Phòng chống bệnh viêm màng não C.
Trang 1Chương Trình Tiêm Chủng Quốc Gia
Phòng Bệnh Viêm Màng Não C
Năm 2004
Sổ tayThông tin và Cam kết Dành cho Phụ huynh Học sinh Tiểu học và Học sinh Lớp 8
Sổ tay này bao gồm các thông tin quan trọng về bệnh viêm màng não và Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Phòng bệnh Viêm màng não C do Chính quyền
Australila, Bang và Hạt khởi xướng
Quý vị cần phải làm gì ?
Nếu quý vị muốn cho trẻ tiêm chủng
vắc xin viêm màng não C, cần thực
hiện theo các bước sau:
1 Đọc kỹ các thông tin trong sổ tay
thông tin và đồng thuận này
2 Điền đầy đủ tất cả các phần của
mẫu đồng ý và ký Mẫu cam kết
có ở trang 11
3 Nộp lại mẫu đồng ý có chữ ký cho
trường học của trẻ Nếu muốn, quý
vị có thể bỏ mẫu tán thành vào một
phong bì hoặc phong bì có trong sổ
tay này
Nếu một học sinh được đưa đi tiêm
chủng mà không có mẫu đồng ý có chữ
ký của phụ huynh thì cần liên lạc lại với
phụ huynh hoặc người đỡ đầu Trong
trường hợp không liên lạc được với
phụ huynh hoặc người bảo trợ thì học
sinh sẽ không được tiêm chủng.
KHÔNG học sinh nào được tiêm chủng
nếu không điền đầy đủ mẫu cam kết
Nội dung sách
Bệnh viêm màng não – Những điều
cần biết
Các câu hỏi thường gặp Thông tin hỗ trợ hoàn thành mẫu cam kết
Mẫu Cam kết
Tại sao tôi nên đưa trẻ đi tiêm chủng?
Tiêm chủng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất và an toàn nhất Sau khi được tiêm chủng, trẻ sẽ ít mắc các bệnh nếu có tại địa phương Lợi ích phòng bệnh lớn hơn nhiếu so với các rủi ro không đáng kể do tiêm chủng
Trang 2Bệnh viêm màng não - Những điều cần biết
Bệnh viêm màng não là gì ?
Bệnh viêm màng não là một bệnh lây nhiễm nặng nhưng không phổ biến, xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh viêm màng não ‘xâm nhập’ vào cơ thể qua họng hoặc mũi
Tại bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 10% dân cư mang vi khuẩn gây bệnh viêm màng não trong họng hoặc trong mũi nhưng không phát bệnh Mặc dù hầu hết những người mang các vi khuẩn này trong họng hoặc mũi vẫn khoẻ nhưng họ có thể lây truyền vi khuẩn đó cho người khác, và những người đó có thể bị bệnh
Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não được lây truyền thông qua các giọt dịch nhỏ văng ra từ mũi hoặc họng khi ho hoặc hắt hơi Vi khuẩn gây màng não khó lây truyền và không tồn tại lâu ngoài cơ thể
Tiếp xúc gần với một người mang vi khuẩn trong mũi hoặc họng thường khiến vi khuẩn lây truyền sang người khác
Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Phòng bệnh Viêm màng não C do các cấp chính quyền Australia, Bang và Hạt khởi xướng Chương trình này sẽ được áp dụng tại trường học của con quý vị Mục đích của chương trình này là phòng ngừa bệnh viêm màng não C cho trẻ em và thanh thiếu niên Australia Hiện chương trình đang được triển khai từng phấn trên toàn
Australia Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 1 đến 19 tính đến năm 2003 (tức là sinh vào hoặc sau ngày 01/01/1984) sẽ dần dần được tiêm vắc xin miễn phí Bệnh viêm màng não C hiếm khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh do vậy chương trình tiêm chủng này chỉ dành cho trẻ em trên
12 tháng tuổi
Dạng phổ biến nhất của bệnh viêm màng não tại Queensland là nhóm B Nhóm này chiếm đến hai phần ba tỉ lệ tử vong do bệnh viêm màng não tại Australia, trong khi bệnh do nhóm C gây nên ít phổ biến hơn Chưa có vắc xin phòng bệnh viêm màng não B
Năm Nhóm tuổi Các nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng
(VSPs)
Trẻ em từ 1 – 5 tuổi (sinh vào hoặc
sau ngày 01/01/1998)
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng
não C hiện nay là một phần của Lịch
trình Tiêm vắc xin Tiêu chuẩn của
Australia cho trẻ em 12 tháng tuổi
Bác sĩ đa khoa, hội đồng địa phương, Tổ chức Sức khoẻ Cộng đồng, Royal Flying Doctor Service và các nhà cung cấp dịch
vụ tiêm chủng thường xuyên khác.
2003
Học sinh trung học phổ thông Chương trình dành cho trường học
2004 Học sinh tiểu học (6 tuổi trở lên)
và học sinh lớp 8 Chương trình dành cho trường học
2005 Bất cứ người nào chưa được tiêm
chủng tuổi từ 1 – 19 tính đến năm
2003 (sinh vào hoặc sau
01/01/1984)
Bác sĩ đa khoa, hội đồng địa phương, Tổ chức Sức khoẻ Cộng đồng, Royal Flying Doctor Service và các nhà cung cấp dịch
vụ tiêm chủng thường xuyên khác.
Hoặc quý vị có thể tự mua vắc xin theo đơn thuốc của bác sĩ
Trang 3Có một số biến thể khác nhau của bệnh viêm màng não được phân biệt bằng tên nhóm Các nhóm phổ biến nhất là A, B, C, W135 và Y Tại Australia, nhóm B và nhóm C thường gặp nhiều nhất Hiện tại không có vắc xin phòng bệnh viêm màng não nhóm B
Vi khuẩn gây bệnh màng não thường gây ra hai dạng bệnh chính Bệnh viêm màng não nhiễm trùng máu xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu gây nên nhiễm độc máu Bệnh viêm màng não do vi khuẩn xuất hiện khi vi khuẩn nhiễm vào lớp màng ngoài của não
và tuỷ sống Cả hai dạng đều có thể xuất hiện cùng lúc
Hầu hết bệnh xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, nhưng nó cũng có thể xuất hiện vào các thời điểm khác trong năm
Nó có phổ biến không?
Bệnh viêm màng não không phổ biến Trung bình có 100 ca được phát hiện tại Queensland mỗi năm Bệnh có thể gây nên tử vong (khoảng 10% trong tổng số ca bệnh) hoặc các ảnh hưởng lâu dài như điếc, chậm phát triển trí tuệ, liệt hoặc tàn phế
Ai có nguy cơ cao nhất?
Mọi người đều có thể bị bệnh viêm màng não Trong nhóm tuổi thích hợp với Chương trình Tiêm chủng quốc gia, trẻ em từ 1-5 tuổi và thanh thiếu nhiên (15-19 tuổi) là nhóm tuổi có nguy
cơ mắc bệnh cao nhất Trẻ em tuổi từ 6-14 ít nguy cơ mắc bệnh hơn những trẻ nhóm tuổi khác trong chương trình này, tuy nhiên nguy cơ này sẽ tăng khi chúng lớn tuổi hơn Trẻ em
và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn người lớn
Người ta đã chứng minh được rằng hút thuốc có thể khiến các thành viên trong gia đình dễ mắc bệnh viêm màng não hơn
Các triệu chứng
Các triệu chứng điển hình của mọi biến thể của bệnh bao gồm: đau đầu, sốt, nôn oẹ, uể oải hoặc rối loạn, cổ cứng và phát ban Chứng phát ban trông giống như những vết thâm nhỏ dưới da; nó có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể và có xu hướng ngày càng lan rộng Nếu xuất hiện các nốt phát ban cũngcó thể khác nhau tùy từng người
Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm màng não có thể trông giống bệnh cúm, nhưng bệnh có thể phát triển rất nhanh Nếu con quý vị bị ốm, cần thường xuyên theo dõi trẻ
1 Một vài triệu chứng có thể không hề xuất hiện
2 Các triệu chứng không xuất hiện theo bất cứ trật tự cụ thể nào Chúng có thể nhẹ hoặc nặng
3 Các triệu chứng có thể phát triển thành bệnh chỉ trong vài giờ, hoặc một đến hai ngày Giống như hầu hết các bệnh khác, bệnh viêm màng não có thể xuất hiện triệu chứng khác nhau ở những người khác nhau
Trang 4Xử lý NGAY với các triệu chứng
Đừng chần chừ - hãy tới gặp bác sĩ Nếu quý vị cho rằng người nào đó đang có các triệu chứng của bệnh viêm màng não thì hãy gọi bác sĩ hoặc đi đến khoa cấp cứu của bệnh viên ngay Nhất thiết phải điều trị kịp thời với kháng sinh Nếu bệnh nhân không đỡ hơn, hãy đi khám lần nữa
Tay nóng và
có thể chân lạnh
chán ăn và nôn oẹ
La khóc hoặc rên rỉ
Nổi phát ban mẩn đỏ hoặc vết thâm
Khó thức dậy, ngủ lịm
ở trẻ sơ sinh
ở người lớn và trẻ em
Light aversion Drowsiness
Headache Stiff neck
Joint pain
Các triệu chứng của bệnh viêm màng não
Đau khớp
Phát ban Mẩn đỏ hoặc vết thâm
Cổ cứng Đau đầu
Khó chịu với
ánh sáng
Uể oải
Chương trình Tiêm chủng Quốc gia này cung cấp các vắc xin phòng bệnh viêm màng
não C Việc quý vị hiểu về các triệu chứng của bệnh viêm màng não là rất quan trọng,
thậm chí khi quý vị hoặc trẻ đã được tiêm chủng phòng chống một hoặc hơn một nhóm
bệnh, quý vị vẫn nên đi khám nếu quý vịphát hiện bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng này ở quý vị hoặc trẻ.
Nhìn trừng trừng và vô hồn, thóp phồng lên
Không thích bế, hay quấy
Nám da nhẹ
Trang 5Có những cách điều trị nào?
Một người bị bệnh viêm màng não sẽ được đưa vào bệnh viện và chữa trị bằng kháng sinh
Kiểm soát sự lây lan của bệnh như thế nào?
Nếu bệnh viêm màng não phát triển ở một người, hiện tại không có xét nghiệm nào có thể xác định được nguồn gốc lây nhiễm
Các cơ quan sức khoẻ cộng đồng thực hiện phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn bằng cách tiếp cận các hộ gia đình và những người có thể truyền bệnh khác để tuyên truyền về bệnh và cung cấp kháng sinh nếu cần thiết
Kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn từ họng hoặc mũi của bất cứ người nào có nguy cơ là nguồn lây bệnh Những người nhận thuốc kháng sinh có thể tiếp tục đi học hoặc đi làm
Vắc xin phòng bênh viêm màng não
Hiện tại có hai loại vắc xin chính phòng bệnh viêm màng não Một số người trước kia có thể đã được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não Các loại vắc xin này có thời hạn phòng bệnh khác nhau, do đó cần thiết phải biết quý vị hoặc con quý vị đã tiêm chủng loại vắc xin nào
Có hai loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não là vắc xin polisaccharide và một loại vắc xin mới được điều chế gần đây là vắc xin kết hợp
