SỬ DỤNG BÀI LUYỆN TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP NĂM

8 3.1K 4
SỬ DỤNG BÀI LUYỆN TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP NĂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài : SỬ DỤNG BÀI LUYỆN TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP NĂM  I/- Lí do chọn đề tài : Năm học 2006 – 2007, ngành giáo dục Tiểu học tiếp tục thực hiện hiện chương trình và SGK mới đối với lớp Năm - lớp cuối cùng của bậc học Tiểu học- và môn Âm nhạc nói riêng, sau khi hoàn thành chương trình cũng sẽ kết thúc giai đoạn II của bậc học ( lớp Bốn – Năm ) mà một trong những điểm khó của chương trình chính là nội dung tập đọc nhạc ( TĐN ). Cuối giai đoạn I ( trong chương trình Âm nhạc lớp Ba ), học sinh đã được giới thiệu và nhận biết một số kí hiệu âm nhạc đơn giản : khuông nhạc, khóa Son, và đã biết giá trị tương ứng trong quan hệ giữa các hình nốt, dấu lặng đen và đơn là thể hiện trường độ khác nhau của âm thanh Một vấn đề cần lưu ý là : trong chương trình Âm nhạc Tiểu học, học sinh không học nhạc lí mà chỉ học những kí hiệu âm nhạc đơn giản, thông dụng Mục tiêu dạy học Âm nhạc lớp 5 đặt ra yêu cầu cụ thể là “ Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ các bài TĐN có trong sách giáo khoa theo kí hiệu hình và gõ nhịp, gõ phách đệm theo”. Chương trình ÂN 5 còn thêm yêu cầu giúp học sinh làm quen với nhịp 3/4 và thêm hình nốt đen có chấm dôi ( . ) và hình nốt trắng có chấm dôi ( . ). Đây là một nội dung tương đối khó trong cách hiểu cũng như trong thực hành. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ muốn đưa ra một vấn đề nhỏ : vai trò của luyện tập cao độ và tiết tấu trong bài TĐN và tìm các giải pháp để việc luyện tập cao độ và tiết tấu được kết nối lo-gic và hiệu quả của nó được phát huy trong bài TĐN. II/- Khảo sát thực trạng : Cần phải khẳng định, trong chương trình âm nhạc tiểu học, học sinh không học nhạc lí - thuật ngữ nhạc lí làm cho chương trình giảng dạy thêm nặng nề, bác học – chưa phù hợp với đặc điểm dạy - học của giáo viên và học sinh tiểu học ở đa số vùng miền trên đất nước ta. Đối với phân môn TĐN, mục tiêu dạy học Âm nhạc lớp 5 chỉ đưa ra yêu cầu cụ thể rất đơn giản : “ Qua bài tập đọc nhạc, học sinh biết sơ qua về nhịp 2/4 và 3/4. Nhớ tên nốt, đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ theo kí hiệu hình và gõ phách đệm theo các bài TĐN có trong sách giáo khoa”. Trong thực tế giảng dạy, có giáo viên đã đặt ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh, dẫn đến việc biến nội dung luyện tập đọc nhạc thành bài tập “ xướng âm”, một loại bài tập khó trong thanh nhạc, chỉ dùng cho ca sĩ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lại cho rằng, dạy TĐN chỉ cần dạy truyền khẩu cho học sinh nội dung bài TĐN, không cần quan tâm nhiều đến bài tập cao độ và tiết tấu. Học sinh chủ yếu được hát lời ca, ít đọc nhạc ( hoặc có chăng chỉ là đọc nhạc dựa vào giai điệu lời ca, trái ngược với logic giảng dạy và luyện tập TĐN theo quan điểm của chương trình hiện nay ). Sách giáo viên môn Âm nhạc lớp 5 soạn quá sơ lược, chủ yếu nêu hoạt động, thiếu hướng dẫn bổ sung thêm kĩ năng giảng dạy hkiến GV lúng túng không biết nên dạy cái gì và dạy như thế nào. Nhiều nhà trường hiện nay thiếu quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến việc tổ chức giảng dạy bộ môn vì cho rằng giáo viên không có năng khiếu ( thực tế, nội dung chương trình đào tạo của các trường sư phạm, kể cả cao đẳng và ĐHSP đã quá đủ để giáo viên vận dụng ), các thiết bị giảng dạy được cấp trang bị cho bộ môn Âm nhạc rất đầy đủ nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả. Hệ quả là : * Học sinh không hứng thú khi học TĐN, không được tiếp cận với âm thanh âm nhạc. Một số học sinh có năng lực tiếp thu tốt chưa được quan tâm phát huy khả năng tự có để hỗ trợ GV hay nhóm học tập trong các hoạt động, điều kiện để giúp các em có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ trong trường cũng như ở địa phương bị hạn chế. * Học sinh không được tạo điều kiện để thường xuyên nhớ, tái hiện, thực hành các kí hiệu âm nhạc đã được giới thiệu từ học kì II của lớp 3 nên không nhớ tên nốt nhạc, không phân biệt được hình nốt và thực tế cũng có một số học sinh gặp khó khăn trong phát âm vì bệnh hay do khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan phát thanh. III/- Nội dung & các biện pháp triển khai đề tài : Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tổ cốt cán bộ môn Âm nhạc trong cuộc họp ngày 21/11/2006 tại Phòng Giáo dục TX La Gi, sau khi tổng kết tình hình và đánh giá việc triển khai tực hiện chương trình và sách giáo khoa bộ môn Âm nhạc lớp 4 đã xác định đề tài cần triển khai thể nghiệm và thống nhất về lí luận, định hướng giảng dạy và các bước tiến hành như sau : A)- Nhận thức chung về lí luận dạy học phân môn TĐN : TĐN là một nội dung học sinh chỉ mới được tiếp cận ở lớp 4 ( các lớp 1, 2, 3 không có nội dung này) và cũng là một nội dung khó ( do GV chưa quen, ngại tập sử dụng các loại nhạc cụ được cấp). Trong một bài học có nội dung TĐN, sách giáo khoa đã thể hiện rõ 3 việc : * Luyện tập cao độ : gồm các nốt nhạc có trong bài TĐN được sắp xếp từ thấp lên cao. * Luyện tập tiết tấu : âm hình tiết tấu cần luyện tập rất đơn giản, được rút ra từ tiết tấu của mỗi dòng nhạc trong bài TĐN. * Cả hai yếu tố luyện tập trên được tổng hòa trong bài TĐN, thường là một đoạn nhạc đơn giản hoặc một trích đoạn từ bài hát quen thuộc, viết ở cung Đô trưởng ( C ), không có thăng (  ), giáng (  ) hoặc các dấu hóa bất thường khác. Giống như TĐN lớp 4, hầu hết các bài TĐN được viết ở nhịp 2/4, chỉ có 2 bài TĐN 2 và bài TĐN 8 được viết ở nhịp3/4 với tiết tấu đơn giản nhất. Do học sinh không học nhạc lí nên giáo viên cũng không cần phải giải thích nhiều mà chỉ giới thiệu giúp học sinh nhận biết qua quan hệ giá trị các hình nốt, số phách trong nhịp, thực hành nói, gõ, đọc với chỗ dựa là âm thanh của các nhạc cụ hỗ trợ. Chúng ta nên hiểu một cách đơn giản : dạy TĐN ở Tiểu học chỉ là một chuỗi những thao tác để GV và học sinh chuyển các kí hiệu âm nhạc đơn giản thành âm thanh qua quan hệ tương quan cao độ giữa các nốt nhạc và tương quan tỉ lệ thời gian giữa các hình nốt với chỗ dựa là âm thanh của các nhạc cụ bổ trợ. B)- Chức năng phân môn TĐN : Nội dung TĐN giúp học sinh : * Nhận ra khuông nhạc, ô nhịp và