đề cương ôn thi TN 12 2011 môn Sinh

71 276 0
đề cương ôn thi TN 12 2011 môn Sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT gửi các trường để tham khảo và hỗ trợ cho hoạt động ôn thi tốt nghiệp lớp 12. Trong quá trình sử dụng nếu có gì thắc mắc cần liên lạc với P. GDTrH Sở để trao đổi thêm. TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT Môn Sinh học - Lớp 12 PHẦN V. DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN Câu 1a. Gen là gì? A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlypeptit. B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlypeptit hay một phân tử ARN. C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlypeptit hay một phân tử ARN. D. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlypeptit. Câu 2a. Điều nào KHÔNG đúng với cấu trúc của 1 gen ? A. Vùng điều hoà đầu gen: mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình dịch mã. B. Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. C. Vùng kết thúc: mang tín hiệu kết thúc phiên mã. D. Vùng điều hoà đầu gen: mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. Câu 3a. Đặc điểm nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thông nhất của sinh giới? A. Tính đặc hiệu. B. Tính thoái hoá C. Tính phổ biến D. Tính liên tục Câu 4a. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. cung cấp năng lượng. B. lắp ghép các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn để tạo ra mạch mới. C. tháo xoắn ADN. D. phá vỡ các liên kết hyđrô giữa 2 mạch của ADN. Câu 6a. Vai trò của enzim ligaza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. nối các đoạn Okazaki thành một mạch mới được tổng hợp. B. phá vỡ các liên kết hyđrô giữa 2 mạch của ADN. C. tổng hợp đoạn mồi: đoạn ARN mạch đơn. D. lắp ghép các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đạng tổng hợp. Câu 7a. Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng nào ? A. Trình tự các mã bộ hai nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. B. Trình tự các mã bộ ba nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. C. Trình tự của mỗi nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. D. Trình tự các mã bộ bốn nuclêôtit quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Câu 10b. Các mạch đơn mới được tổng hợp trong qúa trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều: A. 3'- 5'. B. 5' - 3'. C. 5' - 3' trên mạch này 3' - 5' trên mạch kia. D. chiều của mạch được hình thành ngẫu nhiên. Câu 11a. Gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá A. liên tục (không phân mảnh) B. có đoạn liên tục (không phân mảnh), có đoạn không liên tục (phân mảnh). C. không liên tục (phân mảnh) D. tuỳ thuộc vào mỗi loại mà phân mảnh hay không phân mảnh. Câu 12a. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá A. liên tục (không phân mảnh) B. có đoạn liên tục (không phân mảnh), có đoạn không liên tục (phân mảnh). C. không liên tục (phân mảnh) D. tuỳ thuộc vào mỗi loại mà phân mảnh hay không phân mảnh. Câu 13a. Mã di truyền là A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một axit amin. 1 B. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một axit amin. C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một axit amin. D. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin. Câu 14a. Mã di truyền trên mARN được đọc theo: A. một chiều từ 3' đến 5'. B. một chiều từ 5' đến 3'. C. hai chiều tuỳ vào vị trí của enzim. D. ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN. Câu 15a. Bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc là: A. AUG - UAA; UAG; UGA. B. AUG - UAU; UAG; UGA. C. UAG - UAA; UAG; UGA. D. AUG -AUA; UAG; UGA. Câu 18a. Nguyên tắc nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhân thực và ADN của virut (dạng sợi kép): A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo tồn. C. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên gián đoạn. D. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên nửa gián đoạn. Câu 19a. Trong chu kỳ tế bào, sự nhân đôi của ADN trong nhân xảy ra vào thời điểm nào? A. Kỳ trung gian, pha S. B. Kỳ trung gian, pha G 1 . C. Kỳ trung gian, pha G 2 . D. Kỳ trước. Câu 21a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN: A. A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro và ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro và ngược lại B. A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. C. T liên kết với A bằng 2 liên kết hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. D. A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro; X liên kết với G bằng 3 liên kết hidro. Câu 23b. Sự nhân đôi của ADN xảy ra ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực? A. Nhân, ti thể, lạp thể. B. Nhân. C. Tế bào. D. Tế bào chất. Câu 25c. Một đoạn mARN gồm 2 loại nu A và U thì số loại bộ ba trong đoạn mARN có thể có là: A. 8. B. 6. C. 4. D. 2 Câu 26c. 1 phân tử ADN dài 1,02mm. Khi phân tử này nhân đôi 1 lần, số nu tự do môi trường nội bào cung cấp là: A. 1,02. 10 5. B. 6. 10 5 . C. 6. 10 6 . D. 3.10 6 Câu 27c. 1 đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nu các loại như sau: A = 60; G = 120; X= 80; T = 30. Sau 1 lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nu mỗi loại là bao nhiêu? A. A = T = 180; G = X = 110. B. A = T = 150; G = X = 140. C. A = T = 90; G = X = 200. D. A = T = 200; G = X = 90. ĐÁP ÁN BÀI 1 1 2 3 4 6 7 10 B A C B A B B 11 12 13 14 15 18 19 A C C B A A A 21 23 25 26 27 Â C A C C 31 D BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Câu 1a. Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN gọi là gì? A. Phiên mã. B. Tự sao. C. Dịch mã. D. Tự nhân đôi. Câu 3a. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimeraza di chuyển theo chiều: A. từ 3' đến 5'. B. di chuyển một cách ngẫu nhiên. C. từ 5' đến 3'. D. từ 5' đến 3' hoặc 3' đến 5'. Câu 4a. Quá trình phiên mã xảy ra vào thời điểm nào? A. Kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn. B. Kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng co lại. C.Kỳ cuối nguyên phân, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn. D. Kỳ giữa nguyên phân, lúc nhiễm sắc thể ở co ngắn cực đại. Câu 5a. Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã: 2 A. Enzim ADN pôlimeraza. B. Enzim ARN pôlimeraza. C. Enzim ADN pôlimeraza và Enzim ARN pôlimeraza. D.Enzim ligaza. Câu 6a. Phiên mã là quá trình tổng hợp A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. các loại ARN. Câu 7a. Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều nào? A. 3'- 5'. B. 5' - 3'. C. 5' - 3' trên mạch này 3' - 5' trên mạch kia. D. chiều của mạch được hình thành ngẫu nhiên. Câu 10a. Quá trình dịch mã xảy ra qua các giai đoạn: A. phiên mã mã xảy ra trong nhân và dịch mã xảy ra ở tế bào chất. B. phiên mã xảy ra trong tế bào chất và dịch mã xảy ra nhân. C. hoạt hóa a xit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit. D. phiên mã và dịch mã xảy ra trong tế bào chất. Câu 11b. Bộ ba đối mã (anticodon) trên phân tử tARN vận chuyển axit mêtiônin là: A. 5'AUG3'. B. 3'XAU5'. C. 5'XAU3'. D. 3'AUG5'. Câu 13a. Dịch mã là: A. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 1 của prôtêin. B. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 2 của prôtêin. C. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 3 của prôtêin. D. quá trình mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành cấu trúc bậc 4của prôtêin. Câu 14a. Sản phẩm cuối cùng của quá trình hoạt hoá axit amin là: A. axit amin - tARN. B. axit amin - mARN. C. axit amin - rARN. D. Chuỗi polipeptit Câu 17a. Pôlixôm có vai trò gì? A. Đảm bảo cho quá trình giải mã diễn ra liên tục. B. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại. C. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại. D. Đảm bảo cho quá trình giải mã diễn ra chính xác. Câu 19c. Đoạn gen dùng để phiên mã dài 2601A 0 . Khi đoạn gen phiên mã cần môi trường cung cấp tất cả 3060 ribônuclêôtit tự do. Số lần phiên mã của đoạn gen trên là: A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 20c. Một phân tử mARN có tỷ lệ giữa các loại ribônuclêôtit: A = 2U = 3G = 4X. Tỷ lệ % mỗi loại ribônuclêôtit A, U, G, X lần lượt: A. 48%; 24%; 16%; 12%. B. 24%; 48%; 16%; 12%. C. 48%; 24%; 12%; 16%. D. 48%; 12%; 24%; 16%. Câu 21a. Ở tế bào nhân thực, quá trình hoàn thiện cấu trúc không gian của chuỗi pôlỉpeptit chủ yếu xáy ra ở: A. ti thể. B. lưới nôi chất. C. bộ gôngi. D. lizôxôm. Câu 22c. Có 3 loại ribônuclêôtit cấu trúc thành một phân tử mARN. Số loại cođon có tối đa trên phân tử mARN là: A. 8. B. 6. C. 27. D. 3 ĐÁP ÁN BÀI 2 1 3 4 5 6 7 10 A A A B D B C 11 13 14 17 19 20 C A A C A A 21 22 B C BÀI 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN 3 Câu 1a. Quan sát hình sau và cho biết chú thích nào đúng? A. R. Gen điều hoà; P: Vùng vận hành ; O: Vùng khởi động; Z, Y, A: Nhóm gen cấu trúc. B. R. Gen điều hoà; P: Vùng khởi động; O: Vùng vận hành ; Z, Y, A: Nhóm gen cấu trúc. C. R. Gen cấu trúc.; P: Vùng chỉ huy; O: Vùng khởi động; Z, Y, A: Nhóm gen điều hoà. D. R. Gen cấu trúc; P: Vùng khởi động ; O: Vùng vận hành ; Z, Y, A: Nhóm gen cấu trúc. Câu 2a. Cấu trúc của 1 ôpêrôn gồm A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành. B. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động. C. gen điều hoà, vùng khởi động, vùng vận hành. D. vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc. Câu 3a. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn A. phiên mã B. dịch mã C. trước phiên mã . D.sau dịch mã. Câu 4a. Điều hoà hoạt động gen chính là: A. điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra. B. điều hoà lượng mARN của gen tạo ra. C. điều hoà lượng tARN của gen tạo ra. D. điều hoà lượng rARN của gen tạo ra. Câu 6b. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là: A. về cấu trúc của gen. B. về chức năng của prôtêin do gen tổng hợp. C. về vị trí phân bố của gen. D. về khả năng phiên mã của gen. Câu 9a. Cơ chế điều hoà đối với ôpêrôn Lac ở E. coli dựa vào tương tác của yếu tố nào? A. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng O. B. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P. C. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với gen điều hoà. D. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc. Câu 10a. Sự biểu hiện điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở cấp độ nào? A. Diễn ra ở các cấp độ tháo xoắn nhiễm sắc thể, phiên mã, sau phiên mã, dịch mã và sau dịch mã. B. Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ phiên mã và dịch mã. C. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ phiên mã. D. Diễn ra ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã. Câu 12a. Trong cơ chế hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ theo mô hình ôpêron Lac, gen điều hoà (R) có vai trò gì ? A. Tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza để xúc tác quá trình phiên mã. B. Mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. C. Mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN pôlimeraza. D. Kiểm soát và vận hành hoạt động của ôpêron . ĐÁP ÁN BÀI 3 1 2 3 4 6 9 10 B D A Â B A A 12 B BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN Câu 1a. Đột biến gen là: A. những biến đổi trong cấu trúc gen. B. sự tạo thành alen mới. C. sự tạo thành kiểu hình mới. D. những biến đổi trong cấu trúc NST 4 R R R Câu 2a. Thể đột biến là: A. tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến. B. tập hợp các dạng đột biến của cơ thể. C. những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể. D. tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến. Câu 3a. Đột biến gen (dạng đột biến điểm) gồm các dạng nào ? A. Mất, thay và thêm 1 cặp Nu. B. Mất, thay và đảo 1cặp Nu. C. Mất, thay và chuyển cặp Nu.D. Thay, thêm và đảo cặp Nu. Câu 4a. Tìm câu sai : Đột biến gen phụ thuộc vào A. liều lượng, cường độ của loại tác nhân đột biến B. loại tác nhân gây ra đột biến C. đặc điểm cấu trúc của gen D. thời điểm xảy ra tiếp hợp NST. Câu 6a. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào được gọi là: A. đột biến xôma. B. đột biến tiền phôi. C. đột biến sinh dưỡng. D. đột biến giao tử. Câu 7a. Đột biến giao tử là đột biến A. xảy ra trong quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử. B. xảy ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử. C. không di truyền. D. xảy ra ở các mô sinh dưỡng. Câu 8b. Để phân loại đột biến giao tử, đột biến xôma, đột biến tiền phôi người ta phải căn cứ vào: A. sự biểu hiện của đột biến. B. mức độ đột biến. C. loại tế bào xảy ra đột biến. D. bản chất của đột biến. Câu 10a. Nguyên nhân nào dẫn đến đột biến gen? A. Hiện tượng NST phân ly không đồng đều. B. Tác nhân vật lý, hoá học, sinh học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lí, sinh hoá tế bào. C. Do NST bị chấn động cơ học. D. Sự chuyển đoạn NST. Câu 11a. Trong cơ chế tái bản ADN, nếu phân tử acridin xen vào sợi khuôn thì xảy ra đột biến: A. mất 1 cặp nu. B. thay 1 cặp nu. C. thêm 1 cặp nu. D. thay 2 cặp nu . Câu 12a. Trong cơ chế tái bản ADN, nếu phân tử acridin xen vào sợi mới được tổng hợp thì xảy ra đột biến: A. mất 1 cặp nu. B. thay 1 cặp nu. C. thêm 1 cặp nu. D. thay 2 cặp nu . Câu 13a. Hoá chất gây đột biến thay thế cặp AT thành GX là 5 BU. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ sau: A. A -T→ G - 5BU→ X - 5BU →G - X B. A -T→ A - 5BU→ G - 5BU →G - X C. A -T→ X - 5BU→ G - 5BU →G - X D. A -T→ G - 5BU→ G - 5BU →G - X Câu 17b. Hậu quả dạng đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit dẫn đến: A. dịch khung. B. sai nghĩa. C. đồng nghĩa. D. không ảnh hưởng gì. Câu 18a. Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là một bệnh: A. di truyền liên kết với giới tính B. xảy ra do mất đoạn nhiễm sắc thể (NST) C. đột biến gen trên NST giới tính dạng thay 1 cặp nu. D. đột biến gen trên NST thường dạng thay 1 cặp nu. Câu 19a. Một trong các cơ chế phát sinh đột biến gen là A. sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN. B. tác động của tác nhân gây đột biến. C. tác động của gen gây đột biến nội tại. D. do con người tạo ra. Câu 20b. Chọn câu đúng: 5 A. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất về mặt cấu trúc. B. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. C. Trong bất cứ trưởng hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. D. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ, nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá. Câu 21c. Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 A và có G= 3/2 A. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là: A. A= T = 220 và G =X= 330. B. A=T= 330 và G=X=220. C. A = T = 340 và G =X =210. D. A=T = 210 và G=X= 34 Câu 22c. Gen B có 90 vòng xoắn và có 20% A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A-T nằm trọn vẹn trong 1 mã bộ ba của mỗi mạch. Số lượng nuclêôtit của gen sau đột biến là: A. A = T = 357; G = X = 540 B. A = T = 360; G = X = 537 C. A = T = 363; G = X = 540 D. A = T = 360; G = X = 543 Câu 24a. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích chủ yếu do: A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin. B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ. D. cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen. Câu 26c. Gen A bị đột biến thành gen a, gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin.Quá trình dịch mã trên 1 mARN do gen a phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp 1495 axit amin, nếu mỗi ribôxôm chỉ tham gia dịch mã một lần thì đã có bao nhiêu ribôxôm tham gia dịch mã? A. 5 ribôxôm B. 10 ribôxôm C. 4 ribôxôm D. 6 ribôxôm ĐÁP ÁN BÀI 4. 1 2 3 4 6 7 8 10 A C Â D B A C B 11 12 13 17 18 19 20 C A B A D A A 21 22 24 26 C A B A BÀI 5. NHIỄM SẮC THỂ Câu 1a. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là: A. nuclêôxôm. B. nuclêôtit. C. ribôxôm D. crômatit. Câu 2a. Thành phần chủ yếu của NST gồm: A. ADN và prôtêin histon. B. ARN và prôtêin histon. C. ADN và prôtêin D. ADN, ARN và prôtêin histon Câu 3a. Một nuclêôxôm được cấu tạo bởi: A. 8 phân tử prôtêin histon và khoảng 146 cặp nuclêôtit. B. 8 phân tử prôtêin histon và khoảng 140 cặp nuclêôtit. C. 8 phân tử prôtêin histon và khoảng 136 cặp nuclêôtit. B. 8 phân tử prôtêin histon và khoảng 148 cặp nuclêôtit. Câu 7a. Thứ tự nào sau đây biểu thị từ đơn giản đến phức tạp trong cấu trúc siêu hiển vi của NST. A. ADN - Nuclêôxôm - sợi nhiễm sắc - sợi cơ bản - Crômatit - vùng xếp cuộn - nhiễm sắc thể kép ở kỳ giữa. B. ADN - Nuclêôxôm - nhiễm sắc thể - sợi nhiễm sắc - Crômatit - sợi cơ bản -vùng xếp cuộn. C. ADN - Nuclêôxôm - sợi cơ bản - sợi nhiễm sắc - vùng xếp cuộn - Crômatit - nhiễm sắc thể kép D. ADN - Sợi cơ bản - Nuclêôxôm - sợi nhiễm sắc - Crômatit - vùng xếp cuộn - nhiễm sắc thể kép ở kỳ giữa. Câu 8c. Ruồi giấm có 2n = 8. Số tế bào con được hình thành và số nguyên liệu tương đương NST đơn mà môi trương cung cấp cho một tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm sau khi trải qua 6 đợt nguyên phân liến tiếp sẽ là: A. 64 tế bào con; 504 NST. B. 32 tế bào con; 504 NST. ` C. 64 tế bào con; 512NST. D. 64 tế bào con;256 NST. Câu 9a. Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho A. sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. 6 B. sự phân li các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. C. sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. D. sự nhân đôi các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào. Câu 10c. Số NST được thấy trong một tế bào sinh dục bình thường của ruồi giấm ở kỳ sau của giảm phân I là: A. 8NST kép. B. 16 NST kép. C. 16 NST đơn. D. 4 cặp NST kép. Câu 12a. Những mô tả nào dưới đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp NST đồng dạng, khác nhau ở 2 giới. B. Ở đa số động vật nhiễm sắc thể gồm có 1 cặp, khác nhau ở 2 giới. C. Toàn bộ động vật con cái mang cặp NST giới tính XX, con đực mang cặp NST giới tính XY trong bộ NST. D. NST giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục. ĐÁP ÁN BÀI 5 1 2 3 7 8 9 10 A A A C A A A 12 B Bài 6. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Câu 1a. Đột biến nhiễm sắc thể (NST) gồm các dạng: A. đa bội và lệch bội B. thêm đoạn và đảo đoạn C. chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ D. đột biến số lượng và cấu trúc NST Câu 3a. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm A. mất, lặp, đảo, chuyển đoạn. B. mất, thêm, đảo, chuyển đoạn. C. mất, thay, thêm, đảo đoạn. D. mất, thay, chuyển, đảo đoạn. Câu 4b. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân đối bất thường giữa các crômatit trong cặp tương đồng ở kì đầu 1 phân bào giảm nhiễm dẫn đến xuất hiện đột biến: A. lệch bội B. đa bội C. lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể (NST) D. đảo đoạn NST Câu 5a. Hội chứng nào ở người do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Hội chứng Đao B. Hội chứng mèo kêu, Ung thư máu. C. Hội chứng Tớcnơ. D. Hội chứng Claiphentơ Câu 6a. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể 21 hoặc 22 gây bệnh gì ở người? A. Ung thư máu. B. Hội chứng Đao. C. Hội chứng Tớcnơ. D. Hội chứng Claiphentơ Câu 7a. Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến: A. gây chết ở thực vật B. không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền C. có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng D. gây chết ở động vật. Câu 8a. Đột biến nào được ứng dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác ? A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Câu 9a. Thể mắt dẹt ở ruồi giấm do: A. lặp đoạn trên NST thường.B. lặp đoạn trên NST X C. mất đoạn NST. D. chuyển đoạn NST. Câu 10a. Hoạt tính của enzim amilaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của đột biến: A. lặp đoạn NST. B. đảo đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. mất đoạn NST. Câu 11a. Những đột biến nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất? A. Mất đoạn và lặp đoạn. B. Mất đoạn và chuyển đoạn lớn C. Đảo đoạn và chuyển đoạn. D. Lặp đoạn và chuyển đoạn. 7 Câu 12a. Trong chọn giống, người ta đã ứng dụng dạng đột biến nào để loại bỏ những gen không mong muốn? A. Mất đoạn NST. B. Đột biến gen. C. Chuyển đoạn không tương hỗ. D. Đảo đoạn không mang tâm động. Câu 14b. Những đột biến cấu trúc NST có thể làm giảm số lượng gen trên NST: A. Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ. B. Mất đoạn và lặp đoạn. C. Lặp đoạn và đảo đoạn. D. Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. Câu 17a. Định nghĩa đầy đủ nhất về đột biến cấu trúc NST: A. làm thay đổi cấu trúc của gen. B. sắp xếp lại các gen. C. sắp xếp lại các gen, làm thay đổi cấu trúc và hình dạng của NST. D. làm thay đổi hình dạng của NST. Câu 18a. Những đột biến nào không làm mất hoặc thêm vật liệu di truyền? A. Đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST. B. Mất đoạn và lặp đoạn. C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ. D. Lặp đoạn và chuyển đoạn. Câu 20a. Loại đột biến cấu trúc NST nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên NST? A. Lặp đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Chuyển đoạn NST. D. Mất đoạn NST. Câu 21a. Đoạn NST đứt gãy không mang tâm động trong trường hợp đột biến mất đoạn sẽ: A. bị tiêu biến trong quá trình phân bào. B. trở thành NST ngoài nhân. C. không nhân đôi và tham gia vào cấu trúc nhân của 1 trong 2 tế bào con. D. trở thành 1 NST mới. ĐÁP ÁN BÀI 6 1 3 4 5 6 7 8 9 10 D A C B Â C D B A 11 12 14 17 18 20 B A A C A D 21 A Bài 7. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I. LỆCH BỘI (DỊ BỘI) Câu 1a. Đột biến số lượng NST là: A. thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1số cặp NST hoặc toàn bộ bộ NST. B. thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1số cặp NST. C. thay đổi số lượng toàn bộ bộ NST. D. thay đổi cấu trúc và số lượng NST. Câu 3a. Hội chứng Đao xảy ra do: A. rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 22 B. mẹ sinh con khi tuổi trên 35 C. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21 D. mất đoạn NST 21. Câu 4a. Một người mang bộ nhiễm sắc thể (NST) có 45 NST trong đó có 1 NST giới tính X sẽ là A. người nam mắc hội chứng Claiphentơ B. người nữ mắc hội chứng Claiphentơ C. người nam mắc hội chứng Tớcnơ D. người nữ mắc hội chứng Tớcnơ. Câu 5a. Cơ chế dẫn đến đột biến lệch bội NST: A. Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào. B. Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ cuối nguyên phân. C. Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình giảm phân. D. Do sự không phân ly của cặp NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân. Câu 6a. Trường hợp bộ NST 2n bị thừa 1 nhiễm sắc thể được gọi là gì ? A. Thể 3 nhiễm. B. Thể 1 nhiễm. C. Thể bốn nhiễm. D. Thể không nhiễm. Câu 7a. Trường hợp bộ NST 2n bị thiếu 1 nhiễm sắc thể được gọi là: 8 A. Thể 3 nhiễm. B. Thể 1 nhiễm. C. Thể bốn nhiễm. D. Thể không nhiễm. Câu 8a. Trường hợp bộ NST 2n bị thiếu mất một cặp nhiễm sắc thể được gọi là: A. Thể 3 nhiễm. B. Thể 1 nhiễm. C. Thể bốn nhiễm. D. Thể không nhiễm. Câu 9a. Trường hợp bộ NST 2n bị thừa 2 nhiễm sắc thể của một cặp NST tương đồng nào đó được gọi là: A. Thể 3 nhiễm. B. Thể 1 nhiễm. C. Thể bốn nhiễm. D. Thể không nhiễm. Câu 10a. Trường hợp bộ NST 2n bị thừa nhiễm sắc thể của hai cặpNST đồng dạng khác nhau được gọi là: A. Thể 4 nhiễm. B. Thể 3 nhiễm kép. C. Thể đa nhiễm. D. Thể không nhiễm. Câu 12b. Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX, ở một tế bào sinh trứng sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử mang NST giới tính: A. X hoặc O B. O C. XX D. XX hoặc O Câu 13a. Hội chứng Claiphentơ là hội chứng có đặc điểm di truyền tế bào học: A. 47, XXX B. 45, XO C. 47, +21 D. 47, XXY Câu 14b. Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY, ở một tế bào sinh tinh sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 1 sẽ tạo thành giao tử: A. X và Y B. X và O C. Y và O D. XY và O Câu 15b. Xét cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XY ở một tế bào sinh tinh, sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần phân bào 2 ở cả hai tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính: A. X và Y B. XX, YY và O C. XX, YY D. XY, O Câu 19b. Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n-1) có thể phát triển thành: A. thể 1 nhiễm. B. thể không nhiễm. C. thể 1 nhiễm hoặc thể không nhiễm. D. thể 1 nhiễm kép hoặc thể không nhiễm. Câu 20b. Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n-1-1) và (n-1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là: A. (2n-3) hoặc (2n-1-1-1). B. (2n-3) hoặc (2n-2-1). C. (2n-2-1) hoặc (2n-1-1-1). D. (2n-2-1) và (2n-1-1). Câu 21b. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, giả sử ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng không phân lytrong giảm phân 1 thì cơ thể trên giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử mang bộ nhiễm sắc thể là: A. (n+1) và (n-1). B. (n+1), (n-1) và n. C. (n+1+1) và (n-1-1). D. (n-1), n và 2n. Câu 23c.Có thể phát hiện tối đa bao nhiêu kiểu quả khác nhau về hình thái ở cây cà độc dược do các thể ba nhiễm (2n+1) khác nhau gây ra, biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của cà độc dược là 24. A. 48. B. 12. C. 14. D. 13. Câu 24c. Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 NST khác nhau. Có thể có bao nhiêu NST trong cá thể một nhiễm ở loài này? A. 18. B. 20. C. 36. D. 37. Câu 25a. Thể dị bội phổ biến ở người: A. Thể không; 2n - 2. B. Thể ba; 2n +1. C. Thể một: 2n - 1. D. Thể bốn ; 2n + 2 . Câu 27a. Đột biến liên quan đến cặp NST thứ 21 ở người là: A. Hội chứng mèo kêu. B. Hội chứng Đao và ung thư máu. C. Claiphentơ. D. Tớc nơ. Câu 28a. Trên phương diện giới tính, trường hợp nào dưới đây có thể xảy ra ở cả hai giới nam và nữ? A. Claiphentơ. B. Tớc nơ. C. Siêu nữ. D. Đao. Câu 29a. Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay thứ 2 và 3. B. bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. C. bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. Câu 31c. Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST 18 trong lần phân bào 1 của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra: A. Tinh trùng không có NST 18 (chỉ có 22 NST, không có NST 18) B. 2 tinh trùng bình thường (23 NST với 1 NST 18) và hai tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST với 2 NST 18) C. 2 tinh trùng thiếu NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18) D. 4 tinh trùng bất thường, thừa 1 NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18) II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI 9 Câu 34a. Đột biến thể đa bội là dạng đột biến: A. Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc B. Bộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST C. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥2n D. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và >2n Câu 36b. Rối loạn phân li trong toàn bộ bộ NST trong lần phân bào 1 của phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh dục sẽ tạo ra: A. Giao tử n và 2n B. Giao tử 2n C. Giao tử n D. Giao tử 2n và 3n. Câu 37a. Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở: A. Động, thực vật bậc thấp B. Động vật C. Cơ thể đơn bào D. Thực vật Câu 38b. Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể (NST) trong nguyên phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào: A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n+2. Câu 42a. Cơ chế tác động của Cônsinxin gây ra đột biến đa bội thể là: A. Ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc. B. Ngăn cản không cho sự thành lập màng tế bào. C. Ngăn cản khả năng tách đôi của các nhiễm sắc thể kép ở kỳ sau. D. Ức chế việc tạo lập màng nhân của tế bào mới. Câu 43a. Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do: A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính B. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng. Câu 47a. Tác nhân được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội: A. Tia gamma B. Tia rơnghen C. Hoá chất EMS (êtil mêtalsulfonat) D. Cônsixin. Câu 48c. Tỷ lệ kiểu gen tạo ra từ AAaa  AAaa A. 1AAAA : 8 AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa B. 1AAAA : 8 AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa C. 1AAAA : 8 AAA : 18AAaa : 8Aaa : 1aaaa D. 1AAAA : 8 AAAa : 18AAa: 8Aaaa : 1aaaa Câu 49b. Dùng hoá chất cônsixin dược sử dụng để gây đột biến đa bội trong nguyên phân. Chọn sơ đúng sau: A. Dd cônsi xin DDDd B. Dd cônsi xin Dddd C. Dd cônsi xin DDdd D. Dd cônsi xin DDd Câu 50c. Đậu Hà lan có 2n = 14. Hợp tử của Đậu Hà lan được tạo thành nhân đôi bình thường 2 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 63 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử trên là thể đột biến: A. Tứ bội. B. Tam bội. C. 1 nhiễm. D. 3 nhiễm Câu 51a. Các thể đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được vì: A. chúng thường không có hạt hoặc hạt rất bé. B. chúng không có cơ quan sinh sản. C. phân ly không bình thường của NST trong quá trình giảm phân gây trở ngại cho việc hình thành giao tử. D. chúng chỉ có thể sinh sản dinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành. Câu 52b. Thể tứ bội khác với thể song nhị bội ở điểm: A. Thể tứ bội bất thụ, thể song nhị bội hữu thụ. B. Thể tứ bội hữu thụ, thể song nhị bội bất thụ. C. Tế bào sinh dưỡng của tế tứ bội có gấp đội gấp đôi vật chất di truyền của 1 loài, tế bào của thể song nhị bội mang 2 bộ NST của 2 loài khác nhau. D. Thể tứ bội có sức sống cao, năng suất cao hơn thể song nhị bội. ĐÁP ÁN BÀI 7 1 3 4 5 6 7 8 9 10 A C D A A B D C B 12 13 14 15 19 20 10 [...]