Vắc xin phòng bệnh viêm màng não C không có các vi khuẩn sống và không gây bệnh viêm màng não cho những người tiêm vắc xin hay cho người tiếp xúc với họ
Vắc xin kết hợp
Vắc xin kết hợp chỉ có tác dụng phòng bệnh viêm màng não nhóm C, và là vắc xin được sử dụng trong các chương trình dành cho khối trường học Vắc xin này thích hợp với trẻ em
khoảng 6 tuần tuổi cũng như trẻ em lớn tuổi hơn và người lớn Nó có tiểu sử y học tốt và an toàn Thời hạn phòng bệnh của vắc xin này không chắc chắn mà dựa vào các bằng chứng của các loại vắc xin tương tự, ít nhất là 10 năm Các bằng chứng cho thấy vắc xin có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm màng não C cho khoảng 91-98% với nhóm tuổi trong chương trình này
Vắc xin kết hợp được tiêm một lượng nhỏ vào bắp tay hoặc bắp đùi Cần sử dụng kim tiêm và ống tiêm vô trùng riêng cho từng người Trẻ em trên 12 tháng tuổi, thanh thiếu niên và người lớn chỉ cần một liều
Vắc xin kết hợp có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 6 tuần tuổi.Tuy nhiên, do bệnh viêm màng não C hiếm khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh nên tại Australia, đề nghị chỉ sử dụng vắc xin này cho trẻ
từ 12 tháng tuổi
Tên thương mại của 3 vắc xin phòng bệnh viêm màng não C hiện có tại Australia là NeisVac-C®, Meningitec®, và Menjugate®
Vắc xin Polysaccharide
Trang 6Vắc xin polysaccharide có tác dụng với các bệnh nhóm A, C, Y và W135 cho trẻ em trên hai tuổi (nó không có tác dụng với trẻ em nhỏ tuổi hơn) Vắc xin này có tác dụng phòng bệnh từ 2-3 năm, do vậy nó được sử dụng chủ yếu cho trẻ em trên hai tuổi là đối tượng cần thời hạn phòng bệnh tương đối ngắn Các nhóm bệnh A, C, Y và W135 chỉ chiếm khoảng một phần hai mươi các ca bệnh tại Australia mỗi năm nhưng phổ biến hơn hơn tại một vài nước khác Vắc xin này được coi là một vắc xin “du lịch” cho các lữ khách đi đến châu Á và châu Phi
Tên thương mại của hai loại vắc xin polysaccharide phòng bệnh viêm màng não C hiện có tại Australia là Menomune® và Mencevax®
Các tác dụng phụ có thể có của vắc xin
Các tác dụng phụ của vắc xin phòng bệnh viêm màng não C cũng xuất hiện tương tự như các loại tiêm chủng thường xuyên khác dành cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên Các nhóm tuổi khác nhau có các kiểu tác dụng phụ khá khác nhau sau khi tiêm chủng Ví dụ, phản ứng đau đầu thường xuất hiện nhiều hơn ở nhóm tuổi thanh thiếu niên
ác ảnh hưởng có thể có của vắc xin
phòng bệnh viêm màng não C
Nên làm gì nếu bị tác dụng phụ
hết các tác dụng phụ là không đáng lo và
xuất hiện thì chúng chỉ kéo dài trong 1-2
, có thể bao gồm:
sưng đỏ tại chỗ tiêm
sốt nhẹ
cáu kỉnh
uể oải
tiêu chảy/ nôn oẹ
đau đầu
g giống như các vắc xin khác, hiếm khi xuất
phản ứng dị ứng mạnh Các tác dụng phụ
ính do vắc xin phòng bệnh viêm màng não
y nên là rất hiếm, dưới 0.01%
ví dụ của các phản ứng dị ứng cấp tính là:
Chứng phát ban lan rộng
Sưng miệng và họng
Khó thở
Thở khò khè
Huyết áp thấp
Sốc
Nếu sưng đỏ tại chỗ tiêm, chườm bằng một
g vải ướt lạnh
Để hạ sốt hoặc giảm đau đầu, có thể uống
c paracetamol (lưu ý liều thuốc kê cho nhóm tuổi con quý vị)
Uống chất lưu
Không mặc quá nhiều quần áo
Nếu sốt kéo dài, hãy hỏi ý kiến bác sĩ
dù các phản ứng dị ứng cấp tính rất hiếm,
g thường xuất hiện trong một vài phút khi tiêm
g và cần phải chăm sóc y tế thích hợp Cần trị bằng cách sử dụng adrenaline mà tất cả các cung cấp dịch vụ thường đem theo
Theo ghi nhân hiếm khi có tình trạng ngất xỉu sau khi tiêm chủng Tình trạng ngất xỉu này không
do vắc xin, mà có thể là do choáng váng Thường người bị ngất xỉu phục hồi rất nhanh
GỌI SỐ 000 trong trường hợp khẩn cấp.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ phản ứng nào nghiêm trọng hoặc đột ngột.