những kí hiệu âm nhạc khác đã được học. * Căn cứ vào khóa để xác định các tên nốt nhạc theo thứ tự dòng và khe của khuông nhạc. * Biết được tương quan độ dài thời gian ( trường độ ) giữa các hình nốt để bước đầu phân biệt được phách, nhịp, phách mạnh, phách nhẹ. * Với chỗ dựa là các nhạc cụ, đọc được cao độ các nốt nhạc. Kết hợp tương quan cao độ giữa các nốt nhạc và tương quan trường độ giữa các hình nốt, các kí hiệu khác ( tiết tấu ) thể hiện được giai điệu. Như vậy, yêu cầu cần đạt sau khi học xong bài TĐN là : * Nhớ và nói được tên nốt, hình nốt và các kí hiệu âm nhạc đơn giản khác. Chép được bài TĐN. * Biết đọc và đọc đúng các nốt nhạc ( đúng giai điệu bài TĐN ). Ghép được âm và lời ca diễn tả giai điệu. ( khi đọc nhạc, âm thanh phải vang lên như hát ) * Nhớ và thể hiện được âm hình tiết tấu đã học bằng cách nói, gõ ở những tốc độ ( tempo ) khác nhau. Tóm lại, tập đọc nhạc là rèn luyện cho học sinh ý thức đọc đúng cao độ và thể hiện được âm hình tiết tấu cũng như giai điệu qua các kí hiệu, hình nốt. Thông qua rèn luyện TĐN, học sinh có được kĩ năng nghe chuẩn xác, bước đầu biết thể hiện những kí hiệu của bản nhạc thành âm thanh, giúp học sinh hát đúng . TĐN còn giúp phát triển tai nghe, khả năng nghe nhạc và phát triển năng khiếu âm nhạc của học sinh. C)- Cách thức tiến hành : 1- Rút kinh nghiệm các tiết dự giờ thao giảng cụm, trường và rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của các thành viên trong tổ để xác định nội dung đối chứng và nội dung cần thể nghiệm. 2- Phân công dự giờ thao giảng và tham gia xây dựng, dự giờ các tiết hội giảng cụm trong năm học 2006 – 2007(tuần 22) theo kế hoạch của Phòng Giáo dục TX. 3- Xây dựng qui trình dạy- học cụ thể cho nội dung TĐN : Trong khoảng thời gian cho phép từ 15 phút đến 20 phút, qui trình bao gồm những thao tác tối thiểu cần phải thực hiện để học sinh có thể nhận biết và thực hành bài TĐN cụ thể như sau : a/- Giới thiệu bài TĐN : GV treo bảng phụ và giói thiệu đầu đề của bài TĐN, tác giả hay xuất xứ trích đoạn. b/- Nhận xét bài TĐN : xác định các hình nốt, các tên nốt : Tùy theo đối tượng học sinh và thời điểm trong năm, giúp học sinh nhận ra các đặc điểm bài TĐN ( Td : Bài TĐN có mấy dòng nhạc ? Có những hình nốt nào ? Có những nốt nhạc nào ? Nốt nhạc nào thấp nhất ? Nốt nhạc nào cao nhất ? Nhận xét sự khác nhau, giống nhau giữa một số ô nhịp ). Qua thao tác này, lần lượt rút ra được các cao độ và hình tiết tấu cần luyện tập. Rút nội dung nào thì luyện tập ngay nội dung ấy, không nhất thiết phải theo thứ tự cao độ trước. c/- Luyện tập cao độ : Trong giai đoạn 1, HS đã được tiếp cận với việc phân biệt sự khác nhau về độ cao của âm thanh. Ở lớp 3, HS đã làm quen với kí hiệu cao độ âm nhạc. Ở lớp 4 và 5, bài luyện tập cao độ giúp cụ thể hóa độ cao giữa các nốt nhạc.Thể hiện được bài tập này đòi hỏi học sinh phải nhớ được tên nốt nhạc, có khả năng cảm âm và phát âm tốt. Trong điều kiện bình thường, việc luyện tập cao độ cho học sinh cần thực hiện như sau : + Giới thiệu thang âm sau khi rút các nốt nhạc từ bài TĐN và xếp từ thấp lên cao. + Dùng que chỉ nốt nhạc để học sinh nói tên nốt nhạc ( theo thứ tự và không thứ tự