... có thể phân bố không đồng đều ở 2 giới B theo quy luật di truyền chéo hay thẳng C tính trạng lặn thường phổ biến ở giới đực và cái D thường TLKH có thể phân bố không đồng đều ở 2 giới, theo quy luật di truyền chéo hay thẳng Câu 14b Sự di truyền kiểu hình liên kết giới tính như thế nào? 17 A Sự phân bố TLKH luôn đồng đều ở cả 2 giới tính B Sự phân bố TLKH khi đều hoặc khi không đồng đều ở hai giới tính... màu bình thường; m: mù màu, cặp gen này nằm trên NST giới tính X Bố, mẹ đều tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu Kiểu gen của người mẹ là: A AaXMXM B AAXMXm C AaXMXm D AAXMXM Câu 33c Ở 1 loài chim , gen A : lông đen trội hoàn toàn so với a: lông trắng Không có đột biến P: chim trông lông trắng × chim mái lông đen F1: 1 chim trống trắng : 1 chim mái đen Kiểu gen của P là: A Xa... là gen quy định không sừng Lai giữa 2 cừu thuần chủng con cái có sừng và con đực không sừng thu được F 1 F1 tạp giao thu được F2 Tỷ lệ kiểu hình ở F1; F2 lần lượt là: A F1: 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng B F1: 100% có sừng; F2 : 1 có sừng : 3 không sừng C F1: 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 :3 có sừng : 1 không sừng.D F1: 100% có sừng; ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng Câu 22b... truyền từ bố mẹ sang con cái B những dị tật bẩm sinh của những người mắc phải không thể hiện ở cơ thể bình thường C những bệnh, tật phát sinh do sai lệch về bộ máy di truyền ở người trong cấu trúc NST, bộ gen hoặc hoạt động của gen D những chứng bệnh không thể chữa trị được Câu 93: (b) Điều nào sau đây không đúng khi đề cập đến bệnh ung thư? A Sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ... của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau? A Nuôi cấy tế bào, mô thực vật B Cấy truyền phôi C Nuôi cấy hạt phấn D Dung hợp tế bào trần Câu 17: Quy trình kĩ thuật từ tế bào tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới trên quy mô công nghiệp gọi là A công nghệ gen B công nghệ tế bào C công nghệ sinh học D kĩ thuật di truyền Câu 18: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ... (N): sinh sản rất nhanh C (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản D (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh Câu 25: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu B Tạo ra cừu Đôly C Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín D Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người Câu 28: Đối tượng vi sinh. .. tật, bệnh di truyền ở thời kì: A trước sinh B sắp sinh C mới sinh D còn bú mẹ Câu 9: (b) Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X (không có alen trên NST giới tính Y) có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh? A 1 B 2 C 3 D 4 Câu 10: (c) Bệnh mù màu và máu không đông do các đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X, mẹ có kiểu gen X MhXmH, hiện tượng gì đã xảy ra khi sinh một con trai mắc cả 2 loại bệnh... Nếu quá trình sinh sản từ thế hệ nêu trên trở đi xảy ra bình thường thì kết quả nào sau đây xuất hiện? A Tất cả con gái từ thế hệ con cháu về sau đều bị bệnh B Tất cả con trai từ thế hệ con cháu về sau đều bị bệnh C Trai và gái ở các thế hệ sau có thể bị bệnh hay không bị bệnh D Con cháu không bị bệnh vì bệnh nêu trên không di truyền Câu 24: (a) Phát biểu nào sau đây đúng về bệnh máu khó đông ở người?... Các bệnh ở người phát sinh do dạng đột biến giống nhau là: A mù màu và máu khó đông B bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm C bạch tạng và ung thư máu D ung thư máu và máu khó đông Câu 29: (b) Bệnh máu khó đông do gen lặn (a) qui định, gen trội (A) qui định máu đông bình thường Các gen vừa nêu liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X Mẹ có kiểu hình bình thường sinh dứa con gái bị máu khó đông Kết luận nào sau... do có hiện tượng: A không phân li của cặp NST Y trong giảm phân I B không phân li của cặp NST Y trong giảm phân II C không phân li của cặp NST XY trong giảm phân I D không phân li của cặp NST XY trong giảm phân II Câu 47: (b) 30 Đặc tính nào không thay đổi nếu trẻ đồng sinh cùng trứng nuôi tách nhau? A Chiều cao B Màu da C Nhóm máu D Khối lượng cơ thể Câu 48: (b) Những người đồng sinh khác trứng cùng . hoạt động ôn thi tốt nghiệp lớp 12. Trong quá trình sử dụng nếu có gì thắc mắc cần liên lạc với P. GDTrH Sở để trao đổi thêm. TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT Môn Sinh học - Lớp 12 PHẦN. không phân mảnh. Câu 12a. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá A. liên tục (không phân mảnh) B. có đoạn liên tục (không phân mảnh), có đoạn không liên tục (phân mảnh). C. không. luôn đồng đều ở cả 2 giới tính. B. Sự phân bố TLKH khi đều hoặc khi không đồng đều ở hai giới tính tùy từng phép lai. C. Sự di truyền kiểu hình ở một giới tính. D. Sự phân bố TLKH luôn luôn

Ngày đăng: 21/06/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan