PGD&ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường TH-THCS Thống Nhất Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: /KH-TH-THCS.TN Bình Phú, ngày 01 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN NĂM HỌC 2010-2011 1. Mục đích: Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy trong nhà trường phổ thông cho tất cả cán bộ giáo viên trong đơn vị cả hai cấp học. 2. Yêu cầu: - Mỗi giáo viên làm một bài tiểu luận về lĩnh vực mình tâm đắc nhất trong công tác giảng dạy (chọn tiểu luận phù hợp với công việc của mình). - Hình thức của tiểu luận: Khoảng 10 đến 15 trang giấy A 4 (in một mặt), soạn thảo bằng Font Times New Roman, dùng bảng mã: Unicode, cở chữ (Side): 13 đến 14; Dãn dòng (Line Spacing): 1,5 cm; Lề trái (Left): 3,5 cm; Lề phải (Right): 2 cm; Lề trên (Top): 3 cm; Lề dưới (Bttom): 3 cm. - Mỗi giáo viên nộp 02 bản cho Ban giám hiệu. - Cấu trúc của tiểu luận: Tuân theo cấu trúc của một đề tài nghiên cứu khoa học. 3. Thời gian thực hiện: - Giáo viên đăng kí tên tiểu luận từ ngày 16 tháng 8 năm 2010 đến ngày 25 tháng 9 năm 2010 tại đ/c Phạm Thị Sony. Đồng chí Phạm Thị Sony gửi danh sách đăng kí tiểu luận về Hội đồng nghiệm thu tiểu luận ngày 27 tháng 9 năm 2010. - Thời gian giáo viên nộp đề cương Tiểu luận về BGH hạn chót ngày 11/11/2010. Giáo viên trình bày đề cương cho BGH, sau khi BGH duyệt đề cương xong giáo viên tiến hành hoàn chỉnh Tiểu luận. - Thời gian giáo viên bảo vệ Tiểu luận trước Hội đồng nghiệm thu (áp dụng cho cả 2 cấp và đề tài của BGH) là sau thi học kì I, năm học 2010-2011. - Sau 01 tuần nghiệm thu sẽ công bố kết quả. 4. Hướng dẫn làm tiểu luận: Giáo viên tự nghiên cứu Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG -BGH -Hội đồng nghiệm thu -Lưu VT. 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN HỒNG TRƯỜNG TIỂU HỌC-THCS THỐNG NHẤT Họ và tên giáo viên: …………………. Chuyên ngành: …………………… MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC MÔN TOÁN (cỡ size 24) TIỂU LUẬN NĂM HỌC 2010-2011 Bình Phú, ngày tháng năm 2010 2 MẪU SỐ 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trrong tiểu luận là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. (lời cam đoan nằm phía sau trang bìa) Tác giả tiểu luận NGÔ VĂN TÀI 3 MẪU SỐ 2 MẪU CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MỘT TIỂU LUẬN A. Phần khai tập gồm: - Bìa ( có bìa chính và bìa phụ lót theo mẫu số 1) - Mục lục - Lời cam đoan ( theo mẫu số 2) - Kí hiệu và viết tắt ( nếu có) - Lời nói đầu B. Phần bài chính có cấu trúc bao gồm các phần cơ bản sau: PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu nói về lí do ra đời của công trình, những ý định cùng ước vọng của tác giả, những vấn đề được giải quyết và hy vọng của tác giả; bao gồm các nội dung sau: 1. Lý do chọn đề tài ( tính cấp thiết của đề tài) 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Giả thiết khoa học của đề tài 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ( sự đóng góp của đề tài) PHẦN NỘI DUNG Đây là phần cơ bản, chủ yếu nhất của công trình nghiên cứu gồm tổng quan vấn đề nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. Có thể chia thành các chương mục ( số lượng chung, mục phụ thuộc vào đặc điểm của đề tài, khối lượng nội dung, cách trình bày của tác giả… ) song nhìn chung, có thể chia thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ( các căn cứ) Chương II: Cơ sở thực tiễn (thực trạng) của vấn đề ngiên cứu Chương III: Giải pháp ( Biện pháp)- Các kết quả nghiên cứu KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Theo thông lệ thì phần này nằm ở cuối báo cáo, bao gồm các nội dung: - Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu: tổng hợp các kết quả nghiên cứu, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết, vấn đề nào chưa được giải quyết và vấn đề mới nảy sinh cần tiếp tục nghiên cứu. Kết luận cần được trình bày súc tích, cô đọng, sâu sắc, ngắn gọn không có lời bàn và bình luận gì thêm. - Nêu những kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu phù hợp, có tính khả thi, đề xuất các vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo được trích dẫn sắp xếp theo thứ tự A, B, C….theo một chỉ mục nào đó; chẳng hạn theo dạng: Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản Năm xuất bản. MỤC LỤC 4 5 . cầu: - Mỗi giáo viên làm một bài tiểu luận về lĩnh vực mình tâm đắc nhất trong công tác giảng dạy (chọn tiểu luận phù hợp với công việc của mình). - Hình thức của tiểu luận: Khoảng 10 đến 15 trang. Đồng chí Phạm Thị Sony gửi danh sách đăng kí tiểu luận về Hội đồng nghiệm thu tiểu luận ngày 27 tháng 9 năm 2010. - Thời gian giáo viên nộp đề cương Tiểu luận về BGH hạn chót ngày 11/11/2010. Giáo. bản cho Ban giám hiệu. - Cấu trúc của tiểu luận: Tuân theo cấu trúc của một đề tài nghiên cứu khoa học. 3. Thời gian thực hiện: - Giáo viên đăng kí tên tiểu luận từ ngày 16 tháng 8 năm 2010 đến