Tuần:35 Ngày soạn:12/04/2011 Tiết:49 Ngày dạy:16/04/2011 Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Qua bài học .HS cần nắm được : - Nắm vững vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên. - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của Miền 2. Kĩ năng : - Sử dụng bản đò để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền. - Đọc, phân tích lược đồ, lát cắt địa hình, phân tích bảng thống kê số liệu về khí hậu. 3. Thái độ: - Giáo dục hs biết được dạng địa hình của miền từ đó biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiện có. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV. Bản đồ tự nhiên miền Nam trung Bộ và Nam Bộ. Hs : SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ -Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây bắc và bắc trung bộ ? -Vì sao cần phải chú ý bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở miền Tây bắc và bắc trung bộ ? 3. Bài mới : a. Vào bài: Phía nam dãy núi Bạch Mã là một miền tự nhiên nhiệt đới gió mùa điển hình. Thiên nhiên ở đây khác biệt rỏ rệt so với hai miền ở phá bắc mà chúng ta đã được học. Vậy sự khác biệt đó như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học. b. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 1.Hoạt động 1 : Cá nhân / Cả lớp Yêu cầu hs quan sát hình 42.1 xác định giới hạn vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền ? 2. Hoạt động 2 : Cá nhân/ Cả lớp Bước 1: Yêu cầu hs dựa vào thông tin trong SGK và kiến thức đã học cho biết ? Cho biết nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt các nơi như thế nào? Chế độ nhiệt này là biểu hiện của tính chất khí hậu gì ? ? Vì sao miền không có mùa đông lạnh như hai miền đã học ? Bước 2: Dựa vào bảng thống kê 31.1 qua nhiệt độ và lượng mưa ở TP Hồ Chí Minh cho biết chế độ mưa của miền như thế nào ? Bước 3: GV giảng thêm cho HS rõ chế độ 1. Vị trí,phạm vi lãnh thổ Miền bao gồm khu vực Tây Nguyên, Duyên hải nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích toàn miền chiếm 1 /2 diện tích cả nước. 2. Đặc điểm khí hậu : Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm các nơi trên 21 0 C chế độ nhiệt ít biến động trong năm. Mùa mưa kéo dài 6 tháng chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô sâu sắc. mưa của miền không đồng nhất : khu vực duyên hải nam Trung bộ mùa khô kéo dài, khu vực tây Nguyên và nam Bộ mùa mưa kéo dài 6 tháng với lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm , mùa khô thiếu nước trầm trọng . 3. H oạt động 3 : Thảo luận nhóm Bước 1: Yêu cầu hs quan sát lược đồ 43.1cho biết ? Đặc điểm 3 khu vực địa hình của miền (Khu vực Tây Nguyên,duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ ). ?. Cho biết nét nổi bật địa hình đồi núi cao nguyên ở đây khác so với đồi núi cao nguyên 2 miền tự nhiên đã học là gì ( tỉ lệ địa hình nào là chủ yếu). Bước 2: Dựa vào H 29.1 và H29.2, cho biết địa hình đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì khác biệt với đồng bằng sông Hồng ? GV chốt ý : Địa hình của miền gồm 3 khu vực trong đó nét nổi bật là Trường Sơn Nam hùng vĩ , và đồng bằng nam bộ rông lớn . 4. Hoạt động 4 : Cá nhân / Cả lớp Bước 1: Yêu cầu dựa vào thông tin trong SGK và hình 43.1bổ sung kiến thức vào bảng sau : Tài nguyên Phân bố Đặc điểm giá trị sử dụng Khoáng sản Khí hậu Đất trồng Rừng, sinh vật Biển GV. Các nguồn tài nguyên tạo khả năng cho miền Nam Trung bộ và nam Bộ phát triển các nền sản xuất nào 3. Đặc điểm địa hình : Miền có 3 khu vực địa hình : - Khu vực Tây nguyên: gồm dãy núi Trường Sơn Nam và các cao nguyên có lớp phủ ba dan. - Khu vực duyên hải nam Trung bộ :là miền đồng bằng ven biển phía đông trường Sơn, đồng bằng nhỏ hẹp và không liên tục . - Đồng bằng Nam Bộ : là đồng bằng châu thổ rộng lớn mới bồi tụ với diện tích hơn phân nửa diện tích đất phù sa cả nước . 4. Tài nguyên : - Phong phú và tập trung dể khai thác, gồm có: + Khoáng sản Bô xit, vàng,dầu khí, than bùn + Đất ba dan rộng lớn + Đất phù sa mới bồi tụ hơn 4 triệu ha. + Khí hậu nhiệt đới ẩm nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp . + Rừng phong phú chiếm 60% diện tích rừng cả nước với nhiều kiểu sinh thái . + Biển: nhiều vũng vịnh thuận lợi lập hải cảng, sinh vật biển phong phú - Để phát triển kinh tế bền vững , cần chú trọng bảo vệ môi trường rừng , biển, đất và các hệ sinh thái tự nhiên . 4. Kết luận, đánh giá : - Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì ? - Tài nguyên Nam bộ có đặc điểm gì ? Thuận lợi cho ngành kinh tế nào phát triển nhất ? 5. Hoạt động nối tiếp : - Về nhà học bài củ và chuẩn bị nội dung bài 44 thực hành tìm hiểu về địa lí địa phương để hôm sau học. - Đọc trước nội dung của bài để chuẩn bị cho chu đáo bài học. IV. PHỤ LỤC: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Tuần:35 Ngày soạn:12/04/2011 Tiết:50 Ngày dạy:16/04/2011 Bài 44: THỰC HÀNH TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Qua bài học . HS nắm được : - Đặc điểm về tự nhiên, văn hoá, lịch sử của một địa phương , một cơ quan . . . 2. Kĩ năng Đo, vẽ, hình dạng kích thước của đố tượng điạ lí được tìm hiểu . 3. Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng, sự vật cụ thể của địa phương đó. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Lựa chọn địa điểm , vị trí, qúa trình xây dựng, hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử địa phương thuận tiện cho việc tổ chức HS đó đến tìm hiểu . - GV giới thiệu sơ lược về địa điểm sắp dẫn HS đến tham quan để các em có định hướng chung trên bản đồ khu vực . - Liên hệ với hội phụ huynh lớp để được hổ trợ và người quản lí địa điểm để được nghe báo cáo về lịch sử và hiện trạng của địa phương . - GV phổ biến nội quy đi đường để tránh tai nạn và giữ trật tự khi đến nơi tham quan 2. Học sinh : - Chuẩn bị thu thập các tư liệu, thông tin từ người thân, sách báo, để biết sơ lược về địa điểm các em sắp đến tìm hiểu. - Chuẩn bị các dụng cụ đo vẽ: thước dây, địa bàn, giấy bút, thước kẻ . . . - Các phương tiện đi lại tự túc. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp với bài mới 3. Bài mới: a. Vào bài: Hôm nay chúng ta nghiên cứu về lịch sử địa phương mà chúng ta đang sống để hiểu thêm và tự hào về quê hương mình. b. Bài mới : * Tham quan : - Nghe báo cáo về lịch sử, địa lí về địa điểm tham quan . - Tiến hành đo, vẽ hình dạng kích thước của địa điểm được tìm hiểu . - Ghi nhận các hiện tượng sự vật địa lí nhận thấy trên thực địa . - Ghi chép những ghi nhận cần thiết qua nghe và thấy thực tiển . - Trao đổi nhau về các thông tin đã thu thập . - Kiểm điểm nội dung cần thực hiện qua tham quan : + Tên gọi, vị trí của địa điểm (xã, huyện ) + Hình dạng và kích thước của địa điểm + Lịch sử hình thànhvà phát triển địa điểm + Vai trò của địa điểm đối với địa phương . * Sau tham quan : Hoàn thanh bản báo cáo kết qủa tham quan theo nhóm ở nhà và nộp lại cho GV ở tiết học sau . GV nhận xét rút kinh nghiệm tổ chức tham quan thực hành , tổ chức thảo luận làm bài viết báo cáo theo nhóm và sau đó giải quyết các thắc mắc phát sinh trong qú trình tham quan . * Nội dung cần tìm hiểu: - Tên gọi, vị trí địa lí của địa điểm: nằm ở đâu trong xã, thôn, huyên: gần những công trình xây dưng, đường sá hoặc sông, núi nào của địa phương. - Hình dạng và độ lớn: hình dạng, diện tích, cấu trúc trong, ngoài. - Lịch sử phát triển chủa địa điểm. Được xây dựng từ khi nào, hiện trạng hiện nay. - Vai trò ý nghĩa của địa điểm: + Đối với nhân dân trong xã, huyện. + Đối với nhân dân của tỉnh, nhân dân cả nước. 4. Kết luận đánh giá: 5. Hoạy động nối tiếp - Về nhà tìm hiểu thêm thông tinh về địa lí địa phương của địa phương mình đang sống hoặc những địa phương lân cận. - Về nhà xem lại toàn bộ nội dung đã được học ở học kì II để tiết hôm sau ôn tập cuối năm để chuẩn bị thi kết thúc năm học. IV. PHỤ LỤC: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… . cáo về lịch sử, địa lí về địa điểm tham quan . - Tiến hành đo, vẽ hình dạng kích thước của địa điểm được tìm hiểu . - Ghi nhận các hiện tượng sự vật địa lí nhận thấy trên thực địa . - Ghi chép. quan : + Tên gọi, vị trí của địa điểm (xã, huyện ) + Hình dạng và kích thước của địa điểm + Lịch sử hình thànhvà phát triển địa điểm + Vai trò của địa điểm đối với địa phương . * Sau tham quan. về địa lí địa phương để hôm sau học. - Đọc trước nội dung của bài để chuẩn bị cho chu đáo bài học. IV. PHỤ LỤC: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Tuần: 35 Ngày