trong thang âm ). Đây là công việc cần thiết, cần quan tâm thích đáng và với nhiều hình thức tổ chức sinh động giúp từng học sinh nhớ được tên các nốt nhạc; việc thuộc tên các nốt nhạc cũng quan trọng như việc thuộc bảng nhân trong thuật toán nhân chia. + Giúp học sinh nghe được thang âm ( mẫu ) : Phải cho học sinh nghe được cao độ chuẩn của từng nốt nhạc. GV không thể đọc cao độ chính xác nếu không có nhạc cụ chuẩn làm chỗ dựa vì thế cần phải dùng Melodion hoặc một nhạc cụ quen dùng để làm phương tiện chuẩn âm. Nếu có sự chuẩn bị và hợp tác tốt, chắc chắn trong lớp học sẽ có nhiều học sinh có khả năng giúp GV công việc này có nghĩa là : GV chỉ tên nốt nhạc trong bài, 1 học sinh thổi mélodion cho cả lớp nghe cao độ chuẩn của nốt nhạc, cả lớp nghe và đọc tên nối nhạc. Nếu dùng keyboard, nên chọn âm sắc của Piano hay Violin để học sinh dễ nghe được cao độ một cách chuẩn xác. + Luyện đọc tên nốt ( đọc tên nốt có cao độ, khác với nói tên nốt ): Trước hết, cần dùng âm thanh của nhạc cụ để học sinh có chỗ dựa để đọc đúng, GV chỉ tên nốt nhạc, HS nghe âm thanh, đọc tên nốt. Khi học sinh đã nghe quen cao độ, dần dần thoát ly nhạc cụ để học sinh có ý thức đọc đúng, chỉ cho nghe lại khi các em cảm thấy khó khăn. Cần giúp HS có thói quen nhìn nốt nhạc để đọc đúng, tránh máy móc. Vì thế, cần có nhiều hình thức luyện tập : đồng thanh, tổ nhóm,cá nhân, dây chuyền với các nội dung đọc do GV chỉ : thang âm cao dần, thấp dần, liền nốt, cách nốt, lên / xuống liền 2 âm, lên / xuống liền 3 âm Tùy theo đối tượng học sinh trong lớp để có các yêu cầu phù hợp. d/- Luyện tập tiết tấu : Cần luyện tập ở nhiều tốc độ khác nhau, ban đầu chậm, sau nhanh dần và lặp lại hình tiết tấu nhiều lần liên tiếp. Việc luyện tập tiết tấu bài TĐN nên thực hiện như sau : + Xác định số chỉ nhịp, phân phách, đếm phách, gõ phách : Việc đếm phách, gõ phách hoặc vừa gõ vừa đếm là thừa hưởng kĩ năng thực hành gõ đệm đã được luyện tập thường xuyên trong hoạt động dạy và biểu diễn bài hát ở các lớp Một, Hai và Ba. Nhưng vấn đề ở đây là làm sao giúp và giữ cho học sinh gõ thật đều. GV có thể dùng trống con hoặc mõ ( học cụ được cấp ) gõ giữ ổn định tốc độ. Vấn đề ở đây, chính GV phải chắc chắn là mình đã gõ thật đều . + Hướng dẫn thể hiện hình tiết tấu : Ở lớp Bốn, do mới làm quen với nội dung TĐN, việc thể hiện hình tiết tấu chủ yếu là học sinh làm theo mẫu của GV. Lên lớp 5, nên tích cực hóa hoạt động của học sinh bằng cách gợi ý cho nhóm hoặc cá nhân thực hiện thử. Các bước hướng dẫn nên tiến hành như sau : - GV gõ đều phách để học sinh nói hình nốt theo tiết tấu, lớp, nhóm lặp lại nối tiếp. - Thay “hình nốt” bằng âm thanh nhái tiếng một nhạc cụ gõ nào đó. Thí dụ : hình nốt  thay bằng tiếng “cắc” của trống con, hình nốt  thay bằng tiếng “tùng” của trống lớn, hình nốt  thay bằng tiếng “boong” của tiếng chuông ngân - Cuối cùng, học sinh im lặng, không nói mà chỉ thể hiện âm hình tiết tấu liên tục bằng cách gõ thanh phách. ( Xem thí dụ trong thiết kế minh họa hoạt động ở mục E ) e/- Tập đọc nhạc : là phối hợp 2 kết quả vừa luyện tập ( cao độ và tiết tấu ) một cách đồng bộ và ổn định tốc độ với cách thực hiện như sau : - Gõ đệm để học sinh đọc lại tên các nốt nhạc của cả bài TĐN theo tiết tấu. - Cho học sinh nghe giai điệu của cả bài TĐN ( hoặc đọc mẫu cả bài ). - Tập đọc từng dòng ( từng tiết nhạc ) : đây là phần luyện tập trọng tâm của bài TĐN. Học sinh cần được đọc cao độ chính xác rồi mới ghép cao độ vào hình tiết tấu. GV đọc mẫu 1-2 lần ( hoặc đàn giai điệu 1 lần, đọc mẫu 1 lần ), HS gõ phách đệm và đọc nhạc. - Tập đọc cả bài kết hợp gõ đệm. - Ghép lời ca. Sau khi hướng dẫn tập đọc và ghép lời trên bảng phụ, nên cất bảng và cho học sinh xem sách giáo khoa để đọc nhạc, ghép lời. - Luyện tập luân phiên hoặc nối tiếp đọc nhạc, ghép lời kết hợp với gõ đệm. Giáo viên cần giữ ổn định tốc độ. Khi muốn nâng tốc độ phải đếm phách ở tốc độ cao hơn, thực hiện mẫu và có biện pháp giữ đúng tốc độ đã yêu cầu khi học sinh luyện tập. D)-Phương tiện và điều kiện hỗ trợ : Đàn Casio K55, nhạc cụ đã được trang bị ở tất cả các trường tiểu học đã tích hợp những tiện ích giúp GV giữ ổn định tốc độ một cách chính xác. Có 2 cách sử dụng : * Dùng tiện ích đệm nhạc tự động ( Auto Accompanient ) : Chọn Mode : Finger  Nhấn Rhythm ( 000 : Pop 1 - mặc định )  Chọn Tempo : 80 – 100  Nhấn START/STOP để bật / tắt bộ gõ. * Dùng tiện ích METRONOME : nhấn nút METRONOME để khởi động , tiếng gõ phát Chọn 2,3, 6 để cài đặt số phách gõ trong 1 ô nhịp ( tiếng gõ có thêm âm “keng” là phách 1)  Chọn Tempo : 80 - 100Nhấn nút METRONOME để bật / tắt tiếng gõ. Đàn Casio K55 có âm lượng hơi nhỏ, nếu muốn phát lớn hơn để học sinh có thể nghe rõ, có thể chọn SET  Touch  Nhấn số 2 để chọn chế độ 2 Touch, âm thanh phát ra sẽ to và rõ hơn. Nếu có phòng dạy chuyên cho bộ môn, tốt nhất là trang bị thêm một Amplifier loại dùng cho các máy vi tính, âm thanh sẽ hay, đủ khả năng để tạo sự ham thích đối với học sinh, nhất là trong biểu diễn các nội dung đã học. E)- Nội dung minh họa : Tiết 5 : phần tập đọc nhạc – Bài TĐN số 2 ( Giáo viên sử dụng đàn Yamaha SR-330 ) Thời lượng Giáo viên Học sinh 12 phút HĐ 1: Ôn tập bài hát : Hãy giữ cho em bầu trời xanh.( S:5A;T:104; G -2 ) 3 phút HĐ 2 : Dạy TĐN : Bài TĐN số 2. * Giới thiệu : (GV treo bài TĐN viết sẵn) và yêu cầu HS quan sát rồi trả lời : - Nêu tựa đề của bài TĐN. - Cần thể hiện bài TĐN này như thế nào ? * Yêu cầu HS nhận xét : -Bài TĐN viết theo nhịp nào ? Kể tên những bài hát đã học có nhịp tương tự ? -Mời 1 hs hát bài “Đếm sao” Học sinh quan sát rồi trả lời : + Tựa đề : Mặt trời lên + cần thể hiện chậm vừa phải, nhịp nhàng. + nhịp 3 . Bài hát “ Đếm sao”, “Chúc mừng sinh nhật” ( Học sinh hát theo nhạc đệm :S:59 .T : 90 – C ) 4 phút 5 phút 9 phút 2 phút Kết thúc : Dặn dò HS chép TĐN số 2 vào vở ghi chép nhạc. F)- Kinh nghiệm khắc phục những vấn đề phát sinh : - Những bài TĐN có nội dung quen thuộc đối với học sinh ( Ví dụ : TĐN 4 : Nhớ ơn Bác – Bài TĐN 6 : Chú bộ đội ) nên che lời để tạo sự hấp dẫn đối với học sinh và cũng là để tránh ngược tiến trình, có nghĩa là học sinh “ghép lời” rồi mới “đọc nhạc” - Chú ý tập cho học sinh thói quen nhìn nốt nhạc để đọc bài, không đọc vẹt, đọc theo như học thuộc lòng. Các “lệnh” yêu cầu học sinh thực hiện điều gì cần rõ ràng, chính xác và thống nhất về mặt thuật ngữ. - Tìm mọi biện pháp để hạn chế, không khuyến khích học sinh viết tên nốt nhạc vào dưới các nốt nhạc trong bài luyện tập cao độ và bài TĐN. - Khi học bài mới nên dạy ở tốc độ chậm (  = 80 ), ở tiết ôn tập mới nâng tốc độ nhưng cao nhất cũng chỉ ở mức (  = 100 ). - Những chỗ học sinh thực hiện sai khi luyện tập cá nhân hay tập thể nhóm hay lớp, GV cần lập tức ra hiệu lệnh ngưng, giúp HS phát hiện chỗ sai, có biện pháp hướng dẫn sửa chữa thích hợp rồi mới tiếp tục luyện tập. IV/- Kết quả thực hiện : Sau khi triển khai việc áp dụng và thử nghiệm các giải pháp của đề tài, trong tổ chức dạy và học nội dung TĐN đã cơ bản khắc phục được những tồn tại đã nêu trong mục II ( Thực trạng ). Cụ thể là : 1- Với giáo viên : - Các thiết bị được cấp được sử dụng rất có hiệu quả tạo điều kiện giúp học sinh cảm nhận được những âm thanh chuẩn làm chỗ dựa, dẫn dắt các em qua các nội dung luyện tập về cao độ, trường độ, tiết tấu để áp dụng trong bài tập đọc nhạc một cách có hệ thống. - Việc thiết kế bài có thực tế hơn, chuẩn bị được các nội dung giảng dạy cụ thể ( không như SGV, hầu như chỉ có các hoạt động ), việc sử dụng thiết bị dạy và ĐDHT cũng đã được tính toán trong thiết kế. - Nên dành thời gian trong các tiết ôn tập TĐN cho học sinh viết “ Chính tả âm nhạc” có nghĩa là nói các bài TĐN cho học sinh viết. 2- Với học sinh : - Các em cảm thấy thích thú hơn trong học TĐN. Lớp học có nền nếp hơn, có ý thức nhớ tên nốt nhạc, nhớ các hình nốt để có thể luyện tập đọc đúng cao độ và tiết tấu các bài TĐN. - Một số học sinh có năng khiếu được phát huy làm vai trò trợ lí rất tốt cho GV trong quá trình hướng dẫn luyện đọc nhạc. Nhạc cụ được sử dụng giúp GV rút ngắn thời gian đọc mẫu nhiều lần, học sinh có chỗ dựa chính xác để thể hiện các giai điệu, tiết tấu các bài TĐN. Các HS năng lực cảm âm, phát âm, phối hợp gõ hạn chế có điều kiện để rèn luyện tốt hơn. - Kết quả của TĐN đã ảnh hưởng tích cực hỗ trợ cho việc học hát. - Số học sinh có khả năng nhớ tên nốt nhạc, thể hiện được các cao độ càng đến cuối HK II càng tăng. V/- Hiệu quả và khả năng phổ biến : Các kiến thức và kĩ năng cần thiết để dạy nội dung TĐN lớp 5 được trình bày trong đề tài đều ở mức sơ giản, dù không phải là GV chuyên vẫn có thể áp dụng thực hiện. Các kĩ năng thực hiện đối với học sinh không chỉ vận dụng cho học sinh lớp 5 mà còn có thể cho cả học sinh khối lớp 4. Vài thao tác trong luyện tập cao độ còn có thể được áp dụng khi giúp HS lớp 3 trong học kì II nhớ được các kí hiệu âm nhạc đẽ được giới thiệu. . : SỬ DỤNG BÀI LUYỆN TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC LỚP NĂM  I/- Lí do chọn đề tài : Năm học 2006 – 2007, ngành giáo dục Tiểu học tiếp tục thực hiện hiện chương trình và. : vai trò của luyện tập cao độ và tiết tấu trong bài TĐN và tìm các giải pháp để việc luyện tập cao độ và tiết tấu được kết nối lo-gic và hiệu quả của nó được phát huy trong bài TĐN. II/- Khảo. việc : * Luyện tập cao độ : gồm các nốt nhạc có trong bài TĐN được sắp xếp từ thấp lên cao. * Luyện tập tiết tấu : âm hình tiết tấu cần luyện tập rất đơn giản, được rút ra từ tiết tấu của mỗi

Ngày đăng: 20/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan