Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
97 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập, giao lưu giữa các nước với nhau, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, ngoài những tri thức và giá trị vật chất đời sống công nghiệp hiện đại mang lại nó còn kéo theo những mặt trái, những tệ nạn khác mà một trong số đó là tình hình tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng. Có thể nói đây là một nỗi đau của xã hội và là một sự thật không thể phủ nhận, các bậc phụ huynh ai cũng muốn chăm lo cho con cái mình thật tốt nên ra sức làm việc vun đắp cho đời sống vật chất của các em cũng như của gia đình. Nhưng ngược lại, chính điều đó lại làm chúng ta không thể dành nhiều thời gian quan tâm sâu sát đến các em. Và chỉ cần một phút lỡ lầm vì những suy nghĩ thiếu chín chắn mà các em sẽ dễ dàng sa vào con đường phạm tội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em sau này và còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội vì chính các em là những người chủ tương lai của đất nước. Trong những trường hợp như thế, các luật sư, những người am hiểu pháp luật và được đào tạo chuyên nghiệp, cần phải phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên “ đề tài tiểu luận cho học phần Kỷ năng tranh tụng trong vụ án hình sự. CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Trong tố tụng hình sự, người bào chữa là người tham gia tố tụng để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như là một nguyên tắc hiến định, điều 132 của Hiến pháp 1992 ghi nhận: “ Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.” Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.” Cùng với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS 2003) đã mở rộng hơn phạm vi tham gia của người bảo chữa nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể Điều 11 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” Theo Điều 56 BLTTHS 2003, người bào chữa có thể là: - Luật sư; - Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo - Bào chữa viên nhân dân. Xem xét vai trò của từng loại người bào chữa, ta nhận thấy: Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được xác định là người bào chữa trong tố tụng. Tuy nhiên từ khi BLTTHS năm 1988 ra đời đến nay, về phương diện pháp lý chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích rõ người đại diện hợp pháp là những ai. Riêng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì trong Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 18/12/1988 của TANDTC và VKSNDTC khi đề cập đến quyền khàng cáo đã hướng dẫn: “ Đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chưa thành niên là bố, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ”. Nội dung trên đã gián tiếp làm rõ người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chưa thành niện. Nhưng thực tiễn trong những năm qua cho thấy chưa có trường hợp nào người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa. Còn đối với trường hợp ngưòi bào chữa là Bào chữa viên nhân dân thì chức danh này trước đây được ra đời trên cơ sở Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/06/1949. Sau đó Nghị định số 01-NĐ-VY ngày 12/01/1950 của Bộ Tư pháp đã quy định rõ tiêu chuẩn của Bào chữa viên nhân dân. Trong suốt thời gian dài từ 1949-1987, Bào chữa viên nhân dân đã đóng một vai trò rất lớn trong tố tụng hình sự. Đến năm 1987 cả nước có 30 Đoàn Bào chữa với tổng số gần 400 Bào chữa viên nhân dân. Tuy nhiên từ năm 1989 đến nay, khi các Đoàn Luật sư được khôi phục lại ở các địa phương thì các Đoàn bào chữa đã chấm dứt hoạt động và giải thể, do đó chức danh Bào chữa viên nhân dân chỉ tồn tại trên phương diện pháp lý. Từ những lý do trên mà người bào chữa chủ yếu trong tố tụng hình sự hiện nay chỉ là luật sư. Không những thế, luật sư còn là người tham gia tố tụng có hiệu quả nhất, vì: - Luật sư là người có trình độ, kiến thức pháp luật - Luật sư là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bào chữa - Luật sư là người được đào tạo không chỉ đơn thuần là kiến thức pháp luật mà họ còn được đào tạo về nghiệp vụ, tức kỹ năng hành nghề. Bảo vệ và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự. Luật sư là người hành nghề chuyên nghiệp. Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử trong những năm qua cho thấy, phần lớn các vụ án có người bào chữa tham gia đều là luật sư. Như vậy luật sư đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và ngoài nhiệm vụ này luật sư còn có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa khi tham gia tố tụng. Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau và bổ trợ cho nhau. Muốn bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo thì phải tôn trọng sự thật và tôn trọng pháp luật. Ngược lại muốn góp phần vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo trên cơ sở pháp luật. Luật sư luôn phải chú ý đến hai nhiệm vụ này, nếu chỉ chú tâm đến việc bảo vệ thân chủ thì đễ dẫn đến ngụy biện, ngược lại nếu chỉ chú trọng bảo vệ pháp luật, pháp chế thì sẽ biến mình thành người công tố. Như thế cán cân công lý, thế đối trọng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội sẽ không thể cân bằng, lúc ấy pháp luật hay công lý cũng không được đảm bảo. Vì vậy, vai trò đặc trưng của luật sư trong tố tụng hình sự là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ và bảo vệ chân lý, tôn trọng pháp luật. Và một khi xã hội thừa nhận tính tối cao của pháp luật thì luật sư ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bổ trợ tư pháp cho các hoạt động tố tụng hình sự. II/ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1/ Khái niệm người chưa thành niên và tầm quan trọng của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Trong các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì người chưa thành niên phạm tội là những người ở độ tuổi từ đủ 14 đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên là những người có những khiếm khuyết cả về thể chất và tinh thần. Về thể chất, sự phát triển của người chưa thành niên chưa đạt đến độ hoàn thiện và điều ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của các em. Do chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành tức 18 tuổi nên người chưa thành niên chưa được trang bị để nắm được những kiến thức cần thiết về các lĩnh vực tự nhiên và xã hội, trong đó có kiến thức về pháp luật. Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên đang ở trong giai đoạn “già trẻ con, non người lớn” nên chưa thể nhận thức đầy đủ và đúng đắn tất cả những vấn đề mà Nhà nước, xã hội và pháp luật yêu cầu đối với mỗi thành viên trong xã hội. Chính vì đặc điểm tâm sinh lý này mà trong nhiều trường hợp, người chưa thành niên không thể lựa chọn cho mình một cách ứng xử phù hợp với các quy tắc xử sự chung của xã hội hay các chuẩn mực pháp luật. Với lý do đó, Điều 12 BLHS 1999 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Và BLHS 1999 đã dành một chương riêng là Chương X nhằm đưa ra những quy định chung đối với người chưa thành niên phạm tội. Tương tự, BLTTHS 2003 đã thiết kế một chương trong phần thứ bảy_Thủ tục đặc biệt đó là Chương XXXII về Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Với việc dành ra những chương riêng như thế để quy định về luật tố tụng cũng như luật nội dung áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người chưa thành niên đã chứng tỏ người chưa thành niên phạm tội là một chủ thể được quan tâm đặc biệt trong tố tụng hình sự bởi những đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt của mình. Cụ thể, trong một vụ án hình sự mà người phạm tội là người chưa thành niên (đủ 14 tuổi và dưới 16 tuổi) thì bắt buộc phải có người bào chữa. Tuy nhiên theo nội dung đã phân tích ở phần trên thì người bảo chữa chủ yếu hiện nay chỉ có thể là luật sư. Do đó sự tham gia của luật sư trong vụ án hình sự nhằm hạn chế tối đa sự xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên là vô cùng quan trọng, nếu thiếu điều này thì vụ án sẽ không thể nào giải quyết được bằng một bản án có hiệu lực pháp luật (trừ khi người chưa thành niên từ chối việc có người bào chữa). Bằng hoạt động của mình luật sư sẽ giúp cho người chưa thành niên thực hiện tốt hơn nữa quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết và xử lý vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Để thực hiện được điều đó, người luật sư, ngoài những kỹ năng hành nghề chung còn phải biết được những kỹ năng đặc thù trong những vụ án loại này. Thời điểm bắt đầu tham gia của luật sư: Theo quy định chung tại Khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2003 thì luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn khởi tố bị can, thậm chí ngay từ khi có quyết định tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Ngoại trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, Viện trưởng VKS quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Phạm vi tham gia của luật sư: Thể theo tinh thần cải cách tư pháp, luật sư ngày nay tham gia vào hầu hết các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự từ điều tra, truy tố cho đến xét xử, riêng đối với bị cáo là người chưa thành niên thì sau khi Tòa sơ thẩm xét xử xong, luật sư còn có thể giúp bị cáo kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu thấy bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định đó xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Phương thức tham gia: Luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên thông qua hai con đường (Điều 57 BLTTHS 203): - Bị can, bị cáo hoặc gia đình bị can, bị cáo mời - Được giao nhiệm vụ bởi Văn phòng luật sư nơi làm việc trên cơ sở sự phân công của Đoàn luật sư theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. 2/ Biểu hiện cụ thể vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng hình sự Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra Từ trước tới nay, nhiều người quan niệm việc bào chữa chỉ được thực hiện tại phiên tòa. Quan niệm sai lầm phổ biến này đã phủ định vai trò tích cực của luật sư trong giai đoạn điều tra, khiến các cơ quan tiến hành tố tụng không nhận thức một cách đúng đắn bản chất hoạt động của luật sư trong giai đoạn này và chính điều đó đã phần nào cản trở những hoạt động chính đáng của luật sư, khiến luật sư trở nên thụ động trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ của mình. Ngược lại, nếu luật sư tham gia một cách chủ động, tích cực từ giai đoạn điều tra thì không những giúp hạn chế tối đa những sai phạm về thủ tục tố tụng của cơ quan điều tra, có nhiều điều kiện hơn để hiểu được bản chất nội dung vụ việc, từ đó giúp bảo vệ tốt hơn các quyền lợi hợp pháp của thân chủ trong các giai đoạn sau nay, hay thậm chí có thể giúp thân chủ thoát khỏi vòng lao lý sớm hơn ngay từ giai đoạn điều tra, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án đồng thời giúp Nhà nước tiết kiệm nhân lực và tài lực, nâng cao hiệu suất đấu tranh phòng chống tội phạm. Những công việc mà luật sư cần phải tiến hành trong giai đoạn điều tra bao gồm: - Khi tham gia bào chữa bất cứ vụ án nào, luật sư cũng cần tiến hành hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án. Cùng với việc tiếp xúc bị cán, bị cáo, hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án là cơ sở, nền tảng hình thành luận cứ bào chữa cũng như những quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. - Tiếp xúc, trao đổi với bị can, gia đình bị can và các đương sự khác Trong các vụ án mà bị can là người chưa thành niên, việc tiếp xúc với bị can và gia đình bị can là rất quan trọng. Luật sư thể hiện vai trò của mình thông qua việc tư vấn, khuyên nhủ và giúp đỡ những công việc cụ thể mà bản thân họ không thể thực hiên được. Điều này giúp gia đình an tâm hơn, đặc biệt luật sư nên khuyên họ chủ động khắc phục thiệt hại do bị can chưa thành niên gây ra nếu có và xoa dịu nỗi đau của gia đình phía bị hại nếu có thể. Đối với bị can, vì nhận thức còn bị hạn chế do giới hạn của tuổi tác và tâm lý chưa được ổn định nên luật sư cần kiên nhẫn, gần gũi tác động nhẹ nhàng, tình cảm để giải thích với bị can những quy định pháp luật, về hành vi đã thực hiện cũng như phương hướng bào chữa của luật sư, tìm hiểu hoàn cảnh phạm tội của bị can như thế nào, có bị người khác xúi giục, lội kéo, mua chuộc, ép buộc hay không, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bị can. Thông qua đó, luật sư động viên bị can khai báo trung thực, đặc biệt khai đầy đủ, chi tiết các tình tiết có lợi cho họ. Lưu ý họ những tình huống họ có thể sẽ gặp trong các giai đoạn tiếp theo để giúp họ bình tĩnh và hợp tác tốt giúp cho việc bào chữa của luật sư đạt hiệu quả cao. Luật sư tuyệt đối không nên thu thập thông tin từ họ bằng cách chất vấn, đặt ra những câu hỏi và buộc họ phải trả lời vì đây là vì quyền lợi của họ, điều này có thể dẫn đến hậu quả là họ im lặng không trả lời, bất hợp tác thậm chí từ chối luật sư bởi ở lứa tuổi này các em thường có những phản ứng thái quá để khẳng định cái tôi của mình bất chấp hậu quả, thậm chí từ chối không cần luật sư bảo chữa. [...]... tranh luận với Viện kiệm sát (và cả với những luật sư khác, nếu có) Tuỳ theo khả năng, kinh nghiệm của mỗi luật sư cũng như tính chất của mỗi vụ án mà luật sư có thể chọn phương pháp xây dựng bài bào chữa cho phù hợp Cần chú ý nghiên cứu kỹ các căn cứ pháp lý tại Chương X BLHS 1999_Những quy định chung đối với người chưa thành niên phạm tội và Chương XXXII BLTTHS 2003 _ Thủ tục tố tụng đối với người chưa. .. đối với người chưa thành niên - Tiếp xúc với bị can chưa thành niên: Mục đích cuối cùng của cuộc tiếp xúc này là để khẳng định lại ý chí của bị can và thống nhất về hướng bào chữa tại phiên tòa Riêng đối với người chưa thành niên là những người chưa quen ứng xử ở chỗ đông người hơn nữa là lại phiên tòa xét xử mình, luật sư nên trấn an, giúp họ bình tĩnh và chuẩn bị tinh thần thật tốt cho phiên tòa sắp... được công minh, khách quan cho thân chủ mình Riêng đối với vụ án mà người chưa thành niên phạm tội thì luật tố tụng nước ta tại Khoản 1 Điều 307 BLTTHS 2003 quy định Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” bởi họ là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý của người chưa thành niên, như thế sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác... hành hình phạt, xóa án tích hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên mà lẽ ra họ được hưởng theo quy định của pháp luật Kết Luận Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu và nhận định đúng đắn vai trò của luật sư với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên trong một vụ án hình sự giúp ta hiểu được vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ luật sư đối với bị... cáo theo quy định pháp luật Bởi khác với các vụ án mà bị can, bị cáo là người đã thành niên, trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, sau phiên tòa (ở cấp sơ thẩm hay phúc thẩm) công việc bào chữa của luật sư vẫn chưa kết thúc Luật sư có quyền và cần phải thay mặt bị cáo viết đơn kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm, viết đơn khiếu nại đối với bản án, quyết định của cấp phúc thẩm,... đối với hoạt động tố tụng hình sự nói chung Từ đó luật sư ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm nghề nghiệp của mình, chuyên tâm trau dồi các kỹ năng nghề luật chung, cơ bản, đồng thời nghiên cứu những kỹ năng chuyên biệt phục vụ cho từng đối tượng thân chủ khác nhau với những đặc điểm riêng về nhân thân cũng như tâm lý phạm tội, cụ thể ở đây là người chưa thành niên phạm tội Trên cơ sở luật sư bảo vệ tốt... tổ chức này đứng ra bảo lãnh hoặc người có uy tín trong gia đình bị can đứng ra bảo lãnh cho bị can tại ngoại nếu bị can bị tạm giam Lý do là vì việc kéo dài tình trạng bị tạm giam của người chưa thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần của bị can, khiến họ trở nên hoang mang và dễ dẫn đến trạng thái tự cô lập, từ bất hợp tác với Cơ quan điều tra, với cả gia đình và luật sư Vai... biến các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, phổ biến về thủ tục tục tại phiên tòa, dự kiến những tình huống có thể xảy ra cũng như quyền nói lời sau cùng để bị can có sự chuẩn bị trước và tích cực hợp tác với luật sư tại phiên tòa • Tham gia phiên toà Trong phần khai mạc phiên toà - Nắm danh sách những người tiến hành tố tụng để xét xem có người nào thuộc trường hợp bị thay đổi như tại Điều 42 BLTTHS... động thu thập thông tin về nhân thân bị can và về những vấn đề khác như hoàn cảnh gia đình, bạn bè… và trong trường hợp bị can chưa thành niên luật sư phải xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can để xác định đúng vấn đề trách nhiệm hình sự của họ - Tham gia hỏi cung bị can Theo quy định của luật TTHS, người giám hộ hay người đại diện hợp pháp của bị can luôn phải có mặt trong các buổi hỏi... xem xét lại những nội dung có trong bản kết luận điều tra về tội danh, điều luật, vai trò, mức độ tham gia phạm tội của bị can chưa thành niên, mức độ bồi thường… - Khiếu nại hoạt động của Điều tra viên & Cơ quan điều tra Nếu trong quá trình giám sát hoạt động điều tra, nếu phát hiện có những hành vi vi phạm pháp luật, luật sư nên giúp bị can chưa thành niên khiếu nại những việc làm sai trái đó của . Hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên “ đề tài tiểu luận cho học phần Kỷ năng tranh tụng trong vụ án hình sự. CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH. BLHS 1999_Những quy định chung đối với người chưa thành niên phạm tội và Chương XXXII BLTTHS 2003 _ Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. - Tiếp xúc với bị can chưa thành niên: Mục đích cuối cùng. đối với người chưa thành niên phạm tội. Tương tự, BLTTHS 2003 đã thiết kế một chương trong phần thứ bảy _Thủ tục đặc biệt đó là Chương XXXII về Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Với