II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TỈNH NGHỆ AN:
2. thành phần chất thải rắn:
Chất thải rắn bao gồm những chất hữu cơ(có thể cháy được) và những chất vô cơ ( ko cháy được),chất thải độc hại, chất thải đặc biệt thải ra từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, thương mại,công sở,thành phần hữu cơ tiêu biểu nhất chủ yếu là các chất dễ phân hủy.Thực phẩm thừa,giấy các loại,cactong,nhự vải các loại,cao su,gỗ,rác thải sân vườn.Thành phần vô cơ gồm thủy tinh, ion kim loại,nhôm,sắt thép,bụi…
Các thành phần chất thải rắn của tỉnh Ngệ An sẽ có thay đổi do có sự thay đổi trong cơ cấu phát triển kinh tế,tỷ trọng công nghiệp ,thương mại và dịch vụ;dựa vào sự thay đổi xu hướng sử dụng hàng hóa của nhân dân.
Thành phần Tỷ lệ %
Chất cháy được( rác,gỗ,cao su..) 65
Không cháy được(kim loại,thủy tinh,gạch…) 35
Các chất thải dễ phân hủy đặc biệt trong điều kiện thời tiết ẩm lại càng dễ phân hủy,thối rữa.Nguồn phát sinh chất thối rửa chủ yếu là thức ăn ,nguyên liệu chế biến thực phẩm…Thường chất thối rữa phát sinh mùi hôi thối và là điều kiện cho ruồi ,muỗi.nhặng phát triển.Có thể nói ,bản chất của các chất thối
rữa trong rác là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến thiết kế và vận hành của hệ thống sử lý rác thải,nhất là hệ thống thu gom rác.Đối với giấy,mặc dù có đến hơn 50 loại giấy khác nhau ,giấy thải trong rác sinh hoạt chủ yếu là giấy báo ,tạp chí,giấy quảng cáo,tờ rơi,giấy loại ở các cơ quan,giấy bao gói ,khăn giấy,carton…
Các chất thải nhựa trong rác gồm một số chủng loại:
-polythylenen terephthalat(PETE/1)
-polythylenen mật độ cao (HDPE/2
-polyvinyl chloride (PVC/3)
-polythylenen mật độ thấp (LDPE/3)
-poly propylenen (PP/5 )
-poly styreme (PS/6)
-Các loại plastic khác (7)
Các loại vật liệu này được phân biệt bằng mã số ghi trên bao bì hay vật dụng chế tạo bằng plastic.
-Chất thải đặc biệt được phát sinh bao gồm những đồ vật cồng kềnh,đồ điện tử gia dụng,rác sân vườn,bình điện ,dầu mỡ,loopss xe…Những loại rác này thường được tách riêng ra khỏi rác thải sinh hoạt.
- Các thứ rác cồng kềnh như đồ hỏng hóc, hết hạn sử dụng hay phế phẩm như các loại đồ gỗ,đèn quạt và các loại tương tự khác.Các loại đồ điện gia dụng như máy lạnh, radio,tivi,giàn nghe nhạc,lò bếp,…Khi thu gom các loại rác này phải để riêng vì chúng có thể gây cháy nổ hoặc gây ô nhiễm môi trường,nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
gia dụng,ô tô,xe gắn máy,bình điện… hàm chứa rất nhiều các kim loại như thủy ngân,bạc,chì…Các kim loại này có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm,ô nhiễm đất.
-Dầu thải từ ô tô,xe gắn máy nếu không được thu gom để tái chế hợp lý sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước mặt.
Lốp xe cũng là một vấn đề nan giải bởi vì nó cồng kềnh khó phân hủy,đồng thời cũng là nơi trú ngụ của muỗi,nơi phát sinh mầm bệnh.
-Mặt khác,trong rác thải còn có các chất độc hại đối với con người và sinh vật như: thuốc diệt chuột,thuốc trừ sâu,hóa chất bảo vệ thực vật,chất phụ gia sử dụng để chế biến túi nilong,gia công,các hóa mĩ phẩm qua hạn sử dụng,các loại phẩm nhuộm quần áo…
Sau đây là bảng thành phần chất thải rắn của tỉnh Nghệ An
STT Thành phần %khối lượng tấn/m3
1 Chất hữu cơ: thức ăn thừa,lá cây,hoa quả 41
2 Plastic:Nilon,nhựa,cao su 3
3 Giấy:Giấy vụn,vải,cacton 6
4 Kim loại:vỏ lon,đinh rỉ.sắt thép… 2,3
5 Thủy tinh: chai,lọ,sành,sứ 5,5
6 Chất trơ:đất,đá,cát,gạch vụn… 36,5
Độ ẩm 46
Độ tro 12
Tỉ trọng 0,62