1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiết 54 HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG (word)

2 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 42,5 KB

Nội dung

Trường THPT Nguyễn Thái Bình Tiết CT : 54 Giáo án vật lí 12 Bài :32 Tiết: 54 Tuần dạy :…………….Ngày dạy:…………… HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - Học sinh biết: Nêu được sự phát quang là gì. - Học sinh hiểu: Sự huỳnh quang và sự lân quang. 1.2.Kĩ năng: - Phân biệt được huỳnh quang và lân quang. 1.3.Thái độ: - Hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học. Có ý thức vận dụng những hiểu biết Vật lí vào đời sống. - Có thái độ khách quan, trung thực, cẩn thận và có tinh thần hợp tác trong học tập - Có thái độ cã quan niÖm ®óng vÒ hiện tượng hiện tượng quang – phát quang. 2.TRỌNG TÂM: Nêu được sự phát quang là gì.Sự huỳnh quang và sự lân quang. 3. CHUẨN BỊ : 3.1 . Giáo viên: - Một ống nghiệm nhỏ đựng dung dịch fluorexêin; hoặc một vật bằng chất lân quang (núm bật tắt ở một số công tắc điện, các con giáp màu xanh bằng đá ép sản xuất ở Đà Nẵng…).(nếu có) - Đèn phát tia tử ngoại hoặc một chiếc bút thử tiền. - Hộp cactông nhỏ dùng để che tối cục bộ. …).(nếu có) 3.2. Học sinh : Tập vở,sgk,chuẩn bị bài trước,… 4. TIẾN TRÌNH : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện - Kiểm tra :Tác phong học sinh , vệ sinh lớp .Điểm danh học sinh.Chỉnh đốn đồng phục,…Lớp :…………. …………………………………………………………… 4.2. Kiểm tra miệng : Câu 1 : Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài. Câu 2 : khái niệm về sự phát quang ? 4.3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài - GV:giới thiệu nội dung bài mới, trọng tâm của bài. - HS: Học sinh tiếp nhận thông tin, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng quang – phát quang - GV: - Y/c HS đọc Sgk và cho biết CH1 : sự phát quang là gì? - Chiếu chùm tia tử ngoại vào dung dịch fluorexêin → ánh sáng màu lục. + Tia tử ngoại: ánh sáng kích thích. + Ánh sáng màu lục phát ra: ánh sáng phát quang. CH2 :Đặc điểm của sự phát quang là gì? CH3 :Thời gian kéo dài sự phát quang phụ thuộc? CH4 :Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự huỳnh quang là gì? Sự lân quang là gì? GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa huỳnh quang và lân quang CH5 :Tại sao sơn quét trên các biển giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không phải là sơn phản quang (phản xạ ánh sáng)? - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Tìm hiểu về định luật Xtốc (Stokes) về sự huỳnh quang - GV: Giới thiệu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang (Định luật Xtốc). I. Hiện tượng quang – phát quang 1. Khái niệm về sự phát quang - Sự phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. - Đặc điểm: - Phụ thuộc vào chất phát quang. sự phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. 2. Huỳnh quang và lân quang - Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự huỳnh quang. - Sự phát quang của các chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự lân quang. - Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang. II. Đặc điểm về ánh sáng huỳnh quang Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: λ hq >λ kt . Giải thích bằng thuyết lượng tử: SGK. Giáo viên : Phạm Ngọc Thảo Trang 1 Trường THPT Nguyễn Thái Bình Tiết CT : 54 Giáo án vật lí 12 Yêu cầu học sinh giải thích đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang bằng thuyết lượng tử. - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi, tiếp nhận thông tin. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1 : C1 sgk? Đáp án câu 1: C1. Ở đầu một số cọc chỉ giới và biển báo giao thông, nhất là ở các đường trên vùng núi, người ta có quét một lớp sơn phát quang. Điều đó có lợi ở chỗ, nếu là ánh sáng phát quang thì từ nhiều phía có thể thấy cọc tiêu, biển báo ; còn nếu là ánh sáng phản xạ thì chỉ nhìn thấy các vật đó theo phương phản xạ. Ta dễ dàng phát hiện ra sự phát quang của lớp sơn nói trên, nếu chú ý rằng đầu cọc còn sáng một thời gian rất ngắn, sau khi ánh đèn xe ôtô đã quét qua đầu cọc. Ta có thể chủ động thử lại điều phán đoán của ta bằng cách dùng bút thử tiền chiếu vào một điểm trên cọc tiêu hay biển báo xem nó phát quang màu gì? - Câu 2 : Câu hỏi 1,2 trang 165 SGK? Đáp án câu 2: Câu hỏi: 1. Là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Huỳnh quang do các chất lỏng hoặc khí phát ra, tắt nhanh khi tắt ASKT; còn lân quang do chất rắn phát ra, nó còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ASKT. 2. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ASKT: λ hq > λ kt . - Câu 3 : bài tập 6.trang 165 SGK Đáp án câu 3: 6. a. Các băng này dùng để báo hiệu cho xe cộ chạy trên đường. b. Các băng này làm bằng chất liệu phát quang. c. Dùng bút thử tiền chiếu vào một điểm trên băng đó xem chỗ đó phát quang màu gì? Nếu màu vàng hay màu lục thì đó là băng phát quang. 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết này : + Ôn tập lí thuyết; Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập. + Bài tập 4,5 trang 165 SGK - Đối với bài học ở tiết tiếp theo : + Tiết sau:tiết 55 Mẫu nguyên tử Bo + Ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học trong Sgk Hoá học lớp 10. 5.RÚT KINH NGHIỆM : - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học : Giáo viên : Phạm Ngọc Thảo Trang 2 . Bình Tiết CT : 54 Giáo án vật lí 12 Bài :32 Tiết: 54 Tuần dạy :…………….Ngày dạy:…………… HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - Học sinh biết: Nêu được sự phát quang là gì. - Học. (Stokes) về sự huỳnh quang - GV: Giới thiệu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang (Định luật Xtốc). I. Hiện tượng quang – phát quang 1. Khái niệm về sự phát quang - Sự phát quang là sự hấp thụ ánh. bài. - HS: Học sinh tiếp nhận thông tin, nhận thức vấn đề cần nghiên cứu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng quang – phát quang - GV: - Y/c HS đọc Sgk và cho biết CH1 : sự phát quang là gì? -

Ngày đăng: 23/06/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w