là đối với các dân tộc có dân số quá ít còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống. - Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết trong quá trình chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có dân tộc cùng nguồn gốc và có dân tộc không cùng nguồn gốc, có dân tộc cư trú lâu đời có dân tộc cư trú mới, có phong tục, tập quán khác nhau… song các dân tộc đã đoàn kết, tương trợ để đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chốgn ngoại xâm, xây dựng tổ quốc Việt Nam thống nhất. Có câu ca dao: “Bầu ơi… giàn” “nhiễu điều… cùng”. Quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc ở Việt Nam đã ăn sâu trong tiềm thức của cư dân, được phản ánh tỏng các truyền thuyết như Lạc Long Quân và Âu cơ… Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước tinh thần đấu tranh chinh phục thiên nhiên được tiếp tục củng cố, đoàn kết các dân tộc là đặc điểm lớn nhất của các dân tộc ở nước ta, đoàn kết đã trở thành truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nó là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của cộng đồng trong công cuọc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Các dân tộc ở Việt Nam cư trú rất phân tán và xen kẽ nhau. Đất nước Việt Nam là một dải đất giống như chiêc cầu nối liền từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ xưa tới nay nơi đây đã đón nhận những luông di cư, di dân từ các nơi khác đến. Địa bàn cư trú của người kinh chủ yếu là ở đồng bằng, ven biển, trung du, còn các dân tộc thiểu số sống ở miền núi. Phía Bắc, vùng Tây nguyên, trường sơn - Tây nguyên, đồng bằng Nam bộ. Ngày nay các dân tộc thiểu số không còn cư trú ở khu vực riêng biệt, các dân tộc như tày, nùng, thái… đã cư trú xen kẽ với các dân tộc khác trong bản mường. Tình hình cư trú phân tán, xen kẽ của các cư dân thuộc các thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước, có thể dẫn đến hai khuynh hướng. + Tăng cường sự hiểu biết, hoà hợp và xích lại gần nhau giữa các dân tộc. + Có thể dẫn đến các va chạm giữa các dân tộc. Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế-xã hội giữa các dân tộc, thúc đẩy quá trình hoà hợp các dân tộc. - Các dân tộc thiểu số ở nước ta phân bố trên địa vực có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, môi trường sinh thái… Miền núi nước ta chiếm 3/4 diện tích cả nước. Đây là khu vực có tiềm lực kinh tế to lớn về tài nguyên rừng và đất rừng. Hàng triệu năm qua cư dân đã sống dựa vào các nguồn thực phẩm sẵn có của núi rừng, sông suối. Các dân tộc thiểu số ở miền núi đã trực tiếp góp phần vào việc bảo vệ biên giới, bảo đệ đất đai của tổ quốc. Địa vực cư trú của dân tộc thiểu số có quan hệ trực tiếp tới vấn đề chính trị của quốc gia. - Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế-xã hội không đều nhau: Sự phát triển không đồng đều về nhiều mặt giữa các dân tộc ở các giải quyết đa dân tộc là tình trạng phổ biến về phương diện kinh tế có thể chia làm 2 giai đoạn phát triển: + Giai đoạn kinh tế chiếm đoạt: săn bắn - hái lượm, con người sống chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, kinh tế chiếm đoạt được duy trì suốt thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ. + Giai đoạn kinh tế sản xuất: con người bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, có nhiều loại hình khác nhau: sản xuất nương rẫy, sản xuất ruộng nước. Sự phát triển kinh tế-xã hội không đều thể hiện giữa các vùng, các dân tộc. Sự phát triển không đều là do hoàn cảnh tự nhiên quyết định. - Từng dân tộc ở Việt Nam có bản sắc văn hoá riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hoá Việt Nam. Là một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, văn hoá Việt Nam vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất. Bản sắc văn hoá của các dân tộc là biểu hiện sự ứng xử của một cộng đồng người trong một hoàn cảnh tự nhiên và không gian xã hội cụ thể. + Về ngôn ngữ có nhiều dòng: Nam Á, Nam đảo, Hán tạng, Kadai, + Về hoạt động sản xuất kinh tế mỗi vùng, mỗi dân tộc đều gắn với điều kiện tự nhiên, và tập quán riêng. + Nhà cửa cũng có nhiều loại, tiêu biểu là nhà snà và nhà đất. + Trang phục có nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc: áo, quần, váy… + Tính chất xã hội: làng người kinh có từ vài chục đến hàng trăm gia đình, có từ 3 đến năm hoặc nhiều dòng họ. Với 54 dân tộc với nhiều bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sự phong phú đa dạng, song các dân tộc ở Việt Nam cùng chung sông trong khu vực lịch sử - văn hoá ở vùng Đông Nam Á, hầu hết là cư dân nông nghiệp trồng trọt là chính, cùng liên kết, gắn bó chinh phục thiên nhiên và giữ nước, đều có ý thức về quốc gia dân tộc chung, đều có sự đóng góp vào việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam. à Kết luận: Những đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nêu trên, nói lên dân tộc Việt Nam là một cộng đồng gồm nhiều dân tộc, cộng đồng dân tộc Việt Nam là cộng đồng thống nhất, tồn tại và phát triển phong phú, đa dạng. Trong suốt quá trình lịch sử, xu thế chủ đạo, hợp quy luật là hoà hợp thống nhất, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc, đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc ở nước ta, vấn đề cơ bản là khắc phục sự phát triển không đều về kinh tế-xã hội của các cộng đồng dân tộc. Những đặc điểm trên cho chúng ta những cơ sở thực tiễn để xây dựng những giải pháp cần thiết trong tình hình cụ thể ở nước ta hiện nay./. Câu 10: Những đặc điểm kinh tế cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. Hoạt động kinh tế truyền thống là một trong nhiều nội dung quan trọng của toàn bộ đời sống quá khứ của bất kỳ dân tộc nào. Trong thang bậc của sự phát triển xã hội thì những tiến bộ về kinh tế để đáp ứng các nhu cầu về ăn, ở, mặc là sự phản ánh quan trọng nhất của sự tiến bộ lịch sử loài người. Từ hoạt động chỉ dựa vào khai thác tự nhiên chuyển sang nền kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi, dù mới chỉ là sơ khai cũng đã là một mốc cắm rất quan trọng. Đến khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp thì sự kiện này được ghi nhận là một trong 3 cuộc đại phân công lao động xã hội. Hiện đại hơn là sự phát triển của nền kinh tế công nông rồi hậu công nghiệp đều là các mốc đánh dấu bước tiến vượt bậc của nhân loại. - Hoạt động kinh tế nông nghiệp: + Sự ra đời của nông nghiệp ở Việt Nam: Con người trong cuộc sống của mình luôn luôn chịu sự tác động của môi trường xung quanh, cùng trở về quá khứ xa xưa thì sự chi phối của tự nhiên đối với bản thân con người càng lớn. Sự chi phối này không chỉ giới hạn trong đời sống thường ngày mà hơn thế nó tác động đến cả những thành tựu trong sáng tạo, phát minh. Những sự phát minh ra nông nghiệp với các dạng thức khác nhau, với thời gian sớm muộn không đồng nhất một phần rất quan trọng là do môi trường quy định. Trong quá trình sinh tồn, con người luôn tác động đến ngoại cảnh làm thay đổi ngoại quan, thay đổi cả môi trường, làm thay đổi cà mối liên hệ trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến kết quả là làm thay đổi cả hệ sinh thái được thể hiện rõ từ khi con người tiến đến các ngành kinh tế sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi: mối quan hệ của con người với hệ sinh thái là 2 chiều: Càng trở về quá khứ thì hệ sinh thái tác động lên con người càng lớn. Sự hoạt động này để lại dấu ấn trong toàn bộ hoạt động của con người thời tiền sử, tạo ra các đặc điểm riêng của con đường pơt văn hoá - kinh tế của các cư dân khác nhau của hành tinh. Các cư dân cổ đại Việt Nam hướng công việc săn bắn, hái lượm của mình vào nhiều loài, mỗi loài một ít kiểu săn bắn hái lượm như vậy được gọi là săn bắn hái lượm theo phổ rộng được biểu hiện cả trong hoạt động săn bắn và cả trong hoạt động hái lượm. Như vậy hoạt động hái lươm theo phổ rộng chiếm ưu thế trong đời sống của các cư dân tiểu nông nghiệp Việt Nam và Đông nam á, do đó nông nghiệp Việt Nam và Đông Nam á đã nảy sinh từ hoạt động hái lượm theo phổ rộng. + Các phương thức canh tác: trồng trọt truyền thống. Các phương thức canh tác là sự phản ánh khả năng khai thác. Các điều kiện tự nhien, đất dâi, nước) và là sự thích nghi với các điều kiện môi trường (khí hậu, thời tiết…). Từ cổ xưa, các cư dân ở Việt Nam và Đông Nam Á đã biết đến các phương thức canh tác: canh tác nương rẫy và canh tác ruộng nước. Canh tác nương rẫy: là loại hình canh tác trên đất khô, chủ yếu là các vùng đồi núi. Chặt cây đốt rừng là điểm nổi bật của phương thức canh tác này. Phương thức phát đốt mảnh đất canh tác có một thời gian cách quãng (có thời gian nghỉ). Những rừng mọc lại trên mảnh nương cũ là rừng tái sinh nên mức độ dầy rậm kém hơn nhiều so với rừng nguyên sinh. Do đó, người ta cần có những mảnh đất để canh tác ngay và mặt khác phải có các mảnh dự trữ. Nhưng để rừng có thể mọc lại, để hạn chế bào mòn tầng canh tác, việc sử dụng các công cụ truyền thống là rất hữu hiệu. Hiện nay, chúng ta vẫn còn gặp một dạng công cụ nguyên thuỷ là cây gậy chọc lỗ được sử dụng trong công việc gieo hạtà hạn chế bào mòn, Năng suất cây trông trên nương rẫy thường không ổn định à phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, con người chỉ phát đốt và làm cỏ. Do đó, người dân phải sống phân tán và dẫn đến du danh du cư. + Canh tác ruộng nước: là loại hình canh tác phổ biến ở những vùng của Châu Á với nhiều dân tộc thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Người ta thấy ruộng nước có mặt trên các sườn núi đã được cải tạo thành ruộng bậc thang mà tiêu biểu nhất loại ruộng này là ruộng của người Iphugao ở Philipin, ở các vùng thung lũng hẹp thì hình thành nên các cánh động lúa nước, có diện tích phổ biến là từ vài chục đến vài trăm hécta như các cánh đồng của người Thái, Tày, Mường à hợp thành những cánh động thẳng cánh cò bay như các vùng châu thổ sông Hồng, Mê Kông, các tỉnh ven biển miền Trung của người Việt, người Khmer, người chăm. Người ta phân ruộng nước ra làm nhiều loại: theo địa lí địa hình ruộng nước miền chân núi, ruộng nước vùng đầm lầy, ruộng bằng phẳng, bậc thang, theo chế độ phủ nước, ruộng ngậm nước, ruộng chờ mưa… Có 2 giai đoạn ké tiếp nhau trong canh tác nông nghiệp là: nông nghiệp cuốc (giai đoạn trước) và nông nghiệp cày (giai đoạn sau). Tiến trình này phù hợp với người canh tác trên khô. + Chăn nuôi truyền thống. Chăn nuôi của Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú về giống, loài. Gia súc: trâu, bò, voi, lợn. Gia cầm: gà, vịt, ngan… đó là những động vật được nuôi từ rất lâu đời, nó cung cấp cho con người về sức kéo và thịt ăn hàng ngày, ngoài ra còn phục vụ cho nhu cầu tôn giáo của mỗi giai đoạn và của cả cộng đồng. Mặc dù chăn nuôi xuất hiện sớm các động vật nuôi dù đa dạng, phong phú thì nó vẫn chỉ là một phần bổ trợ cho nông nghiệp trồng trọt và trước hết nó phục vụ cho nông nghiệp trồng trọt. Trong các con vật nuôi, con trâu là chiếm vị trí đặc biệt là trợ thủ đắc lực của con người, là vật ngang giá. Phương thức chăn nuôi truyền thống là chăn thả tự nhiên. Đàn trâu được thả trong rừng quanh năm, con trâu được con người yêu quý và vai trò của nó nổi bật trong đời sống tâm linh của nhiề dân tộc là vị trí không thể thay thế của nó trong đời sống vật chất, hoạt động nông nghiệp của đại bộ phận các cư dân Việt Nam vẫn coi nghề nông trồng lúa là phương tiện sinh tồn quan trọng nhất. Bên cạnh con trâu là con voi, voi giúp con người làm những công việc nặng nhọc (chuyển gỗ…) voi là vật ngang giá của cả thế giới. Như vậy, chăn nuôi truyền thống, vật nuôi truyền thống không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phương diện kinh tế mà nó còn có vị trí xác định trong đời sống tinh thần và trong các sh văn hoá của nhiều cư dân. + Nghề làm vườn: Sự xuất hiện mảnh vườn và nghề làm vườn ở Việt Nam là khá muộn. Sự xuất hiện và phát triển của nghề làm vườn cho một loạt kết quả quan trọng. + Nó tạo điều kiện khai khẩn có hiệu quả vùng đồi núi với đất sỏi tương đối nghèo nàn, ít thuận lợi cho việc gieo trồng câyhoà thảo. + Đối với cây trồng ở vườn cần ít đất hơn so với cây hoà thảo, giúp cho việc tiết kiệm đất canh tác còn tăng trưởng mật độ cư dân. + Cho phép thu hoạch trong thời gian nhiều năm, con người ta định cư lâu dài hơn, phát triển sở hữu riêng à sự tư hữu với đất đai. - Nghề thủ công nghiệp: có từ thời nguyên thuỷ, con người đã phát minh ra lửa bằng phương pháp sử dụng ma sát, từ đó lửa đã tham gia vào quá trình hình thành hoạt động sáng tạo mới: lửa kết hợp với chiếc rìu đá tạo ra chiếc thuyền độc mộc đầu tiên. Lừa có vai trò quyết định trong việc mang đồ gốm nấu chảy quặng, đồng, sắt, kim loại. Kim loại được nấu chảy giúp cho nghề rèn phát đạt chiếc cày xuất hiện với việc sử dụng sức kéo gia súc. Bên cạnh nghề rèn, hàng loạt nghề khác cũng xuất hiện thịnh vượng: cối xay tay, bàn xoay đồ gốm, sản xuất dầu thực vật… nghề thủ công ngày càng trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá văn minh của người dân tộc và nhiều quốc gia các nghề thủ công càng phát triển thì ngày càng tách khỏi nhau, ngày càng được chuyên hoá. Sản phẩm nhiều, loại hình đa dạng, đó cũng là cơ sở để thủ công tách khỏi nông nghiệp, thực hiện cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ 2 của nhân loại./. Câu 12 : Những nguyên tắc cơ bản trong đường lối dân tộc của Đảng ta. [...]... giúp đỡ nhau cùng phát triển: Sự phát triển lâu dài của lịch sử đã để lại một hiện trạng là trong một quốc gia, sự phát triển của các dân tộc không đều nhau Có dân tộc phát triển ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, có dân tộc còn đang ở trình độ phát triển kinh tế- xã hội thấp Sự phát triển không đều đặt ra một thực tế là giải quyết mối quan hệ các dân tộc là giải quyết mối quan hệ giữa các... tại trong quan hệ quốc tế - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là một giá trị của nhân loại đã được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về chủ quyền tự quyết, chống lại mọi biểu hiện của tư tưởng dân tộc cực đoan dưới mọi hình thức, chống mọi mưu đồ chính trị nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc, chia rẽ kỳ thị đồng hoá các dân tộc; bình đẳng về kinh tế, văn hoá - xã hội… Trong... nghĩa vụ + Quyền bình đẳng được đảm bảo trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá có cơ hội phát triển + Ngoài quyền bình đẳng, quyền lợi những công dân là dân tộc thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung + Thống nhất giữa quyền bình đẳng về pháp láy với quyền bình đẳng trên thực tế 2 Đoàn kết các dân tộc: Thực chất là sự đoàn kết giữa những người lao... Pháp về quyền bình đẳng con người và các dân tộc Người xác định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” - Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng ta được thể hiện ở những điểm chính sau đây: + Tất cả các dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ + Quyền bình đẳng được đảm bảo trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh. .. triệt và thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ 1 Bình đẳng giữa các dân tộc - Là quyền ngang nhau của mọi dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển, màu da, chủng tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội được đảm bảo bằng pháp lý Ngày nay, cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới vẫn đang... sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc là một tất yếu khách quan, là yêu cầu của cuộc đấu tranh, giai cấp dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Nội dung của tương trợ giúp đỡ lẫn nhau đã bao hàm sự giúp đỡ của dân tộc này, với dân tộc khác, không phải là sự giúp đỡ một chiều, những đặc điểm về dân tộc, địa bàn cư trú, bản sắc văn hoá truyền... tộc cùng phát triển, đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, cùng xây dựng nền kinh tế quốc dân thống nhất, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Các nguyên tắc cơ bản trên đây của chính sách dân tộc là sự phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin giải quyết vấn đề dân tộc trên phạm vi quốc gia và quốc tế của Đảng và Nhà nước ta Các nguyên trên có mối quan hệ vứi nhau, được thực... lao động, chiếm đại bộ phận dân cư trong các dân tộc Đoàn kết giai cấp công nhân trong các dân tộc là hạt nhân để nâng cao đoàn kết các dân tộc Đảng ta phát triển nguyên tắc đoàn kết giai cấp công nhân tất cả các dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin thành đoàn kết dân tộc, coi đó là một nguyên tắc cơ bản của mọi dân tộc Vì vậy, trên cơ sở đoàn kết giai cấp công nhân trong tất cả các dân tộc, đoàn kết...Quán triệt cương lĩnh về dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta ngay từ đầu đã xây dựng những nguyen tắc cơ bản của chính sách dân tộc ở Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX là: bình đẳng giữa các dân tộc; đoàn kết các dân tộc;... dân tộc được quán triệt ngay từ đầu, chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn luôn nhắc nhở nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, bắt đầu từ đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết quốc tế, đồng thời phải giữ gìn đoàn kết như giữ con ngươi của mắt mình “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Có thể nói thực hiện quyền bình đẳng chính là cơ sở để thực . Một số câu hỏi về kinh tế vùng cao Việt Nam. Câu 8 : Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số Việt Nam. 1. Đặc điểm về kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam: - Hoạt. hoạt động kinh tế các dân tộc người Việt Nam chủ yếu là lấy kinh tế sản xuất mà nông nghiệp là loại hình kinh tế chủ đoạ. - Đối với loại hình kinh tế nông nghiệp của các dân tộc Việt Nam là: canh. triển thì ngoại tộc càng cao à hôn tạp hôn nhân à đây là bước phát triển rất cao trong xã hội các dân tộc thiểu số Việt Nam. - Các dân tộc thiểu số (Việt Nam ) n/c Câu 9: Những đặc điểm của