Trang 7Những câu hỏi thường gặp
Diện được tiêm chủng
H Ai thuộc diện được tiêm văcxin
viêm não C miễn phí?
Đ Tất cả trẻ em, thiếu niên và thanh
niên từ 1 đến 19 tuổi vào năm 2003
(có nghĩa là không sinh trước ngày
mùng 1 tháng Một, 1984) đều thuộc
diện được văcxintiêm chủng viêm não
C miễn phí vào các giai đoạn khác
nhau trong thời gian 2003-2005
H Con tôi 3 tuổi Cháu có thể được
tiêm văcxin ở đâu?
Đ Tất cả trẻ em từ 1 đến 5 tuổi vào
năm 2003 (có nghĩa là không sinh
trước ngày mùng 1 tháng Một, 1998)
đều có thể văcxinđược bác sỹ của
chúng hoặc các cơ sở tiêm chủng
khác tiêm chủng miễn phí Văcxin
viêm não C cũng đã được bổ xung
vào Lịch trình Tiêm chủng Tiêu chuẩn
của Australia cho trẻ 12 tháng tuổi
H Các con tôi đang học tiểu học.
Chúng sẽ được tiêm chủng ở đâu?
Đ Học sinh tiểu học (và học sinh lớp
8) được bố trí tiêm chủng ở trường
vào năm 2004
H Con tôi 15 tuổi và đang học ở
trường trung học Cháu sẽ được
tiêm chủng ở đâu?
Đ Học sinh phổ thông trung học đã
được tiêm chủng ở trường trong cả
năm 2003 Nếu con quý vị để lỡ trong
năm 2003, cháu sẽ phải đợi tới năm
2005 để được bác sỹ của cháu tiêm
văcxin Ngoài ra có thể tự mua riêng
văcxin viêm não C theo đơn mà bác
sỹ của quý vị cung cấp
H Tôi học ở TAFE Liệu tôi có thuộc
diện được tiêm văcxin viêm não C
miễn phí không?
Đ Bất kỳ người nào từ 15 đến 19 tuổi vào năm 2003 không học trong các trường trung học vào năm 2003 đều thuộc diện tiêm văcxin miễn phí tại bác
sỹ hoặc cơ sở tiêm chủng trong năm
2004 Những người từ 15 đến 19 tuổi vào năm 2003 học trong các trường trung học vào năm 2003 và để lỡ đợt tiêm chủng ở trường sẽ phải đợi tới đến đợt tiêm chủng miễn phí năm 2005
H Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một người để lỡ đợt tiêm chủng ở trường?
Đ Quí vị không thể cho con mình tiêm
chủng ở một trường khác Nếu một
người để lỡ đợt tiêm chủng ở trường thì người đó sẽ phải đợi tới năm 2005 Các bậc cha mẹ hay chọn cách mua văcxin theo đơn thuốc mà bác sỹ của quý vị cung cấp Họ sẽ không được hoàn trả cho chi phí này
H Tại sao mọi người trong độ tuổi
từ 1 tới 19 lại không được tiêm chủng cùng một đợt?
Đ Để đảm bảo đủ văcxin, chương trình này được đang được triển khai trên khắp Australia trong nhiều giai đoạn và ưu tiên cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn
H Việc tiêm chủng trong chương trình này có bắt buộc hay không?
Đ Không Các bậc cha mẹ có thể muốn hoặc không muốn cho con mình tiêm chủng Chỉ những trẻ có bản cam kết đầy đủ kèm chữ ký trong ngày tiêm chủng ở trường mới được tiêm chủng Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị tất cả các bậc cha mẹ đọc tất cả thông tin và gửi lại bản cam kết dù có ký hay không
Do đó, chúng tôi có thể đảm bảo rằng tất cả các bậc cha mẹ/người đỡ đầu đều đã có được cơ hội tham gia
Trang 8H Nếu tôi không muốn cho con
mình tiêm chủng thì liệu tôi có thể
thay đổi ý kiến được không?
Đ Được Quý vị có thể rút lại bản cam
kết bất kỳ lúc nào nhưng quý vị cần
thông báo cho trường học, tốt nhất là
bằng văn bản
Tự mua văcxin
H Tôi đã trả tiền để con tôi được
tiêm chủng Liệu tôi có được hoàn
trả lại khoản này không?
Đ Không Cha mẹ sẽ không được
hoàn trả lại những chi phí liên quan tới
việc tự mua các văcxin viêm não
H Nếu tôi muốn bác sĩ của mình
tiêm chủng cho con tôi thì tôi có
được hoàn trả chi phí không? Chí
phí đó là bao nhiêu?
Đ Không Quý vị sẽ không được hoàn
trả khoản phí đó Chi phí cho văcxin
viêm não C rất khác nhau tuy nhiên có
thể dao động từ 75 tới 95 đô-la Nếu
bác sĩ của quý vị không tính giá trọn
gói, sẽ có thêm phí tư vấn kèm theo
chi phí cho văcxin
Văcxin
H Làm thế nào để biết văcxin đó an
toàn hay không?
Đ Chúng tôi đã tiến hành các thử
nghiệm trên diện rộng về độ an toàn
của các văcxin viêm não C và chúng
có độ an toàn rất cao Dựa trên bằng
chứng từ chương trình tiêm chủng
diện rộng tại Vương quốc Anh vào
năm 1999 khi có trên 18 nghìn mũi
văcxin được tiêm, lợi ích mà tiêm
chủng đem lại đã được khẳng định lớn
hơn rất nhiều so với những phản ứng
nói chung không mấy nghiêm trọng đối
với việc tiêm chủng
Giống như đối với tất cả các loại thuốc
và văcxin khác, các cơ quan chính
phủ luôn kiểm tra liên tục để đảm bảo
độ an toàn của các văcxin viêm não nhóm C
H Cần tiêm bao nhiêu mũi văcxin viêm não C?
Đ Từ 12 tháng tuổi trở lên chỉ cần một mũi duy nhất Do văcxin viêm não C còn tương đối mới nên nghiên cứu đang được tiến hành sẽ cho thấy có cần một mũi văcxin hỗ trợ trong tương lai hay không
H Văcxin sẽ ngăn chặn bệnh viêm não C trong bao lâu?
Đ Hiện tại, các chuyên gia cho rằng văcxin viêm não C sẽ có tác dụng trong thời gian dài Dựa trên kiểm nghiệm với loại văcxin tương tự, khả năng bảo vệ có thể kéo dài ít nhất là
10 năm
H Văcxin kết hợp có chứa thuỷ ngân và/hoặc chất bảo quản hay không?
Đ Không có văcxin nào loại này chứa thuỷ ngân (thiomersal/thiomerosal) hoặc các chất bảo quản khác
H Văcxin có tác dụng như thế nào?
Đ Không lọai văcxin nào có tác dụng 100% Thực tế cho thấy loại văcxin này có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm não C cho 91-98% đối tượng trong nhóm tuổi thuộc diện tham gia chương trình
H Con tôi dự định tiêm chủng một loại văcxin khác Liệu cháu có thể tiêm các loại văcxin khác trong cùng thời gian với văcxin viêm não
C không?
Đ Được Văcxin viêm não C có thể đươc tiêm cùng lúc với bất kỳ loại văcxin nào khác có trong Lịch trình Tiêm chủng Tiêu chuẩn của Australia
Trang 9H Tôi có thể dùng văcxin
polisaccarit (Menomune® hoặc
Mencevax®) sau khi tiêm văcxin kết
hợp được không?
Đ Được Mũi văcxin viêm não
polisaccarit có thể được tiêm hai tuần
sau khi tiêm văcxin kết hợp Tuy
nhiên, đó không phải là cách phổ biến
ở Australia và chủ yếu chỉ dùng để
phòng bệnh cho những người tới
Châu Á và Châu Phi
H Con tôi đã mắc bệnh viêm não.
Cháu có nên tiêm chủng không?
Đ Đúng, những đứa trẻ trước đó đã
mắc bệnh viêm não vẫn nên đi tiêm
văcxin viêm não C Tiêm chủng chỉ có
tác dụng miễn dịch đối với nhóm bệnh
cụ thể đó Không có những hậu quả
xấu khi tiêm chủng cho người đã mắc
bệnh kể cả bệnh nhóm C
H Loại văcxin này có ảnh hưởng
tới thuốc tránh thai không?
A Không
H Liệu các loại thuốc vi lượng
đồng căn có tác dụng chống lại
bệnh viêm não hay không?
Đ Không Không có bằng chứng nào
cho thấy các thuốc vi lượng đồng căn
ngăn chặn được bệnh viêm não
Những phản ứng có thể có của
văcxin
H Trước đây con tôi đã có phản
ứng với một loại văcxin khác Liệu
cháu có thể tiêm văcxin viêm não C
được không?
Đ Lý do duy khiến con của quý vị
không nên tiêm chủng là trước đây
cháu bị dị ứng mạnh với một loại
văcxin viêm não C
H Liệu có thêm tác dụng phụ nào khi dùng nhiều loại văcxin cùng một lúc không?
Đ Không Các bậc cha me có thể yên tâm rằng dùng nhiều loại văcxin cùng một lúc sẽ không gây thêm những tác dụng phụ đáng kể thường thấy nào khi chúng được tiêm trong cùng một lần khám Sử dụng nhiều loại văcxin trong cùng một lần khám sẽ không làm hệ miễn dịch của trẻ “quá tải”
H Con tôi có một cuộc thi đấu thể thao quan trọng vào cuối tuần Liệu tiêm chủng có ảnh hưởng tới khả năng tham gia hoặc thi đấu của cháu không?
Đ Không có lý do gì khiến con quý vị không thể chơi thể thao nếu chúng cảm thấy khoẻ Rất hiếm khi những tác dụng phụ tiềm ẩn của loại văcxin này có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày Có thể sẽ cần kiểm tra xem có phải con quý vị sẽ tham gia vào một cuộc thi đấu trọng đại hay không
Văcxin viêm não C và các điều kiện sức khỏe khác
H Con tôi bị hen và cháu đang dùng thuốc dạng “hít” Liệu cháu
có thể tiêm văcxin viêm não C không?
Đ Sẽ an toàn khi tiêm chủng văcxin viêm não C cho trẻ em khi chúng đang dùng một loại thuốc dạng “hít”
H Con tôi bị dị ứng mạnh, ví dụ như với lạc hoặc pênixilin Liệu cháu có thể tham gia chương trình tiêm chủng ở trường được không?
Đ Trước khi hoàn thành mẫu cam kết quý vị nên liên hệ với bác sĩ của mình hoặc Cơ sở Y tế Công cộng gần nhất
để được tư vấn về việc tiêm chủng trong trường hợp bị dị ứng mạnh
H Con tôi bị dị ứng với trứng Liệu cháu có thể tiêm văcxin viêm não C
Trang 10Đ Được Văcxin viêm não C không
chứa trứng hay các sản phẩm từ
trứng Không dùng trứng trong quá
trình sản xuất văcxin
H Có thể tiêm văcxin cho người có
hệ miễn dịch yếu được không?
Đ Được
Văcxin và thời kỳ mang thai
H Liệu phụ nữ mang thai có thể
tiêm văcxin được không?
Đ Cho dù không có số liệu nghiên
cứu y tế nào về việc tiêm văcxin cho
phụ nữ mang thai nhưng căn cứ theo
những loại văcxin tương tự thì sẽ
không có bất cứ ảnh hưởng xấu nào
tới việc mang thai Đó là do văcxin đã
được tinh chế ở mức độ cao và vi
khuẩn không còn sống nữa Việc
khám thai định kỳ cho sản phụ trước
khi tiêm chủng là không cần thiết
H Liệu trẻ em sống cùng nhà với
phụ nữ mang thai có thể được miễn
dịch không?
Đ Được Loại văcxin này không chứa
những vi khuẩn sống và không gây
bệnh viêm não cho người dùng văcxin
và những người tiếp xúc
H Liệu phụ nữ đang cho con bú có
thể tiêm văcxin hay không?
Đ Nhóm Tư vấn Chuyên môn về Miễn
dịch của Australia và Cuốn sách
Hướng dẫn về Miễn dịch NHMRC của
Australia (lần tái bản thứ 8) không coi
việc cho con bú là nguyên nhân khiến
một phụ nữ khoẻ mạnh không thể tiêm
chủng
Đợt Tiêm chủng của Trường
H Ai sẽ tiêm chủng cho con tôi tại
trường?
Đ Các y tá có chuyên môn và đã qua đào tạo về miễn dịch sẽ tiêm chủng cho con quý vị Trong một số trường hợp các bác sĩ cũng có thể tiến hành tiêm chủng
H Liệu tôi có nên cho con mình uống một liều paracetamol trước khi cháu đến trường vào ngày tiêm chủng không?
Đ Không Điều này không cần thiết Thói quen dùng paracetamol trước khi tiêm chủng đã không còn được
khuyến khích nữa do sử dụng các văcxin tốt hơn với ít tác dụng phụ hơn
H Tôi nên làm gì nếu trong ngày tiêm chủng nếu con tôi không được khoẻ?
Đ Cũng giống như đối với tất cả các loại văcxin khác, cần tạm hoãn việc tiêm chủng đối với những trẻ bị ốm hoặc không khoẻ trong ngày tiêm chủng Nếu con quý vị cảm thấy không khoẻ ở trường, các nhân viêc tiêm chủng sẽ quyết định sức khoẻ của cháu có đảm bảo để tiêm không Nếu cháu để lỡ đợt tiêm chủng ở trường, cháu sẽ phải đợi tới năm 2005 để được bác sĩ của quý vị tiêm văcxin miễn phí Nếu không, quý vị có thể chọn cách mua văcxin theo đơn thuốc
do bác sĩ của quý vịkê
H Con tôi có được theo dõi sau khi tiêm chủng không?
Đ Có Trường học sẽ dành một khu gần với nhân viên tiêm chủng để theo dõi cháu trong thời gian ít nhất là 15 phút
H Khi con tôi tiêm chủng, tôi có thể đến trường được không?
Đ Hãy liên hệ với trường học của con quý vị để xác định họ có khuyến khích cha mẹ tới trong ngày tiêm chủng ở trường hay không