bo de thi hoc ky 2 van 8 cuc hay

29 219 1
bo de thi hoc ky 2 van 8 cuc hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Trong văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm .Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc ( người nghe ) Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói ( viết ) và phải biết diễn tả cảm xúc đo bằng những từ ngữ những câu văn có sức truyền cảm . Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thưc và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn Viết đoạn văn trình bày luận điểm Khi trình bày luận điểm trong văn nghị luận cần chú ý : Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề Trong đoạn văn trình bày luận điểm câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên( đối với đoạn diễn dịch ) hoặc cuối cùng ( đối với đoạn quy nạp ) Tìm đủ các luận cứ cần thiết tổ chức lập luận theo 1 trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm Diễn đạt trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điễm có sực thuyết phục Ôn tập về luận điểm Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng quan điểm chủ trương mà người viết ( nói ) nêu ra ở trong bài Luận điểm cần phải chính xác rõ ràng phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ đeer làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra Trong bài văn nghị luận luận điểm là 1 hệ thống : có luận điểm chính ( dùng làm kết luận cảu bài la cái đích của bài viết ) và luận điểm phụ ( dùng làm lluaanj điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng) Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ lại vừa cần có sự phân biệt với nhau Các luận điểm phải được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận Thuyết minh về 1 phương pháp ( cách làm ) Khi giới thiệu 1 phương pháp ( cách làm ) nào người viết phải tìm hiểu năm chắc phương pháp ( cách làm ) đó 1 Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện cách thức trinh từ làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó Lời vằn cầ ngắn gọn rõ ràng Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Khi làm bài văn thuyết minh cần xác định các ý lớn mỗi ý viết thành 1 đoạn văn Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn tránh lẫn ý của đoạn văn khác Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật thứ tự nhận thức ( từ tổng thể đến bộ phận từ ngoài vào trong từ xa đến gần ) thứ tự diễn biến sự việc trong thời gìn trước sau hay theo thứ tự chính phụ ( cái chính nói trước cái phụ nói sau ) Cách làm bài văn thuyết minh Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng Để làm bài văn thuyết minh cần timhieeur kĩ đối tượng thuyết minh xác định rõ pham vi tri thức về đối tượng đó sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp Bố cục bài văn thuyết minh thường có 3 phần : Mỏ bài : giới thiệu đối tượng thuyết minh Thân bài : trình bày cấu tạo các đặc điểm lợi ịch của đối tượng Kết bài : bày tỏ thái độ đối với đối tượng Phương pháp thuyết minh Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh người viết phải quan sát tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm bắt được bản chất đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu không quan trọng Để bài văn thuyết minh có sức thuyêt phục dễ hiểu sáng rõ người ta có thể sử dụng phối hợp với nhiều phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa giải thích liệt ke nêu ví dụ dùng số liệu so sánh phân tích phân loại Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh 2 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung câp tri thức (kiến thức ) về đặc điểm tính chất nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày giới thiêu giải thích Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan xác thực hữu ích cho con người Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác rõ ràng chặt chẽ và hấp dẫn Liên kết các đoạn văn trong văn bản Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thực hiện quan hệ ý nghĩa của chúng Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yêu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết :quan hệ từ , đại từ , chỉ từ , các cụm từ thể hiện ý liệt kê so sánh đối lập tổng kết khái quát Dùng câu nối Bài học: I.TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN. 1. - Đoạn 1: cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường ( ở hiện tại) - Đoạn 2: cảm giác của nhân vật "tôi" một lần thăm sân trường (quá khứ) =>2 đoạn văn hok có mối liên hệ gì hết á! (^o^) 2. - Cụm từ "trước đó mấy hôm"bổ sung ý nghĩa về thời giancho đoạn văn thứ 2. =>là phương tiện liên kết giữa 2 đoạn. - Liên kết các quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản. II.CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN. 1.Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn: a) - 2 khâu: + Tìm hiểu. + Cảm thụ. - Từ ngữ liên kết:" sau khâu tìm hiểu" - VD:cuối cùng, sau đó, tiếp theo, ngoài ra, trở nên, mặt khác, một là, hai là, trước hết, đầu tiên, b) - Quan hệ ý nghĩa: đối lập ( hiện tại và quá khứ) - Từ ngữ liên kết: nhưng lần này lại khác ( pó tay) - VD:nhưng, trái lại, ngược lại, tuy vậy, thế mà, nhưng mà, tuy nhiên, c) Từ "đó" thuộc chỉ từ. " Trước đó" là trước lần đầu tiên tác giả cắp sách đến trường. VD:này, đây, ấy, vậy, thế, 3 d) - Quan hệ ý nghĩa: tổng kết, khái quát. - Từ ngữ liên kết: nói tóm lại. - VD: nói tóm lại, tổng kết, nhìn chung, 2.Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn: Câu liên kết: " Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!". Vì nó được dùng để kết nối và phát triển ý cụm từ "bố đóng sách cho mà đi học" ở đoạn văn trên. Xây dựng đoạn văn trong văn bản ĐOạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bẳn bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh ĐOạn văn thườg do nhiều câu tọa thành Đoạn văn thường cso từ ngữ chủ đề và câu chủ đề .Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ đại từ các từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt Câu chủ đề mang nội dung khai quát lời lẽ ngắn gọn thường đủ 2 thành phần chính và đứng ở cuối hoặc đâu văn bản Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai va làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch quy nạp song hành , Bố cục của văn bản Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ để văn bản thường có bố cục 3 phần : mở bài thân bài kết bài Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ để của văn bản .Phần thai bài thường cso 1 sso đoạn nhỏ trình bay các khía cạnh của chủ để Phân kết bài tổng kết chủ đề của văn bản Nội dung của phần thân bài thường được trình bày theo 1 thứ tự tùy thuộc kiểu văn bản chủ đề ý đồ giao tiếp của người viết . Nhìn chung nội dung ây thường được sắp xếp theo trinh tự thời gian và không gian theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc Các dàn ý chi tiết về văn 8 Đề 1: Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Lập dàn ý a.Mở bài: Dẫn câu nói của M Go-rơ-ki, khẳng định sự đúng đắn của câu nói và nêu khái quát thái độ đối với sách và tác dụng của sách. b.Thân bài: 4 - Chúng ta cần phải biết yêu quý sách. Nhưng đó là sách nào? + Không phải sách nào cũng có ích (có ích). + Ta nên yêu quý những sách bổ ích (như sách khoa học, các tác phẩm văn học, lịch sử ) + Nêu thêm những kiến thức mà sách đã cung cấp cho ta (về lịch sử, khoa học và nhiều điều bổ ích khác). - Tại sao ta cần yêu quý sách? (Vì sách là kho tàng kiến thức, cung cấp cho ta nhiều điều bổ ích ) - Tại sao chỉ có kiến thức mới là con đường sống? (Cuộc sống có nhiều nhu cầu cần thiết liên quan đến kiến thức, thử tưởng tượng nếu không có kién thức thì thế giới bây giờ có được hiện đại, văn minh như bây giờ không, con người có được sống sung sướng như bây giờ không?) - Rút ra nhận định về câu nói của M Go-rơ-ki (Có đồng tình với ý kiến trên không? Nếu có khẳng định nó là một ý kiến chính xác). c.Kết bài: Khẳng định lại vai trò của sách đối với đới sống con người. Nêu ra cách yêu quý sách hợp lí. Đề 2: Cho đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh". Lập dàn ý a.Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc: lợi ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh. b.Thân bài: Nêu các luận điểm, luận cứ để chứng minh khẳng định sau: + Mở rộng tầm hiểu biết cho cá nhân. + Hiểu sâu hơn, cụ thể hơn những điều được học trong nhà trường. + Giúp ta hiểu cả những điều chưa nói đén trong sách vở. - Bồi dưỡng tình cảm. + Hiểu và yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước. + Nhận rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước - Là hình thức vui chơi giải trí. + Tham quan, du lịch giúp thư giãn, vui chơi đem lại niềm vui cho mọi người. + Giảm bớt sự căng thẳng. + Để các bạn sống gần gũi, gắn bó với nhau hơn + Tăng cường sức khỏe cho mọi người. c.Kết bài: Khẳng định những lợi ích to lớn của tham quan du lịch đối với học sinh nói chung và bản thân nói riêng. Đề 3: Cho đề bài: "Trang phục và văn hóa" Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. Lập dàn bài a.Mở bài: Giới thiệu tầm quan trọng và ý nghĩa của trang phục đối với nền văn hóa của mõi quốc gia, thể hiện tính cách của mỗi người. b.Thân bài: Trang phục là gì? Trang phục là những vật dụng che chắn, sưởi ấm cho cỏ thể, là những bộ trang phục bao gồm: quần áo, dày dép, mũ 5 nón Văn hóa là gì? Văn hóa là phong tục , tập quán của từng vùng, là tính cách, phẩm chất của con người, là cách cư xử của một người với mọi ngưới xung quanh. Từ ý nghĩa của trang phục nên ta suy ra được ý nghĩa của trang phục trong thực tế nhà trường và ngoài xã hội. - Hiện tượng: một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, truyền thống văn hóa dân tộc. * Nêu ra các dẫn chứng: - Gần đây cách ăn mặc của các bạn thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. - Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy la "sanh điệu", "văn minh", có cách ăn mặc khác (họ ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi và vừa túi tiền, không đua theo một "mốt" nào cả, cách ăn mặc đó con thể hiện được tính cách của riêng mình). - Chạy theo "mốt" có nhiều tác hại. Mốt là các loại trang phục được nhiều ngưới ưa chuộng trong một thời gian nhất định, được coi là sản phẩm của sự sáng tạo. + Mất thời gian. + Ảnh hưởng đến học tập. + Tốn kém tiền bạc. + Tạo nên sự khinh thường những người không đua theo mốt. c.Kết bài: Nêu ra lời khuyên các bạn nên ăn mặc phù hợp hơn. Đề 4: " Tuổi trẻ và tương lai đất nước" Lập dàn bài a.Mở bài: Nêu vai trò của tuổi trẻ đối với mỗi quốc gia. Trích dẫn câu nói của Bác trong buỗi lễ khai trường. b.Thân bài: - Tuổi trẻ là gì? + Là lứa tuổi thanh, thiêu niên. + Là tuổi được học hành, trang bị kiến thức, rèn luyện đạo đức. - Tương lai của đất nước la gì? ( Là hoàn cảnh, là sự thay đổi của đất nước sau này). - Tại sao tuổi trẻ có vai trò quan trọng? + Là lứa tuổi hăng hái, nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm. + Là lứa tuổi học tập và tích lũy tốt nhất. + Có sức khỏe, làm chủ tương lai, quyết định vận mệnh đất nước. + Nêu những thuận lợi và thách thức đối với tuổi trẻ ngày nay khi đất nước đang trên đà phát triển. - Vì sao tuổi trẻ là tương lai của đất nước? (Vì tuổi trẻ là người hăng hái, có sức khỏe dồi dào và óc sáng tạo). + Tuổi trẻ ở mặt khoa học, kinh tế, chính trị, giáo dục ( như anh Nguyễn Tử Quảng là một tấm gương sáng về óc sáng tạo, đã viết ra phần mềm diệt vi-rut làm giám đốc công ty an ninh mạng, dưới 30 tuổi). - Như những bạn trẻ đi thi các cuộc thi giải toán, vật lí, hóa - Xưa có các tấm gương như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn thì nay có Bác Hồ làm tấm gương sáng về sự chăm chỉ, cần cù. c.Kêt bài: Khẳng định lạ vấn đề trên. Rút ra bài học cho bản thân. Đề 5: Văn học và tinh thương. 6 Lập dàn ý a.Mở bài: Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biét yêu thương người khác đồng thời luôn phê phán những ai thờ ơ trước khó khăn hoạn nạn của người khác. (Hơn thế nữa văn học còn phản ánh tình yêu cuộc sống, yêu muôn vật, muôn loài ) b.Thân bài: Giải thích. - Văn học là văn chương nói chung và là những thể loại cụ thể nói riêng. - Trong văn chương luôn thể hiện tinh yêu thương con người. (Dẫn chứng). Đồng thời văn chương luôn phê phán những ai thờ ơ trước nỗi đau của người khác.(Dẫn chứng). - Khẳng định văn chương luôn ca ngợi tình thương. c.Kết bài: - Giá trị của văn chương. - Bài học của bản thân. Đề 1: kiến thức là một khái niệm trừu tượng mà mỗi con người đều mong muốn, khao khát có được nó trên đường đua của nhân loại. nó là con đường duy nhất để giúp mỗi con người không chỉ vượt lên chính bản thân mình mà còn là vượt lên trên những con người khác. kiến thức khai sáng cho nền văn minh nhân loại. con người từ xưa đến nay sống nhờ vào kiến thức mình có, kiến thức mở đường cho con người đi đến tương lai, càng tích lũy kiến thức, con người càng mở rộng những hiểu biết của mình về nhiều khía cạnh của một vấn đề, về nhiều vấn đề. hãy thử hình dung nếu con người không có tri thức, con người sẽ không còn là con người mà là một động vật cấp thấp nào đó trong tự nhiên, con người sẽ nhỏ bé, sống khắc khoải, không biết sự mở đầu, không biết khi nào sẽ là kết thúc, sống một cách vô định nhưng con người có một thứ mà không một sinh vật nào trên trái đất này có thể sánh bằng. đó là tri thức, nó vừa là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp con người gạt bỏ đi những hiểm nguy rình rập, vừa là sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ, nhận thức được sự sống. con người dùng tri thức của mình cho nhiều mục đích khác nhau. tri thức đưa con người vượt xuyên thời đại, tái hiện một hoàn cảnh lịch sử, gợi lên một hình ảnh trong tương lai. tri thức mang con người lên tầm cao của sự thành công cuộc sống và tồn tại. con người dùng tri thức để vượt lên trên tầm của tự nhiên, khống chế các loài sinh vật khác. tàn phá môi trường, gián tiếp hủy hoại chính tri thức của mình con người có thể dùng tri thức để tạo ra một tương lai cho mình một cách rõ ràng, có người nói : "tri thức có thể tạo nên vật chất nhưng vật chất thì không thể tạo nên tri thức", nên có thể nói rằng có tri thức thì con người tồn tại, tri thức giúp con người đáp ứng được những nhu cầu cần thiết về nhiều mặt. nhưng nguồn tri thức từ đâu mà có? câu hỏi được đặt ra đã có câu trả lời, đó là từ sách - nguồn tích lũy kiến thức ngàn đời của nhân loại. con người muốn có được kiến thức thì phải học tập mà sách là một phần không thể thiếu trong sự học vô tận ấy. hiểu được điều đó, con người cần phải bảo vệ nguồn kiến thức ấy, tích lũy thêm, hoàn thiện nó, hãy yêu nó như yêu kiến thức của mình. nhưng con người cũng cần thiết phải có được sự chọn lựa tốt nhất từ nguồn tri thức hiện nay còn chưa có nhiều sự chính xác. 7 phải chăng tri thức luôn là con đường mà mỗi con người luôn đặt làm mục tiêu để tiến tới, con đường mà ai cũng phải đi trên cuộc sống này, con đường chỉ có sự mở đầu mà không có sự kết thúc ! sự thật đúng là như thế và chỉ có tri thức thì mới có cuộc sống của một con người Sách là kho tàng kiến thức giá trị cho con người.Nó như là một mắc xích nối con người hiện tại với quá khứ,giống như chạy tiếp sức vậy.Sách cung cấp cho con người tri thức=>con người mở rộng tầm nhìn hiểu biết=>nhận thức cũng nâng cao.Cũng có một câu nói tương tự"sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới".Hay "một căn phòng không có sách cũng như một con người không có tâm hồn'Bạn hãy dùng dẫn chứng lý lẽ thuyêt phục người đọc.Làm rõ vấn đề"hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức" Bạn thử nghĩ coi nếu trong đầu chúng ta không một kiến thức nào hết_chúng ta có đủ khả năng sống không?Chúng ta hẳn sẽ lùi về quá khứ đến mấy triệu năm trước.Chúng ta chỉ là những hạt cát còn kiến thức là cả một đại dương bao la,không có kiến thức bạn chẳng bao giờ nâng cao đc cuộc sống của bạn=>cuộc sống sẽ trôi khỏi tầm tay mình.Người ta sống không chỉ cần vật chất mà còn cần có hiểu biết_có hiểu biết con người mới có thể tiếp bước trong cuộc sống. Sách rất cần thiết với loài người. Ngày nay, thế giới bước vào giai đoạn mới, đã và đang có nhiều biến động xảy ra. Nhu cầu con người được nâng cao. Trong đó, nhu cầu về kiến thức chiếm vị trí quan trọng. Nhiều loại sách đã ra đời để đáp ứng lại nhu cầu ấy. Mặc dầu vậy, dù có hay không có, là sinh viên bạn nên biết chọn mua cho mình những quyển sách bổ ích và phù hợp. Thứ nhất, đó là sách mà bạn thích. Sách ấy cung cấp kiến thức mà bạn cần trong hiện tại hoặc tương lai. Tránh tình trạng mua theo “phong trào”, rồi chỉ để “trưng” và làm “thức ăn” cho mấy con mọt. Thứ hai, sách ấy nên vừa với túi tiền của bạn, trong việc chọn mua bạn cũng không nên tuyệt đới về mặt hình thức. Vì có những quyển sách đẹp chưa chắc hay, những quyển “vắt ra nước” chưa chắc mất giá trị, mà trái lại nhiều người cho rằng sách càng “cổ” thì càng hay và quí đấy! Vả lại, cùng một nội dung nhưng do hình thức khác nhau như về bìa, loại giấy, chữ in…đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả của một số sách. Bạn nên sáng suốt chọn mua trong trường hợp này. Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai, bạn nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, bạn có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được, cũng như Mác-xim Go-rơ-ki từng nói: “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới đem lại con đường sống" 8 Đề 2 Ta đã thường nghe "Học đi đôi với hành" ta học lý thuyết ở trường, ở thầy cô, song chưa chưa đủ, ta phải thực hành, chứng minh kiến thức học được thực tiễn qua các chuyến tham quan du lịch sinh thái, rút ra được bổ ích qua chuyến tham quan đó. Thân bài Khi ta thăm một ngôi chùa, một ngôi miếu cổ, ta biết được lịch sử hình thành của nó, niên đại thành lập từ đó ta biết được những chiến công hiển hách của cha ông ta, những bậc tiền bối, những vị anh hùng dân tộc Vd: như Loa thành, Đông Anh Hà Nội sẽ giúp ta hiểu sau hơn vè truyền thuyết Mỵ Châu Trọng Thủy. Khi ta đi tham quan nhiều nơi, ta biết thêm địa lý, khí hậu thời tiết từng vùng mà ta đi qua Khi ta tham quan khu vườn Cát Tiên ta biết thêm nhiều sinh vật, động thực vật quý hiếm Kết bài: Thật là bổ ích sau một chuyến đi, thật đúng với câu châm ngôn :"Đi một ngày đàn, học một sàn khôn" Áp lực học tập của các em hiện nay rất lớn, đặc biệt là HS tiểu học. Các em đang tuổi hiếu động, vì vậy cần có thời gian nghỉ phù hợp. Chúng ta cần có kế hoạch hợp lý tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi, từng vùng, miền của đất nước. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thời gian nghỉ thật sự bổ ích. Chúng ta có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá giúp các em tìm hiểu thiên nhiên, khu di tích lịch sử nhằm ôn lại cho các em những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường Đề 3: Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm 9 mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận. Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang). Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v ), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện. Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay. Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng ) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm 10 . thể thi u đối với thi nhân . Dù vậy , hai chữ “trong tù “ở đây được đặt ở đầu câu nhưng không nhằm nhấn mạnh đến nỗi khổ của người tù , có chăng chỉ là sự phàn nàn hay nuối tiếc vì nỗi thi u. tựu trường ( ở hiện tại) - Đoạn 2: cảm giác của nhân vật "tôi" một lần thăm sân trường (quá khứ) => ;2 đoạn văn hok có mối liên hệ gì hết á! (^o^) 2. - Cụm từ "trước đó mấy hôm"bổ. thứ hai thể hiện sự bối rối của một tâm hồn thơ 18 trước cảnh trăng đẹp tuyệt vời . Câu thơ cho thấy lòng yêu mến thi n nhiên hồn nhiên tha thi t , chân thành và mãnh liệt của một tâm hồn nghệ

Ngày đăng: 23/06/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan